Địa Lí 9 Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (Tiếp theo)

Địa Lí 9 Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (Tiếp theo)

Soạn Địa 9 Bài 24 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và bài tập cuối trang 89 bài Vùng Bắc Trung Bộ (Tiếp theo) thuộc phần Sự phân hóa lãnh thổ.

Bạn đang đọc: Địa Lí 9 Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (Tiếp theo)

Địa 9 bài 24 Vùng Bắc Trung Bộ (Tiếp theo) được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn học sinh hiểu được tình hình phát triển kinh tế và các trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung Bộ. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 9.

Địa Lí 9 Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (Tiếp theo)

    Lý thuyết Vùng Bắc Trung Bộ (Tiếp theo)

    1. Tình hình phát triển kinh tế

    a) Nông nghiệp.

    – Năng suất lúa, bình quân lương thực có hạt theo đầu người còn thấp (Năm 2002 đạt 333,7 kg/người).

    => Nguyên nhân: do vùng có nhiều khó khăn như diện tích đất đồng bằng ít, ảnh hưởng của thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán…).

    – Biện pháp: đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.

    – Kết quả:

    + Phát triển các vựa lúa chính ở đồng bằng Thanh Hóa, Nghê An, Hà Tĩnh.

    + Mở rộng diện tích một số cây công nghiệp hằng năm: lạc, vừng…

    + Trồng nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi trâu bò ở vùng núi phía Tây.

    + Phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển phía đông.

    + Triển khai mô hình kết hợp nông – lâm kết hợp, trồng rừng, xây dựng hồ chứa nước góp phần giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường.

    b) Công nghiệp.

    – Giá trị sản xuất công nghiệp tăng đều, liên tục.

    – Công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng tự nhiên của vùng:

    + Các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu là: khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.

    + Ngoài ra, phát triển công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ.

    – Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ, việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện.

    c) Dịch vụ.

    * Giao thông:

    – Vùng có nhiều tuyến giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không

    => Đảm bảo thực hiện vai trò trung chuyển hàng hoá giữa 2 miền Nam – Bắc; là cửa ngõ ra biển của Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan.

    – Tuyến đường Hồ Chí Minh và đường hầm xuyên đèo Hải Vân mở ra nhiều triển vọng cho sự phát triển kinh tế vùng.

    * Du lịch.

    – Du lịch bắt đầu phát triển nhờ phát huy tốt tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn (nhiều hang động, bãi biển đẹp; di tích lịch sử, di sản văn hoá dân tộc).

    – Số lượng khách du lịch ngày càng tăng nhanh.

    2. Các trung tâm kinh tế

    – Thanh Hóa, Vinh, Huế là các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng:

    + Thành phố Thanh Hóa là trunng tâm công nghiệp lớn ở phía Bắc

    + Thành phố Vinh là hạt nhân hình thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ của vùng.

    + Thành phố Huế là trung tâm du lịch lớn.

    + Bắc trung đang nỗ lực phát triển sản xuất nông nghiệp bằng việc tăng cường đầu tư thâm canh trong sản xuất lương thực, phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi, nghề rừng, đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản

    Trả lời câu hỏi Địa lí 9 Bài 24

    (trang 85 sgk Địa Lí 9): – Nêu một số khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng

    Trả lời:

    – Diện tích đất canh tác ít, đất xấu.

    – Điều kiện khí hậu khắc nghiệt lại diễn biến thất thường, thường bị thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, gió Lào,…).

    – Dân số đông, cơ sở hạ tầng kém phát triển; đời sống nhân dân khó khăn, đặc biệt ở vùng gò đồi phía tây.

    (trang 86 sgk Địa Lí 9): – Quan sát hình 24.3 (SGK trang 87), hãy:

    – Xác định các vùng nông lâm kết hợp.

    – Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ.

    Trả lời:

    – Dựa vào kí hiệu trên lược đồ để xác định các vùng nông lâm kết hợp.

    – Ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ:

    + Phòng chông lũ quét.

    + Hạn chế nạn cát lấn, cát bay.

    + Hạn chế tác hại của gió phơn Tây Nam.và bão lũ.

    + Bảo vệ môi trường sinh thái.

    (trang 86 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào hình 24.2 (SGK trang 86), nhận xét sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.

    Trả lời:

    Từ năm 1995 đến năm 2002, giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ ngày càng tăng tăng gấp 2,7 lần.

    (trang 87 sgk Địa Lí 9): – Quan sát hình 24.3 (SGK trang 87), xác định vị trí các cơ sở khai thác khoáng sản: thiếc, crôm, titan, đá vôi.

    Trả lời:

    – Thiếc: Quỳ Châu (Nghệ An).

    – Crôm: cổ Định (Thanh Hoá)

    – Titan: Hà Tĩnh.

    – Đá vôi: Thanh Hoá.

    (trang 88 sgk Địa Lí 9): – Quan sát hình 24.3 (SGK trang 87), xác định các Quốc lộ 7, 8, 9 và nêu tầm quan trọng của các tuyến đường này

    Trả lời:

    Quốc lộ 7, 8, 9 nối liền các cửa khẩu trên biên giới Việt — Lào với các cảng biển của nước ta, là đường thông ra Biển của Lào.

    (trang 88 sgk Địa Lí 9): – Hãy kể tên một số điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ.

    Trả lời:

    Một số điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ: động Phong Nha; cố đô Huế, các bãi biển nổi tiếng: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Thuận An, Lăng Cô,…

    (trang 88 sgk Địa Lí 9): – Xác định trên hình 24.3 (SGK trang 87) những ngành công nghiệp chủ yếu của các thành phố này.

    Trả lời:

    – Các ngành công nghiệp chủ yếu của các thành phố Thanh Hoá: Chế biến lương thực, thực phẩm; cơ khí; vật liệu xây dựng.

    – Các ngành công nghiệp chủ yếu của các thành phố Vinh: Chế biến lương thực, thực phẩm; cơ khí; chế biến lâm sản; hàng tiêu dùng.

    – Các ngành công nghiệp chủ yếu của các thành phố Huế: Chế biến lương thực, thực phẩm; cơ khí; chế biến lâm sản.

    Giải bài tập SGK Địa 9 bài 24 trang 89

    Câu 1

    Nêu những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.

    Gợi ý đáp án

    – Nông nghiệp:

    + Cây lúa được trồng thâm canh ở đồng bằng Thanh – Nghệ – Tĩnh.

    + Bình quân lương thực có hạt trên đầu người tăng từ 235,5kg/người năm 1995 lên 333,7kg/ người năm 2002

    + Một số cây công nghiệp hằng năm (lạc, vừng,…) được trồng với diện tích khá lớn.

    + Chăn nuôi trâu , nuôi trồng , đánh bắt thủy sản được phát triển.

    + Phát triển trồng rừng theo hướng nông lâm kết hợp.

    + Khó khăn: diện tích đất canh tác ít lại xấu, thiên tai thường xuyên xảy ra; dân số đông, cơ sở hạ tầng kém phát triển; đời sống dân cư rất khó khăn.

    – Công nghiệp:

    + Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 1995 – 2002 tăng rõ rệt.

    + Công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liêu xây dựng là hai ngành có thế mạnh ở Bắc Trung Bộ.

    + Các ngành công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ đang phát triển ở hầu khắp các địa phương.

    + Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ, cũng như cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện.

    Câu 2

    Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế ở Bắc Trung Bộ?

    Gợi ý đáp án

    – Bắc Trung Bộ có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú:

    • Bãi biển: sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế),…
    • Các vườn quốc gia: Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế),…
    • Các di tích lịch sử – văn hoá (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An – quê hương Bác Hồ), di tích ở Cố đô Huế,…

    – Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn: Kim Liên, Phong Nha – Kẻ Bàng, Cố đô Huế,..

    => Chính vì những điều kể trên mà số lượng khách du lịch đến Bắc Trung Bộ ngày càng đông.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *