Địa lí 7 Bài 18: Châu Đại Dương

Địa lí 7 Bài 18: Châu Đại Dương

Giải bài tập SGK Địa lí 7 trang 156, 157, 158, 159, 160, 161 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 18: Châu Đại Dương của Chương 5: Châu Đại Dương và châu Nam Cực.

Bạn đang đọc: Địa lí 7 Bài 18: Châu Đại Dương

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài 18 chương 5 phần Địa lí trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 7 Kết nối tri thức với cuộc sống theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn nhé:

Soạn Địa 7 Bài 18: Châu Đại Dương

    Giải câu hỏi giữa bài Địa lí 7 Kết nối tri thức bài 18

    1. Vị trí địa lí, phạm vi châu Đại Dương

    Dựa vào thông tin trong mục 1 và hình 1, hãy:

    • Xác định trên hình 1 vị trí của lục địa Ô-xtrây-li-a và các khu vực của vùng đảo châu Đại Dương.
    • Nêu đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của lục địa Ô-xtrây-li-a.

    Địa lí 7 Bài 18: Châu Đại Dương

    Trả lời:

    – Vị trí của lục địa Ô-xtrây-li-a và các khu vực của vùng đảo châu Đại Dương:

    • Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm phía tây nam Thái Bình Dương, thuộc bán cầu Nam.
    • Vùng đảo châu Đại Dương nằm ở trung tâm Thái Bình Dương, gồm 4 khu vực (Mê-la-nê-di, Mi-crô-nê-di, Pô-li-nê-di và Niu Di-len).

    – Đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của lục địa Ô-xtrây-li-a:

    • Vị trí: Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm phía tây nam Thái Bình Dương, thuộc bán cầu Nam.
    • Hình dạng: Dạng hình khối rõ rệt (do bờ biển ít bị chia cắt).
    • Kích thước: Diện tích nhỏ (khoảng 7,7 triệu km2), từ bắc xuống nam dài hơn 3 000 km, từ tây sang đông nơi rộng nhất khoảng 4 000 km.

    2. Đặc điểm tự nhiên

    Dựa vào thông tin trong mục a, và hình 1, hãy:

    • Xác định vị trí và nêu đặc điểm của các khu vực địa hình trên lục địa Ô-xtrây-li-a.
    • Kể tên các loại khoáng sản ở các khu vực địa hình.

    Trả lời:

    Vị trí, đặc điểm và khoáng sản của các khu vực địa hình trên lục địa Ô-xtrây-li-a:

    • * Phía tây
    • Vùng sơn nguyên tây Ô-xtrây-li-a, độ cao trung bình dưới 500 m.
    • Trên bề mặt là các hoang mạc cát, hoang mạc đá, cao nguyên và núi thấp.
    • Tập trung nhiều mỏ kim loại (sắt, đồng, vàng, ni-ken, bô-xít….).

    * Ở giữa

    • Vùng đồng bằng Trung tâm, lớn nhất là bồn địa Ác-tê-di-an lớn.
    • Độ cao trung bình dưới 200 m, rất khô hạn, bề mặt có nhiều bãi đá đồng bằng cát, đụn cát.
    • Nhiều nơi hoang vắng, không có người sinh sống.

    * Phía đông

    • Dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a, cao trung bình 800 – 1 000 m.
    • Sườn đông dốc, sườn tây thoải dần về phía vùng đồng bằng Trung tâm.
    • Tập trung nhiều khoáng sản nhiên liệu (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên).

    3. Dân cư, một số vấn đề về lịch sử và văn hoá của Ô-xtrây-li-a

    Câu 1. Dựa vào thông tin ở mục a, hãy nêu những đặc điểm về dân cư của Ô-xtrây-li-a.

    Trả lời:

    Những đặc điểm về dân cư của Ô-xtrây-li-a:

    • Ít dân sinh sống (số dân năm 2020 là 25,5 triệu người), mật độ dân số rất thấp (chỉ khoảng 3 người/km2).
    • Dân cư phân bố rất không đều.
    • Mức độ đô thị hóa rất cao (Tỉ lệ dân thành thị năm 2020 là 86%).
    • Đất nước của những người nhập cư, đón nhận người nhập cư (đặc biệt là lao động chất lượng cao) đến từ mọi châu lục.

    Câu 2. Quan sát bản đồ hình 5, nêu đặc điểm phân bố các thành phố lớn ở Ô-xtrây-li-a.

    Trả lời:

    Đặc điểm phân bố các thành phố lớn ở Ô-xtrây-li-a:

    • Hầu hết các thành phố lớn đều tập trung ở ven biển phía đông và phía nam Ô-xtrây-li-a.
    • Chỉ có thành phố Pớc nằm ở phía tây nam châu lục.

    4. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a

    Đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 4, hãy phân tích phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a.

    Địa lí 7 Bài 18: Châu Đại Dương

    Trả lời:

    – Phương thức con người khai thác thiên nhiên:

    • Ngành chăn nuôi gia súc (đặc biệt là cừu) được chú trọng phát triển, do điều kiện khí hậu khô hạn, đồng cỏ thưa… => Chăn nuôi gia súc theo hình thức chăn thả là phổ biến, ngoài ra còn hình thức chăn nuôi trong các trang trại hiện đại, sử dụng công nghệ cao.
    • Các loại cây ưa khô, có khả năng chịu hạn được trồng theo hình thức quảng canh.
    • Những nơi đất tốt, khí hậu thuận lợi, được sự hỗ trợ của hệ thống thuỷ lợi đã hình thành các nông trại trồng lúa mì, nho, cam…
    • Các cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp nằm gần các cảng biển để phục vụ xuất khẩu.
    • Những năm gần, giảm tốc độ khai thác khoáng sản, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp chế tạo.
    • Phát triển du lịch để khai thác tiềm năng thiên nhiên độc đáo.

    – Bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a: Một số vấn đề trong sản xuất nông nghiệp đang rất được quan tâm là bảo vệ nguồn nước, chống hạn hán, chống nhiễm mặn.

    Giải Luyện tập và vận dụng Địa lí 7 Kết nối tri thức bài 18

    Luyện tập 1

    Dựa vào bản đồ hình 1, hãy xác định vị trí các khu vực địa hình, khoáng sản của Ô-xtrây-li-a.

    Trả lời:

    Ô-xtrây-li-a có ba khu vực địa hình, khoáng sản:

    • Phía tây là vùng sơn nguyên: sắt, đồng, vàng, ni-ken, bô-xít,…
    • Ở giữa là vùng đồng bằng Trung tâm, lớn nhất là bồn địa Ác-tê-di-an lớn: hầu như không có khoáng sản.
    • Phía đông là dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a: than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,…

    Luyện tập 2

    Nguyên nhân nào dẫn đến sự độc đáo về dân cư, xã hội ở Ô-xtrây-li-a?

    Trả lời:

    Nguyên nhân dẫn đến sự độc đáo về dân cư, xã hội ở Ô-xtrây-li-a:

    • Ô-xtrây-li-a là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, đa văn hoá.
    • Nhiều người nhập cư => sự dung hòa giữa nhiều nét văn hoá khác nhau trên thế giới với văn hoá bản địa.
    • Bên cạnh tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, còn có hơn 300 loại ngôn ngữ khác được sử dụng trong giao tiếp.

    Vận dụng

    Tìm hiểu và nêu một số nét về mối quan hệ (kinh tế, xã hội…) giữa hai nước Việt Nam và Ô-xtrây-li-a.

    Trả lời:

    – Việt Nam và Ô-xtrây-li-a đã xác lập quan hệ ngoại giao từ 26 tháng 02 năm 1973. Hiện nay, hai nước đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện từ năm 2009 và là Đối tác chiến lược từ năm 2018.

    – Điều này thể hiện rõ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại khi Việt Nam và Ô-xtrây-li-a đều ủng hộ mạnh mẽ hệ thống thương mại đa phương và là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do khu vực.

    – Quan hệ thương mại Việt Nam – Ô-xtrây-li-a liên tục tăng trưởng trong suốt 20 năm qua, với mức tăng trung bình 8,6% và hai bên đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 14 của nhau.

    – Ngay trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang bị tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, kim ngạch hai chiều năm 2020 vẫn đạt mức trên 11,3 tỷ AUD (tăng gần 5%). Trong 7 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch hai chiều Việt Nam – Ô-xtrây-li-a đạt gần 9,4 tỷ AUD, tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái.

    – Về đầu tư, tổng giá trị đầu tư giữa hai nước đạt hơn 3,5 tỷ AUD, trong đó Ô-xtrây-li-a đầu tư vào Việt Nam hơn 2,6 tỷ, trở thành nhà đầu tư lớn thứ 19 trong tổng số 132 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

    Chú ý: AUD là đồng đô la Úc, đơn vị tiền tệ của khối thịnh vượng chung Úc.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *