Giải Địa lí 7 Bài 1 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và luyện tập vận dụng bài Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Âu.
Bạn đang đọc: Địa lí 7 Bài 1: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Âu
Giải Địa lý Lớp 7 Bài 1 Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Âu được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 7 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.
Địa lí 7 Bài 1: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Âu
Câu hỏi Mở đầu Địa lý 7 Cánh diều Bài 1
Châu Âu có diện tích đứng thứ năm trong các châu lục trên thế giới, với nhiều nét đặc trưng về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và đặc điểm tự nhiên. Đây cũng chính là những lợi thế của châu Âu trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Vậy lãnh thổ và tự nhiên châu lục này có những đặc điểm gì nổi bật?
Trả lời:
– Lãnh thổ tựa như bán đảo được ngăn cách với châu Á bởi dãy U-ran, có 3 mặt giáp biển.
– Khí hậu chủ yếu là kiểu ôn đới và có sự phân hóa đa dạng.
Trả lời câu hỏi nội dung bài học Địa lý 7 Bài 1 Cánh diều
? trang 87
Đọc thông tin và quan sát hình 1.1, hãy:
– Cho biết châu Âu tiếp giáp với các biển, đại dương và châu lục nào.
– Trình bày đặc điểm hình dạng và kích thước của châu Âu.
Gợi ý đáp án
– Các biển, đại dương và châu lục mà châu Âu tiếp giáp:
+ Biển: Biển Ba-ren, biển Na Uy, biển Bắc, biển Ban-tích, biển Địa Trung Hải, biển Đen, biển Ca-xpi,…
+ Đại dương: Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
+ Châu lục: Châu Á.
– Đặc điểm hình dạng và kích thước của châu Âu:
+ Hình dạng: Lãnh thổ tựa như 1 bán đảo lớn của lục địa Á – Âu kéo dài về phía tây nam; đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành nhiều bán đảo, biển và vịnh biển ăn sâu vào đất liền, làm cho lãnh thổ châu lục có hình dạng lồi lõm phức tạp.
+ Kích thước: diện tích trên 10 triệu km², chiếm 6,8% diện tích đất liền của Trái Đất.
? trang 89
Đọc thông tin và quan sát hình 1.1, hãy:
– Kể tên các dãy núi, đồng bằng lớn của châu Âu.
– Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu.
Gợi ý đáp án
– Các dãy núi và đồng bằng lớn của châu Âu:
+ Các dãy núi: D. An-pơ, D. Xcan-đi-na-vi, D. U-ran, D. Cac-pát, D. Cap-ca,…
+ Các đồng bằng: ĐB. Bắc Âu, ĐB. Đông Âu,…
– Đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu (2 khu vực địa hình chính):
Khu vực đồng bằng:
+ Chiếm 2/3 diện tích và phân bố chủ yếu ở phía đông của châu lục.
+ Các đồng bằng này thực chất là một miền đồi lượn sóng thoải, xen kẽ các vùng đất thấp hoặc thung lũng rộng.
Khu vực miền núi: Bao gồm núi già và núi trẻ.
+ Khu vực núi già: nằm ở phía bắc và vùng trung tâm của châu lục, chủ yếu là núi trung bình và núi thấp với đỉnh tròn, sườn thoải. Ở đây có nhiều suối nước nóng.
+ Khu vực núi trẻ: tập trung ở phía nam châu lục, phần lớn có độ cao trung bình, núi cao trên 2000m chỉ chiếm khoảng 1,5% diện tích lãnh thổ.
? trang 89
Đọc thông tin và quan sát hình 1.3, hãy phân tích sự phân hóa khí hậu ở châu Âu.
Gợi ý đáp án
Đặc điểm phân hóa khí hậu châu Âu: đa dạng với 3 đới khí hậu chính.
– Đới khí hậu cực và cận cực:
+ Chiếm một dải hẹp ở Bắc Âu.
+ Mùa đông không quá lạnh, mùa hạ mát và ẩm. Lượng mưa trong năm ít.
– Đới khí hậu ôn đới: chiếm phần lớn lãnh thổ, bao gồm phần Tây Âu, Trung Âu và Đông Âu. Khí hậu có sự phân hóa rõ rệt.
+ Khu vực Tây Âu và Trung Âu: chịu ảnh hưởng trực tiếp của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương kết hợp với gió Tây ôn đới từ biển thổi vào nên có kiểu khí hậu ôn đới hải dương (mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm, mưa quanh năm với lượng mưa tương đối lớn).
+ Khu vực Đông Âu: do ảnh hưởng của gió Tây ôn đới đã giảm nên có kiểu khí hậu ôn đới lục địa khô và lạnh, mưa ít. Càng vào sâu trong lục địa, mùa đông lạnh hơn, lượng mưa rất ít.
– Đới khí hậu cận nhiệt đới:
+ Nằm ở Nam Âu với kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
+ Mùa hạ nóng, khô do ảnh hưởng của áp cao cận nhiệt đới; mùa đông do ảnh hưởng của gió Tây ôn đới nên thời tiết không lạnh lắm, mưa nhiều.
– Do ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu ở các khu vực núi cao còn có sự phân hóa theo đai cao. Trên một số đỉnh núi nhiệt độ xuống thấp, có băng tuyết phủ.
? trang 90
Quan sát hình 1.1, hãy xác định các sông lớn của châu Âu: Rai-nơ, Đa-nuýp, Vôn-ga
Gợi ý đáp án
Xác định các sông lớn ở châu Âu: Rai-nơ, Đa-nuýp, Vôn-ga (Khoanh đỏ):
Giải Luyện tập, vận dụng Địa lí 7 bài 1 Cánh diều
Luyện tập
Tại sao ở châu Âu, càng vào sâu trong nội địa lượng mưa càng giảm nhiệt độ càng tăng?
Gợi ý đáp án
Ở châu Âu, càng vào sâu trong nội địa lượng mưa càng giảm nhiệt độ càng tăng do:
– Càng vào sâu trong đất liền, ảnh hưởng của biển và của khối khí hải dương yếu dần.
– Ảnh hưởng của gió Tây ôn đới càng giảm, tính chất lục địa tăng lên nên lượng mưa giảm đi và nhiệt độ tăng.
Vận dụng
Hãy thu thập thông tin về một trong các con sông lớn của châu Âu: Rai-nơ, Đa-nuýp, Von-ga.
Gợi ý đáp án
(Em chọn 1 trong 3 con sông để ghi vào bài, không cần ghi tất cả)
– Sông Von-ga dài 3690 km. Đây là con sông dài nhất và nhiều nước nhất châu Âu, bắt nguồn từ vùng đồi Van-đai và đổ vào hồ Ca-xpi.
– Sông Rai – nơ dài 1320 km, bắt nguồn từ hồ trên dãy An-pơ thuộc Thụy Sỹ và đổ vào Biển Bắc.
– Sông Đa-nuýp
Đa nuýp là con sông duy nhất của châu Âu theo dòng chảy từ tây sang đông. Sông Đa Nuýp bắt nguồn từ vùng rừng Đen của nước Đức, chảy xuôi theo hướng đông nam với chiều dài tổng cộng 2850km.
Dòng Đa Nuýp chảy qua 10 quốc gia châu Âu. Đó là Đức, Áo, Hungary, Croatia, Hungary, Moldova, Slovakia, Romania, Ukraine,Serbia và Montenegro. Rumani chính là hạ lưu của dòng Đa Nuýp trước khi nó đổ vào Hắc Hải.
Hơn cả sông Ranh, sông Đanuýp đã đóng một vai trò quan trọng trong tưới tiêu cho các vùng nông nghiệp trồng trọt của nhiều quốc gia châu Âu. Những cánh ruộng lúa mỳ, hoa hướng dương, những cánh đồng trồng củ cải và nho tươi nối dài tưởng như vô tận nơi đôi bờ sông Đanuýp đã đem lại nguồn sống và nguồn thu nhập chính cho người dân đôi bờ từ bao thế kỷ nay.
Ngoài dòng chảy chính xuyên nối 10 quốc gia châu Âu kể trên, sông Đanuýp còn có những nhánh nhỏ toả lan vào 7 quốc gia châu Âu khác. Bởi vậy, thật khó có thể tính toán đầy đủ và chính xác tổng diện tích của các vùng lưu vực thuộc dòng sông Đa Nuýp.
Đôi bờ sông Đanuýp, đó còn là những thị trấn, thị tứ, những đô thị lớn nhỏ sầm uất và trù phú. Đặc biệt cho đến nay vẫn còn những ngôi làng cổ với những ngôi nhà gỗ có tuổi đời vài ba trăm năm bên những cánh ruộng nho xanh thắm, những cánh đồng hoa hướng dương vàng rực, những cánh đồng lúa mì nâu trong mùa gặt
Và soi bóng bên dòng Đa Nuýp, đó còn là hàng trăm đền đài, cung điện, thành quách cổ kính của hàng chục quốc gia châu Âu.
Đặc biệt, dòng sông Đa Nuýp khi chảy qua thủ đô Budapest của nước cộng hòa Hungary với những kiến trúc xây dựng ven hai bờ sông đã được tổ chức văn hoá, giáo dục, khoa học liên hiệp quốc công nhận là di sản văn hoá thế giới cùng những công trình kiến trúc hoành tráng đồ sộ mang giá trị lịch sử và thẩm mỹ cao. Xưa kia, dòng sông Đa Nuýp là ranh giới của hai thành phố cổ Buda và Pest. Mãi cho đến những triều đại vua thuộc đế quốc Áo Hung, hai thành phố này mới được sáp nhập lại thành một thành phố mang tên ghép Budapest như hiện nay.