Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 2: Đặc điểm địa hình Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 8 xem gợi ý giải các câu hỏi trang 100, 101, 102, 103, 104, 105 thuộc Chương 1: Đặc điểm vị trí địa lí phạm vi lãnh thổ địa hình và khoáng sản Việt Nam.
Bạn đang đọc: Địa lí 8 Bài 2: Đặc điểm địa hình
Soạn Địa lý 8 Bài 2 Chân trời sáng tạo còn giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về các khu vực địa hình. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình nhanh chóng hơn.
Soạn Địa lí 8 Bài 2: Đặc điểm địa hình
Giải câu hỏi Hình thành kiến thức mới Địa lí 8 Bài 2
1. Đặc điểm chung của địa hình
Câu hỏi trang 100 Địa Lí 8: Dựa vào các hình 2.1, 2.2, 2.3 và thông tin trong bài, em hãy trình bày một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam.
Trả lời:
(*) Lựa chọn: Trình bày đặc điểm: địa hình phần lớn là đồi núi
(*) Trình bày:
– Việt Nam có khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền là địa hình đồi núi, kéo dài từ vùng Tây Bắc xuống đến Đông Nam Bộ. Trong đó:
+ Đồi núi thấp có độ cao dưới 1000 m chiếm 85% diện tích;
+ Các miền núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.
+ Ở nhiều vùng, núi lấn ra sát biển hoặc bị nước biển nhấn chìm tạo thành các đảo ven bờ.
– Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 diện tích đất liền, bao gồm đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. Trong đó:
+ Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là hai đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất.
+ Dải đồng bằng ven biển miền Trung tương đối nhỏ hẹp và bị chia cắt bởi các nhánh núi của dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển.
2. Các khu vực địa hình
Câu hỏi trang 103 Địa Lí 8: Dựa vào hình 2.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm của khu vực địa hình đồi núi.
Câu hỏi trang 103 Địa Lí 8: Dựa vào hình 2.2 và thông tin trong bài, em hãy: Trình bày đặc điểm của các khu vực địa hình đồng bằng
Câu hỏi trang 104 Địa Lí 8: Dựa vào hình 2.2, hình 2.5 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa nước ta.
Giải câu hỏi Luyện tập, Vận dụng Địa 8 Bài 2
Luyện tập 1
Hãy hoàn thành thông tin về các khu vực địa hình đồi núi theo địa hình đồi núi theo bảng gợi ý dưới đây:
Khu vực |
Phạm vi |
Đặc điểm hình thái |
Tây Bắc |
||
Đông Bắc |
||
Trường Sơn Bắc |
||
Trường Sơn Nam |
Trả lời:
Khu vực |
Phạm vi |
Đặc điểm hình thái |
Tây Bắc |
Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. |
– Địa hình cao nhất nước ta, với các dãy núi lớn có hướng tây bắc – đông nam. – Có các dãy núi thấp, sơn nguyên, cao nguyên đá vôi và các cánh đồng thung lũng,… |
Đông Bắc |
Tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc. |
– Chủ yếu là đồi núi thấp. – Có 4 dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo. – Có địa hình cac-xtơ. |
Trường Sơn Bắc |
Phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã. |
– Là vùng núi thấp. – Hướng tây bắc – đông nam. – Gồm nhiều dãy núi song song, so le nhau, sườn phía đông hẹp và dốc hơn so với sườn phía tây. |
Trường Sơn Nam |
Phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ. |
– Gồm các khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ, nghiêng về phía đông và nhiều cao nguyên xếp tầng. |
Luyện tập 2
So sánh đặc điểm địa hình của vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Trả lời:
Đặc điểm so sánh |
Đồng bằng sông Hồng |
Đồng bằng sông Cửu Long |
Vị trí |
– Hạ lưu sông Hồng |
– Hạ lưu sông Cửu Long |
Diện tích |
– Khoảng 15000 km2 |
– Khoảng 40000 km2 |
Mạng lưới sông ngòi |
– Sông ngòi dày đặc. |
– Mạng lưới kênh rạch do con người tạo ra. |
Hệ thống đê điều |
– Có đê ngăn lũ |
– Không có đê ngăn lũ |
Phù sa |
– Không được phù sa bồi đắp tự nhiên |
– Được bồi đắp tự nhiên. |
Vận dụng 3
Hãy thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Viết một báo cáo ngắn để mô tả những đặc điểm chủ yếu của địa hình nơi em sinh sống.
Nhiệm vụ 2: Thu thập thông tin và hình ảnh về tác động của con người đã làm thay đổi địa hình ở địa phương em.