Soạn Địa 9 Bài 5 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và bài tập cuối trang 18 bài Thực hành Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999 thuộc phần Địa lí dân cư.
Bạn đang đọc: Địa lí 9 Bài 5: Thực hành Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999
Địa 9 bài 5 Thực hành Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 9.
Thực hành Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999
Mức độ cần đạt
– Hiểu được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta.
– Hiểu được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
– Phân tích và so sánh Tháp dân số.
Gợi ý nội dung thực hành
1. Phân tích và so sánh hai Tháp dân số năm 1989 và năm 1999
Trả lời:
Đặc điểm |
Tháp dân số 1989 |
Tháp dân số 1999 |
Hình dạng |
– Đáy mở rộng – Thân thu hẹp – Đỉnh hẹp và thấp – Nhóm tuổi 0 – 14 có tỉ lệ khá cao: 39% |
– Chân của đáy tháp thu hẹp Hình dạng – Thân mở rộng – Đỉnh rộng và cao hơn – Nhóm tuổi 0 – 14 có tỉ lệ tương đối thấp: 33,5% |
Cơ cấu dân số – Theo độ tuổi (%) |
– Nhóm tuổi 15 – 59 có tỉ lệ cao 53,8% |
– Nhóm tuổi 15 – 59 có tỉ lệ cao hơn 58,4% |
Tỉ lệ dân số phụ thuộc (%) |
– Nhóm tuổi > 60 tương đối thấp: 7,2% Cao: 46,2/53,8 = 85,8% |
Tương đối cao: 41,6/58,4 = 71,2% |
2. Nhận xét sự và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi.
Trả lời:
Sau 10 năm, cơ cấu dân số có chuyển biến tích cực:
– Nhóm tuổi 0-14 giảm mạnh từ 39% xuống 33,5% (giảm 5,5%), nhờ những tiến bộ về y tế, vệ sinh. Đặc biệt, nhận thức về kế hoạch hoá gia đình của người dân được nâng cao.
– Nhóm tuổi 15 – 59 tăng khá nhanh, từ 53,8% lên 58,4% (tăng 4,6%), do hậu quả của thời kì bùng nổ dân số trước đó khiến nhóm tuổi lao động hiện nay tăng cao.
– Nhóm tuổi > 60 tăng chậm từ 7,2% lên 8,1% (tăng 0,9%), nhờ chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Giải bài tập SGK Địa lí 9 trang 18
Câu 1
Quan sát tháp tuổi dân số năm 1989 và năm 1999.
Hãy phân tích và so sánh hai tháp dân số về các mặt:
– Hình dạng của tháp
– Cơ cấu dân số theo độ tuổi
– Tỉ lệ dân số phụ thuộc
Gợi ý đáp án
– Hình dạng của tháp: cả hai tháp đều có đáy rộng, đỉnh nhọn nhưng chân của đáy ở nhóm 0 – 4 tuổi của năm 1999 đã thu hẹp hơn so với năm 1989.
– Cơ cấu dân số theo độ tuổi:
+ Năm 1989: nhóm tuổi 0 – 14 : 39%, nhóm tuổi : 15 -59: 53,8%, nhóm tuổi trên 60 : 7,2 % . Năm 1999: nhóm tuổi 0 – 14 : 33,5 %, nhóm tuổi : 15 -59: 58,4 %, nhóm tuổi trên 60 : 8,1 %
+ Tuổi dưới và trong độ tuổi lao động đều cao nhưng độ tuổi dưới lao động năm 1999 nhỏ hơn năm 1989. Độ tuổi lao động và ngoài lao động năm 1999 cao hơn năm 1989.
– Tỉ lệ dân số phụ thuộc còn cao (năm 1989 : 85,8%, năm 1999: 71,2%)
(tỉ lệ phụ thuộc : tỉ số giữa người chưa đến độ tuổi lao động, số người quá tuổi lao động với những người đang trong độ tuổi lao động của dân cư một vùng, một nước).
Câu 2
Từ những phân tích và so sánh trên, nêu nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. Giải thích nguyên nhân.
Gợi ý đáp án
* Sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta:
– Nhóm tuổi 0 -14: có xu hướng giảm dần tỉ trọng, từ 39% (1989) xuống còn 33,5% (1999).
– Nhóm tuổi 14 – 59: có xu hướng tăng lên, từ 53,8% (1989) lên 58,4% (1999).
– Nhóm trên 59 tuổi cũng tăng dần tỉ trọng từ 7,2% (1989) lên 8,1% (1999).
– Tỉ lệ dân số phụ thuộc cũng giảm từ 46,2% (1989) xuống 41,6% (1999).
⟹ Cho thấy cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già hóa.
* Nguyên nhân:
– Nhóm tuổi từ 0 – 14 giảm do đây là kết quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của nước ta trong giai đoạn này (tuyên truyền giáo dục, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, mỗi gia đình chỉ có từ 1 – 2 con…).
– Nhóm tuổi 14 – 59 tuổi tăng do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.
– Nhóm tuổi trên 59 tuổi tăng do y tế phát triển, chế độ phúc lợi xã hội tốt hơn đã nâng cao tuổi thọ của dân cư. Hòa bình lập lại, kinh tế phát triển, đời sống tốt hơn nên trình độ người dân được nâng cao. Y tế phát triển, chế độ phúc lợi xã hội tốt hơn đã nâng cao tuổi thọ của dân cư
Câu 3
Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội? Chúng ta cần phải có những biện pháp nào để từng bước khắc phục những khó khăn này?
Gợi ý đáp án
Gợi ý 1
– Thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số theo độ tuổi đối với sự phát triển kinh tế – xã hội:
+ Thuận lợi: Do có cơ cấu dân số trẻ, nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, trợ lực cho phát triển kinh tế …
+ Khó khăn: gây sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm, tài nguyên, môi trường, giáo dục, ý tế …
– Biện pháp:
+ Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các ngành, các vùng.
+ Phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở đô thị, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
+ Tăng cường đầu tư giáo dục – đào tạo cho lớp trẻ để nâng cao chất lượng nguồn lao động. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm.
Gợi ý 2
* Thuận lợi:
– Dân số trẻ, mang lại lực lượng lao động đông đảo cho các ngành kinh tế, đặc biệt là những ngành đòi hỏi nhiều nhân công trẻ, khỏe và có trình độ, khả năng tiếp thu nhanh.
– Thu hút đầu tư nước ngoài (nguồn nhân công rẻ, dồi dào).
– Là thị trường tiêu thụ lớn mạnh trong nước, thúc đẩy sản xuất phát triển.
* Khó khăn:
– Tỉ lệ dân số phụ thuộc vẫn còn cao (41,6%).
– Gây sức ép về vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…cho công dân trong tương lai.
– Vấn đề giải quyết việc làm trở nên gay gắt.
– Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.
* Biện pháp để từng bước khắc phục những khó khăn:
– Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động kế hoạch hóa gia đình, nâng cao ý thức về chính sách dân số trong cộng đồng dân cư nhằm giảm tỉ lệ sinh, giảm tốc độ tăng dân số.
– Phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tạo việc làm và thu nhập, cải thiện mức sống dân cư.
– Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các hình thức giáo dục dân số.