Giải Địa lí lớp 7 Bài 7: Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực của châu Á giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử – Địa lí 7 sách Chân trời sáng tạo trang 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126.
Bạn đang đọc: Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực của châu Á
Qua đó, giúp các em biết cách xác định các khu vực của châu Á và các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong từng khu vực trên bản đồ. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 7 Chương 2: Châu Á. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn Địa 7 Bài 7: Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực của châu Á
Câu hỏi Mở đầu Bài 7 Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
Vậy, đặc điểm tự nhiên của khu vực nào làm em ấn tượng nhất?
Trả lời:
Khu vực Đông Nam Á có nhiều quốc gia láng giềng của Việt Nam.
Trả lời câu hỏi nội dung Bài 7 Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
1. Bản đồ chính trị các khu vực châu Á
Dựa vào hình 7.1, em hãy xác định các khu vực của châu Á và các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong từng khu vực.
Trả lời:
Các khu vực của châu Á:
- Bắc Á: Phần lãnh thổ châu Á của Liên bang Nga.
- Trung Á: Ca-dắc-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan, Tát-gi-ki-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, Cư-rơ-gư-xtan).
- Tây Nam Á: A-rập-xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, Gru-di-a, Ác-mê-ni, A-dec-bai-dan, Pa-le-xtin, I-xra-en, Xi-ri, Li-băng, Gioóc-đan, I-rắc, Ca-ta, Các tiểu vương quốc A-rập Thống Nhất (UAE), Ba-ranh, Cô-oét, Ô-man,Y-ê-men.
- Nam Á: Ấn Độ, Pa-ki-xtan, I-ran, Áp-ga-ni-xtan, Nê-pan, Bu-tan, Băng-la-đét, Xri Lan-ca, Man-đi-vơ.
- Đông Á: Mông Cổ, Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản.
- Đông Nam Á: Việt Nam, Mi-an-ma, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Xin-go-po, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Bru-nây, Đông Ti-mo.
2. Đặc điểm tự nhiên các khu vực của châu Á
Quan sát bản đồ tự nhiên của từng khu vực của châu Á và các thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi, các đới thiên nhiên chính,…) của một trong các khu vực ở châu Á: Bắc Á, Trung Á, Đông Á, Tây Á, Nam Á và Đông Nam Á.
Trả lời:
Đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Á:
- Địa hình: 3 khu vực chính (Đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia và miền núi Đông và Nam Xi-bia).
- Khí hậu: ôn đới lục địa.
- Sông ngòi: mạng lưới dày đặc, nhiều sông lớn (Lê-na, I-ê-nít-xây, Ô-bi,…) chảy từ nam lên bắc, đóng băng mùa mùa đông, lũ trùng vào mùa xuân.
- Các đới thiên nhiên chính: cực và cận cực, ôn đới.
Đặc điểm tự nhiên khu vực Trung Á:
- Địa hình: có các hệ thống núi bao bọc xung quanh.
- Khí hậu: mang tính chất ôn đới lục địa gay gắt.
- Sông ngòi: có 1 số con sống lớn (sông Xưa Đa-ri-a, sông A-mu Đa-ri-a).
- Các đới thiên nhiên chính: ôn đới và cận nhiệt.
Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á:
– Địa hình: 2 bộ phận.
- Phần lục địa: phía tây Trung Quốc là các hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và các bồn địa; phía đông là các vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng.
- Phần hải đảo: các quần đảo và đảo.
– Khí hậu: phía nam có khí hậu cận nhiệt, phía đông phần lục địa và hải đảo chịu ảnh hưởng của gió mùa.
– Sông ngòi: Phần đất liền có 3 con sông lớn (A-mua, Hoàng Hà và Trường Giang).
– Các đới thiên nhiên chính: ôn đới.
Đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Á:
- Địa hình: 3 khu vực chính (các sơn nguyên ở bán đảo A-ráp, đồng bằng Lưỡng Hà và miền núi cao).
- Khí hậu: chủ yếu là cận nhiệt địa trung hải ở phía bắc và nhiệt đới khô ở phía nam nên khô hạn và nóng.
- Sông ngòi: kém phát triển.
- Các đới thiên nhiên chính: cận nhiệt.
Đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á:
- Địa hình: hệ thống núi trẻ Hi-ma-lay-a cao và đồ sộ nhất thế giới, cao nguyên Đê-can ở phía nam, sơn nguyên I-ran ở phía tây và đồng bằng Ấn – Hằng.
- Khí hậu: phần lớn Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, phía tây có khí hậu nhiệt đới khô, trên các khu vực núi cao có sự phân hóa theo độ cao địa hình (các sườn phía nam có khí hậu nóng ẩm, các sườn phía bắc có khí hậu khô và lạnh hơn).
- Sông ngòi: nhiều hệ thống sông lớn (sông Ấn, sông Hằng,…). Các con sông này đã bồi đắp nên đồng bằng Ấn Hằng màu mỡ.
- Các đới thiên nhiên chính: cận nhiệt.
Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á:
– Địa hình: gồm 2 bộ phận.
- Phần đất liền: gồm các dãy núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy dài hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp; đồng bằng phù sa màu mỡ ven biển và hạ lưu các con sông.
- Phần hải đảo: có nhiều đồi núi, ít đồng bằng. Là khu vực có nhiều núi lửa, động đất, sóng thần.
– Khí hậu: xích đạo, cận xích đạo và nhiệt đới ẩm gió mùa
– Sông ngòi: mạng lưới tương đối dày đặc. Các sông lớn: Mê Công, I-ra-oa-đi, sông Hồng…
– Các đới thiên nhiên chính: xích đạo và cận xích đạo.
– Các khoáng sản chính dầu mỏ, khí tự nhiên than đá….
Giải Luyện tập – Vận dụng Địa lí 7 Bài 7 trang 126
Luyện tập 1
Dựa vào hình 7.1, em hãy lựa chọn một trong các khu vực của châu Á và kể tên ít nhất 3 quốc gia trong khu vực đó.
Trả lời:
3 quốc gia thuộc khu vực Nam Á: Ấn Độ, Ap-ga-ki-xtan, Pa-ki-xtan.
Luyện tập 2
Hoàn thành bảng tổng hợp thể hiện đặc điểm tự nhiên của một trong các khu vực ở Châu Á theo mẫu sau.
Trả lời:
Vận dụng
Em hãy sưu tầm thông tin hoặc hình ảnh về một khu vực của châu Á mà em yêu thích.
Trả lời:
Ví dụ: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á
– Đông Á gồm 2 bộ phận là lục địa và hải đảo.
- Bộ phận lục địa: phía tây là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở xen kẽ bồn địa, hoang mạc; phía đông là vùng đồi, núi thấp và những đồng bằng rộng, bằng phẳng.
- Bộ phận hải đảo: có những dãy núi uốn nếp, xen kẽ các cao nguyên, thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa.
– Khí hậu: phân hóa từ bắc xuống nam, từ tây sang đông.
– Thực vật: đa dạng.
- Rừng lá kim ở phía bắc.
- Sâu trong nội địa là vùng thảo nguyên rộng lớn.
- Phía nam là rừng lá rộng cận nhiệt.
– Nhiều sông lớn như: Trường Giang, Tây Giang,…
– Tập trung nhiều mỏ khoáng sản: than, sắt, dầu mỏ, man – gan,…
– Ngoài ra, ở bộ phận hải đảo có nguồn hải sản phong phú.