Giáo án Âm nhạc 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án Âm nhạc 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án Âm nhạc 8 Kết nối tri thức trọn bộ cả năm là tài liệu vô cùng hữu ích bao gồm những nội dung của giờ lên lớp dạy học, mục đích mà giáo viên cần hướng đến, nội dung, phương hướng, cách thức hay những hoạt động cụ thể của thầy và học sinh.

Bạn đang đọc: Giáo án Âm nhạc 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án Âm nhạc 8 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung SGK, được trình bày theo thứ tự thực tế diễn ra trong buổi học. Giáo án này được thầy cô giáo biên soạn trong giai đoạn trước buổi học trên lớp thường được các thầy cô chuẩn bị vào buổi tối hôm trước. Vậy dưới đây là trọn bộ giáo án Âm nhạc 8 Kết nối tri thức mời các bạn tải tại đây. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 8.

Giáo án Âm nhạc 8 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 1 : CHÀO NĂM HỌC MỚI

Bài 1 – Tiết 1

Hát: Bài hát Chào năm học mới

Nghe nhạc: Bài hát Bay lên nhé nụ cười

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Chào năm học mới.

– Nghe và nhớ được tên tác giả, tên bài hát Bay lên nhé nụ cười.

2. Năng lực

– Biết thể hiện bài hát Chào năm học mới với hình thức hát kết hợp gõ đệm theo phách; hát lĩnh xướng, hoà giọng; lắng nghe và thể hiện cảm xúc khi nghe bài hát Bay lên nhé nụ cười.

– Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài Chào năm học mới; biết tưởng tượng khi nghe bài hát Bay lên nhé nụ cười.

– Tự sáng tạo thêm các ý tưởng thể hiện bài hát Chào năm học mới.

– Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3. Phẩm chất: Qua giai điệu , lời ca của hai bài hát, HS cảm nhận được mái trường là nơi chứa đựng những tình cảm yêu mến, gắn bó của thầy và trò, là những tri thức, hoài bão,…Từ đó, HS ý thức được việc học tập của bản thân; Rèn luyện tính chăm chỉ và trách nhiệm trong việc chuẩn bị, luyện tập bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.

2. Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tư liệu về nhạc sĩ và bài hát.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định trật tự (2 phút)

2. Bài mới (40 phút)

NỘI DUNG 1 – HỌC HÁT BÀI: CHÀO NĂM HỌC MỚI ( 25 phút)

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

– HS được vận động, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi vào bài học mới.

– Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; thể hiện âm nhạc; ứng dụng các động tác vào vận động theo nhịp điệu bài hát.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

– Phương án 1: GV tổ chức cho cả lớp hát kết hợp vận động cơ thể theo bài hát (Con đường học trò hoặc Khai trường,…)

– Phương án 2: GV tổ chức trò chơi

Chia lớp thành 2 nhóm, hát đối đáp những bài hát có nội dung nói về mái trường, mùa thu, thầy cô,…Nhóm chiến thắng là nhóm hát được số lượng bài hát nhiều hơn.

– HS hát và vận động theo nhạc.

– HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Mục tiêu:

– HS nêu được vài nét về tác giả và nội dung bài hát. Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái, lời ca bài hát. Cảm nhận được sắc thái, tình cảm của bài hát.

– Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu. Thể hiện năng lực cảm thụ âm nhạc về giai điệu, lời ca, tiết tấu,…trong quá trình học bài hát Chào năm học mới.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

a. Hát mẫu

– GV hát mẫu hoặc mở học liệu bài hát Chào năm học mới kết hợp vỗ tay theo phách để HS cảm nhận nhịp điệu.

– Lắng nghe, vỗ tay nhẹ nhàng theo bài hát để cảm nhận.

b. Giới thiệu vài nét về tác giả

– Tổ chức cá nhân/nhóm thuyết trình nội dung đã chuẩn bị trước theo các hình thức khác nhau.

– GV nhận xét và tóm tắt nội dung cần ghi nhớ.

– Cá nhân/nhóm nêu vài nét về nhạc sĩ Phạm Hải Đăng.

– HS ghi nhớ: Nhạc sĩ Phạm Hải Đăng sinh năm 1989 tại Nam Định, hiện đang sống và làm việc tịa TP HCM. Anh là nhạc sĩ, nhà sản xuất, đào tạo âm nhạc, đạo diễn của nhiều phim truyền hình. Tác phẩm tiêu biểu: Chào năm học mới, Lời thầy cô, Trở lại trường xưa,…

c. Tìm hiểu bài hát

– GV đặt câu hỏi:

+ Nêu tính chất âm nhạc của bài hát?

+ Nêu nội dung bài hát?

– Cùng HS thống nhất cách chia đoạn, câu hát cho bài hát: Bài hát gồm 2 đoạn

+ Đoạn 1: Bạn ơi nhanh chân… ngày khai trường.

+ Đoạn 2: Ta hân hoan … có thầy cô.

– HS thảo luận và đưa ra đáp án:

+ Bài hát có giai điệu vui tươi, hồn nhiên, sôi nổi.

+ Nội dung bài hát: Lời ca bài hát như tiếng reo vui đầy hân hoan của các bạn HS trong ngày khai trường; chứa đựng tình cảm yêu mến, gắn bó với mái trường, thầy cô và bạn bè.

– HS nghe, nêu sự nhận biết về giai điệu, ngắt câu để chia đoạn, câu hát cho bài hát.

d. Học từng câu hát

– GV đệm đàn và hát mẫu từng câu hát, mỗi câu 1-2 lần, bắt nhịp cho cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách (SGK trang 7).

– Ghép kết nối các câu hát, đoạn 1, đoạn 2 và cả bài.

– Hát hoàn chỉnh cả bài hát; sửa những chỗ HS hát chưa được tốt (nếu có).

Lưu ý:

– Hát chính xác những tiếng hát có nghịch phách: nhịp nhàng, học mới, rộn ràng, vui hát, nắng mai, vui bước, tương lai,…

– Ngân đủ những tiếng hát có dấu nối: rồi, sang, trường, mai,…

– Hát chính xác những tiếng hát có quãng nhảy: Bạn ơi, trường, Ta.

– HS hát theo hướng dẫn của GV kết hợp gõ đệm theo phách.

– Hát kết nối các câu, ghép đoạn 1, 2, cả bài.

– HS hát hoàn chỉnh cả bài hát.

LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

– Giúp HS luyện tập với hình thức lĩnh xướng, hòa giọng. Thể hiện được tính chất, sắc thái của bài hát.

– Nêu được cảm nhận sau khi học bài hát. Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập bài hát

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

– GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm với hình thức : Lĩnh xướng, hòa giọng.

– GV gọi một vài nhóm thể hiện trước lớp.

– GV yêu cầu HS nhận xét phần trình bày của các nhóm và nêu cảm nhận sau khi học bài hát.

– GV nhận xét và sửa sai (nếu có)

– HS luyện tập bài hát theo hướng dẫn của GV.

+ Lĩnh xướng: Bạn ơi nhanh chân…ngày khai trường.

+ Hòa giọng: Ta hân hoan vui hát…luôn thầy cô.

– Nhóm HS trình bày.

– HS nhận xét và nêu cảm nhận.

– HS ghi nhớ.

VẬN DỤNG

Mục tiêu:

– Giúp HS ứng dụng và sáng tạo, thể hiện thêm nhiều ý tưởng biểu diễn bài hát ở các hình thức khác nhau.

– Biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

– GV khuyến khích cá nhân/ nhóm có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo phong phú để thể hiện bài hát.

– HS tự sáng tạo thêm ý tưởng biểu diễn mới cho bài hát.

NỘI DUNG 2 – NGHE NHẠC: BÀI HÁT BAY LÊN NHÉ NỤ CƯỜI ( 15 phút)

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Mục tiêu:

– Nhớ được tên bài hát và tên tác giả.

– Nghe và cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái bài hát. Biết tưởng tượng và thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc. Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

– GV hướng dẫn HS nghe nhạc kết hợp vỗ tay nhẹ nhàng theo nhịp điệu bài hát.

– GV cho cá nhân/nhóm nêu vài nét về tác giả, nội dung bài hát.

– GV chốt kiến thức.

– Yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận và những ước mơ của em sau khi nghe bài hát Bay lên nhé nụ cười

+ Nêu cảm nhận về giai điệu, tính chất âm nhạc, nội dung, hình tượng âm nhạc trong bài hát?

+ Chia sẻ những dự định mong muốn của em, để thực hiện được điều đó em cần làm gì?

– HS nghe nhạc trong tâm thế thoải mái, thả lỏng cơ thể, có thể đung đưa hoặc vỗ tay theo nhạc.

– HS nêu vài nét về tác giả, nội dung bài hát.

– HS ghi nhớ:

Nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Linh sinh năm 1979 là hội viên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, hiện đang sinh sống và làm việc tại HN. Bài hát

Bay lên nhé nụ cười được sáng tác 2010. Nội dung bài hát nói về những ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ khi đứng trước những lựa chọn cho tương lai.

– HS chia sẻ cảm nhận và nói những ước mơ của bản thân.

VẬN DỤNG

Mục tiêu:

– Vận động theo nhịp điệu bài hát Bay lên nhé nụ cười.

– Vận dụng được linh hoạt những kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

– GV yêu cầu HS vận động một số động tác trên nền nhạc bài hát.

– HS quan sát, nghe nhạc và vận động một số động tác theo GV.

1. Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút)

– GV cùng HS hệ thống các nội dung đã học.

– Chuẩn bị tiết học sau: Tìm hiểu về gam trưởng, giọng trưởng, giọng Đô trưởng; cao độ, trường độ,…trong Bài đọc nhạc số 1.

TIẾT 2

♦ LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: GAM TRƯỞNG, GIỌNG TRƯỞNG,

GIỌNG ĐÔ TRƯỞNG

• ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 1

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thúc

– Nêu được khái niệm, công thức của gam trưởng, giọng trưởng và đặc điểm giọng Đô trưởng.

– Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1.

2. Năng lực

– Nhận biết một số bản nhạc viết ở giọng Đô trưởng. Biết vận dụng kiến thức về giọng Đô trưởng để đọc BĐN số 1 kết hợp gõ đệm, đánh nhịp 2/4

– Thể hiện đúng tính chất của giọng trưởng, cảm nhận được sự hoà quyện của âm thanh khi đọc nhạc có bè.

3. Phẩm chất

Phẩm chất

Giáo dục HS ý thức chăm chỉ chuẩn bị bài, phát huy tinh thần làm việc nhóm, tinh thần tự giác và chủ động trong học tập.

I. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: SGK Âm nhạc 8, đàn phím điện tử, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/file âm thanh phục vụ tiết dạy.

2. HS: SGK Ầm nhạc 8. Tim hiểu trước lí thuyết âm nhạc: gam trưởng, giọng trưởng, giọng Đô trưởng và Bài đọc nhạc số 1, trả lời các câu hỏi GV giao từ tiết học trước.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới

b. Nội dung: HS nghe trích đoạn hoặc bản song tấu để đoán tên các nhạc cụ

c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV

d. Tổ chức thực hiện:

Tổ chức cho HS hát kết hợp vỗ tay theo phách bài Khai trường (đã học ở lớp 7) để tạo không khí vui vẻ chù tiết học.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

1. * Kiến thức : Gam trưởng, giọng trưởng, giọng Đô trưởng, BĐN số 1

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu và nhận biết được khái niệm Gam trưởng, giọng trưởng, giọng Đô trưởng, đọc đúng cao độ, trường độ bài đọc nhạc số 1.

b. Nội dung:

– Học sinh tìm hiểu thông tin về Gam trưởng, giọng trưởng, giọng Đô trưởng và trả lời câu hỏi.

– Học sinh tìm hiểu thông tin về BĐN số 1 và luyện tập đọc nhạc.

c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

1. Tìm hiểu Gam trưởng

– GV hỏi?

– Gam trưởng có bao nhiêu khoảng cách cung và nửa cung?

– Gam trưởng có khoảng cách nửa cung ở những bậc nào?

– Trong gam trưởng, những bậc âm nào ổn định?

– GV yêu cầu HS trả lời sau khi phân tích các nội dung trên: Thế nào là gam trưởng?

– GV nhận xét nội dung trả lời của HS và chốt kiến thức cần ghi nhớ:

2. Tìm hiểu về giọng trưởng

– GV phân tích khái niệm về giọng trưởng (SGK, trang 8).

– GV minh hoạ giọng trưởng từ bài đọc nhạc đã học/Sồi đọc nhạc số 1.

3. Tìm hiểu về giọng Đô trưởng

– GV phân tích các bậc âm của giọng Đô trưởng.

– Từ minh hoạ trên, GV phân tích cho HS:

– GV hướng dẫn HS khai thác bài đọc nhạc thông qua các câu hỏi và yêu cầu:

+ Bài đọc nhạc viết ở nhịp gi? GV nhắc lại khái niệm nhịp |.

O

+ Kễ tên các nốt nhạc và hình nốt có trong bài đọc nhạc.

+ Bằng kiến thức trong mạch nội dung Lí thuyết âm nhạc đã học, em hãy phân tích và cho biết Bài đọc nhạc số 1 được viết ở giọng gì. Vì sao?

– GV yêu cầu cá nhân/nhóm HS tìm hiểu và trả lời các câu hỏi trên bằng hình thức thuyết trình hoặc phiếu học tập,…

– GV nhận xét, chốt kiến thức Bài đọc nhạc số 1 được viết ở giọng Đô trưởng.

1. Đọc gam Đô trưởng và trục của gam

– GV hướng dẫn HS đọc gam Đô trưởng đ1 lên và đi xuống (2 lần).

– GV hướng dẫn HS đọc trục của gam Đô trưởng.

2. Luyện tập tiết tấu

– GV và HS cùng luyện gõ âm hình tiết tấu 1,2 (SGK, trang 9).

– GV quan sát và sửa sai cho HS (nêu có).

3. Đọc Bài đọc nhạc số 1

– Nghe mẫu:

– GV và HS cùng thống nhất chia các nét nhạc trong bài:

– Tập đọc tùng nét nhạc:

1. Gam trưởng

GV trình bày gam trưởng (SGK, trang 8) phân tích các bậc trật tự cung và nửa cung của gam trưởng.

– (Gam trưởng có 5 cung và 2 nửa cung).

– (Bậc III – IV, bậc VII – (I)).

– (Bậc I, III, V; trong đó bậc I là ổn định nhất).

1. Giọng trưởng

Các bậc âm trong gam trưởng được sử dụng xây dựng nên giai điệu bài hát hoặc bản nhạc được gọi là giọng trưởng kèm theo tên âm chủ

2. Giọng Đô trưởng

+ Áp dụng các bậc của gam trưởng vào giọng Đô trưởng.

+ Ở giọng Đô trưởng, các bậc âm ổn định gồm: nốt Mi bậc I, nốt Mi bậc III, nốt Son bậc V, trong đó âm ổn định nhất là nốt Đô (bậc I).

– GV hướng dẫn HS xác định giọng Bài đọc nhạc số 1.

+ GV trình chiếu bản nhạc, đần 1 – 2 lần.

+ GV yêu cầu HS kế tên các bậc âm trong gam Đô trưởng.

+ Tìm các bậc âm ổn định trong gam Đô trưởng trong Bài đọc nhạc số 1 (Đô – Mi – Son).

+ Tìm âm kết của bài đọc nhạc (âm Đô).

—> Bài đọc nhạc số 1 viết ở giọng gi? (Giọng Đô trưởng).

+ GV đản giai điệu/bật file âm thanh Bài đọc nhạc số 1.

+ HS quan sát bản nhạc, nghe và cảm nhận giai điệu, tiết tấu của bài.

+ Nét nhạc 1: từ ô nhịp 1 – 6.

+ Nét nhạc 2: từ ô nhịp 6 – hết.

+ GV đàn tùng nét nhạc, bắt nhịp cho HS đọc nhạc cùng đàn.

+ GV tiếp tục hướng dẫn nét nhạc 2 và ghép nối cả bài.

3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: HS đọc nhạc và biết vận động cơ thể gõ đệm theo nhịp và phách.

b. Nội dung: Học sinh làm theo nhóm để trình bày bài đọc nhạc

c. Sản phẩm: Phần trình bày của các nhóm:

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

1. Đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách

2. Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp ị và thể hiện tính chất âm nhạc của bài

– GV hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách (nhấn vào phách 1 của mỗi ô nhịp). + HS lựa chọn nhạc cụ gõ đệm.

+ GV chia HS thực hiện theo nhóm.

+ GV cho HS thực hiện nối tiếp theo nhóm.

– GV tổ chức cho một vài nhóm HS trình bày tại chỗ hoặc lên bảng trình bày. HS nhận xét trong và ngoài nhóm. GV nhận xét, đánh giá.

– GV cho HS ôn lại cách đánh nhịp 2 trên giai điệu tiết tấu đản/file âm thanh.

– GV chia lớp thành 2 nhóm, nhóm 1 đánh nhịp cho nhóm 2 đọc nhạc và đổi lại.

– GV chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm luyện tập đọc nhạc kết họp vói đanh nhịp. GV quan sát và sửa sai (nếu có).

– HS trinh bày bài đọc nhạc. HS tự nhận xét và nhận xét cho nhau.

– GV tổng họp các ý kiến, động viên và đánh giá xếp loại cá nhân/nhóm HS.

4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng

a. Mục tiêu : HS vận dụng- sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày

b. Nội dung : HS trình bày, trình bày bài đọc nhạc số 1

c. Sản phẩm : HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc, cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

– HS sưu tầm một số bài hát có viết ở giọng đô trưởng và tập biểu diễn cho bạn bè, người thân nghe.

– HS vận dụng cách gõ đệm, đánh nhịp 2 vào các bài hát có cùng số chỉ nhịp

*Tổng kết tiết học

GV cùng HS hệ thống lại nội dung kiến thức tiết học.

*Chuân bị bài mới:

– Các nhóm ôn luyện các nội dung đã học đễ biểu diễn ở tiết Vận dụng – Sáng tạo.

Kết thúc bài học

TIẾT 3

· ÔN BÀI HÁT: CHÀO NĂM HỌC MỚI

· LUYỆN TẬP ĐỌC HAI BÈ BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 1

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

– Hoàn thiện bài hát Chào năm học mới bằng các hình thức đã học.

– Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ phần bè của Bài đọc nhạc số 1.

2. Năng lực

– Cảm nhận và thể hiện cảm xúc phù họp với tính chất âm nhạc vui tưoi, rộn ràng của bài hát Chào năm học mới. Biết biểu diễn bài hát bằng các hình thức đã học: đon ca, song ca, tốp ca.

– Thể hiện Bài đọc nhạc số 1 vói hình thức hai bè.

3. Phẩm chất

Giáo dục HS có ý thức chăm ch1 luyện tập, tinh thần trách nhiệm, hỗ trợ bạn và nhóm khác cùng hoàn thành mục tiêu bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– GV: SGVÂm nhạc 8, đàn phím điên tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ tiết dạy.

– HS: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ gõ. Ôn luyện bài hát Chào năm học mới và Bài đọc nhạc số 1 bằng các hình thức đã học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới

b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh trong SGK, mô tả các âm thanh theo cảm nhận cá nhân

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

– HS vận động cơ thể theo nhịp điệu trên nền nhạc bài hát đá học hoặc do HS tư chọn.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

* Kiến thức : Ôn tập hát và ôn BĐN số 1:

a. Mục tiêu: Học sinh có kiến thức cơ bản về đọc bè

b. Nội dung: HS tìm hiểu thông tin và trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

……….

Tải file tài liệu để xem thêm giáo án Âm nhạc 8 KNTT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *