Địa lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Địa lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Soạn Địa 9 Bài 8 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và bài tập cuối bài Sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

Bạn đang đọc: Địa lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Địa 9 bài 8 Sự phát triển và phân bố nông nghiệp được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa trang 33. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các em hiểu được sự phân bố nông nghiệp. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 9.

Địa 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

    Lý thuyết Địa 9 Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

    1. Ngành trồng trọt

    – Đặc điểm:

    • Trồng trọt chiếm ưu thế với cây lương thực là chủ yếu.
    • Phát triển vững chắc, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có sự thay đổi:
    • Tỉ trọng cây lương thực giảm.
    • Tỉ trọng cây công nghiệp tăng.

    – Nguyên nhân: Sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phục vụ cho xuất khẩu, nhất là sản phẩm cây công nghiệp.

    – Ý nghĩa: phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới, là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

    a. Cây lương thực

    – Gồm cây lúa và các cây hoa màu như ngô, khoai, sắn.

    – Lúa là cây trồng chính ở nước ta: diện tích, năng suất, sản lượng lúa và bình quân lúa đầu người không ngừng tăng lên.

    – Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

    b. Cây công nghiệp

    – Vai trò:

    • Là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu ngoại tệ.
    • Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
    • Phá thế độc canh trong nông nghiệp.
    • Bảo vệ môi trường.

    – Cơ cấu:

    • Cây công nghiệp hằng năm gồm: lạc, mía, đậu tương, bông, dâu tằm, thuốc lá.
    • Cây công nghiệp lâu năm gồm: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.

    – Phân bố: Tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, trên các vùng núi, cao nguyên và bán bình nguyên.

    c. Cây ăn quả

    – Phát triển mạnh với nhiều loại cây có giá trị như: xoài, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng,…

    – Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là: đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

    2. Ngành chăn nuôi

    Chiếm tỉ trọng còn nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp, chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đang được mở rộng.

    a. Chăn nuôi trâu, bò

    – Đàn trâu:

    • Khoảng 3 triệu con; chủ yếu lấy sức kéo.
    • Phân bố nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

    – Đàn bò:

    • Có trên 4 triệu con; chủ yếu để lấy thịt, sữa, một phần sức kéo.
    • Phân bố nhiều nhất ở duyên hải Nam Trung Bộ, chăn nuôi bò sữa đang phát triển ở ven thành phố lớn.

    b. Chăn nuôi lợn

    – Đàn lợn tăng khá nhanh (năm 2002 có 23 triệu con).

    – Tập trung ở vùng có nhiều hoa màu lương thực hoặc đông dân: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

    c. Chăn nuôi gia cầm

    • Đàn gia cầm tăng nhanh (năm 2002 có hơn 230 triệu con).
    • Chăn nuôi gia cầm phát triển nhanh ở đồng bằng.

    Trả lời câu hỏi Địa lí 9 Bài 8

    (trang 28 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào bảng 8.1 (SGK trang 28), hãy nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi này nói lên điều gì?

    Trả lời:

    – Từ năm 1990 đến năm 2002, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta có sự thay đổi theo hướng: tỉ trọng cây lương thực giảm 6,3% (từ 67,1% năm 1990 xuống còn 60,8% năm 2002), tỉ trọng cây công nghiệp tăng nhanh 9,2% (từ 13,5% năm 1990 lên 22,7 % năm 2002), tỉ trọng cây ăn quả và rau đậu giảm 2,9% (từ 19,4% năm 1990 xuống 16,5% năm 2002).

    – Sự giảm tỉ trọng của cây lương thực trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt cho thấy nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh lúa. Như vậy, ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng cây trồng.

    – Sự tăng nhanh tỉ trọng cây công nghiệp cho thấy rõ nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, chuyển mạnh sang trồng các cây hàng hoá để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và để xuất khẩu.

    (trang 29 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào bảng 8.2 (SGK trang 29) hãy trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980 – 2002.

    Trả lời:

    – Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh, từ 5,6 triệu ha. (Năm 1980) lên 6,04 triệu ha năm 1990, 7,5 triệu ha năm 2002.

    – Do áp dụng các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới nên năng suất lúa tăng mạnh, từ 20,8 tạ/ha năm 1980, lên 31,8 ta/ha năm 1990 và đạt 45,9 tạ/ha năm 2002.

    – Sản lượng lúa tăng mạnh từ 11,6 triệu tấn (năm 1980), lên 19,2 triệu tấn năm 1990, và đạt 34,4 triệu tấn năm 2002.

    – Sản lượng lúa bình quân đầu người không ngừng tăng, từ 217 kg năm 1980 lên 291 kg năm 1990 và 432 kg năm 2002.

    (trang 31 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào bảng 8.3 (SGK trang 31), hãy nêu sự phân bố các cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta.

    Trả lời:

    – Cây công nghiệp hàng năm:

    + Lạc: Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

    + Đậu tương: Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

    + Mía: Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

    + Bông: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

    + Dâu tằm: Tây Nguyên.

    + Thuốc lá: Đông Nam Bộ.

    – Cây công nghiệp lâu năm:

    + Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

    + Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

    + Hồ tiêu: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.

    + Điều: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.

    + Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.

    + Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

    – Nhìn chung, các cây công nghiệp lâu năm phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi, các cây công nghiệp hàng năm phân bố chủ yếu ở các đồng bằng.

    – Hai vùng trọng điểm cây công nghiệp của nước ta là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

    Giải bài tập SGK Địa lí 9 trang 33

    Câu 1

    Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta.

    Gợi ý đáp án 

    – Việt Nam là một trong những trung tâm xuất hiện sớm nghề trồng lúa ở Đông Nam Á. Lúa được trồng trên khắp đất nước, nhưng tập trung nhiều nhất ở hai vùng trọng điểm là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

    Ngoài ra, một số đồng bằng lớn ở miền Trung cũng phát triển cây lúa như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

    – Giải thích: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện để phát triển cây lúa nước.

    Điều kiện tự nhiên:

    • Địa hình đồng bằng châu thổ rộng lớn, hình thành các vùng thâm canh với quy mô lớn.
    • Đất phù sa màu mỡ do hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình, sông Tiền – sông Hậu bồi đắp.
    • Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, ổn định; nguồn nước sông ngòi, ao hồ khá dồi dào cung cấp đủ nguồn nước cho hoạt động canh tác.

    Điều kiện kinh tế – xã hội:

    • Được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học trong nông nghiệp: giống mới chịu hạn, chịu mặn, chống sâu bệnh, cho năng suất cao…, phân bón, hệ thống thủy lợi…
    • Dân cư đông, lực lượng lao động dồi dào, người dân có kinh nghiệm trong canh tác, thâm canh lúa nước.
    • Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

    Câu 2

    Căn cứ vào bảng số liệu (trang 33 SGK), hãy vẽ hai biểu đồ cột cao bằng nhau thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.

    Gợi ý đáp án 

    Vẽ biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 1990 và năm 2002

    Địa lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *