Giáo án Âm nhạc 11 sách Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy môn Âm nhạc 11 theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH.
Bạn đang đọc: Giáo án Âm nhạc 11 sách Chân trời sáng tạo
Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 11 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 11. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Vậy sau đây là giáo án môn Âm nhạc 11 sách Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Giáo án Âm nhạc 11 Chân trời sáng tạo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ: ƯỚC MƠ BAY CAO (9 tiết)
BÀI 1: BÀI HÁT TUỔI TRẺ VIỆT NAM ƠI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Thả lỏng được các vùng cơ tham gia vào quá trình hát.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập và đời sống.
- Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đọc học tập để hoàn thành nhiệm vụ.
Năng lực riêng:
- Hát đúng cao độ, trường độ, lời ca và sắc thái; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc của bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi.
- Biết hát với hình thức đơn ca, tốp ca, biết hát hai bè đơn giản.
3. Phẩm chất
- Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- SHS, SGV Âm nhạc 11.
- File âm thanh và hình ảnh, video bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi, đàn ghi-ta, máy nghe nhạc, máy chiếu,…
2. Đối với học sinh
- SHS Âm nhạc 11.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS nghe bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi và nêu được cảm nhận ban đầu về nội dung và tính chất âm nhạc của bài hát.
b. Nội dung: GV cho HS nghe bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS lắng nghe bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi kết hợp vận động cơ thể, trả lời câu hỏi và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV mời HS cả lớp cùng nghe bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi, kết hợp vận động cơ thể:
https://www.youtube.com/watch?v=4M2j0cHy5_Y&list=RD4M2j0cHy5_Y&start_radio=1
– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận ban đầu của bản thân về nội dung và tính chất âm nhạc của bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS lắng nghe bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi, kết hợp vận động cơ thể và trả lời câu hỏi.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:
Nhận xét về nội dung và tính chất âm nhạc của bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi: Bài hát có tính chất vui tươi, hân hoan, nhiệt huyết, thể hiện những khát vọng, hoài bão, ước mơ của tuổi trẻ được chung ta xây dựng quê hương đất nước.
– GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, và chuẩn kiến thức.
– GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi !.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thông tin về tác giả và bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi!
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số thông tin chính về tác giả và bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi!.
b. Nội dung: GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm tìm hiểu về tác giả Sỹ Luân, bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi ! và nội dung, ý nghĩa của bài hát.
c. Sản phẩm: HS các nhóm trình bày về tác giả; bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi; nội dung, ý nghĩa bài hát và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: – Nhóm 1: Tìm hiểu về nhạc sĩ Sỹ Luân (năm sinh, quá trình hoạt động âm nhạc, các tác phẩm,…). – Nhóm 2 và 3: Tìm hiểu bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi (kí hiệu, âm hình tiết tấu, tính chất, nhịp cấu trúc, chia câu, chia đoạn, hát bè,…). – Nhóm 4: Tìm hiểu về nội dung, ý nghĩa bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi!. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS làm việc nhóm theo nội dung thảo luận được phân công. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận lần lượt theo các nội dung sau: + Nhạc sĩ Sỹ Luân. + Bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi! + Nội dung, ý nghĩa bài hát. – GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý bổ sung (nếu có) cho phần trình bày của nhóm bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. – GV chuyển sang nhiệm vụ mới. |
1. Tìm hiểu về thông tin về tác giả và bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi ! – Tác giả Sỹ Luân: + Sinh ngày 5/5/1982. Anh là một nhạc sĩ, ca sĩ, người dẫn chương trình diễn viên. + Nhạc sĩ, ca sĩ Sỹ Luân đã dành cuộc đời mình cho việc sáng tác, biểu diễn và truyền tải tinh thần tích cực từ âm nhạc đến với công chúng, đặc biệt là với thanh thiếu niên. Trải qua 25 năm kinh nghiệm làm nghề và giảng dạy trong trường đại học, năm 2021, Sỹ Luân đã cùng Ban giám hiệu Trường Đại học Công nghệ TP HCM (Hutech), thành lập Viện Âm nhạc và Nghệ thuật để đào tạo thế hệ nghệ sĩ trẻ Việt Nam. + Một số sáng tác tiêu biểu: Áo dài ơi, Mắt nai cha cha cha, Mãi xanh tuổi hai mươi, – Bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi!: + Bài hát được chọn để chào mừng Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X và Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kì 2017 – 2022. + Nội dung lời ca của bài hát thể hiện những khát vọng, hoài bão và ước mơ của tuổi trẻ được chung tay xây dựng quê hương, đất nước. + Bài hát có nhịp độ nhanh; tính chất vui tươi, hân hoan, nhiệt huyết; cấu trúc 2 đoạn nhạc: đoạn 1 từ ô nhịp 1 đến ô nhịp 16; đoạn 2 từ ô nhịp 16 đến hết bài.
|
Hoạt động 2: Tập bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi!
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
– Khởi động giọng theo mẫu luyện thanh.
– Tập bài hát theo các nội dung: tập hát từng câu, ráp lại theo lối móc xích.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tập bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi! và sửa sai cho HS (nếu cần thiết).
c, Sản phẩm: HS hát được toàn bài Tuổi trẻ Việt Nam ơi!.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Khởi động giọng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu luyện thanh sau, đi lên và đi xuống liền bậc theo quãng 2, trong tầm âm phù hợp: Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận HS khởi động giọng theo lớp, tổ/nhóm, cá nhân. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có). – GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 2: Học hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi! Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV hướng dẫn HS học hát Tuổi trẻ Việt Việt Nam ơi! theo các nội dung: + Đọc lời ca theo tiết tấu. + Cho HS lắng nghe file âm thanh bài hát và hát mẫu. + Hướng dẫn HS tập hát từng câu, ráp lại theo lối móc xích. – GV chia HS thành các tổ/nhóm, hướng dẫn HS thực hành luyện tập bài hát. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS học hát Tuổi trẻ Việt Việt Nam ơi! theo tổ/nhóm, cá nhân. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận GV mời cả lớp, tổ/nhóm, cá nhân hát bài Tuổi trẻ Việt Nam ơi! Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV lắng nghe và sửa sai, hướng dẫn những chỗ lấy hơi, ngắt câu, cần hát ngân vang cho HS. |
2. Tập bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi! 2.1. Khởi động giọng – Đặt âm nhẹ nhàng, miệng mở rộng, hàm dưới buông mềm mại. – Luyện mẫu âm đi lên và đi xuống liền bậc theo quãng 2 trong tầm âm phù hợp.
2.2. Học hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi! – Đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát. – Tập hát từng câu, theo tốc độ từ chậm đến nhanh; lấy hơi ở những chỗ có dấu lặng. – Hát bài Tuổi trẻ Việt Nam ơi! thể hiện nhiệt huyết tuổi trẻ ở đoạn 1; mạnh mẽ, cao trào ở đoạn 2. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hát bài Tuổi trẻ Việt Nam ơi! kết hợp vỗ tay theo phách, tự sáng tạo mẫu tiết tấu vỗ tay phù hợp.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS hát bài Tuổi trẻ Việt Nam ơi! kết hợp vỗ tay theo nhịp.
c. Sản phẩm: Phần biểu diễn bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi! kết hợp vỗ tay theo nhịp của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.
– GV hướng dẫn HS thực hành tập hát cả bài theo nhóm:
+ Thể hiện được tính chất âm nhạc của bài.
+ Hát cả bài Tuổi trẻ Việt Nam ơi! kết hợp vỗ tay theo phách; tự sáng tạo mẫu tiết tấu vỗ tay phù hợp với bài.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS luyện tập hát bài Tuổi trẻ Việt Nam ơi! kết hợp vỗ tay theo phách theo nhóm.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS hát bài Tuổi trẻ Việt Nam ơi! kết hợp vỗ tay theo phách theo lớp/ tổ, nhóm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV lắng nghe và sửa sai cho HS.
– GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
– Hát bè đoạn 2 bài Tuổi trẻ Việt Nam ơi! thể hiện sự hòa quyện âm thanh giữa 2 bè.
– Biểu diễn bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi! theo hình thức đơn ca ở đoạn 1, tốp ca hoặc đồng ca ở đoạn 2.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, thực hiện 2 nhiệm vụ phần Vận dụng SHS tr.8.
c. Sản phẩm: Phần biểu diễn của HS:
– Hát bè đoạn 2 bài Tuổi trẻ Việt Nam ơi! thể hiện sự hòa quyện âm thanh giữa 2 bè.
– Hát đơn ca ở đoạn 1, tốp ca hoặc đồng ca ở đoạn 2.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Hát bè
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia HS cả lớp thành 2 nhóm.
– GV hướng dẫn HS hát bè đoạn 2, chia nhóm và giao nhiệm vụ như sau:
+ Nhóm 1: tập hát bè trên và sáng tạo mẫu vận động cơ thể phù hợp.
+ Nhóm 2: tập hát bè dưới kết hợp vỗ tay theo nhịp.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS luyện tập hát bè đoạn 2 bài Tuổi trẻ Việt Nam ơi! theo nhóm.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
– GV mời các nhóm trình bày kết quả luyện tập.
– GV hướng dẫn 2 nhóm ráp 2 bè cả đoạn (chú ý sự hoà quyện âm thanh giữa các bè).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV lắng nghe và sửa sai cho HS.
– GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Dàn dựng và biểu diễn bài hát
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV hướng dẫn HS cách tổ chức, xác định cách trình bày biểu diễn bài hát: đơn ca đoạn 1, tốp ca hoặc đồng ca đoạn 2).
– GV yêu cầu HS làm việc nhóm: Thảo luận lên ý tưởng dàn dựng (sáng tạo mẫu vận động, trang phục, hình thể sân khấu) cho bài hát và thực hành với nhau.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS luyện tập dàn dựng và biểu diễn bài hát theo nhóm.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
GV mời các nhóm trình bày kết quả luyện tập.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV lắng nghe và sửa sai cho HS và khích lệ những HS có phần biểu diễn tốt.
– GV kết thúc tiết học.
BẢNG ĐÁNH GIÁ SAU BÀI HỌC
Mức độ |
Tiêu chí |
Đạt |
Chưa đạt |
Mức độ 1 |
– Hát đúng cao độ, trường độ, lời ca và sắc thái của bài hát. – Biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc của bài hát. |
|
|
Mức độ 2 |
Biết hát với hình thức đơn ca, tốp ca. |
|
|
Mức độ 3 |
Biết dàn dựng và biểu diễn bài hát với các hình thức khác nhau. |
|
|
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
– Ôn lại kiến thức đã học:
+ Hát đúng cao độ, trường độ, lời ca và sắc thái; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc của bài hát Tuổi trẻ Việt Nam ơi.
+ Hát với hình thức đơn ca, tốp ca, biết hát hai bè đơn giản.
– Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức Bài 2: Thực hành đệm hát bài Tuổi trẻ Việt Nam ơi!