Giải bài tập SGK Địa lí 7 trang 128, 129, 130, 131, 132 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý trả lời toàn bộ các câu hỏi phần nội dung bài học, luyện tập và vận dụng của Bài 9: Thiên nhiên châu Phi – Chương 3: Châu Phi.
Bạn đang đọc: Địa lí 7 Bài 9: Thiên nhiên châu Phi
Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài 9 chương 3 phần Địa lí trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 7 Chân trời sáng tạo theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn nhé:
Soạn Địa 7 Bài 9: Thiên nhiên châu Phi
Trả lời câu hỏi nội dung Bài 9 Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
1. Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước châu Phi
Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Nêu đặc điểm hình dạng và kích thước châu Phi.
- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí châu Phi.
Trả lời:
– Đặc điểm hình dạng và kích thước châu Phi.
- Hình dạng: có dạng khối, đường bờ biển ít bị chia cắt.
- Kích thước: châu Phi có diện tích hơn 30 triệu km2.
– Đặc điểm vị trí địa lí châu Phi: Nằm cả ở bán cầu bắc và bán cầu nam, bán cầu đông và bán cầu tây, nằm giữa hai chí tuyến bắc và nam. Tiếp giáp hai châu lục (Á, Âu) và hai đại dương (Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương).
– Đặc điểm vị trí địa lí châu Phi:
+ Châu Phi nằm ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam, bán cầu Đông và bán cầu Tây, phần lớn lãnh thổ nằm ở giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
+ Tiếp giáp:
- Tiếp giáp lục địa: phía bắc giáp châu Âu qua biển Địa Trung Hải; phía đông giáp châu Á qua khu vực Biển Đỏ.
- Tiếp giáp đại dương: giáp Ấn Độ Dương ở phía đông và Đại Tây Dương ở phía tây.
2. Đặc điểm tự nhiên
Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Phân tích đặc điểm địa hình châu Phi.
- Cho biết sự phân bố các loại khoáng sản chính ở châu Phi.
Trả lời:
– Đặc điểm địa hình châu Phi:
+ Bề mặt khá bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 750m so với mực nước biển.
+ Địa hình cao về phía đông nam và thấp dần về phía tây bắc.
+ Các dạng địa hình chính: sơn nguyên, bồn địa, hoang mạc, núi thấp và đồng bằng.
- Sơn nguyên: nơi có nhiều đỉnh núi cao hơn 4000 m, phân bố phía đông và phía nam (SN. Ê-ti-ô-pi-a, SN.Đông Phi,…).
- Bồn địa: xen giữa các vùng đất cao, điển hình như bồn địa Công-gô, Ca-la-ha-ri, Sat,…
- Hoang mạc: rất rộng lớn và khô hạn (Xa-ha-ra, Na-mip,…).
- Núi thấp: tập trung phía bắc và phía nam châu Phi (Át-lát, Đrê-ken-béc,…).
- Đồng bằng: thấp, diện tích nhỏ, phân bố ven biển (Đồng bằng châu thổ sông Nin, các đồng bằng ven vịnh Ghi-nê,…).
– Sự phân bố các loại khoáng sản chính ở châu Phi:
- Dầu mỏ: Bắc Phi.
- Kim loại quý (vàng, kim cương): Nam Phi.
Giải Luyện tập – Vận dụng Địa lí 7 Bài 9 trang 132
Luyện tập 1
Cho biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai trạm khí tượng sau:
a. Dựa vào hình 9.2, cho biết hai trạm khí tượng trên thuộc đới khí hậu nào?
b. Ở mỗi trạm khí tượng, em hãy cho biết:
- Nhiệt độ tháng cao nhất, nhiệt độ tháng thấp nhất vào những tháng nào.
- Tổng lượng mưa năm, tháng có lượng mưa cao nhất, tháng có lượng mưa thấp nhất.
Trả lời:
a, Hai trạm khí tượng trên thuộc đới khí hậu:
- Trạm Ba-ta (Ghi-nê Xích đạo): thuộc đới khí hậu xích đạo.
- Trạm Kêp-tao (Nam Phi): thuộc đới khí hậu cận nhiệt.
b, Nhận xét nhiệt độ, lượng mưa ở mỗi trạm khí tượng:
Trạm | Nhiệt độ (0C) | Lượng mưa (mm) | Tổng lượng mưa (mm) | ||
Tháng cao nhất | Tháng thấp nhất | Tháng mưa nhiều nhất | Tháng mưa ít nhất | ||
Ba-ta | 25 (tháng 2) | 22,5 (tháng 7) | Tháng 10 | Tháng 7 | 2234 |
Kêp-tao | 20 (tháng 1,2,3) | 12 (tháng 6,7) | Tháng 6 | Tháng 11 | 615 |
Luyện tập 2
Vì sao mạng lưới sông, hồ ở châu Phi phân bố không đều.
Trả lời:
Mạng lưới sông, hồ ở châu Phi phân bố không đều do
- Châu Phi có nhiệt độ trung bình cao nhất thế giới, thiên nhiên thuộc nhiều kiểu môi trường của đới nóng (xích đạo, nhiệt đới, hoang mạc và cận nhiệt) và mỗi kiểu môi trường lại có nhiệt độ và lượng mưa khác nhau.
- Trong khi đó, lượng nước sông hồ chủ yếu phụ thuộc vào chế độ mưa => sông, ngòi phân bố không đều.
Vận dụng
Em hãy sưu tầm hình ảnh và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu một di sản thiên nhiên hoặc một vườn quốc gia ở châu Phi.
Trả lời:
Khu bảo tồn thiên nhiên Tsingy de Bemaraha, Madagascar: Tuy Tsingy de Bemaraha là một trong những công viên quốc gia lớn và nổi tiếng, nhưng việc khai thác du lịch là rất hạn chế, chỉ có những nhà khoa học được sự bảo hộ của những tổ chức uy tín thế giới mới được phép tiếp cận sâu bên trong. Vì được quản lí chặt chẽ như vậy nên hầu như rừng đá vẫn còn giữ được nguyên trạng. Nổi tiếng nhất trong công viên quốc gia Tsingy de Bemaraha là Rừng đá Tsingy với những tháp đá nhọn hoắt, lởm chởm có nơi cao tới 50m. Trong suốt hàng triệu năm, những lớp vỏ sò và san hô bồi đắp đáy biển và qua thời gian đã kết thành một khối đá vôi duy nhất. Khoảng 100 triệu năm sau, các chuyển động của trái đất đã đẩy những khối đá vôi khổng lồ này lên khỏi mặt biển. Dưới tác động của thời tiết, các khe vách hình thành và tạo nên hình dạng của Tsingy ngày nay.