Giáo án buổi 2 Tiếng Việt 1 sách Cánh diều (Cả năm)

Giáo án buổi 2 Tiếng Việt 1 sách Cánh diều (Cả năm)

Giáo án buổi 2 Tiếng Việt 1 sách Cánh diều bao gồm các bài soạn trong cả năm học, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình soạn giáo án tăng cường, giáo án buổi chiều môn Tiếng Việt lớp 1.

Bạn đang đọc: Giáo án buổi 2 Tiếng Việt 1 sách Cánh diều (Cả năm)

Giáo án buổi chiều môn Tiếng việt 1 được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án Tiếng Việt 1 sách Cánh diều để chuẩn bị thất tốt cho năm học mới. Mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án buổi chiều môn Tiếng Việt 1 Cánh diều:

Giáo án Tiếng Việt 1 buổi chiều sách Cánh diều

TUẦN 1

I. MỤC TIÊU:

* Phát triển năng lực ngôn ngữ

  • Qua tranh ảnh nhận biết nhanh các âm đã học trong tuần đánh vần, đọc đúng tiếng có chữ cái đã học
  • Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm a, âm c; tìm được chữ a, chữ c, nói đúng tên các dấu thanh: thanh sắc; thanh huyền
  • Viết đúng các chữ cái ac và các chữ ghi tiếng ca, cà cá.
  • Nói- nghe chính xác để tìm được loại trái cây có thanh sắc trong tranh theo yêu cầu.

* Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

  • Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi
  • Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
  • Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
  • Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học lên màn hình.
  • Tranh, ảnh, mẫu vật.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động HS

1.Kiểm tra:

Em hãy kể tên những âm, những dấu thanh em đã được học.

– Nhận xét, bổ sung

– HS kể: a,c,o,ô, thanh sắc, thanh huyền.

2.Bài mới:

2.1.Giới thiệu bài:

Gv sử dụng kết quả của phần KTBC để giới thiệu bài

2.2.Hướng dẫn ôn tập:

a. Đố em.

– HS lắng nghe

Bài 1/6.

– GV chiếu nội dung bài tập 1/ hoặc giới thiệu tranh trong vở BT PTNL

– Nêu yêu cầu của bài.

* HĐ cả lớp.

HS quan sát tranh, nắm yêu cầu của bài tập.

– HS nhắc lại yêu cầu: Nối chữ cái với hình thích hợp

GV yêu cầu HS nhìn tranh nói tên từng sự vật.

– GV yêu cầu HS nói lần 2 (chỉ không theo thứ tự)

HS thực hiện: công, cò, cỏ, áo,sách

– HS thực hiện

– Những tiếng em vừa nói tiếng nào có chứa âm /a/?

– Nhận xét, bổ sung.

– Những tiếng em vừa nói tiếng nào có chứa âm/c/?

– Nhận xét, bổ sung.

*Lưu ý: Nêu HS không tìm đủ GV có thể viết các chữ ghi tiếng đó lên bảng để HS nhận biết

– HS nêu: áo; sách

– HS nhận xét bạn

– HS nêu: cò,công, cỏ.

– HS nhận xét bạn.

– GV cho HS thực hành nối vào vở bài tập PTNL

– HS nối theo yêu cầu của bài

Bài 2/6

– GV chiếu nội dung bài tập 2 .Yêu cầu HS quan sát để nắm nội dung tranh.

– GV nêu yêu cầu của bài tập: Nêu tên các dấu thanh.

– Yêu cầu HS hai bạn cùng bàn nói cho nhau nghe xem tranh vẽ gì.

– Yêu cầu HS nêu trước lớp xem tranh vẽ gì?

– GV ghi nhanh lên bảng.

*HĐ nhóm đôi

– HS quan sát tranh.

– HS nêu lại yêu cầu của bài tập.

– HS nói cho nhau nghe: Tranh vẽ: cà, nhà, cò; lá, bóng, cá

– HS nêu trước lớp, HS khắc nhận xét

– Cà, nhà, cò đều có thanh gì?

Lá, bóng, cá đều có thanh gì?

– GV cho HS nói nhiều lần tên hai dấu thanh đó

– Thanh huyền.

– Thanh sắc

– Nhiều HS nhắc lại.

b. Luyện đọc:

GV chiếu nội dung bài tập 1/7 .Yêu cầu HS quan sát để nắm nội dung bài.

– GV nêu yêu cầu của bài tập: Tìm chữ và đọc.

– GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.

+ Tô màu vào những quả cam có chữ a và đọc.

+ Tô màu vào những quả táo có chữ c và đọc.

– GV cùng HS kiểm tra kết quả đúng và đọc lại

* HĐ cá nhân

– HS quan sát để nắm nội dung bài tập.

– HS nhớ và nhắc lại.

– HS lắng nghe và nhớ, nhắc lại nhiệm vụ.

+HS thực hiện: Tô màu sau đó đọc trước lớp: /a/

+HS thực hiện: Tô màu sau đó đọc trước lớp: /cờ/

– Lớp đọc đồng thanh:/a/;/cờ/

Bài 2/7

GV trình chiếu nội dung bài tập yêu cầu HS quan sát.

– GV nêu yêu cầu của bài tập: Đọc các từ.

GV nêu cách thức hoàn thành bài tập: Chơi trò chơi

– GV nêu cách chơi, luật chơi.

+Cách chơi: Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử ra 5 người nối tiếp nhau như đoàn tàu. Từng người cháy lên chỉ vào chữ theo thứ tự của đoàn tàu rồi đọc to.

+ Luật chơi: Nhóm nào nhanh, đọc đúng sẽ thắng.

– Tổ chức cho HS chơi trò chơi.

– Kết luận và tuyên dương nhóm thực hiện tốt.

*HĐ nhóm

– HS quan sát tranh.

– Lắng nghe nắm và nhắc lại yêu cầu của bài.

– GV nắm cách thức để hoàn thành nhiệm vụ.

– Các nhóm cử 5 bạn để thực hiện trò chơi.

– Nắm được cách chơi, luật chơi.

– HS chơi trò chơi. Nối tiếp nhau đọc các tiếng ghi trên toa tàu: Ca, cà, cá, cờ, cỏ.

– Tô màu vào toa tàu em đọc được.

– Gọi vài HS đọc lại trước lớp.

– HS thực hiện.

– HS thực hiện

c. Luyện viết:

GV yêu cầu HS nhìn vào vở BT PTNL /7 nêu nhiệm vụ của phần Luyện viết.

– GV cùng HS nhận xét chốt nhiệm vụ: Viết:a/c/ca/cà/cá mỗi chữ một dòng.

*HĐ cá nhân

– HS nêu nhiệm vụ.

– HS khác nhận xét và bổ sung cho bạn.

* Hướng dẫn viết và viết mẫu:

– Em hãy nêu độ cao của các con chữ:/c/;/a/

– Chữ cái /c/ được cấu tạo bởi nét nào?

– Chữ cái /a/ được cấu tạo bởi những nét nào?

– Nêu điểm đặt bút, điểm kết thúc của từng chữ.

– GV viết mẫu, vừa viết vừa nói lại quy trình viết.

– Cho HS luyện viết bảng con.

– Nhận xét, sửa sai.

– Cho HS luyện viết vở. Gv theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ HS.

Chấm- chữa bài- nhận xét.

– HS nêu: …cao 2 li

– …cấu tạo bởi nét cong hở phải

– …cấu tạo bởi 2 nét: nét cong kín và nét móc ngược.

– HS nêu.

– HS quan sát, nắm quy trình viết.

– HS luyện viết bảng con.

– HS sửa sai theo hướng dẫn của GV

– HS thực hành- viết vở.

d. Luyện nghe- nói.

– GV trình chiếu nội dung bài tập yêu cầu HS quan sát.

– GV nêu yêu cầu của bài tập: Tô màu cho các trái cây. Tên của trái cây nào có thanh sắc.

* GV: Trái cây= quả

GV yêu cầu HS nhắc lại yêu cầu của BT.

– HS lắng nghe, nhớ yêu cầu của bài.

– HS chú ý.

– Nhắc lại nội dung của BT.

GV cho HS hoạt động cá nhân: Tô màu vào các trái cây

– GV quan sát, giúp đỡ HS.

– HS thực hiện tô màu

– Sau khi HS đã tô màu xong GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi nói cho nhau nghe tên từng loại trái cây và giao luôn nhiệm vụ: nghe và phát hiện tên trái cây nào có thanh sắc.

*HĐ nhóm đôi.

– HS thực hiện: nói cho nhau nghe, mỗi bạn nói 1 lần để phát hiện tên loại trái cây có thanh sắc.

– Em hãy nêu tên những loại trái cây có thanh sắc.

– GV cùng HS nhận xét chốt ý đúng: mít, khế, táo, dứa.

– HS nêu trước lớp

– HS khác nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò

– Em hãy nêu lại các nội dung đã ôn tập.

– Nhận xét giờ học, tuyên dương các HS tích cực

– Dặn dò HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.

– HS nêu lại.

– HS lắng nghe.

TUẦN 2

Bài 9. Ôn tập

I. MỤC TIÊU:

* Phát triển năng lực ngôn ngữ

  • Qua tranh ảnh nhận biết nhanh các âm, từ ngữ đã học trong tuần c, a, o, ô, ơ, d, đ, e đánh vần, đọc đúng các tiếng có chữ cái đã học.
  • Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm c, âm a, đ; tìm được chữ c, o, ô, ơ, d, đ, e, nói đúng tên các dấu thanh: thanh hỏi; thanh huyền
  • Đọc được câu ứng dụng: Độ có cá cờ
  • Viết đúng các chữ cái dđ , e, o, các chữ ghi từ cá cờ, đá đỏ và câu ứng dụng Độ có cá cờ.
  • Nghe – Nói chính xác để tìm được tên cây có tiếng mở đầu bằng d hoặc đ trong tranh theo yêu cầu.

* Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

  • Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi
  • Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
  • Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
  • Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học lên màn hình.
  • Tranh, ảnh, mẫu vật.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động HS

1.Kiểm tra:

Em hãy kể tên những âm, những dấu thanh em đã được học trong tuần 2.

-Nhận xét, bổ sung

– HS kể: o, ô, ơ, d, đ, e thanh hỏi, thanh nặng.

2.Bài mới:

2.1.Giới thiệu bài:

Gv sử dụng kết quả của phần KTBC để giới thiệu bài

2.2.Hướng dẫn ôn tập:

A. ĐỐ EM

– HS lắng nghe

Bài 1/9.

– GV chiếu nội dung bài tập 1/ hoặc giới thiệu tranh trong vở BT PTNL

– Nêu yêu cầu của bài: Nối chữ cái với hình thích hợp (theo mẫu)

* HĐ cả lớp.

HS quan sát tranh, nắm yêu cầu của bài tập.

– HS nhắc lại yêu cầu: Nối chữ cái với hình thích hợp

GV yêu cầu HS nhìn tranh nói tên từng sự vật.

– GV yêu cầu HS nói lần 2 (chỉ không theo thứ tự)

HS thực hiện: dê, dế, dừa, công, cá, đa, đu đủ.

– HS thực hiện

+ Những tiếng em vừa nói tiếng nào có chứa âm /c/?

– Nhận xét, bổ sung.

+ Những tiếng em vừa nói tiếng nào có chứa âm/d/?

-Nhận xét, bổ sung.

+ Những tiếng em vừa nói tiếng nào có chứa âm/đ/?

* Lưu ý: Nêu HS không tìm đủ GV có thể viết các chữ ghi tiếng đó lên bảng để HS nhận biết

– HS nêu: tiếng có chứa âm /c/ cá, công

– HS nêu: tiếng có chứa âm /d/ dê, dế, dừa

– HS nêu: tiếng có chứa âm /đ/ đa, đu đủ

-HS nhận xét bạn

TUẦN 3

I. MỤC TIÊU:

* Phát triển năng lực ngôn ngữ

  • Qua tranh ảnh nhận biết nhanh các âm đã học trong 3 tuần đánh vần, đọc đúng tiếng có chữ cái đã học.
  • Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm b, g, h, l, thanh ngã( ̴ ); tìm được chữ b, g, h, l , nói đúng tên các dấu thanh: thanh ngã.
  • Viết đúng các chữ cái ê ,l, b, g, h, i, ia và các chữ : đĩa cá, lá hẹ.
  • Viết đúng câu : Bò bê ở bờ đê.
  • Nói- nghe chính xác để tìm được tên các con vật có tiếng mở đầu bằng g hoặc h.

* Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

  • Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi, nhóm 4.
  • Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
  • Thông qua hoạt động nối từ ngữ với tranh học sinh biết được một số đặc điểm của một số loài vật , từ đó thêm yêu quý và chăm sóc cho chúng.
  • Khơi gợi óc tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học lên màn hình.
  • Tranh, ảnh, mẫu vật, bút chì, bút sáp màu,….

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động HS

1.Kiểm tra:

Em hãy kể tên những âm, những dấu thanh em đã được học.

-Nhận xét, bổ sung

-HS kể tất cả các âm, dấu thanh đã được học từ tuần 1- tuần 3.

2.Bài mới:

2.1.Giới thiệu bài:

Ở tuần 3 này cô sẽ cho các con ôn lại các âm b, g, h, l,… thanh ngã và một số từ chứa âm đã học.Đồng thời các con cũng sẽ được luyện viết, luyện nói các âm, tiếng, từ đã học.

2.2.Hướng dẫn ôn tập:

a. Đố em.

-HS lắng nghe

Bài 1/13.

– GV chiếu nội dung bài tập 1/ hoặc giới thiệu tranh trong vở BT PTNL

– Nêu yêu cầu của bài.

* HĐ cả lớp.

HS quan sát tranh, nắm yêu cầu của bài tập.

-HS nhắc lại yêu cầu: Nối chữ cái với hình thích hợp

GV yêu cầu HS nhìn tranh nói tên từng con vật.

-GV yêu cầu HS nói lần 2 (chỉ không theo thứ tự)

HS thực hiện: bò, ba ba, gấu, gà, lừa.

-HS thực hiện

-Những tiếng em vừa nói tiếng nào có chứa âm b?

-Nhận xét, bổ sung.

-Những tiếng em vừa nói tiếng nào có chứa âm g ?

-Những tiếng nào chứa âm l ?

-Nhận xét, bổ sung.

*Lưu ý: Nêu HS không tìm đủ GV có thể viết các chữ ghi tiếng đó lên bảng để HS nhận biết

-HS nêu: bò, ba ba.

-HS nhận xét bạn

-HS nêu: gấu, gà.

-HS nêu: lừa.

-HS nhận xét bạn.

-GV cho HS thực hành nối vào vở bài tập PTNL

-HS nối theo yêu cầu của bài.

Bài 2/13

-GV chiếu nội dung bài tập 2 .Yêu cầu HS quan sát để nắm nội dung tranh.

-GV nêu yêu cầu của bài tập: Nêu tên các dấu thanh.

-Yêu cầu HS hai bạn cùng bàn nói cho nhau nghe xem tranh vẽ gì.

-Yêu cầu HS nêu trước lớp xem tranh vẽ gì?

-GV ghi nhanh lên bảng.

*HĐ nhóm đôi

-HS quan sát tranh.

-HS nêu lại yêu cầu của bài tập.

-HS nói cho nhau nghe: Tranh vẽ: rễ, nhãn,vải, mũ, khỉ, gỗ.

-HS nêu trước lớp, HS khác nhận xét

-Những tiếng nào đều có thanh ngã?

-GV lưu ý hỏi thêm các tiếng còn lại chứa thanh gì mà các con đã học.

-GV cho HS nói nhiều lần tên hai dấu thanh đó

-HS nêu: rễ, nhãn, mũ,gỗ.

-HS nêu : tiếng vải, tiếng khỉ chứa thanh hỏi.

-Nhiều HS nhắc lại.

b.Luyện đọc:

GV chiếu nội dung bài tập 1/14 .Yêu cầu HS quan sát để nắm nội dung bài.

-GV nêu yêu cầu của bài tập: Đọc các từ.GV lưu ý hỏi HS bài gồm mấy phần ? GV hướng dẫn lần lượt từng phần.

a) Tô màu vào những bông hoa có chữ em đã học. Đọc các chữ đó.

-GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.

+Tô màu vào những bông hoa có chữ em đã học trong 3 tuần và đọc.

+ GV chỉ các âm không theo thứ tự , mời một số em đọc lại.

b) Tô màu vào những quả lê có chữ ê và đọc.

-GV hỏi thêm : Con đã tô màu được tất cả bao nhiêu quả lê có chứa chữ ê?

c) Tô màu vào những quả bí có chữ b và đọc .GV hướng dẫn tương tự phần b và yêu cầu HS đọc lại .

-GV cùng HS kiểm tra kết quả đúng và đọc lại toàn bài.

*HĐ cá nhân

-HS quan sát để nắm nội dung bài tập.

-HS nhớ và nhắc lại.

-HS nêu : bài gồm 3 phần a, b, c.

-HS lắng nghe và nhớ, nhắc lại nhiệm vụ.

+HS thực hiện: Tô màu sau đó đọc trước lớp: e, ê, l, g, h, a.

– 3-4 em đọc.

+HS thực hiện: Tô màu sau đó đọc trước lớp: ê.

-HS nêu : 3 chữ ê.

+HS thực hiện tô màu và đọc trước lớp 4 chữ b vừa tô được.

Bài 2/15

GV trình chiếu nội dung bài tập yêu cầu HS quan sát.

-GV nêu yêu cầu của bài tập: Đọc các từ.GV lưu ý HS 3 bức tranh riêng biệt để thực hiện đọc lần lượt.

GV nêu cách thức hoàn thành bài tập: Chơi trò chơi

-GV nêu cách chơi, luật chơi.

+Cách chơi: Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử ra 5 người nối tiếp nhau như đoàn tàu. Từng người chạy lên chỉ vào chữ theo thứ tự của đoàn tàu rồi đọc to.

+ Luật chơi: Nhóm nào nhanh, đọc đúng sẽ thắng.

-Tổ chức cho HS chơi trò chơi.

-Kết luận và tuyên dương nhóm thực hiện tốt.

*HĐ nhóm

-HS quan sát tranh.

-Lắng nghe nắm và nhắc lại yêu cầu của bài.

-HS nắm cách thức để hoàn thành nhiệm vụ.

-Các nhóm cử 5 bạn để thực hiện trò chơi.

-Nắm được cách chơi, luật chơi.

-HS chơi trò chơi. Nối tiếp nhau đọc các tiếng ghi trên toa tàu: Tranh 1(bơ, bí, đỗ, cà, hẹ).Tranh 2(bò, dê, cà). Tranh 3(ba ba, le le, cá.

-Tô màu vào toa tàu em, các tiếng , từ ở hai bức tranh mà em đọc được.

-Gọi vài HS đọc lại trước lớp.

Bài 3/15: Nối các từ với hình thích hợp.

GV chiếu side nội dung bài tập và nêu yêu cầu.

-? Bạn nào giỏi đọc được các từ trong bài ?

-? GV hướng dẫn HS quan sát tranh để các em nối được . GV hướng dẫn nối mẫu.YCHS đọc từ thứ nhất? Sau đó thực hiện nối từ với hình.

Tương tự HS hoàn thành bài cá nhân.

-GV cho HS đổi vở kiểm tra chéo. Sau đó đọc cho nhau nghe các từ vừa nối được và hỏi nhau về những điều em biết được xung quanh nội dung tranh.

GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4: Đọc các câu và trả lời câu hỏi.

-GV nêu YC bài.

GV chiếu ND bài tập :

-Tranh vẽ gì?GV giới thiệu nội dung tranh được nói đến trong 2 câu luyện đọc ở bài.

? Bài đọc gồm mấy câu.

? Trong 2 câu đó con thấy tiếng, từ nào chứa âm mới đã học ở tuần 3.

-GV cho HS luyện đọc tiếng, từ khó đọc( cá nhân, nhóm, lớp).

-GV yêu cầu HS đọc trong nhóm đôi nối tiếp các câu. Gọi đại diện các nhóm đọc.Lớp đọc đồng thanh.

? Bà bế bé Hà đi bộ ở đâu?

? Vậy Bà bế bé Hà đi bộ ở hồ cá hay bờ hồ thì đúng.

-Vậy con sẽ tích vào ô trống có từ nào?

-GV tuyên dương những em tích đúng.

-HS thực hiện.

-HS thực hiện

-HS ghi nhớ, nhắc lại.

-HS nối tiếp đọc: bể cá, gà gô, bộ li, bờ hồ.

-Từ bể cá.Tranh 2 vẽ bể cá, vậy nối với tranh 2.

-HS nêu: bể cá – tranh 2; gà gô – tranh1; bộ li – tranh 4; bờ hồ – tranh 5.

-HS đổi vở KT và đọc lại các từ đó. Hỏi nhau về nội dung tranh, và chia sẻ trước lớp như:

-Bể cá có mấy con? Bờ hồ ở đâu? Tất cả có mấy cái li ? Nhà bạn có li không ?…….

-HS nhắc lại.

-HS nêu

-2 câu.

-HS nêu: bế, bé Hà, bờ hồ, ba ba,….

-HS đọc nối tiếp trong nhóm đôi.

– Đại diện 2-3 nhóm đọc.

-Nhóm khác nhận xét.

-Lớp đọc đồng thanh.

-Bà bế bé đi bộ ở bờ hồ.

-Ở bờ hồ.

-Ô trống có từ : bờ hồ.

c.Luyện viết:

GV yêu cầu HS nhìn vào vở BT PTNL /16 nêu nhiệm vụ của phần Luyện viết.

-GV cùng HS nhận xét chốt nhiệm vụ: Viết: ê, l, b một dòng, mỗi chữ lặp lại 2 lần . Viết g, h, i , ia một dòng.

*HĐ cá nhân

-HS nêu nhiệm vụ.

-HS khác nhận xét và bổ sung cho bạn.

*Hướng dẫn viết và viết mẫu:

-Em hãy nêu độ cao của các con chữ: ê, i, ia ?

-Chữ l, b, g, h cùng cao mấy li?

-Điểm đặt bút của các con chữ ê, l, b,h ở đâu ?

-Chữ ia gồm mấy con chữ?

-Nêu điểm đặt bút, điểm kết thúc của từng chữ.

-GV viết mẫu, vừa viết vừa nói lại quy trình viết.

-Cho HS luyện viết bảng con.Mỗi lần 2 chữ.

– Nhận xét, sửa sai.

– Cho HS luyện viết vở. Gv theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ HS.

Chấm- chữa bài- nhận xét.

-HS nêu: …cao 2 li

…cao 5 li.

-…đều đặt bút cao hơn đường kẻ ngang một khoảng nửa li.

-…gồm 2 con chữ, con chữ i đứng trước,con chữ a đứng liền sau.

-HS nêu.

-HS quan sát, nắm quy trình viết.

-HS luyện viết bảng con.

-HS sửa sai theo hướng dẫn của GV

-HS thực hành- viết vở.

d.Luyện nghe-nói.

-GV trình chiếu nội dung bài tập yêu cầu HS quan sát.

-GV nêu yêu cầu của bài tập: Nói tên các con vật có tiếng mở đầu bằng g hoặc h.

GV yêu cầu HS nhắc lại yêu cầu của BT.

*HĐ cá nhân, nhóm đôi.

-HS lắng nghe, nhớ yêu cầu của bài.

-Nhắc lại nội dung của BT.

GV đưa tranh cho HS thi kể tên các loài vật trong tranh.

GV ghi nhanh các tiếng HS vừa tìm được.

? Các tiếng các con vừa tìm được tiếng nào chứa âm g.

?Tiếng nào có âm h.

-GV yêu cầu HS nói cho nhau nghe những điều em biết về hai con vật này.

-GV tuyên dương các nhóm biết được nhiều thông tin về các con vật đó.

* Con biết các con vật này sống ở đâu?

-Giảng: Các con ạ các loại vật sống trong rừng vô cùng quý hiếm.Chúng ta phải bảo vệ và không săn bắn chúng .,….

3.Củng cố, dặn dò

-Em hãy nêu lại các nội dung đã ôn tập.

-Nhận xét giờ học, tuyên dương các HS tích cực

-Dặn dò HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.

-HS kể.

-Tiếng: gấu có âm g.

-Tiếng: hổ, hươu.

-HS ngồi cùng bàn thực hành nói cho nhau nghe: VD: Con hổ ăn gì?Chúng đẻ con phải không?Bạn hãy bắt chước tiếng kêu của con hổ được không?(hỏi tương tự với con gấu và con hươu).

-Chúng sống ở trong rừng.

-HS lắng nghe và ghi nhớ.

-2- 3 HS nêu.

HS lắng nghe.

HS về ôn lại và chuẩn bị bài tiếp theo.

……

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án buổi 2 Tiếng Việt 1 sách Cánh diều

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *