Địa lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái đất. Động đất và núi lửa

Địa lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái đất. Động đất và núi lửa

Giải Địa lí lớp 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái đất, Động đất và núi lửa giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử – Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo trang 139, 140, 141, 142, 143.

Bạn đang đọc: Địa lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái đất. Động đất và núi lửa

Qua đó, giúp các em trình bày được cấu tạo của Trái Đất, hiện tượng động đất, núi lửa. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 9 Chương 3: Cấu tạo của trái đất, Vỏ trái đất. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Soạn Địa 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái đất. Động đất và núi lửa

    Phần Nội dung bài học

    I. Cấu tạo của trái đất

    ❓Dựa vào hình 9.1 bảng 9.1 và thông tin trong bài em hãy cho biết:

    • Trái Đất gồm những lớp nào?
    • Đặc điểm cấu tạo bên trong của trái đất?

    Địa lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái đất. Động đất và núi lửa

    Trả lời:

    Trái Đất gồm 3 lớp: vỏ Trái Đất, manti, và nhân

    Đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất: Mỗi lớp có những đặc điểm riêng về độ dày, trạng thái vật chất và nhiệt độ

    • Lớp vỏ dày 5 – 70km ở trạng thái rắn chắc, là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như đất, đá, không khí, nước, sinh vật, bao gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương
    • Lớp Manti: dày đến 3000km bao bọc lõi và chiếm 70% khối lượng Trái Đất, vật chất chủ yếu sắt, ni-ken, si-lic, nhiệt độ từ 1300 độ đến trên 2000 độ.
    • Nhân: là độ dày trên 3000km, chia thành 2 lớp (lõi trong rắn, lõi ngoài lỏng), nhiệt độ từ 4700 độ đến 5000 độ.

    II. Các mảng kiến tạo

    ❓Dựa vào hình 9.3, em hãy:

    • Cho biết lớp vỏ Trái Đất có các mảng kiến tạo lớp nào?
    • Xác định nơi tiếp giáp giữa các mảng kiến tạo đang xô vào nhau và giữa các mảng đang tách xa nhau.

    Địa lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái đất. Động đất và núi lửa

    Trả lời:

    – Lớp vỏ Trái Đất có các mảng kiến tạo lớn như: mảng Phi, mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a, mảng Âu – Á, mảng Bắc Mỹ, mảng Thái Bình Dương, mảng Nam Mỹ và mảng Nam Cực.

    – Nơi tiếp giáp giữa hai mảng xô vào nhau:

    • Mảng Bắc Mỹ và mảng Nam Mỹ xô vào nhau, nơi tiếp giáp là mảng Trung Mỹ.
    • Mảng Phi và mảng Âu – Á xô vào nhau, nơi tiếp giáp là mảng A-na-tô-li, mảng A–rap và mảng I-ran.

    – Mảng Thái Bình Dương và mảng Nam Mỹ tách nhau ra, nơi tiếp giáp là mảng Na-xca.

    III. Động đất

    ❓Dựa vào hình 9.4 và thông tin bên trong bài em hãy:

    • Mô tả lại diễn biến nguyên nhân và hậu quả của trận động đất
    • Xác định các vành đai động đất
    • Cho biết vành đai động đất trùng với ranh giới nào?

    Địa lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái đất. Động đất và núi lửa

    Trả lời:

    Diễn biến trận động đất:

    • Khi mọi người đang làm việc và các thiết rung lắc và rơi xuống đất vỡ tan
    • Thành phố đổ nát, thiếu nước, mất điện
    • Cường độ 7,8 độ richte, gây ra thương vong cho hàng nghìn người

    Nguyên nhân: do sự dịch chuyển của mảng Ấn Độ- Ô-xtray-li-a về phía bắc dẫn đến va đập ở các chỗ nứt gãy và làm chấn động vùng núi Himalaya

    Các vành đai động đất:

    • Vành đai động đất ở phía tây châu Mĩ.
    • Vành đai động đất giữa Đại Tây Dương.
    • Vành đai động đất Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a.
    • Vành đai động đất ở phía tây của Thái Bình Dương, từ eo biển Bê – rinh qua Nhật Bản đến Phi-lip-pin.

    Vành đai động đất trùng với ranh giới tiếp giáp giữa các mảnh kiến tạo

    IV. Núi lửa

    ❓Dựa vào hình 9.4 và thông tin trong bài, em hãy:

    • Xác định các vành đai núi lửa trên thế giới
    • Cho biết vì sao núi lửa có thể phun trào? Việc núi lửa phun trào dẫn đến hậu quả gì?

    Trả lời:

    Các vành đai núi lửa:

    • Vành đai núi lửa ở phía tây châu Mĩ.
    • Vành đai núi lửa phía đông Đại Tây Dương.
    • Vành đai núi lửa Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a.
    • Vành đai núi lửa ở phía tây của Thái Bình Dương, từ eo biển Bê – rinh qua Nhật Bản đến Phi – lip – pin.

    Núi lửa có thể phun trào là do: các mảng kiến tạo va chạm hoặc tách rời nhau, vỏ Trái Đất bị rạn nứt khiến macma ở dưới sâu phun trào ra ngoài trái đất

    Việc núi lửa phun trào dẫn đến hậu quả:

    • Gây ra tổn thất với hàng trăm người thương ving và hàng trăm nghìn người khác phải sơ tán khỏi khu vực gần miệng núi lửa phun trào
    • Ảnh hưởng đến môi trường sống của con người như tro bụi và dung nham gây ô nhiễm môi trường, tiêu diệt các sinh vật
    • Tạo thành lớp đất đỏ màu mỡ, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng

    ❓ Thông tin về động đất và núi lửa có ở những nguồn nào?

    Những từ khóa nào thường được sử dụng để tìm thông tin về núi lửa và động đất?

    Trả lời:

    • Thông tin về động đất và núi lửa có ở những nguồn thông tin qua các sách, báo, chương trình tivi, Internet,…
    • Những từ khóa thường được sử dụng để tìm thông tin về núi lửa và động đất như: núi lửa, động đất, thảm họa thiên nhiên, hoặc các tư liệu khác

    Phần Luyện tập – Vận dụng

    Luyện tập

    1. Em hãy cho biết các vành đai núi lửa và động đất có trùng nhau không? Tại sao?

    2. Em hãy nêu tên của hai mảnh kiến tạo xô vào nhau và tên của hai mảng kiến tạo tách xa nhau.

    Trả lời:

    1. Các vành đai núi lửa và động đất có trùng nhau vì động đất xảy ra khi có sự dịch chuyển mạnh của các mảng kiến tạo dẫn đến va đập các chỗ nứt hoặc tách rời nhau, vỏ Trái Đất bị rạn nứt khiến macma ở dưới sâu phun trào ra ngoài trái đất tạo thành các miệng núi lửa.

    2. Các mảng tách xa nhau là: Mảng châu Phi và mảng Ấn – Úc

    Vận dụng

    Em hãy lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

    • Giả sử khi đang ở trong lớp học, nếu có động đất xảy ra, em sẽ làm gì?
    • Em hãy tìm các thông tin về động đất và núi lửa trên thế giới hiện nay.

    Trả lời:

    – Giả sử khi đang ở trong lớp học,nếu có động đất xảy ra, em sẽ tìm góc phòng để đứng, tránh cửa kính, che mặt và đầu bằng sách, báo…, chạy ra khỏi lớp hoặc nhanh tí chui xuống gầm bàn.

    – Các thông tin về động đất và núi lửa trên thế giới:

    Núi lửa Merapi, một trong những núi lửa đang hoạt động mạnh nhất thế giới, tiếp tục phun trào dang nham nóng đỏ và gây ra hàng trăm trận động đất nhỏ trên đảo Java, In-đô-nê-xi-a ngày 19/2/2021.

    Đêm ngày 22/5/2021, ngọn núi lửa Mount Nyiragongo ở Cộng hòa Dân chủ Congo (cao 3 500 m) lần đầu tiên phun trào khiến ít nhất 31 người thiệt mạng tại. Kể từ đó, khu vực này đã trải qua một loạt trận động đất và dư chấn (ít nhất 92 trận động đất và dư trấn).

    Lý thuyết Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa

    I. Cấu tạo của Trái Đất

    – Trái Đất cấu tạo gồm 3 lớp: Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân.

    Đặc điểm của từng lớp

    Lớp

    Vỏ Trái Đất

    Man-ti

    Nhân

    Độ dày

    Từ 5km đến 70km.

    Gần 3000km.

    Trên 3000km.

    Trạng thái vật chất

    Rắn chắc.

    Từ quánh dẻo đến rắn

    Từ lỏng đến rắn.

    Nhiệt độ

    Càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa không quá 10000C.

    Khoảng từ 15000C đến 37000C.

    Cao nhất khoảng 50000C.

    – Lớp vỏ Trái Đất

    + Đặc điểm: nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như đất, không khí, nước, sinh vật,…

    + Phân loại: vỏ lục địa và vỏ đại dương.

    + Cấu tạo

    Đặc điểm

    Độ dày

    Vỏ lục địa

    Được cấu tạo bởi đá granit.

    25 đến 70km.

    Vỏ đại dương

    Được cấu tạo bởi đá badan.

    5 đến 10km.

    II. Các mảng kiến tạo

    – Các mảng kiến tạo

    • Các mảng kiến tạo: Mảng Âu – Á, Mảng Thái Bình Dương, Mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a, Mảng Phi, Mảng Bắc Mỹ, Mảng Nam Mỹ và Mảng Nam Cực.
    • Ngoài 7 mảng lớn còn có các mảng nhỏ khác được đánh số. Việt Nam nằm ở mảng Âu – Á.

    – Đặc điểm

    • Các địa mảng có sự di chuyển: tách xa nhau hoặc xô vào nhau.
    • Các cặp mảng xô vào nhau: mảng Âu – Á và mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a, mảng Thái Bình Dương và mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ.

    III. Động đất

    – Khái niệm: Là hiện tượng lớp vỏ Trái Đất rung chuyển với nhiều cường độ khác nhau và diễn ra trong thời gian ngắn.

    – Nguyên nhân: Do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái Đất.

    – Hậu quả

    • Làm đổ nhà cửa, các công trình xây dựng.
    • Có thể gây nên lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển.

    – Biện pháp: Dự báo động đất, di dân xa các đới đứt gãy, các khu vực có rung chấn,…

    IV. Núi lửa

    – Khái niệm: Là hiện tượng phun trào măcma lên trên bề mặt Trái Đất.

    – Nguyên nhân: Do mac-ma từ trong lòng Trái Đất theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt.

    – Các bộ phận của núi lửa: lò mac-ma, miệng núi lửa, ống phun, dung nham, bụi.

    – Hậu quả

    • Tích cực: Tạo cảnh quan du lịch, đất giàu dinh dưỡng phát triển nông nghiệp, tạo điện nhiệt,…
    • Tiêu cực: Thiệt hại về con người, ô nhiễm môi trường, đời sống và sản xuất của con người.

    – Dấu hiệu nhận biết: Mặt đất rung nhẹ, nóng hơn, có khí bốc lên ở miệng núi,…

    – Biện pháp: Sơ tán dân ở khu vực gần núi lửa, gần đới đứt gãy, dự báo,…

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *