Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp theo)

Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp theo)

Soạn Địa 9 Bài 36 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và bài tập cuối trang 133 bài Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp theo) thuộc phần Sự phân hóa lãnh thổ.

Bạn đang đọc: Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp theo)

Địa 9 bài 36 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp theo) được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn học sinh hiểu được tình hình phát triển kinh tế các trung tâm kinh tế của khu vực này. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 9.

Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp theo)

    Lý thuyết Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp theo)

    1. Tình hình phát triển kinh tế

    a) Nông nghiệp.

    – Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước).

    + Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg; gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002).

    + Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.

    – Vùng trồng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất nước ta: xoài, dừa, cam, bưởi …

    – Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh.

    – Tổng sản lượng thủy sản chiếm hơn 50% cả nước, nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá nước ngọt xuất khẩu phát triển mạnh.

    – Nghề rừng cũng giữ vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trồng rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau.

    b) Công nghiệp.

    – Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (khoảng 20% GDP toàn vùng năm 2002).

    – Các ngành công nghiệp quan trọng: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.

    – Công nghiệp phân bố chủ yếu ở các thành phố, thị xã, đặc biệt là Cần Thơ.

    c) Dịch vụ.

    – Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm, vận tải thủy và du lịch sinh thái bắt đầu phát triển.

    + Hoạt động xuất khẩu: hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.

    + Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế.

    + Du lịch sinh thái phát triển: du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo.

    2. Các trung tâm kinh tế

    – Các thành phố: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau là những trung tâm kinh tế của vùng.

    – Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất.

    + Đồng bằng sông Cửu Long giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực cũng như xuất khẩu lương thực thực phẩm của cả nước.

    + Các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm vị trí ngày càng quan trọng.

    Trả lời câu hỏi Địa 9 Bài 36

    Câu hỏi trang 129

    – Căn cứ vào bảng 36.1 (SGK trang 129), hãy tính tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của Đồng hằng sông Cửu Long so với cả nước. Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng hằng này

    Trả lời:

    – Tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của Đồng Bằng sông Cửu Long so với cả nước (năm 2002).

    + Diện tích lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước : 51,1%.

    + sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước: 51,5%.

    – Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Cửu Long: giải quyết được vấn đề an ninh lương thực và xuất khẩu lương thực.

    Câu hỏi trang 130

    – Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản?

    Trả lời:

    Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản là do:

    – Có vùng biển rộng và ấm quanh năm.

    – Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giông tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm trên các vùng đất ngập mặn.

    – Lũ hàng năm của sông Mê Công đem lại nguồn thuỷ sản, lượng phù sa lớn.

    Câu hỏi trang 130

    – Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản?

    Trả lời:

    Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản là do:

    – Có vùng biển rộng và ấm quanh năm.

    – Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giông tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm trên các vùng đất ngập mặn.

    – Lũ hàng năm của sông Mê Công đem lại nguồn thuỷ sản, lượng phù sa lớn.

    – Sản phẩm trồng trọt, chủ yếu là trồng lúa, cộng với nguồn cá, tôm phong phú chính là nguồn thức ăn đế nuôi tôm, cá hầu hết ở các địa phương.

    Câu hỏi trang 131

    – Dựa vào bảng 36.2 (SGK trang 131) và kiến thức đã học, cho biết vi sao ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao hơn cả?

    Trả lời:

    Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh về sản xuất lương thực, thực phẩm (chiếm hơn 51,5% sản lượng lúa so với cả nước năm 2002; hơn 50% sản lượng thủy sản cả nước; nuôi nhiều lợn, gia cầm,..; là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta…) nên có nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến rất dồi dào, tạo điều kiện cho ngành này phát triển và chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của vùng.

    Câu hỏi trang 131

    – Quan sát hình 36.2 (SGK trang 132), hãy xác định các thành phế, thị xã có cơ sở công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

    Trả lời:

    Các thành phố, thị xã có cơ sở công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm : cần Thơ, Long Xuyên, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Sóc Trăng, Cà Mau, Rạch Giá, Bạc Liêu, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, Tân An

    Câu hỏi trang 131

    – Nêu ý nghĩa của vận tải thuỷ trong sản xuất và đời sông nhân dân trong vùng.

    Trả lời:

    Đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là nông sản; phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

    Câu hỏi trang 133

    – Thành phố cần Thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?

    Trả lời:

    – Vị trí địa lí: Thành phố cần Thơ cách TP. Hồ Chí Minh không xa về phía tây nam, khoảng 200km. cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ sẽ nối liền cần Thơ với TP. Hồ Chí Minh, với các tỉnh miền Tây Nam Bộ

    – Cần Thơ là thành phố công nghiệp, dịch vụ quan trọng, trong đó Trà Nóc là khu công nghiệp lớn nhất trong toàn vùng. Đại học cần Thơ là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học quan trọng nhất đối với Đồng bằng sông Cửu Long.

    – Cảng Cần Thơ vừa là cảng nội địa vừa là cảng cửa ngõ của Tiểu vùng sông Mê Công.

    – Hiện nay, thành phố cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, với số dân hơn 1 triệu người (năm 2009).

    Giải bài tập SGK Địa 9 Bài 36 trang 133

    Câu 1

    Đồng bằng sông Cửu Long có những điểu kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước?

    Gợi ý đáp án

    Đồng bằng sông Cửu Long có những điểu kiện thuận lợi để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước như sau:

    – Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

    + Có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất trong các vùng của cả nước.

    + Đất đai nhìn chung màu mỡ, nhất là dải phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha dọc sông Tiền và sông Hậu

    + Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

    + Sông Mê Công và mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

    – Điều kiện kinh tế – xã hội:

    + Nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù, năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hóa.

    + Hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh; giao thông vận tải thuận lợi

    + Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lương thực phát triển rộng khắp.

    + Thị trường tiêu thụ rộng lớn .

    Câu 2

    Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thê nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long?

    Gợi ý đáp án

    Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long:

    – Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn.

    – Góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm.

    – Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.

    – Làm cho nền nông nghiệp của vùng tiến dần tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

    Câu 3

    Dựa vào bảng sô liệu 36.3 (trang 133 SGK, vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nêu nhận xét.

    Gợi ý đáp án

    – Vẽ biểu đồ :

    Biểu đồ sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước

    Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp theo)

    – Nhận xét:

    + Giai đoạn 1995 – 2002, sản lượng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long và cả nước liên tục tăng. Cụ thể, đồng bằng sông Cửu Long tăng 1,5 lần, cả nước tăng 1,67 lần.

    + So với sản lượng thủy sản cả nước năm 2002, sản lượng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm 51,2 %

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *