Soạn bài Trường Sa giúp các em học sinh lớp 4 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều trang 59, 60. Qua đó, cũng hiểu rõ hơn ý nghĩa bài Tập đọc Trường Sa – Bài 14: Bài ca giữ nước.
Bạn đang đọc: Đọc: Trường Sa – Tiếng Việt 4 Cánh diều
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài đọc 4: Trường Sa – Chủ điểm Đất nước theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết đọc này:
Soạn bài Trường Sa Cánh diều
Soạn Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều trang 59, 60
Bài đọc
Trường Sa
Biển xanh ôm ấp trời xanh
Rồng Tiên thuở ấy sinh thành Trường Sa
Trùng khơi nào có ngại xa
Long lanh hạt cát đã là quê hương.
Ở đây chẳng có gì riêng
Lá thư chung đọc, nỗi niềm chung lo
Đêm vui chung một câu hò
Nhớ thương chung một cánh cò hoàng hôn.
Sơn Ca, Song Tử, Sinh Tồn,…
Thuyền Chài, Vĩnh Viễn,… gửi hồn cha ông
Trường Sa nắng nỏ, bão dông
Cây phong ba với thành đồng lòng ta.
Góc vườn xanh với tiếng gà
Cây súng thép với lời ca ngọt ngào.
NGUYỄN THẾ KỶ
Đọc hiểu
Câu 1: Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy Trường Sa từ rất lâu đời đã gắn bó với Tổ quốc Việt Nam?
Trả lời:
Những từ ngữ, hình ảnh cho thấy Trường Sa từ rất lâu đời đã gắn bó với Tổ quốc Việt Nam là: Rồng Tiên thuở ấy sinh thành Trường Sa, gửi hồn cha ông.
Câu 2: Bốn từ chung lặp lại ở khổ thơ thứ 2 nói lên điều gì về tình cảm của các chiến sĩ Trường Sa với đồng đội và với đất liền?
Trả lời:
Bốn từ chung lặp lại ở khổ thơ thứ 2 nói lên tình cảm của các chiến sĩ Trường Sa với đồng đội và với đất liền là như nhau, cùng một lòng không khác gì nhau dù là ai và dù ở đâu thì cũng sẽ như thế
Câu 3: Việc nhắc tên một số đảo ở Trường Sa thể hiện tình cảm của tác giả bài thơ như thế nào?
Trả lời:
Việc nhắc tên một số đảo ở Trường Sa thể hiện tình cảm của tác giả bài thơ thể hiện sự đồng lòng của tác giả với các chiến sĩ, các đảo thể hiện tình cảm này sẽ mãi tồn tại cùng thời gian.
Câu 4: Khổ thơ cuối cho em cảm nhận điều gì về cuộc sống của các chiến sĩ ở Trường Sa?