Địa lí 8 Bài 5: Thực hành Phân tích đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu

Địa lí 8 Bài 5: Thực hành Phân tích đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu

Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 5: Thực hành Phân tích đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu giúp các em học sinh lớp 8 xem gợi ý giải các câu hỏi trang 109, 110, 111, 112 thuộc Chương 1: Đặc điểm vị trí địa lí phạm vi lãnh thổ địa hình và khoáng sản Việt Nam.

Bạn đang đọc: Địa lí 8 Bài 5: Thực hành Phân tích đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu

Soạn Địa lý 8 Bài 5 Chân trời sáng tạo còn giúp các em học sinh biết cách thực hành tìm hiểu cách phân bố các loại khoáng sản ở nước ta. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình nhanh chóng hơn.

Thực hành Phân tích đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu

1. Đọc bản đồ

Câu hỏi trang 113: Dựa vào hình 4.1 và kiến thức đã học, em hãy xác định sự phân bố của các loại khoáng sản chủ yếu trên bản đồ và hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Phân bố của các loại khoáng sản chủ yếu ở nước ta

Loại khoáng sản

Tên một số mỏ khoáng sản chính

Nơi phân bố

Than đá

Dầu mỏ

Khí tự nhiên

Bô-xit

Sắt

A-pa-tit

Đá vôi xi măng

Titan

Trả lời:

Loại khoáng sản

Tên một số mỏ khoáng sản chính

Nơi phân bố

Than đá

– Cẩm Phả, Hạ Long

– Sơn Dương

– Quỳnh Nhai

– Nông Sơn

– Quảng Ninh

– Tuyên Quang

– Sơn La

– Quảng Ngãi

Dầu mỏ

– Rồng; Bạch Hổ; Rạng Đông; Hồng Ngọc,…

– Thềm lục địa phía Nam

Khí tự nhiên

– Tiền Hải

– Thái Bình

Bô-xit

– Đăk Nông, Di Linh

– Tây Nguyên

Sắt

– Tùng Bá

– Trấn Yên

– Trại Cau

– Hà Giang

– Yên Bái

– Thái Nguyên

A-pa-tit

– Lào Cai

– Lào Cai

Đá vôi xi măng

– Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá

– Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá

Titan

– Kỳ Anh

– Phú Vàng

– Quy Nhơn

– Nghệ An

– Huế

– Bình Định

2. Nhận xét đặc điểm phân bố

Câu hỏi trang 113 

Dựa vào kết quả của mục 1 và kiến thức đã học, em hãy giải thích sự phân bố của các loại khoáng sản trên.

Trả lời:

* Nhận xét chung:

– Các mỏ khoáng sản nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xâm nhập hoặc phun trào, như vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, dãy Trường Sơn,…

– Các mỏ khoáng sản ngoại sinh hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ biển hoặc các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng vật liệu từ các vùng uốn nếp cổ có chứa quặng,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *