Địa lí 9 Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Địa lí 9 Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Soạn Địa 9 Bài 7 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và bài tập cuối bài Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

Bạn đang đọc: Địa lí 9 Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Địa 9 bài 7 Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa trang 27. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các em hiểu được sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 9.

Địa lí 9 Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

    Trả lời câu hỏi Địa lí 9 Bài 7

    Câu hỏi trang 24

    – Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8, hãy trình bày đặc điểm khí hậu của nước ta.

    Trả lời:

    – Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; nhiệt độ trung bình năm cao (trên 21oC), số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ trong một năm, lượng mưa trung bình năm lớn (1500 – 2000mm/năm), độ ẩm không khí rất cao (trên 80%); khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông khô lạnh với gió mùa đông bắc và màu hạ nóng ẩm với gió màu tây nam.

    – Khí hậu thay đổi theo mùa và theo vùng (từ thấp lên cao, từ Bắc xuống nam và từ tây sang đông) rất rõ rệt.

    – Khí hậu diễn biến thất thường, có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán,…).

    Câu hỏi trang 25

    Hãy kể tên một số loại rau, quả đặc trưng theo mùa hoặc tiêu biểu theo địa phương.

    Trả lời:

    – Bến Tre: dừa.

    – Đà Lạt: hoa, mứt dâu, và các loại rau cùa xứ ôn đới.

    – Daklak: cà phê, cao su,…

    – Thái Nguyên: chè

    Câu hỏi trang 25

    – Tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?

    Trả lời:

    Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta. Vì:

    – Chống úng, lụt trong mùa mưa bão.

    – Đảm bảo nước tưới trong mùa khô.

    – Cải tạo đất, mở rộng diện tích canh tác.

    – Tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng.

    Kết quả là sẽ tạo ra được năng suất cây trồng cao và tăng sản lượng cây trồng.

    Câu hỏi trang 26

    – Kể tên một số cơ sở vật chất – kĩ thuật trong nông nghiệp để minh hoạ rõ hơn sơ đồ trang 26 SGK.

    Trả lời:

    – Hệ thống thuỷ lợi: các hồ chứa nước, kênh mương nội đồng, …

    – Hệ thống dịch vụ trồng trọt: cơ sở tạo giống lúa và cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu,…

    – Hệ thông dịch vụ chăn nuôi: cơ sở lai tạo giông, tư vấn, buôn bán, chế biến thức ăn, thuốc thú y,…

    – Các cơ sở vật chất – kĩ thuật khác: các phòng thí nghiệm, các loại máy móc, thiết bị phục vụ chăn nuôi, các cơ sở khuyến nông, khuyến ngư,…

    Giải bài tập SGK Địa lí 9 trang 27

    Câu 1

    Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta.

    Gợi ý đáp án

    – Tài nguyên Đất:

    + Đa dạng, chiếm diện tích lớn nhất là đất phù sa và đất feralit.

    • Đất phù sa khoảng 3 triệu ha, thích hợp cho trồng lúa nước và nhiều cây công nghiệp ngắn ngày, tập trung ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung.
    • Đất feralit khoảng 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su,…), cây ăn quả và một số cây ngắn ngày (ngô đậu tương,…).

    + Diện tích đất nông nghiệp hiện nay khoảng 9 triệu ha.

    – Khí hậu: nhiệt đới gió mùa ẩm.

    • Nguồn nhiệt, ẩm phong phú tạo điều kiện cây côi phát triển quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng 2-3 vụ lúa và rau, màu trong một năm; nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển tốt.
    • Phân hoá rõ rệt theo chiều Bắc – Nam, theo mùa và theo độ cao, vì vậy nước ta có thể trồng được từ các loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt và ôn đới), cơ cấu mùa vụ , cơ cấu cây trông khác nhau giữa các vùng.

    – Tài nguyên Nước:

    • Mạng lưới sông ngòi dày đặc, có giá trị về mặt thuỷ lợi.
    • Nguồn nước ngầm dồi dào là nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô.

    – Tài nguyên sinh vật :

    • Tài nguyên động thực vật phong phú. Là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các cây trồng, vật nuôi.
    • Nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với các điều kiện sinh thái của từng địa phương.

    Câu 2

    Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp?

    Gợi ý đáp án

    Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp ở chỗ:

    – Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản.

    – Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh.

    – Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

    Nói tóm lại, nông nghiệp nước ta mới trở thành ngành sản xuất hàng hoá. Nhờ sự hỗ trợ tích cực của công nghiệp chế biến.

    Câu 3

    Cho những ví dụ cụ thể để thấy rõ vai trò của thị trường đối với tình hình sản xuất một số nông sản ở địa phương em.

    Gợi ý đáp án

    Thị trường đóng vai trò quan trọng đến tình hình sản xuất. Có thể nói, thị trường như quyết định đến tình hình sản xuất. Thị trường tiêu thụ lớn thì tình hình sản xuất ngày càng phát triển và mở rộng. Thị trường tiêu thụ yếu thì sản xuất bị ngưng trễ hoặc không sản xuất nữa.

    Ví dụ: Thị trường tiêu thụ café, điều, hồ tiêu ở Tây Nguyên ngày càng lớn nên diện tích cây trồng ngày càng tăng lên.

    Tương tự như vậy, diện tích trồng nho, thanh long ở Bình Thuận hay chè ở Thái Nguyên cũng tăng lên nhờ thị trường ngày càng lớn.

    Lý thuyết Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

    1. Các nhân tố tự nhiên

    Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng.

    a. Tài nguyên đất

    – Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế của ngành nông nghiệp.

    – Tài nguyên đất đa dạng, gồm 2 nhóm chính: đất phù sa và đất feralit

    + Đất phù sa: khoảng 3 triệu ha, tập trung tại các đồng bằng, thích hợp nhất với cây lúa nước, các loại cây ngắn ngày.

    + Đất feralit: trên 6 triệu ha, tập trung chủ yếu ở miền núi, cao nguyên thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, cây ăn quả) và một số cây ngắn ngày.

    + Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp là hơn 9 triệu ha. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp nước ta.

    – Thuận lợi: Cơ cấu cây trồng đa dạng; Nơi đất tập trung hình thành vùng chuyên môn hóa.

    – Hạn chế: Diện tích đất nông nghiệp dần thu hẹp. Đất ngập mặn, nhiễm mặn, nhiễm phèn cần cải tạo lớn.

    b. Tài nguyên khí hậu

    – Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Phân hoá rõ rệt theo chiều bắc – nam, theo mùa và theo độ cao.

    – Thuận lợi:

    + Cây trồng phát triển quanh năm.

    + Cơ cấu cây trồng đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

    – Hạn chế:

    + Sâu bệnh dễ phát sinh, phát triển.

    + Khó khăn cho thu hoạch, …

    + Gây ngập úng, sương muối, rét hại, hạn hán…

    c. Tài nguyên nước

    – Nguồn nước phong phú và có giá trị về thủy lợi: mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, nước ngầm khá dồi dào.

    – Thuận lợi: Cung cấp nguồn nước trồng lúa, nước tưới quan trọng.

    – Hạn chế: lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán thiếu nước vào mùa khô cần xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lí.

    d. Tài nguyên sinh vật

    Động, thực vật phong phú là cơ sở để thuần dưỡng, lai tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt.

    2. Các nhân tố kinh tế – xã hội

    Các điều kiện kinh tế – xã hội ngày càng được cải thiện, có vai trò quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp.

    a. Dân cư và lao động nông thôn

    – Lao động tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, khoảng 60% (năm 2003).

    – Lao động nông thôn giàu kinh nghiệm, gắn bó với đất đai, cần cù, sáng tạo trong lao động.

    b. Cơ sở vật chất – kĩ thuật

    – Cơ sở vật chất – kĩ thuật ngày càng hoàn thiện.

    – Công nghiệp chế biến nông sản phát triển và góp phần tăng giá trị và khả năng cạnh tranh hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh.

    c. Chính sách phát triển nông nghiệp

    Là cơ sở động viên nông dân vươn lên làm giàu, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

    Ví dụ như: phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu…

    d. Thị trường trong và ngoài nước

    – Thị trường được mở rộng thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa về cơ cấu cây trồng.

    – Khó khăn:

    + Sức mua thị trường trong nước còn hạn chế.

    + Biến động của thị trường xuất khẩu làm tăng tính rủi ro, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển một số cây trồng, vật nuôi quan trọng.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *