GDCD 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng

GDCD 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 7 trang 32, 33, 34, 35 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng.

Bạn đang đọc: GDCD 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng

Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi phần Mở đầu, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng của bài 6 trong sách giáo khoa GDCD 7 Chân trời sáng tạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Giáo dục công dân 7 cho học sinh của mình theo sách mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giáo dục công dân lớp 7 bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng

    Mở đầu GDCD 7 Chân trời sáng tạo bài 6

    Em hãy viết ra giấy các điều sau và chia sẻ với người bạn của em:

    • Ba điều em sợ nhất.
    • Ba điều em ghét nhất.
    • Ba điều khiến cho em mệt mỏi nhất.
    • Ba điều em muốn thay đổi nhất.

    Trả lời:

    • Ba điều em sợ nhất: bị điểm thấp, bị bố mẹ mắng, không có ai chơi với mình.
    • Ba điều em ghét nhất: quét dọn nhà cửa, làm bài tập về nhà, học thuộc bài.
    • Ba điều khiến cho em mệt mỏi nhất: quá nhiều bài tập về nhà, ôn thi, bị so sánh với các bạn trong lớp.
    • Ba điều mà em muốn thay đổi nhất: chăm chỉ học tập hơn, gần gũi với bạn bè, tự lập kế hoạch cho bản thân.

    Khám phá GDCD 7 Chân trời sáng tạo bài 6

    Khám phá 1

    Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi:

    GDCD 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng

    • Theo em, tình huống nào có thể dẫn đến căng thẳng cho các nhân vật trong tranh?
    • Trong cuộc sống, em đã gặp những tình huống nào dẫn đến căng thẳng? Hãy chia sẻ cảm xúc của em khi gặp tình huống ấy.

    Trả lời:

    – Tình huống có thể dẫn đến căng thẳng cho các nhân vật trong tranh là: 1, 2, 3, 4

    – Trong cuộc sống, em đã gặp những tình huống dẫn đến căng thẳng như:

    • Làm bài thi cuối kì không tốt.
    • Khi bố mẹ đi họp phụ huynh về.

    Khi đó, em sẽ cảm thấy lo sợ, không dám đối diện với bố mẹ

    Khám phá 2

    Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

    • Vì sao H không thể tập trung làm bài kiểm tra?
    • Khi bị căng thẳng, cơ thể em có những biểu hiện gì?

    Trả lời:

    – H không thể tập trung làm bài thi vì: bố mẹ muốn H đạt kết quả tốt hơn. H cảm thấy áp lực với lượng kiến thức nhiều và khó. Không những thế, các bạn cùng lớp toàn là học sinh giỏi của khối.

    – Khi bị căng thẳng, cơ thể em có những biểu hiện như:

    • Lo lắng, sợ hãi.
    • Buồn bã, không thể tập trung làm việc gì.
    • Dễ nổi cáu, bực bội, trở nên nóng tính với mọi người.

    Luyện tập GDCD 7 Chân trời sáng tạo bài 6

    Luyện tập 1

    Em hãy liệt kê các tình huống gây căng thẳng mà học sinh thường gặp.

    Trả lời:

    – Các tình huống gây căng thẳng mà học sinh thường gặp:

    • Chưa học bài cũ trước khi đến lớp.
    • Cô giáo gọi em lên bảng kiểm tra bài cũ.
    • Bị bạn bè trong lớp không chơi cùng.
    • Có người lạ đi theo sau.
    • Cơ thể khác thường.

    Luyện tập 2

    Em hãy đọc tình huống sau và nêu nguyên nhân gây căng thẳng cho H.

    Trả lời:

    Nguyên nhân gây căng thẳng:

    • Hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố bị tai nạn.
    • H lo nghĩ cho mẹ nên không dám xin tiền học.
    • Bản thân H cũng cảm thấy mặc cảm, tự ti với các bạn trong lớp.

    Luyện tập 3

    Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

    • Theo em, điều gì làm cho K trở nên tức giận và dễ nóng tính?
    • Sự căng thẳng ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của K?

    Trả lời:

    – K trở nên tức giận và dễ nóng tính bởi vì: cạnh nhà bạn K có bạn H đam mê nhạc rock, đánh trống làm ồn ào, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn.

    – Sự căng thẳng ảnh hưởng đến cuộc sống của K là:

    • Khiến cho bạn K khó ngủ, không thể tập trung làm bất cứ việc gì.
    • K ngày càng khó chịu, tức giận

    Vận dụng GDCD 7 Chân trời sáng tạo bài 6

    Vận dụng 1

    Vận dụng hiểu biết về nguyên nhân, biểu hiện của căng thẳng để phân tích một tình huống mà em từng gặp và chia sẻ với các bạn trong lớp.

    Trả lời:

    Tình huống mà em từng gặp: trên đường đi học về, em gặp một người lạ đi xe máy cứ chạy theo em, đi rất gần với em.

    Nguyên nhân, biểu hiện: em sợ họ có hành động gì với em nên em đã cảm thấy lo sợ và hoang mang.

    Cách xử lí: Em giữ cho bản thân thật bình tĩnh và tìm kiếm người giúp đỡ. Sau đó, em gặp được bác An là hàng xóm của em, em đã chạy lại chỗ bác, kể lại sự việc và nhờ bác giúp đỡ dẫn về nhà an toàn.

    Vận dụng 2

    Thiết kế một sơ đồ tư duy về ảnh hưởng của căng thẳng đối với bản thân.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *