Địa lí 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi

Địa lí 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi

Giải bài tập SGK Địa lí 7 trang 135, 136, 137 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi của Chương 3: Châu Phi.

Bạn đang đọc: Địa lí 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài 11 chương 3 phần Địa lí trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 7 Kết nối tri thức với cuộc sống theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn nhé:

Soạn Địa 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi

    Giải câu hỏi giữa bài Địa lí 7 Kết nối tri thức bài 11

    1. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo

    Đọc thông tin trong mục và quan sát hình 4 (trang 131), hãy.

    • Xác định phạm vi môi trường xích đạo ở châu Phi.
    • Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo.

    Địa lí 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi

    Trả lời:

    Phạm vi môi trường xích đạo ở châu Phi: gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi- nê.

    Cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo: Con người đã hình thành ở khu vực này các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn để xuất khẩu hoặc phát triển công nghiệp. Tuy nhiên do rừng bị phá huỷ nên đất dễ bị xói mòn. Do đó cần chú ý bảo vệ và trồng rừng.

    2. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới

    Đọc thông tin trong mục 2 và quan sát hình 4 (trang 131), hãy:

    • Xác định phạm vi môi trường nhiệt đới ở châu Phi.
    • Trình bày cách thức để con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới.

    Trả lời:

    – Phạm vi môi trường nhiệt đới ở châu Phi: gần như trùng với ranh giới đới khí hậu cận xích đạo (khoảng 20°B – 20°N).

    – Cách thức để con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới:

    Cách thức để con người khai thác:

    • Những vùng khô hạn như xa van ở Nam Xa-ha-ra: canh tác phổ biến theo hình thức nương rẫy. Cây trồng chính lạc, bông, kê,…; chăn nuôi dê, cừu,… theo hình thức chăn thả.
    • Những vùng khí hậu nhiệt đới ẩm như Đông Nam Phi: hình thành các vùng trồng cây ăn quả (chuối,…) và cây công nghiệp (chè, thuốc lá, bông….) với mục đích xuất khẩu.
    • Khai thác xuất khẩu khoáng sản (vàng, đồng, chì, dầu mỏ, khí tự nhiên,…), một số nước phát triển công nghiệp chế biến.

    Bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới:

    • Xây dựng các công trình thủy lợi nhằm đảm bảo nguồn nước cho nông nghiệp và sinh hoạt.
    • Một số quốc gia đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, để bảo vệ hệ sinh thái cũng như phát triển du lịch.

    3. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc

    Đọc thông tin trong mục 3 và quan sát hình 4 (trang 131), hãy:

    • Xác định phạm vi môi trường hoang mạc ở châu Phi.
    • Trình bày cách thức để con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc.

    Trả lời:

    – Phạm vi môi trường hoang mạc ở châu Phi: gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở Bắc Phi; hoang mạc Ca-la-ha-ri, hoang mạc Na-mip ở Nam Phi.

    – Cách thức để con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc:

    Cách thức để con người khai thác:

    • Khu vực ốc đảo: trồng cây ăn quả (cam, chanh,…), chà là và 1 số cây lương thực (lúa mạch,…) trên những mảnh ruộng nhỏ.
    • Chăn nuôi gia súc (dê, lạc đà,…) dưới hình thức du mục.
    • Nhờ tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát hiện => đem lại nguồn thu lớn.

    Bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc: Các nước trong khu vực đã có nhiều biện pháp như hợp tác để thành lập “vành đai xanh” chống hoang mạc hóa,…

    4. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt

    Đọc thông tin trong mục 4 và quan sát hình 4 (trang 131), hãy:

    • Xác định phạm vi môi trường cận nhiệt ở châu Phi.
    • Trình bày cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt.

    Trả lời:

    – Phạm vi môi trường cận nhiệt ở châu Phi: gồm dãy At-lat và vùng đồng bằng ven biển Bắc Phi, vùng cực nam châu Phi.

    – Cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt:

    • Trồng các loại cây ăn quả (nho, cam, chanh, ô liu,…) và một số cây lương thực (lúa mì, ngô).
    • Chăn nuôi gia súc chính là cừu.
    • Phát triển hoạt động khai thác khoáng sản: trung tâm lớn của thế giới về khai thác dầu (An-giê-ri), đứng đầu thế giới về khai thác vàng, kim cương (Cộng hòa Nam Phi).
    • Phát triển du lịch.

    Giải Luyện tập và vận dụng Địa lí 7 Kết nối tri thức bài 11

    Luyện tập

    Hãy lập bảng so sánh cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo và môi trường nhiệt đới châu Phi.

    Hướng dẫn trả lời:

    Môi trường xích đạo

    Môi trường nhiệt đới

    + Trồng cây quanh năm, gối vụ và xen canh nhiều loại cây.

    + Hình thành các khu vực chuyên canh cây công nghiệp (cọ dầu, ca cao,…) theo quy mô lớn để xuất khẩu hoặc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

    + Những vùng khô hạn canh tác phổ biến theo hình thức nương rẫy, chăn nuôi theo hình thức chăn thả.

    + Những vùng khí hậu nhiệt đới ẩm hình thành các vùng trồng cây ăn quả (chuối,…) và cây công nghiệp (chè, thuốc lá, bông….) với mục đích xuất khẩu.

    + Khai thác xuất khẩu khoáng sản (vàng, đồng, chì, dầu mỏ, khí tự nhiên,…), một số nước phát triển công nghiệp chế biến.

    Vận dụng

    Tìm hiểu về hoang mạc Xa-ha-ra.

    Hướng dẫn trả lời:

    – Hoang mạc Xa-ha-ra là hoang mạc lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 9,2 triệu km2, nằm ở phía Bắc châu Phi. Đây cũng là hoang mạc khô hạn nhất thế giới. Tuy nhiên nhờ có một số ốc đảo mà động, thực vật của hoang mạc khá phong phú với khoảng 500 loài thực vật, nổi vật là oliu và hơn 70 loài động vật, phổ biến là lạc đà.

    – Có nhiều bộ tộc sinh sống ở hoang mạc, chủ yếu với nghề vận chuyển bằng lạc đà, chăn nuôi du mục.

    >> Tham khảo: Tìm hiểu về hoang mạc Xa-ha-ra

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *