Bài thơ Những cánh buồm được rút ra từ tập thơ cùng tên do NXB Văn học xuất bản lần đầu năm 1964. Bài thơ được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm.
Bạn đang đọc: Đoạn văn cảm nhận bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông
Download.vn muốn mời bạn đọc tham khảo tài liệu Đoạn văn cảm nhận bài thơ Những cánh buồm, bao gồm 13 đoạn văn mẫu. Các bạn học sinh có thể tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Những cánh buồm
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Những cánh buồm – Mẫu 1
Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là bài thơ mà tôi cảm thấy rất yêu thích. Bài thơ giàu chất suy tư, giọng thơ trầm lắng như tiếng sóng vỗ êm đềm. Mở đầu bài thơ, tác giả khắc họa không gian biển khơi hiện lên thật khoáng đạt. Ánh mặt trời rực rỡ làm phản chiếu bóng của cha và con. Người cha bỗng trở nên già dặn, tuổi đời như trải dài trong ước mơ vô tận của biển khơi với chiếc “bóng lênh khênh”. Còn đứa con thì bé bỏng nhưng tràn đầy một tương lai mới đáng chờ đợi trong chiếc “bóng tròn chắc nịch”. Hình ảnh đối lập thật ngộ nghĩnh, dễ thương càng khắc sâu thêm sự khác biệt của hai thế hệ cha – con. Đứa con tò mò nhìn về phía xa và cất tiếng gọi “Cha ơi!” nghe thật thân thương, tình cảm. Những câu hỏi đã cho thấy sự tò mò của đứa trẻ về thế giới ngoài nơi xa. Với tư cách người dẫn đường, người cha tiếp tục tạo điều kiện chắp cánh cho ước mơ của con trên nền của một hoài bão lớn. Hình ảnh ẩn dụ “nắng chảy đầy vai” thật ấn tượng, cho thấy sự gắn bó và yêu thương của cha con. Ước mơ của đứa con hay chính là của người cha khi còn thơ bé. Và cha cảm thấy thật xúc động và mong muốn con sẽ thực hiện giúp ước mơ này. Bài thơ đã đem đến cho tôi thật nhiều cảm xúc.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Những cánh buồm – Mẫu 2
Khi tìm hiểu về thơ của Hoàng Trung Thông, tôi đặc biệt yêu thích bài thơ Những cánh buồm. Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa một không gian rộng lớn của biển cả, có bãi cát trải dài cùng ánh mặt trời rực rỡ. Trong nền thiên nhiên đó, con người xuất hiện trở thành trung tâm của bức tranh. Hình ảnh cha và con bước đi trên cát gợi ra tình cảm yêu thương, gắn bó. Người cha bỗng trở nên già dặn hơn qua hình ảnh bóng “dài lênh khênh”. Còn đứa con lại thật dễ thương, bé bỏng qua hình ảnh bóng “tròn chắc nịch”. Hai hình ảnh đối lập gợi ra sự khác biệt giữa hai thế hệ. Những câu thơ tiếp viết về cuộc trò chuyện của con với cha. Đứa trẻ nào cũng có trí tò mò, nên khi nhìn về phía xa, đứa con đã hỏi xem ở đó có gì. Người cha trả lời rằng ở đó có “cây, cửa, nhà” và là nơi cha chưa đi đến. Điều này đã khơi gợi mong muốn được khám phá của đứa con. Vì vậy, đứa con đã đề nghị cha hãy mượn cho mình “cánh buồm trắng” – để có thể khám phá và chinh phục vùng mất đất mới. Lời của con đã khiến cho cha gặp lại bản thân khi còn trẻ cũng đã từng mơ ước như vậy. Có lẽ đứa trẻ nào cũng đã từng mơ ước, khao khát được khám phá thế giới rộng lớn này. Tóm lại, bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông đã gửi gắm nhiều thông điệp giá trị, ý nghĩa.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Những cánh buồm – Mẫu 3
Khi đọc bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông, tôi đã có thật nhiều cảm xúc. Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên thật tinh tế với biển cả rộng lớn, bãi cát vàng mịn và ánh mắt trời rực rỡ. Tiếp đến, hình ảnh người và đứa con đang đi dạo trên bãi cát hiện lên thật sinh động. Câu thơ “Bóng cha dài lênh khênh” khiến cho cha bỗng trở nên già dặn hơn, tuổi đời như trải dài trong chiếc bóng dài lênh khênh. Còn đứa con thì lại trở nên thật bé bỏng, đáng yêu với hình ảnh “bóng con tròn chắc nịch”. Hai hình ảnh đối lập của bóng cha và bóng con thật ngộ nghĩnh, dễ thương càng khắc sâu thêm sự khác biệt của hai thế hệ cha – con. Thế rồi, khi nhìn về phía chân trời, đứa trẻ tò mò hỏi người cha: “Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời/Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”. Và với câu trả lời của người cha, đứa con khao khát được khám phá, vì vậy đã mong muốn cha mượn một cánh buồm “trắng” để con đi. Đó chính là mong muốn đi khắp nơi, muốn chinh phục thế giới rộng lớn ngoài kia. Khao khát của con hay cũng chính là khao khát của cha khi con nhỏ. Đứa con sẽ thay người cha thực hiện ước mơ còn dang dở. Bài thơ “Những cánh buồm” đã giúp tôi hiểu được tình cảm phụ tử chân thành, cũng như ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Những cánh buồm – Mẫu 4
“Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông đã đem đến cho người đọc thật nhiều cảm xúc. Bài thơ đã khắc họa hình ảnh người cha đang dắt con đi trên bãi biển. Sau một đêm mưa, khung cảnh thiên nhiên vô cùng tinh khôi, khiến người đọc cảm thấy say mê, thích thú. Ánh mặt trời xuất hiện đầy rực rỡ, nước biển trong xanh và cát thì mịn màng. Đặc biệt là hình ảnh gợi ra tình cảm cha con ấm áp – chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch. Khi lắng nghe tiếng bước chân của con, lòng cha cảm thấy trong lòng phơi phới. Ngắm nhìn thế giới rộng lớn ngoài kia, con nói với cha hãy mượn cho con cánh buồm trắng, để con đi. Lời đề nghị của con khiến cho người cha như tìm thấy chính mình. Khi còn là một cậu bé, cha cũng từng mong ước như con. Và từ đó, chúng ta thấy được mong ước của người cha là đứa con có thể thực hiện ước mơ thay mình. Bài thơ nói về tình cảm cha con ấm áp, cũng như ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ – đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Những cánh buồm – Mẫu 5
Đến với bài thơ “Những cánh buồm”, chúng ta như được bước vào một thế giới tuyệt đẹp. Ở đó, khung cảnh xung quanh chính là bãi biển. Sau một đêm mưa, ánh mặt trời xuất hiện trở lại đầy rực rỡ, nước biển trong xanh còn bãi cát thì mịn màng. Hình ảnh trung tâm trong bài là người cha đang dắt con đi dạo trên bãi biển. Bóng của người cha và đứa con gợi ra khoảng cách giữa hai thế hệ. Bóng cha dài lênh khênh, bóng con tròn chắc nịch. Khi nhìn về phía chân trời, con đã thắc mắc ở ngoài đó có những gì. Cha đã giải thích cho con rằng theo cánh buồm trắng ở ngoài nơi xa sẽ có nhà, cửa – cũng chính là tổ quốc thân yêu. Lời đề nghị của đứa con “mượn cánh buồm trắng để con đi” đã khiến cha nhớ lại về mong ước của bản thân khi còn nhỏ. Lời chân thành của đứa con làm người cha bồi hồi cảm động. Trong bài thơ, tôi đặc biệt ấn tượng với hình ảnh những cánh buồm. Đó là một hình ảnh mang tính biểu tượng, những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát muốn đi xa để khám phá của con, hay cũng chính là cha thuở trước. Qua đó, hình ảnh này đã thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp, được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Những cánh buồm – Mẫu 6
Bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc. Trước hết, hình ảnh người cha “dắt con đi” được lặp lại nhiều lần cho thấy tình yêu thương, sự che chở dẫn dắt của người cha trên hành trình cùng con đi đến đến tương lai. Tiếp đến hình ảnh đứa con thể hiện sự tin tưởng, yêu thương dành cho cha. Con đề nghị “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi”. Những cánh buồm đã gửi gắm ước mơ của con. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là cha thuở trước. Người cha cảm thấy tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đây, tác giả cũng ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Từ đó, chúng ta thấy được ý nghĩa thiêng liêng của tình cảm gia đình trong cuộc sống. Bằng giọng thơ chân thành giản dị, “Những cánh buồm” đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Những cánh buồm – Mẫu 7
Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc. Tác phẩm được rút ra từ tập thơ cùng tên, được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm. Giọng thơ trầm lắng giống như tiếng vỗ êm đềm của đại dương cùng với hình ảnh thơ hai cha con được nhà thơ khắc họa vô cùng chân thực. Người cha dắt con bước đi trên biển với chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch – một hình ảnh đáng yêu cho thấy sự gắn bó, yêu thương của cha và con. Khi lắng nghe tiếng chân con bước, lòng cha cảm thấy sung sướng. Khát vọng được khám phá thế giới của con khiến cha cảm thấy bồi hồi, hạnh phúc khi bắt gặp chính mình của trước đây. Lời của con hay cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn là một cậu bé cũng từng mong ước được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con. Và đứa con sẽ tiếp tục thực hiện ước mơ đó thay cho người cha. Như vậy, bài thơ “Những cánh buồm” đã thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, Hoàng Trung Thông còn muốn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ – đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Từ đó, người đọc cũng cảm nhận được tình cảm gia đình thật thiêng liêng, quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Những cánh buồm – Mẫu 8
Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Mở đầu bài thơ là hình ảnh người cha và đứa con đang bước đi trên cát. Khung cảnh thiên nhiên sau một đêm mưa rả rích hiện ra tràn đầy sức sống. Ánh mặt trời xuất hiện đầy rực rỡ, nước biển trong xanh và cát thì mịn màng. Hình ảnh của cha và con cũng hiện lên với nét đáng yêu. Chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch. Khi lắng nghe tiếng chân con bước, lòng cha cảm thấy sung sướng và hạnh phúc. Thế giới rộng lớn ngoài kia có muôn vàn điều thú vị, còn con lại mong muốn được khám phá. Lời đề nghị của con khiến cha nhớ lại chính mình. Khi còn là một cậu bé, cha cũng từng mong ước như con vậy. Và giờ, những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con, sẽ được con thực hiện. Như vậy, bài thơ “Những cánh buồm” đã thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, Hoàng Trung Thông còn muốn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ – đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Những cánh buồm – Mẫu 9
Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông gợi cho người đọc nhiều suy tư. Tác phẩm được mở đầu bằng hình ảnh người cha và đứa con đang bước đi trên cát. Khung cảnh bờ biển hiện lên tràn đầy sức sống với ánh nắng rực rỡ, nước biển trong xanh và bãi cát vàng mịn. Ngắm nhìn thế giới rộng lớn ngoài kia, đứa trẻ đã hỏi cha bằng một giọng điệu đầy hồn nhiên, ngây thơ. Và khi nhận được câu trả lời của người cha, con mong muốn được mượn “cánh buồm trắng” để đi khám phá thế giới rộng lớn đó. Lắng nghe lời con nói, người cha như gặp lại chính mình trong quá khứ. Điều đó khiến cha cảm thấy tự hào, và thật hạnh phúc. Với lời thơ giản dị và chân thành, có thể thấy, Những cánh buồm là một bài thơ hay, ý nghĩa.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Những cánh buồm – Mẫu 10
Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông khiến em cảm thấy rất yêu thích. Người cha đang dắt con đi trên bãi biển. Sau một đêm mưa, ánh mặt trời xuất hiện đầy rực rỡ, nước biển trong xanh và cát thì mịn màng. Chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch. Lắng nghe tiếng bước chân của con, lòng cha cảm thấy trong lòng phơi phới. Ngắm nhìn thế giới rộng lớn ngoài kia, con nói với cha hãy mượn cho con cánh buồm trắng, để con đi. Lời đề nghị của con khiến cha nhớ lại chính mình. Khi còn là một cậu bé, cha cũng từng mong ước như con. Tóm lại, qua b ài thơ, em có thể cảm nhận tình cha ấm áp vô bờ.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Những cánh buồm – Mẫu 11
Đến với bài thơ “Những cánh buồm”, tôi đã cảm nhận được tình cha con vô cùng đẹp đẽ. Mở đầu tác phẩm, Hoàng Trung Thông đã khắc họa hình ảnh người cha đang dắt con đi dạo trên bờ biển. Khung cảnh bãi biển sau đêm mưa hiện lên đầy sức sống với ánh nắng rực rỡ, nước biển trong xanh và bãi cát vàng mịn. Khi ngắm nhìn về phía chân trời xa, đứa trẻ đã hỏi cha bằng một giọng điệu đầy hồn nhiên, ngây thơ: “Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời/Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?. Lắng nghe câu trả lời của cha, người con mong muốn được mượn “cánh buồm trắng” để đi đến nơi xa đó, khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Ước muốn của con khiến cha nhớ lại bản thân khi còn nhỏ. Khi còn là một cậu bé, người cha cũng từng mong ước được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Và giờ, những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con. Đứa con sẽ tiếp tục thực hiện ước mơ đó thay cho người cha. Điều đó càng khiến cha thêm tự hào, tin tưởng và yêu thương đứa con của mình nhiều hơn. Bài thơ nhẹ nhàng nhưng lại gửi gắm giá trị thật to lớn.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Những cánh buồm – Mẫu 12
“Những cánh buồm” là bài thơ mà tôi cảm thấy yêu thích nhất. Trong những câu thơ mở đầu, Hoàng Trung Thông đã khắc họa một không gian khoáng đãng của biển cả, với ánh mắt trời rực rỡ. Hình ảnh người cha và đứa con bước đi trên cát cho thấy sự gắn bó, gần gũi. Cha bỗng trở nên già dặn hơn, tuổi đời như trải dài trong chiếc bóng dài lênh khênh. Còn đứa con thì lại trở nên thật bé bỏng, đáng yêu trong chiếc bóng tròn chắc nịch. Hình ảnh đối lập của bóng cha và bóng con thật ngộ nghĩnh, dễ thương càng khắc sâu thêm sự khác biệt của hai thế hệ cha – con. Khi nhìn về phía chân trời, đứa trẻ đã hỏi cha răng ở đó có những gì. Câu trả lời của người cha đã khơi gợi trí tò mò của đứa trẻ về một thế giới mà ngay cả người lớn như cha của mình vẫn chưa hề đi đến. Điều đó làm con khao khát được khám phá, vì vậy mà con đã mong muốn cha mượn một cánh buồm “trắng” để con đi. Người con muốn đi khắp nơi, muốn chinh phục thế giới rộng lớn ngoài kia. Và cha đã bắt gặp chính mình trong ước muốn của con. Vậy là, giờ đây, ước mơ chưa thể thực hiện của cha sẽ được gửi gắm nơi con. Bài thơ “Những cánh buồm” được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Những cánh buồm – Mẫu 13
Bài thơ mà tôi cảm thấy rất ấn tượng là Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông. Nội dung của bài thơ đã gửi gắm đến người đọc những thông điệp ý nghĩa. Mở đầu, tác giả khắc họa khung cảnh thiên nhiên thật xinh đẹp với bãi biển rộng lớn, bãi cát vàng mịn và ánh mắt trời rực rỡ. Tiếp đó, con người xuất hiện với hình ảnh người cha và đứa con đang đi dạo trên bãi cát hiện lên thật sinh động. Tôi đặc biệt ấn tượng với hai câu thơ là “Bóng cha dài lênh khênh” và “Bóng con tròn chắc nịch”. Hình ảnh người cha bỗng trở nên già dặn hơn, tuổi đời như trải dài trong chiếc bóng dài lênh khênh. Còn đứa con thì nhỏ bé và đáng yêu biết chừng nào. Hình ảnh đối lập của bóng cha và bóng con khắc sâu thêm sự khác biệt của hai thế hệ cha – con. Tiếp đến, khi nhìn về phía chân trời, đứa trẻ tò mò hỏi người cha: “Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời/Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”. Câu hỏi cho thấy sự tò mò vốn có của trẻ em, mong muốn được khám phá thế giới rộng lớn bên ngoài. Câu trả lời của cha càng khiến con thêm khao khát được phiêu lưu, tìm hiểu. Cha đã tìm thấy tuổi thơ của mình trong giấc mơ của con. “Những cánh buồm” đã giúp tôi hiểu được tình cảm phụ tử chân thành, cũng như ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ.