GDCD 8 Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

GDCD 8 Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Giải bài tập GDCD 8 Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 16, 17, 18, 19.

Bạn đang đọc: GDCD 8 Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Soạn Giáo dục công dân 8 Bài 3 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK giúp các em nắm vững kiến thức. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 3 cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của Download.vn:

GDCD 8 Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

    Khám phá GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 3

    1. Khái niệm và biểu lao động

    a) Hãy nêu những biểu hiện cần cù, sáng tạo trong lao động của Niu-tơn qua câu chuyện trên.

    b) Các bạn học sinh trong tranh đã lao động như thế nào, sáng tạo ra sao để chế tạo được rô-bốt?

    c) Em hiểu thế nào là lao động cần cù, sáng tạo? Hãy nêu các biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.

    d) Em học hỏi được điều gì từ những tấm gương lao động cần cù, sáng tạo trên?

    GDCD 8 Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

    Trả lời:

    a) Biểu hiện cần cù, sáng tạo trong lao động của Niu-tơn

    • Niu-tơn đã không ngừng lao động, tìm tòi, sáng tạo và đóng góp cho khoa học, phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội với những phát minh kiệt xuất.
    • Hằng ngày Niu-tơn thường giam minh trong phòng làm việc đề đọc sách, loay hoay đục đẽo và chế tạo nhiều thứ.
    • Khi xin được một chiếc hộp xinh xắn từ nhà dược học Cờ-lác, Niu-tơn đã cặm cụi đến quên ăn, quên ngủ để tạo ra được một chiếc đồng hồ nước.
    • Niu-tơn đã bỏ ra hai mươi năm lao động, cật lực để hoàn thành cuốn “Các nguyên lí Toán học của Triết học Tự nhiên”.

    b) Để chế tạo được rô-bốt, các bạn học sinh trong tranh đã:

    • Kiên trì, miệt mài và thử nghiệm nhiều lần.
    • Dù trải qua nhiều thất bại nhưng các bạn vẫn kiên trì, quyết tâm thực hiện đến cùng, không nản chí.
    • Nhờ cải tiến bộ điều khiển, cuối cùng, các bạn học sinh đã chế tạo thành công rô-bốt.

    c) Lao động cần cù là chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc. Biểu hiện của lao động cần cù: chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên.

    Lao động sáng tạo là luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động. Biểu hiện của lao động sáng tạo:

    • Luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, cải tiến phương pháp để lao động có hiệu quả;
    • Nghiêm khắc sửa chữa sai lầm, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

    a) Từ những tấm gương lao động cần cù, sáng tạo trên, em học hỏi được:

    • Cần phải chịu khó, chăm chỉ học tập và làm việc thường xuyên, luôn phấn đấu hết mình để hoàn thành nhiệm vụ, công việc một cách tốt nhất.
    • Không ngừng suy nghĩ, tìm tòi để phát hiện ra những cách làm mới, giải pháp mới, nhằm nâng cao hiệu suất và chất lượng của công việc.

    2. Ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động

    a) Qua bức tranh và các trường hợp trên, em hãy cho biết những kết quả đã đạt được nhờ sự cần cù, sáng tạo trong lao động.

    b) Việc chưa cần cù, sáng tạo trong lao động khiến gia đình anh Dũng gặp khó khăn gì?

    c) Theo em, vì sao cần rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động? Nếu những việc cần làm để rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động.

    GDCD 8 Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

    Luyện tập GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 3

    Luyện tập 1

    Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

    a) Lao động ở lĩnh vực nào cũng phải cần cù và sáng tạo.

    b) Sáng tạo là khả năng bẩm sinh của con người, không thể rèn luyện mà có được.

    c) Lao động chân tay thì không cần sáng tạo.

    d) Trong lao động, việc nào dễ thì làm, việc khó thì bỏ qua.

    Trả lời:

    – Ý kiến a) Đồng tình. Vì: ở bất cứ lĩnh vực nào (dù là lao động chân tay hay lao động trí óc,…) chúng ta đều cần sự chăm chỉ, cần cù và sáng tạo.

    – Ý kiến b) Không đồng tình. Vì: cần cù và sáng tạo không phải là khả năng thiên bẩm mà là kết quả của sự rèn luyện.

    – Ý kiến c) Không đồng tình. Vì: ở bất cứ lĩnh vực nào (dù là lao động chân tay hay lao động trí óc,…) chúng ta đều cần sự chăm chỉ, cần cù và sáng tạo.

    – Ý kiến d) Không đồng tình. Vì: trong lao động, dù bất cứ việc gì (khó hoặc dễ) chúng ta đều cần phải chăm chỉ, nỗ lực hết mình để hoàn thành ở mức cao nhất.

    Luyện tập 2

    Hành vi nào dưới đây thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động? Vì sao?

    a) Bạn Đ luôn chủ động giúp mẹ làm bếp và thường xuyên cải biến các món ăn mới để cả nhà được ngon miệng.

    b) Chị M thường tái chế phế liệu thành vật dụng để trong sinh hoạt hằng ngày của gia đình mình.

    c) Bạn Y làm những việc bố mẹ giao một cách qua loa cho xong.

    Trả lời:

    – Những hành vi thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động, là:

    • Bạn Đ luôn chủ động giúp mẹ làm bếp và thường xuyên cải biến các món ăn mới để cả nhà được ngon miệng.
    • Chị M thường tái chế phế liệu thành vật dụng để trong sinh hoạt hằng ngày của gia đình mình.

    – Giải thích:

    • Bạn Đ đã chủ động giúp đỡ mẹ làm công việc nhà (đây là biểu hiện của sự chăm chỉ, cần cù). Bên cạnh đó, để bữa ăn của cả nhà được ngon miệng hơn, bạn Đ luôn suy nghĩ, tìm tòi các công thức nấu ăn mới (đây là biểu hiện của sự sáng tạo).
    • Chị M đã biết cách tận dụng các phế liệu để chế tạo ra những vật dụng mới, việc này vừa giúp chị tiết kiệm một phần chi phí sinh hoạt, vừa góp phần bảo vệ môi trường (đây là biểu hiện của sự sáng tạo).

    Luyện tập 3

    Em hãy đọc tình huống và trả lời câu hỏi:

    a) Anh A và chị B được phân công phụ trách dự án cải tiến nâng cấp phần mềm hệ thống kế toán của công ty. Anh A đưa nhiều ý tưởng thay đổi có tính đột phá nhưng chị B không ủng hộ vì cho rằng không cần phải thay đổi nhiều để khỏi mất công, không phải suy nghĩ.

    Em có nhận xét gì về việc làm của anh A và ý kiến của chị B?

    b) Là một công nhân may trong dây chuyền sản xuất áo sơ mi của xí nghiệp X, chị H cho rằng cần thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công, không nên sáng tạo gì thêm để khỏi ảnh hưởng đến kết quả chung của cả dây chuyền.

    – Em có nhận xét gì về ý kiến của chị H?

    – Nếu là chị H, em sẽ làm gì?

    Trả lời:

    * Trả lời câu hỏi tình huống a):

    • Việc anh A đưa nhiều ý tưởng thay đổi có tính đột giúp nâng cấp phần mềm hệ thống kế toán của công ty đã cho thấy anh A là người có đức tính cần cù và sáng tạo trong lao động. Chúng ta nên khuyến khích và học tập theo tấm gương anh A.
    • Ngược lại, chị B lại có thái độ lười biếng, ngại đổi mới, chỉ muốn duy trì cách làm việc cũ => chị B thiếu đức tính cần cù và sáng tạo trong lao động.

    * Trả lời câu hỏi tình huống b):

    – Ý kiến của chị H là không đúng, vì: nếu chỉ duy trì phương thức làm việc cũ, không chịu suy nghĩ, tìm tòi để cải tiến, đổi mới cách thức làm việc, thì khó có thể nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

    – Nếu là chị H, em sẽ:

    • Chú ý quan sát, theo dõi thường xuyên về quy trình làm việc của dây chuyền sản xuất, suy nghĩ xem: quy trình làm việc như vậy có hạn chế nào không? Nếu có hạn chế, thì biện pháp khắc phục là gì?
    • Không ngừng suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi để có thể cải tiến, đổi mới phương thức làm việc, giúp nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

    Luyện tập 4

    Hãy kể về những việc em đã làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động và chia sẻ kinh nghiệm của bản thân với các bạn trong lớp.

    Trả lời:

    Những việc em đã làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động:

    • Thường xuyên giúp đỡ bố mẹ những công việc phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi, như: quét dọn nhà cửa, rửa bát, nấu những món ăn đơn giản, chăm sóc em,…
    • Luôn cố gắng hết mình để hoàn thành những nhiệm vụ học tập được giao.
    • Suy nghĩ, tìm tòi những phương pháp học tập mới, khoa học và hiệu quả hơn. Ví dụ như: tổng kết kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy; học tiếng Anh thông qua việc đọc truyện tranh song ngữ,…
    • Tái chế các phế liệu thành đồ thủ công để sử dụng hoặc đem bán. Ví dụ: làm ống đựng đồ dùng học tập từ bìa carton; làm chuông gió từ vỏ chai nhựa,…

    Luyện tập 5

    Em hãy gửi một thông điệp bày tỏ sự trân trọng thành quả lao động của người thân hoặc những người xung quanh.

    Vận dụng GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 3

    Vận dụng 1

    Hãy viết bài chia sẻ về một tấm gương lao động cần cù, sáng tạo mà em biết. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?

    Vận dụng 2

    Em và các bạn hãy thiết kế một sản phẩm thể hiện sự sáng tạo từ những vật liệu tái chế.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *