Giải Giáo dục công dân 9 Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân giúp các em học sinh lớp 9 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK trang 59, 60.
Bạn đang đọc: GDCD 9 Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân
Soạn GDCD 9: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân các em hiểu được nội dung, ý nghĩa quyền bầu cử của công dân. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án GDCD 9 Bài 16 theo sách mới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn GDCD 9 Bài 16 mời các bạn cùng theo dõi.
GDCD 9: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân
Khái quát nội dung câu chuyện GDCD 9 Bài 16
* Câu chuyện 1
– Mọi công dân Việt Nam đều có quyền tham gia lấy ý kiến về “Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992”.
– Quyền làm chủ, quyền được quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
* Câu chuyện 2
– Nhà nước xây dựng Pháp lệnh để tạo điều kiện và đảm bảo cho công dân thực sự làm chủ nhà nước, làm chủ xh, phát huy quyền làm chủ của công dân. Giúp cho công dân hiểu rõ nội dung, cách thực hiện, nâng cao phẩm chất năng lực, tích cực tham gia.
– Là học sinh cần phải: Học tập tốt, lao động tốt, rèn luyện ý thức kỉ luật; tham gia, góp ý xây dựng lớp, chi đoàn; tham gia các hoạt động ở địa phương.
⇒ Ý nghĩa: Mọi công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội, vì nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, do nhân dân xây dựng và để phục vụ lợi ích của nhân dân. Công dân có quyền giám sát các cơ quan nhà nước, có trách nhiệm thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, giúp đỡ các cơ quan, cán bộ nhà nước thực hiện nhiệm vụ.
Trả lời Gợi ý Bài 16 trang 57 SGK GDCD 9
a) Theo em, những quy định trên thể hiện quyền gì của người dân ?
Trả lời:
Những quy định thể hiện quyền:
+ Tham gia góp ý kiến dự thảo, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992;
+ Tham gia bàn bạc và quyết định các công việc của xã hội.
b) Nhà nước ban hành những quy định trên để làm gì ?
Trả lời:
Những quy định độ là để xác định quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước trên mọi lĩnh vực
c) Liên hệ với tình hình ở trường, lớp (hoặc địa phương) và cho biết em (hoặc gia đình em) được tham gia bàn bạc hay tham gia quyết định những công việc gì của trường, lớp (địa phương).
Trả lời:
– Đối với em.
+ Góp ý kiến về vấn đề giải quyết tình trạng ách tắc giao thông sau những giờ tan học ở cổng trường;
+ Tham gia ý kiến trong những giờ sinh hoạt lớp; tham gia ý kiến trong những buổi gặp mặt ban cán sự lớp với Ban giám hiệu nhà trường, với thầy cô giáo.
+ Góp ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động của Đoàn, Đội; kế hoạch tuần của lớp…
– Đối với gia đình em ở địa phương:
+ Tham gia góp ý kiến xây dựng, sửa đổi Hiến pháp, pháp luật;
+ Chất vấn đại biếu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân về các lĩnh vực trong đời sống, xã hội;
+ Tố cáo, khiếu nại những việc làm sai trái của các cơ quan quản lí nhà nước;
+ Tham gia bàn bạc, quyết định chủ trương xây dựng các công trình phúc lợi công cộng;
+ Tham gia xây dựng các quy ước của xã, phường về nếp sông văn minh và chống tệ nạn xã hội…
Giải bài tập GDCD 9 Bài 16 trang 59, 60
Câu 1
Trong các quyền của công dân dưới đây, quyền nào thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội ?
a) Quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân ;
b) Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ ;
c) Quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân ;
d) Quyền được học tập ;
đ) Quyền khiếu nại, tố cáo ;
e) Quyền bất khả xâm phạm về thân thể ;
g) Quyền tự do kinh doanh ;
h) Quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước.
