Giải GDCD 7 Bài 8: Bạo lực học đường Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần khởi động, khám phá và phần luyện tập vận dụng trang 40, 41, 42, 43 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Bạn đang đọc: GDCD 7 Bài 8: Bạo lực học đường
Giải GDCD 7 bài 8 sách Cánh diều giúp các em hiểu được khái niệm, biểu hiện, tác hại của bạo lực học đường. Giải GDCD 7 bài 8 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn GDCD 7 Bài 8 Bạo lực học đường, mời các bạn cùng tải tại đây.
GDCD 7 Bài 8: Bạo lực học đường
Khám phá GDCD 7 Cánh diều bài 8
Khám phá 1
Đọc và trả lời câu hỏi:
a) Em hãy căn cứ vào thông tin để xác định những hành vi bạo lực học đường được thể hiện qua mỗi trường hợp và hình ảnh trên?
b) Ngoài những hành vi trên, em còn biết hoặc chứng kiến những hành vi bạo lực học đường nào khác?
Lời giải chi tiết:
a) Những hành vi bạo lực học đường được thể hiện qua mỗi trường hợp và hình ảnh trên:
– Ở trường hợp 1 và hình ảnh 1: Hành vi nói xấu, lảng tránh, cô lập T là hành vi bạo lực học đường.
– Ở trường hợp 2 và hình ảnh 2: Hành vi xúc phạm, gạt chân khiến H bị ngã là hành vi bạo lực học đường.
b) Một số hành vi bạo lực học đường:
+ Lăng mạ, chế giễu bạn
+ Xua đuổi, lảng tránh bạn
+ Nói xấu, tung tin đồn không chính xác về bạn
Khám phá 2
Đọc và trả lời câu hỏi:
a) Theo em, những hành vi nào của các nhân vật trong từng tình huống trên là hành vi có tính chất bạo lực học đường?
b) Nguyên nhân và hậu quả của những hành vi đó là gì?
Lời giải chi tiết:
a) Hành vi có tính chất bạo lực học đường:
– Tình huống 1: Hay nổi nóng, gây gổ với bạn bè xung quanh, cãi nhau và định đánh bạn.
– Tình huống 2: Dọa dẫm, bắt nạt bạn bè.
b) Nguyên nhân và hậu quả của những hành vi đó:
– Nguyên nhân:
+ Tình huống 1: Do ảnh hưởng của việc xem nhiều phim ảnh bạo lực.
+ Tình huống 2: Vì thích thể hiện mình là người mạnh mẽ.
– Hậu quả:
+ Tình huống 1: H bị nhà trường cảnh cáo và phải xin lỗi bạn.
+ Tình huống 2: V không được các bạn xung quanh yêu quý.
Luyện tập GDCD 7 Cánh diều bài 8
Luyện tập 1
Những hành vi nào dưới đây là bạo lực học đường? Vì sao?
A. Chụp trộm hình ảnh của một bạn khác và gửi cho nhóm bạn để bàn tán, chế giễu.
B. Lấy đồ ăn sáng của bạn khác.
C. Bịt tai mỗi khi một bạn học sinh phát biểu hay nói chuyện.
D. Nhại giọng, bắt chước một cách thiếu tôn trọng.
E. Gửi những tin nhắn, hình ảnh, video, bài viết nhằm gây tổn thương, tra tấn bạn khác.
G. Véo tai, giật tóc một bạn khi đang nô đùa.
H. Mượn đồ dùng của bạn nhưng quên không trả lại.
Lời giải chi tiết:
Những hành vi bạo lực học đường là:
A. Hành vi chụp trộm là hành vi xúc phạm danh dự của bạn bị chụp trộm. Đây là hành vi bạo lực về tinh thần.
B. Hành vi lấy đồ ăn sáng của bạn là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Đây là hành vi chiếm đoạt tài sản.
D. Hành vi nhại giọng bắt chước thiếu tôn trọng là hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự của bạn. Đây là hành vi bạo lực về tinh thần.
E. Việc gửi tin nhắn, video, bài viết là hành vi gây tổn hại, tra tấn, bôi nhọ danh dự bạn. Đây là hành vi bạo lực trực tuyến.
G. Hành vi véo tai, giật tóc là hành vi làm tổn hại đến thân thể bạn. Đây là hành vi bạo lực thể chất.
Luyện tập 2
Trong một buổi hoạt động ngoại khóa về phòng, chống bạo lực học đường, có ý kiến cho rằng, bạo lực học đường chỉ gây tổn hại tới người bị bạo lực. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
Em không đồng ý với ý kiến trên vì khi bạo lực học đường không chỉ có người bị bạo lực bị tổn hại mà ngay cả người gây bạo lực cũng bị tổn hại:
+ Người gây ra bạo lực học đường cũng có thể bị tổn hại về thể chất, tinh thần, bị lệch lạc về nhân cách, phải chịu các hình phạt kỉ luật, thậm chí nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Người bị bạo lực học đường có thể bị tổn thương về tinh thần, thể chất, ảnh hưởng đến kết quả học tập và rèn luyện.
Luyện tập 3
K và C đều là học sinh lớp 7A. Do xích mích với nhau trên mạng xã hội, K đã hẹn gặp C để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, khi gặp nhai, hai bạn đã xảy ra xô xát.
a) Theo em, ai là người bị bạo lực học đường trong tình huống trên?
b) Em hãy chỉ ra nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường trong tình huống đó
Lời giải chi tiết:
a) Theo em trong tình huống trên cả hai bạn K và C đều là người bị bạo lực học đường vì cả hai bạn đều tổn thương nhau về thể chất và tinh thần.
b) Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường trong tình huống đó là:
+ Nguyên nhân: Do hai bạn K và C có xích mích với nhau trên mạng xã hội.
+ Hậu quả: Hai bạn đã xảy ra xô xát, bị thương về thể chất.
Vận dụng GDCD 7 Cánh diều bài 8
Vận dụng 1
Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền: tranh vẽ, video với thông điệp truyền thông về nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường.
Lời giải chi tiết:
Vận dụng 2
Em hãy cùng bạn xây dựng một tiết mục văn nghệ (tiểu phẩm, nhạc kịch,…) về chủ đề phòng chống bạo lực học đường và trình bày trong tiết học sau.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý 1
Một tiết mục văn nghệ cần chuẩn bị:
+ Hình thức: Tiểu phẩm
+ Xây dựng tình huống và đưa ra hướng giải quyết: Ví dụ như tình huống bạn học sinh A do va chạm gây ra xích mích với bạn B đã bị bạn B đặt điều nói xấu khiến A bị bạn bè trong lớp cô lập, xa lánh. Bạn A đã tâm sự với cô và nhờ cô giáo can thiệp giải quyết. Sau khi được cô giáo khuyên, bạn B đã hiểu ra và xin lỗi A.
+ Cuối tiểu phẩm cần đưa ra được thông điệp phòng chống bạo lực học đường như “ Vì môi trường giáo dục lành mạnh – Nói không với bạo lực học đường”, “ Xóa bỏ bạo lực, tích cực yêu thương”,…
+ Phân vai đóng tiểu phẩm
Trình bày tiểu phẩm vào buổi sau
Gợi ý 2
KỊCH BẢN TIỂU PHẨM TUYÊN TRUYỀN:
“PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG”
Phân vai:
– …………………. vai Nam
– …………………… vai Tiến
– …………………….. vai Hòa
– ………………………… vai cô giáo
– …………………….. vai Bác bảo vệ
– ………………….,…………….,………………… vai học sinh
Cảnh 1: Buổi sáng ở trường
Hòa: Chơi bi đê các cậu ơi… Tớ có thêm 4 viên bi mới nhé!!
2 bạn khác: Ok, chơi luôn!!
Hòa: hôm nay ai thua là bị phạt búng tai luôn 10 phát nhé! Tớ sẽ gỡ lại vụ hôm qua!
(Mấy bạn đang chơi, thì có mấy anh lớp trên đi qua, một anh cướp mấy viên bi trên tay Hòa)
Hòa: ớ… các anh trả bi lại cho em đi
Nam: tao không trả đấy, mày làm được gì nào?! Có giỏi nhào vô, anh mày chấp tuốt.
Hòa: anh có trả lại bi cho em không thì bảo?
Nam: Tao không trả đấy? Mày thích gì?
(Nói chưa dứt Hòa lao vào giằng bi trên tay Nam và bị Nam đẩy ngã lăn quay, Hòa bật khóc, Nam đá thêm mấy đá vào Hòa)
Nam: anh bảo rồi, mày không làm gì được anh đâu?! Anh mượn mấy viên bi này chơi tạm, lúc nào chán anh trả lại nhá!!
Hòa (vừa khóc vừa nói): không được, anh trả lại em đi, không em sẽ mách anh Tiến, anh ấy sẽ cho anh một trận.
Nam: á à… anh mày chấp, có giỏi thì mời anh Tiến của mày đến gặp anh nhá!
Hòa: anh cứ chờ đấy!! (Chạy đi tìm anh)
Nam và đám bạn đang tụ tập đứng chơi, thì Hòa chạy đến chỉ thẳng vào Nam và nói:
Hòa: đây anh Tiến ơi, anh này lấy bi của em rồi còn dọa chấp cả anh nữa!
Nam: à thằng nhóc, gọi cứu trợ đến rồi hả? anh mày đâu?
Tiến: tao đây!! Mày trả bi cho em tao ngay không tao cho mày biết tay đấy! Cả khối 5 ở trường này không ai là không biết tao đâu đấy nhé!!!
Nam: Tao không trả đấy, MÀY THÍCH GÌ?
Tiến: á à… già mồm ah? (vừa nói vừa lao vào đấm đá Nam)
(Hai bạn đánh nhau túi bụi)
Mai: Hình như đằng kia có bạn nào đánh nhau kìa?
Lan: ấy, đừng có ra đấy, không khéo lại bị đánh trúng người thì tiêu đấy!!
Mai: Ớ, hình như Tiến ở lớp mình kìa, không ổn rồi, để tớ gọi cô giáo và bác bảo vệ đến.
Mai: Cô ơi, bác ơi các bạn ấy kia kìa…
Bác bảo vệ (tuýt còi): 2 anh có dừng lại không?
(lúc này Nam và Tiến mới dừng tay)
Cô giáo: sao các em lại đánh nhau?
Tiến: Nó bắt nạt em trai em, lấy bi của em trai em không trả lại và còn thách thức em nữa!
Nam: tại nó, không phải việc của nó, tự dưng lại đi xen vào rồi còn ra vẻ ta đây!
Cô giáo: 2 em dừng lại ngay! Cô hiểu sự việc rồi. Nam, em là học sinh lớp lớn hơn sao lại đi bắt nạt các em lớp bé? Mình đáng tuổi anh chị của các em ấy cơ mà? Hành động như vậy có đáng để ra oai không?
Bác bảo vệ: Cô giáo các cháu nói đúng đấy, còn Tiến nữa, biết sự việc như vậy đáng lẽ phải gặp cô giáo chủ nhiệm rồi trao đổi lại cho cô biết để cô bảo Nam, đằng này cháu lại lao đi tìm Nam để gây sự, cháu cũng sai rồi.
Tiến: Tại cháu nghe em cháu kể lại, cháu tức quá nên mới đi tìm Nam để hỏi cho ra nhẽ, nên…
Cô giáo: Nam, em có muốn nói gì không?
Nam: em chỉ định trêu em ý 1 chút thôi, nhưng em ý làm găng nên em mới…
Cô giáo: Nói gì thì nói, người có lỗi đầu tiên là em. Em trêu em nhỏ tuổi hơn mình, cướp đồ chơi của em đó lại gây sự đánh nhau, lỗi của em nặng nhất! Còn Tiến, biết sự việc như vậy mà không thông báo cho cô lại tìm bạn để đôi co dùng nắm đấm để giải quyết, em cũng có lỗi! Giả sử hôm nay các em đánh nhau sứt đầu, mẻ trán thì ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc này? Vì vậy cô mong các em trước khi làm gì cũng phải suy nghĩ, đừng nông nổi mà gây ra hậu quả đáng tiếc.
Bác bảo vệ: Mấy đứa đã nghe rõ cô giáo nói gì chưa? Hành động của mấy đứa chính là bạo lực trong học đường đấy!! Bác đã nghe thấy Liên đội tuyên truyền về công tác phòng chống bạo lực học đường rồi mà sao mấy đứa lại mắc phải?
Nam: Em biết lỗi rồi ạ! cháu xin lỗi bác, em xin lỗi cô, xin lỗi em Hòa và anh Tiến ạ, em sẽ không như vậy nữa đâu!!
Tiến: Em cũng biết em sai rồi, em xin lỗi cô và Nam. Lần sau em sẽ không dùng nắm đấm để giải quyết sự việc nữa đâu ạ!!
Cô giáo: Các em nhận ra lỗi của mình và biết sửa như vậy là rất tốt, cô cũng hy vọng không chỉ 2 em mà tất cả các bạn học sinh ngồi đây đều ghi nhớ: không được bắt nạt các em nhỏ, không gây gổ đánh nhau trong và ngoài nhà trường và không tham gia vào các trò chơi game không phù hợp với lứa tuổi.
Tất cả các bạn: Chúng em nhớ rồi ạ! THIẾU NHI TH………….. NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG!!