Giáo án buổi 2 Toán 3 sách Cánh diều bao gồm các bài soạn trong cả năm học, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình soạn giáo án tăng cường, giáo án buổi chiều môn Toán lớp 3.
Bạn đang đọc: Giáo án buổi 2 Toán 3 sách Cánh diều (Cả năm)
Giáo án buổi chiều môn Toán 3 được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án Toán 3 sách Cánh diều để chuẩn bị thất tốt cho năm học mới. Mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án buổi chiều môn Toán 3 Cánh diều:
Giáo án buổi chiều Toán lớp 3 sách Cánh diều
ÔN TẬP CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực, phẩm chất:
- Ôn tập, củng cố cách đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 1000.
- Rèn kỹ năng đọc, viết, so sánh, sắp xếp các số có 3 chữ số.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
- Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Có ý thức giúp đỡ nhau trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: bảng phụ
- Học sinh: Vở bài tập, bút, đồ dùng phục vụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động:
– HS chơi trò chơi:
- Trò chơi 1: HS A nêu số có 3 chữ số bất kì, HS B nêu số tiếp theo (liền sau số đó), HS C tương tự.
- Trò chơi 2: HS A nêu số có 3 chữ số bất kì, HS B nêu số có 3 chữ số bé hơn số của HS A, HS C tương tự.
- Trò chơi 3: HS A nêu số có 3 chữ số bất kì, HS B nêu số có 3 chữ số lớn hơn số của HS A, HS C tương tự.
– HS lớp và GV nhận xét, đánh giá.
2. Luyện tập
Bài 1: Đọc các số sau 125; 206; 610; 421; 900; 374. -GV hướng dẫn HS đọc các số trên.
Chốt: Đọc số theo thứ tự từ trái sang phải, từ hàng trăm, hàng chục đến hàng đơn vị. Bài 2: Số? a, Tìm số liền sau của các số dưới đây: 213; 403; 566; 690; 742. b, Viết các số trên thành một tổng. – GVYC HS làm bài vào vở. Gọi HS làm bài phần a. + Muốn tìm số liền sau của một số ta làm như thế nào? GV chốt cách tìm số liền sau của một số. GV gọi HS lên bảng làm bài tập phần b. Gọi HS nhận xét GV chốt: Phân tích 1 số thành tổng theo giá trị của các chữ số ở các hàng. Bài 3 : Điền >, a, 822…….832 b, 628…….622 c, 798…….897 d, 320 + 230………. 555 – Muốn so sánh các số có ba chữ số với nhau thì ta làm như thế nào? – Với trường hợp có các phép tính ở cột 2, khi điền dấu cần phải làm gì ? GV Chốt: Cách so sánh các số có 3 chữ số ta thực hiện: So sánh lần lượt từ trái sang phải (bắt đầu từ hàng trăm). Nếu số nào có hàng trăm lớn hơn thì lớn hơn. Nếu hai số có hàng trăm bằng nhau thì tiếp tục so sánh hàng chục và hàng đơn vị ( thực hiện tương tự). 3.Vận dụng Bài 4:BP Cho các số sau: 563; 635; 702; 439; 356. Sắp xếp các số theo thứ tự tăng dần Tìm số lớn nhất và số nhỏ nhất trong các số trên. – Gọi HS đọc YC bài tập 4 – YC HS làm việc theo nhóm đôi. + Để sắp xếp được các số theo thứ tự yêu cầu ta phải làm gì? – Chốt : Để sắp xếp được các số theo thứ tự yêu cầu ta phải tiến hành so sánh các số rồi xếp thứ tự. Tìm số lớn nhất, bé nhất : trước hết ta phải so sánh các số với nhau. |
– HS nêu yêu cầu bài. – HS làm bài cá nhân 125: Một trăm hai mươi lăm 206: Hai trăm linh sáu 610: Sáu trăm mười 421: Bốn trăm hai mươi mốt 900: Chín trăm 374: Ba trăm bảy mươi tư. – HSNX, nêu cách đọc, viết số có 3 chữ số. – HS nêu yêu cầu bài. – HS làm bài, 1 HS làm bảng lớp. – HS đối chiếu, nhận xét, chữa bài. – HS nêu: Cả lớp làm cá nhân vào vở, 1 HS lên bảng. 213 = 200 + 10 +3. 403 = 400 +3 566 = 500 + 60 + 6 691 = 600 + 90 742 = 700 + 40 + 2 – HSNX. – HS trao đổi cặp cách so sánh. – HS làm dưới hình thức chơi TC. (Mỗi nhóm 4 HS, điền dấu tiếp sức) – HS nêu. – Cần thực hiện phép tính trước khi điền dấu. – Lắng nghe và ghi nhớ – HS đọc yêu cầu. – Các nhóm làm việc. a, Sắp xếp các số theo thứ tự tăng dần: 356; 439; 563; 635; 702. – HS nêu. b . Số lớn nhất là: 702. Số nhỏ nhất là : 356 – Đại diện các nhóm trả lời. |
– Nhận xét tiết học.
– Dặn chuẩn bị bài sau: Cộng, trừ các số có 3 chữ số.
TOÁN (tăng)
Ôn tập: Phép cộng, trừ trong phạm vi 1000
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Củng cố cách thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số ( không nhớ và có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).
- Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép cộng, trừ ( không nhớ và có nhớ) trong phạm vi 1000
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, trừ (có nhớ và không nhớ) trong phạm vi 1000.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hợp tác với bạn tốt khi tham gia nhóm đôi, chơi tro chơi.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ trả lời các câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học nghiêm túc.
- HS tích cực tham gia tiết học, yêu thích học môn Toán, có hứng thú hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ (BT 2,3)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động – Cho lớp chơi trò chơi “ Gà con qua sông” trả lời các câu hỏi liên quan đến phép cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 1000. VD: + Khi thực hiện cộng hoặc trừ hai số có ba chữ số ta thực hiện mấy bước? + Khi đặt tính phải chú ý gì? + Khi cộng hoặc trừ thực hiện như thế nào? ………………………………… Chốt: Khi thực hiện phép cộng, phép trừ, ta thực hiện qua 2 bước: Đặt tính và tính. Đặt tính sao cho số trăm thẳng với số trăm, số chục thẳng với số chục, số đơn vị thẳng số đơn vị. Tính từ phải sang trái. Lưu ý: Chúng ta thực hiện nhớ sang hàng bên liền kề trước đó. – GV nhận xét, giới thiệu bài 2. Luyện tập |
– HS tham gia chơi – HS ghi tên bài |
Bài 1: Đặt tính rồi tính. |
|
285 + 167 978 – 469 358 + 465 715 – 269 461 + 249 990 – 273 – Đọc yêu cầu – Bài yêu cầu làm gì? – Yêu cầu HS làm bài
GV chốt: đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau, cộng (trừ) từ phải qua trái. |
– HS nêu yêu cầu. – HĐ cá nhân: Làm bài. – 3HS lên bảng làm bài. – HS đối chiếu |
Bài 2: (BP) Trong vườn có 516 cây cam, bà trồng thêm 79 cây chanh nữa. Hỏi trong vườn bà trồng tất cả bao nhiêu cây? – Gọi HS đọc bài toán + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn biết trong vườn bà trồng tất cả bao nhiêu cây ta làm phép tính gì? Hãy nêu phép tính. – YC HS làm bài – Gọi HS lên chữa bài – Nhận xét Chốt: Dạng toán tìm tổng của hai số. |
– HS đọc bài toán, phân tích bài. + Trong vườn có 516 cây cam, bà trồng thêm 79 cây chanh nữa + Hỏi trong vườn bà trồng tất cả bao nhiêu cây? + Phép tính cộng: 516 + 79 – HS làm bài. – 1HS lên bảng chữa bài. Bài giải Trong vườn bà trồng tất cả số cây là: 516 + 79 = 595 (cây) Đáp số: 595 cây |
Bài 3: (BP) Mảnh vải thứ nhất dài 761m. Mảnh vải thứ hai ngắn hơn mảnh vải thứ nhất 528m. a, Hỏi mảnh vải thứ hai dài bao nhiêu mét? b, Cả hai mảnh vài dài bao nhiêu mét?
– Chốt: Phần a dạng toán ít hơn. Phần b dạng toán tìm tổng.
3. Vận dụng Bài 4: Tìm hiệu của số lớn nhất và nhỏ nhất có ba chữ số. – Nêu cách tính tổng và hiệu ? – Yêu cầu HS làm bài vào vở cá nhân. – Chốt: Xác định số liền lớn nhất có ba chữ số là 999, số bé nhất có ba chữ số là 100. Tìm hiệu làm tính trừ, tìm tổng làm phép cộng. – Nhận xét tiết học. |
– HĐ cả lớp: Đọc đề bài, nêu y/c. – HS làm bài. – HS lên bảng chữa bài. Bài giải: a. Mảnh vải thứ hai dài số mét là: 761 – 528 = 234 (m) b. Cả hai mảnh vải dài số mét là: 761 + 234 = 995 (m) Đáp số: 234 m 995 m – HS đọc phân tích bài, thảo luận nhóm cặp. – HS làm bài vở cá nhân – 1 HS làm bài trên bảng lớp. – HS chữa bài. |
……
>> Tải file để tham khảo Giáo án tăng cường Toán 3 Cánh diều (Cả năm)