Đoạn lời thoại được thể hiện theo điệu con gà rừng cho biết những điều gì về cảnh ngộ đời sống cũng như niềm mong ước của Xúy Vân? Là một trong những câu hỏi rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn 10. Mời các bạn học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để tìm ra câu trả lời nhé.
Bạn đang đọc: Đoạn lời thoại được thể hiện theo điệu con gà rừng cho biết điều gì
Đoạn lời thoại được thể hiện theo điệu con gà rừng cho biết những điều gì mang đến 2 gợi ý tham khảo. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều tài liệu ôn tập, trau dồi kiến thức, nhanh chóng biết cách trả lời câu hỏi 4 bài Xúy Vân giả dại trang 131 sách Kết nối tri thức 10. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 2 gợi ý trả lời câu hỏi 4 trang 131 Ngữ văn 10 – Kết nối tri thức, mời các bạn đón đọc nhé.
Đoạn lời thoại được thể hiện theo điệu con gà rừng cho biết điều gì
Câu 4 trang 131 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1
Đề bài
Đoạn lời thoại được thể hiện theo điệu con gà rừng cho biết những điều gì về cảnh ngộ đời sống cũng như niềm mong ước của Xúy Vân?
Trả lời câu 4 trang 131 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1
Gợi ý 1
Đoạn lời thoại được thể hiện theo điệu “con gà rừng” cho biết cảnh ngộ uất ức, xót xa khi sống trong sự xấu hổ của Xúy Vân. Hành động của nàng không chỉ ảnh hưởng đến danh tiếng của bản thân mà còn gây ảnh hưởng đến tiếng tăm của gia đình, bị mọi người xì xào, quở trách. Nhưng đồng thời, nó cũng phản ánh được khao khát về một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, vợ chồng có nhau, chung sống êm đềm, không bị lẻ loi trong chính ngôi nhà đôi lứa trong tiềm tàng suy nghĩ của Xúy Vân.
Gợi ý 2
Đoạn lời thoại theo điệu “con gà rừng” đã cho thấy cảnh ngộ đời sống của Xúy Vân lúc này vừa “đắng cay” lại vừa uất ức, nàng đang phải sống trong nỗi đau đớn, tủi hổ vì bị người đời chê cười là bỏ chồng, dan díu với nhân ngãi, để tiếng xấu cho cha mẹ, bị láng giềng đàm tiếu, dị nghị, dằn vặt và hối hận vì hành động của mình.
Đoạn lời thoại này còn cho thấy mong ước về cuộc sống gia đình của Xúy Vân, nàng muốn chờ tới khi “bông lúa chín vàng”, “anh đi gặt”, “nàng mang cơm”, đây là hình ảnh về một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, gia đình hòa thuận, vợ chồng sớm tối có nhau, đồng thời cũng là mong ước của nhiều người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.