Gợi ý đáp án
Các quyền: (a), (c), (đ), (h) là quyền thể hiện sự tham gia của công dân về quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
Câu 2
Em tán thành quan điểm nào dưới đây ? Vì sao ?
a) Chỉ cán bộ công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước ;
b) Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền của mọi người ;
c) Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền và trách nhiệm của mọi công dân.
Gợi ý đáp án
Em tán thành với quan điểm (c), bởi vì công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội và công dân có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan, tố chức nhà nước.
Câu 3
Trong các hình thức thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội dưới đây, hình thức nào là trực tiếp, hình thức nào là gián tiếp ?
a) Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội ;
b) Tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân địa phương ;
c) Tham gia ý kiến vào dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hằng năm của địa phương ;
d) Giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ưỷ ban nhân dân địa phương ;
đ) Góp ý cho hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước trên báo, đài… ;
e) Kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Gợi ý đáp án
– Các hình thức trực tiếp: (a), (b), (c), (d)
– Các hình thức gián tiếp: (đ), (e)
Câu 4
Em cùng các bạn trong nhóm hãy thảo luận và góp ý kiến cho nhà trường và Ban dân số, gia đình và trẻ em ở địa phương về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. Ví dụ : Làm thế nào để bảo đảm quyền vui chơi giải trí của trẻ em ? Làm thế nào để trẻ em lang thang cơ nhỡ được học tập ? Cần làm gì để xây dựng và bảo đảm môi trường giáo dục tốt xung quanh trường học ?… (hay bất kì vấn đề nào em thấy là cần thiết và có ích cho trẻ em).
Gợi ý đáp án
– Để bảo đảm quyền vui chơi giải trí của trẻ em, nhà trường cần tổ chức tốt cho học sinh các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: đi dã ngoại, tổ chức cắm trại, tổ chức liên hoan văn nghệ… Ở địa phương: tổ chức các khu vui chơi dành cho trẻ em như công viên dành cho trẻ, nhà văn hoá thiếu nhi…
– Để trẻ bảo đảm môi trường giáo dục tốt xung quanh trường học: Nhà trường và địa phương phôi kết hợp để giải toả các tụ điểm bán hàng rong ở cổng trường, nhà hàng, quán karaoke phải thực hiện đúng quy định của địa phương về vệ sinh, an ninh, trật tự.
– Để trẻ em lang thang cơ nhỡ được học tập, nhà trường, địa phương làm tốt công tác phổ cập giáo dục: mở lớp học tình thương, động viên giáo viên, đoàn viên tham gia giảng dạy ở các lớp tình thương, miễn học phí, cấp học bổng… Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động sự đóng góp của các lực lượng trong xã hội để giúp đỡ trẻ cơ nhỡ được đến trường…
Câu 5
Trong dịp tổng kết các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Ban dân số, gia đình và trẻ em phường, bạn Vân – một học sinh lớp 9, rất muốn tham gia ý kiến về các quyền của trẻ em nhưng lại băn khoăn không hiểu mình có được tham gia góp ý kiến không ?
Theo em, Vân có được quyển tham gia góp ý kiến không ? Vì sao ? Vân có thể tham gia ý kiến bằng cách nào ? Việc tham gia góp ý của Vân thể hiện quyền gì của công dân ?
Gợi ý đáp án
– Bạn Vân có quyền tham gia góp ý kiến, bởi vì Vân thực hiện quyền của công dân tham gia góp ý kiến cho các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em phường.
– Vân có thể tham gia góp ý kiến bằng cách trực tiếp có ý kiến ngay trong buổi tổng kết.
– Việc tham gia góp ý kiến thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội, đánh giá các hoạt động của các tổ chức xã hội mà cụ thể là Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em phường.
Câu 6
Theo em, vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội ?
Gợi ý đáp án
Vì, Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.
Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là nhà nước đảm bảo và không ngừng tạo điều kiện để công dân phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của mình. Công dân có quyền và có trách nhiệm tham gia vào các công việc của Nhà nước, của xã hội để đem lại lợi ích cho xã hội và cho bản thân.