Địa lí 8 Bài 14: Vị trí địa lí Biển Đông, các vùng biển của Việt Nam

Địa lí 8 Bài 14: Vị trí địa lí Biển Đông, các vùng biển của Việt Nam

Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 14: Vị trí địa lí Biển Đông các vùng biển của Việt Nam giúp các em học sinh lớp 8 xem gợi ý giải các câu hỏi trang 142, 143, 144, 145, 146, 147 thuộc Chương 4 Biển đảo Việt Nam.

Bạn đang đọc: Địa lí 8 Bài 14: Vị trí địa lí Biển Đông, các vùng biển của Việt Nam

Soạn Địa lý 8 Bài 14 Chân trời sáng tạo còn giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về vị trí địa lý và phạm vi của biển đông. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 14 mời các bạn cùng theo dõi.

Địa lí 8 Bài 14: Vị trí địa lí Biển Đông, các vùng biển của Việt Nam

    Giải câu hỏi Hình thành kiến thức mới Địa lí 8 Bài 14

    1. Vị trí địa lý và phạm vi của biển đông

    Câu hỏi trang 142: Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong bài em hãy: Xác định phạm vi biển Đông.

    Trả lời:

    + Biển Đông nằm ở rìa tây Thái Bình Dương, trải rộng từ vĩ độ 30 N đến vĩ độ 260 Bắc và từ kinh độ 1000 đến 1210 Đông.

    + Biển Đông có diện tích khoảng 3447 nghìn km2 (là biển lớn thứ 3 trong các biển trên thế giới).

    + Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.

    Câu hỏi trang 142: Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong bài em hãy: Kể tên các nước và vùng lãnh thổ có chung biển Đông với Việt Nam.Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong bài em hãy Kể tên các nước và vùng lãnh thổ

    Trả lời:

    – Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là: Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia, Bờ-ru-nây, Ma-lay-xia, Xing-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia.

    – Vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam là: Đài Loan.

    Câu hỏi trang 142: Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong bài em hãy: Cho biết diện tích của phần biển Việt Nam trong biển Đông.

    Trả lời:

    – Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông, có diện tích khoảng 1 triệu km2

    2. Vùng biển của Việt Nam ở biển Đông

    Câu hỏi trang 143 Dựa vào hình 14.2 và thông tin trong bài em hãy: Xác định các mốc đường cơ sở trên biển dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa nước ta.

    Giải câu hỏi Luyện tập, Vận dụng Địa 8 Bài 14

    Luyện tập 1

    Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong bài, em hãy giải thích vì sao biển Đông là biển tương đối kín?

    Trả lời:

    – Biển Đông là biển tương đối kín vì:

    + Biển Đông được bao bọc bởi lục địa châu Á (ở phía bắc và phía tây) và các quần đảo Philippin, Malaixia và Inđônêxia (ở phía đông và đông nam)

    + Biển Đông chỉ thông ra Thái Bình Dương và các biển lân cận qua những eo biển hẹp.

    Luyện tập 2

    Hoàn thành bảng thông tin về phạm vi của các bộ phận vùng biển Việt Nam theo gợi ý dưới đây.

    Các bộ phận vùng biển Việt Nam

    Phạm vi

    Nội thủy

    ?

    Lãnh hải

    ?

    Vùng tiếp giáp lãnh hải

    ?

    Vùng quyền kinh tế

    ?

    Thềm lục địa

    ?

    Trả lời:

    Các bộ phận vùng biển Việt Nam

    Phạm vi

    Nội thủy

    Là vùng nước tiếp giáp với bờ biển ở trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

    Lãnh hải

    – Vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển.

    – Ranh giới của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

    Vùng tiếp giáp lãnh hải

    – Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

    Vùng quyền kinh tế

    – Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải hợp với lãnh hải thành một vùng có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

    Thềm lục địa

    – Là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

    Vận dụng 3

    Hãy thu thập thông tin về chế độ pháp lí các vùng biển nước ta theo Luật biển năm 1982.

    Trả lời:

    (*) Thông tin tham khảo: chế độ pháp lí các vùng biển nước ta theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *