Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 sách Cánh diều (Cả năm)

Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 sách Cánh diều (Cả năm)

Giáo án Chuyên đề Ngữ văn 11 sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy môn Văn lớp 11.

Bạn đang đọc: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 sách Cánh diều (Cả năm)

Kế hoạch bài dạy Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Cánh diều được biên soạn bám sát nội dung trong sách giáo khoa lớp 11. Hi vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giáo án Chuyên đề Văn 11 nhanh chóng và dễ dàng hơn. Vậy sau đây là giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Cánh diều mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm giáo án môn Ngữ văn 11 Cánh diều.

Giáo án Chuyên đề Ngữ văn 11 Cánh diều

CHUYÊN ĐỀ 1 TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

(Thời lượng 10 tiết)

PHẦN I. NGHIÊN CỨU MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM ( 5 TIẾT)

I. Mục tiêu cần đạt

1. Về kiến thức

– Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề VHTĐ.

– Nắm được một số phương pháp nghiên cứu VHTĐ.

– Biết viết một báo cáo nghiên cứu về một vấn đề VHTĐ

– Biết thực hiện được một bài thuyết trình về một vấn đề VHTĐ

– Nêu được vấn đề muốn nghiên cứu về VHTĐVN, trình bày được những nội dung nghiên cứu cụ thể

2. Về năng lực

– Biết sử dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp

– Xây dựng được hệ thống luận điểm sang rõ, làm nổi bật được các kết quả nghiên cứu với những cứ liệu minh họa cụ thể

– Sử dụng ngôn ngữ khách quan, khoa học để trình bày kết quả

– Khái quát được ý nghĩa của vấn đề VHTĐ được nghiên cứu

3. Về phẩm chất

– Yêu mến, tự hào, phát huy các giá trị VHTĐ Việt Nam

– Yêu thích việc nghiên cứu khoa học, nghiên cứu VHTĐVN

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học

– Tài liệu TK (sách,báo, tạp chí …về VHDG),máy tính,máy chiếu

– Phiếu học tập để HS thảo luận

– Bút, giấy màu để trinh bày sản phẩm…

– Tivi/máy chiếu, máy tính/điện thoại kết nối internet

– Công cụ hỗ trợ quản lí dạy học trực tuyến: Teams

– Công cụ khảo sát, đánh giá trực tuyến: Microsoft Forms

– Phần mềm hỗ trợ quay, dựng video

– Một số sp của HS sau khi hoàn thành CĐ1

– Mạng xã hội để công bố trực tuyến sản phẩm: Facebook, Youtube…

2. Danh mục học liệu

2.1. Trước khi tổ chức dạy học

– Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn.

– Sách chuyên đề Ngữ văn 11, Bộ Cánh diều.

– Khảo sát về năng lực công nghệ số của học sinh.

2.2. Trong khi tổ chức dạy học

– Video khởi động.

– Phiếu học tập.

2.3. Sau khi tổ chức dạy học

– Đánh giá việc nắm kiến thức của HS sau khi học chuyên đề:

– HS đánh giá và tự đánh giá

+ Tự đánh giá quá trình làm việc nhóm

+ Đánh giá báo cáo nghiên cứu một vấn đề VHTĐ và bài thuyết trình về một vấn đề VHTĐ

– Clip bài thuyết trình về một vấn đề VHTĐ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Huy động, kích hoạt kiến thức đã học trước đó và trải nghiệm của HS có liên quan đến nội dung bài học. Tạo tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.

b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến VHTĐ.

c. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV cho HS trả lời câu hỏi

– GV chuẩn bị câu hỏi đặt vấn đề và các câu hỏi gợi mở giúp HS giải quyết vấn đề:

CH1:Hãy kể tên các tác giả, tác phẩm VHTĐ mà em đã biết, đã học ở chương trình THCS?

CH2: VB nào sau đây không thuộc VHTĐ:

a. Bình Ngô Đại Cáo.

b. Hịch tướng sĩ

c. Chiếc lược ngà

d. Truyện Kiều

– GV yêu cầu nhóm HS dùng kĩ thuật ghi chú bên lề để chuẩn bị nội dung trình bày

B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.

B3. Báo cáo kết quả: GV yêu cầu một số HS trả lời và nhận xét.

B4. Kết luận, nhận định

GV nhận xét, hướng dẫn HS chốt ý dẫn vào bài

Gợi ý 1: Các tác giả VHTĐ: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu…

– HS đưa ra một số tác phẩm HS được học ở THCS ( Nam quốc sơn hà – Lí Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn, Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi, Qua đèo Ngang – Bà huyện Thanh Quan).

Gợi ý 2: Đáp án c

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Thao tác 1: Văn học trung đại Việt Nam

a. Mục tiêu

Giúp HS nắm được những kiến thức chung về VHTĐ Việt Nam: khái niệm VHTĐVN, tiến trình VHTĐ VN.

b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS thông qua phiếu học tập và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến VHTĐ.

c. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu những vấn đề chung về VHTĐ

B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS trả lời phiếu học tập 1

B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS hoàn thành phiếu học tập 1.

B3. Báo cáo kết quả và thảo luận: GV yêu cầu một số HS trình bày sản phẩm và nhận xét.

B4. Kết luận, nhận định

GV nhận xét, chốt ý

1. Văn học trung đại

a. Khái niệm Văn học trung đại Việt Nam

– Là tên gọi của bộ phận VH viết.

– Được hình thành và phát triển trong thời trung đại ( thời kỳ chế độ phong kiến Việt Nam ) từ Tk X đến hết thế kỷ XIX.

b. Tiến trình phát triển của VHTĐVN.

b.1. Giai đoạn từ thế kỉ X – XIV

b.1.1. Hoàn cảnh lịch sử – xã hội

– Dân tộc ta giành được quyền độc lập tự chủ.

– Lập nhiều chiến công chống giặc ngoại xâm: chống Tống, quân Nguyên- Mông.

– Xây dựng đất nước hoà bình, vững mạnh, chế độ phong kiến ở thời kì phát triển.

b.1.2 Các bộ phận văn học

– VH viết chính thức ra đời tạo bước ngoặt lớn.

– Gồm hai bộ phận song song tồn tại và phát triển:

+VH chữ Hán.

+VH chữ Nôm.

b.1.3. Nội dung

– Cảm hứng yêu nước chống xâm lược và tự hào dân tộc với âm hưởng hào hùng, mang hào khí Đông A.

– Hào khí Đông A: hào khí thời Trần- tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược, tự hào dân tộc.

– Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu:

+ Lí Thường Kiệt: Nam quốc sơn hà.

+ Đỗ Pháp Thuận: Quốc tộ.

+ Lí Công Uẩn: Thiên đô chiếu.

+ Trần Hưng Đạo: Hịch tướng sĩ.

+ Trương Hán Siêu: Bạch Đằng giang phú

b.1.4. Nghệ thuật

– VH viết bằng chữ Hán đạt được những thành tựu lớn: văn chính luận, văn xuôi viết về đề tài lịch sử, văn hoá, thơ, phú.

– VH viết bằng chữ Nôm bước đầu phát triển.

– Hiện tượng văn- sử- triết bất phân.

b.2. Giai đoạn từ thế kỉ XV- XVII:

b.2.1. Hoàn cảnh lịch sử – xã hội:

– Chiến thắng giặc Minh, triều Hậu Lê được thành lập, chế độ PK đạt độ cực thịnh ở cuối thế kỉ XV.

– Nội chiến: Mạc- Lê, Trịnh- Nguyễn chia cắt đất nước vào thế kỉ XVI- XVII khiến chế độ PK suy yếu.

” Nhìn chung tình hình xã hội vẫn ổn định.

b.2.2 Các bộ phận văn học

– VH chữ Hán và VH chữ Nôm đều phát triển, đạt nhiều thành tựu.

b.2.3 Nội dung

– Tếp tục phát triển cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc, khẳng định dân tộc và triều đình PK.

VD: Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi); Hồng Đức quốc âm thi tập, Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông);…

– Phản ánh, phê phán hiện thực xã hội đương thời với những tệ lậu, suy thoái về đạo đức.

VD: Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…

b.2.4 Nghệ thuật

– VH chữ Hán: đạt thành tựu vượt bậc ở văn chính luận và văn xuôi tự sự.

– VH chữ Nôm: thơ Nôm phát triển, xuất hiện xu hướng Việt hoá thơ Đường luật, các khúc ngâm, vịnh, diễn ca lịch sử bằng thơ lục bát và song thất lục bát phát triển.

b.3. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX

b.3.1. Hoàn cảnh lịch sử – xã hội

– Nội chiến PK tiếp tục gay gắt, kéo dài khiến chế độ PK suy thoái.

– Phong trào nông dân khởi nghĩa sôi sục, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn, diệt Trịnh- Nguyễn, quân Xiêm và quân Thanh, thống nhất đất nước.

– Tây Sơn thất bại, nhà Nguyễn khôi phục vương triều PK chuyên chế.

– Đất nước bị đặt trước hiểm họa xâm lược của thực dân Pháp.

” Là giai đoạn lịch sử đầy biến động, có bi kịch và có anh hùng ca.

” Nền văn học dân tộc phát triển mạnh, kết tinh nhiều tác giả, tác phẩm văn học xuất sắc ” được đánh giá là giai đoạn VH cổ điển.

b.3.2. Các bộ phận văn học

– VH chữ Hán phát triển.

– VH chữ Nôm phát triển đạt đỉnh cao.

b.3.3. Nội dung

Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa:

+ Tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, đấu tranh đòi quyền giải phóng con người cá nhân.

+ Cảm thông với những số phận bất hạnh.

+ Tố cáo, phê phán các thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống của con người.

+ Ngợi ca những vẻ đẹp của con người.

+ Khát vọng tự do công lí, mơ ước về xã hội tốt đẹp cho con người.

– Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu:

+ Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm: Chinh phụ ngâm.

+ Nguyễn Gia Thiều: Cung oán ngâm khúc.

+ Nguyễn Du: Truyện Kiều– đỉnh cao của VHTĐ.

+ Thơ Nôm Hồ Xuân Hương.

+ Thơ Bà Huyện Thanh Quan.

+ Ngô gia văn phái: Hoàng Lê nhất thống chí.

+ Thơ Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ,…

b.3.4. Nghệ thuật

– Phát triển mạnh và khá toàn diện cả VH chữ Hán và VH chữ Nôm, cả thơ và văn xuôi.

– VH chữ Nôm được khẳng định và phát triển đạt đến đỉnh cao.

b.4. Giai đoạn VH nửa cuối thế kỉ XIX

b.4.1. Hoàn cảnh lịch sử – xã hội

– Thực dân Pháp xâm lược. Triều đình nhà Nguyễn đầu hàng từng bước. Nhân dân cả nước kiên cường chống giặc nhưng gặp phải nhiều thất bại.

– XHPK chuyển thành XHTD nửa PK.

– Văn hóa phương Tây bắt đầu ảnh hưởng tới đời sống XH.

b.4.2. Các bộ phận văn học

– Chủ yếu là hai bộ phận: chữ Hán và chữ Nôm.

– VH viết bằng chữ quốc ngữ đã bước đầu xuất hiện nhưng thành tựu chưa đáng kể.

b.4.3. Nội dung

– Chủ nghĩa yêu nước chống xâm lược mang cảm hứng bi tráng.

– Tư tưởng canh tân đất nước trong các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ.

– Phê phán hiện thực xã hội đương thời trong thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương.

– Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu:

+ Nguyễn Đình Chiểu- tác giả VH yêu nước lớn nhất.

+ Nguyễn Khuyến, Tú Xương,…

b.4.4. Nghệ thuật

– Văn thơ chữ Hán, chữ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương.

– Xuất hiện một số tác phẩm văn xuôi bằng chữ quốc ngữ của Trương Vĩnh Kí, Nguyễn Trọng Quản, Huỳnh Tịnh Của,… đổi mới bước đầu theo hướng hiện đại hóa.

Thao tác 2: Tập nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

a. Mục tiêu

Giúp HS thực hành khâu đầu tiên của việc tập nghiên cứu là thu thập, xử li thông tin, lựa chọn đề tài vấn đề nghiên cứu, xác định mục tiêu, nội dung ngiên cứu và lập kế hoạch cho việc nghiên cứu (tập trung vào những nội dung đã được học)

b. Sản phẩm: HS tiếp thu được cách nghiên cứu một vấn đề thuộc VHTĐ.

c.Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

*Gv hướng dẫn HS tìm hiểu về nghiên cứu và nghiên cứu VHTĐ

B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV cho HS trả lời câu hỏi

– GV chuẩn bị câu hỏi đặt vấn đề và các câu hỏi gợi mở giúp HS giải quyết vấn đề:

CH1: HS giải nghĩa từ “nghiên cứu”?

CH2: Nghiên cứu một vấn đề VHTĐ là gì?

B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.

B3. Báo cáo kết quả: GV yêu cầu một số HS trả lời và nhận xét.

B4. Kết luận, nhận định

GV nhận xét, hướng dẫn HS chốt ý

* GV hướng dẫn HS cách lựa chọn đề tài, vấn đề, mục tiêu, nội dung và kế hoạch nghiên cứu,

B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS trả lời phiếu học tập 2

B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS hoàn thành phiếu học tập 2.

B3. Báo cáo kết quả và thảo luận: GV yêu cầu một số HS trình bày sản phẩm và nhận xét.

B4. Kết luận, nhận định

* GV hướng dẫn HS cách thu thập thông tin

B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 2 nhóm

1. Nhóm 1

+ Tìm hiểu thông tin từ sách, báo

2. Nhóm2

+ Tìm hiểu thông tin từ internet

B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận

B3. Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi bất kì HS trong nhóm để nghe ý kiến và kết quả thảo luận. GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề

* GV hướng dẫn HS cách xử lí thông tin

B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 2 nhóm

1. Nhóm 1

Sắp xếp, xử lí, tổng hợp thông tin về đề tài Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm Độc Tiểu Thanh Kí, Chinh Phụ ngâm, Cung oán ngâm

2. Nhóm 2

Sắp xếp, xử lí, tổng hợp thông tin về đề tài yếu tố kì và yếu tố thực trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.

B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận

B3. Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi bất kì HS trong nhóm để nghe ý kiến và kết quả thảo luận. GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề

B4. Kết luận và nhận định

– GV góp ý riêng cho từng nhóm để hoàn thiện nội dung của nhóm.

– 5 HS đóng vai trò quan sát viên dùng rubrics 2 đánh giá hoạt động các nhóm

1. Nghiên cứu

Gợi ý 1: Nghiên cứu là xem xét tìm hiểu kĩ để nắm vững vấn đề, giải quyết vấn đề, hay để rút ra những hiểu biết mới (từ điển TV)

Gợi ý 2: Nghiên cứu một vấn đề VHTĐVN là hoạt động thu thập, xử lí thông tin nhằm phát hiện và làm sáng tỏ vấn đề về VHTĐ chưa được giải quyết hoặc hệ thống hóa một cách khoa học vấn đề đã được nghiên cứu.

2.Xác định đề tài, vấn đề, mục tiêu, nội dung và kế hoạch nghiên cứu.

a. Xác định đề tài,vấn đề nghiên cứu

– Là một nội dung học tập trong CT cần được tìm hiểu sâu khi có điều kiện

– Được diễn đạt bằng hình thức cô đọng, ngầm chứa CH nghiên cứu cần được giải đáp

– Có tính khả thi trong điều kiện học tập của HS

VD:

+ Đề tài hình tượng người phụ nữ trong VHTĐ

b. Xác định mục tiêu, nội dung nghiên cứu

b.1. Xác định mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu kiến thức

– Liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài, vấn đề nghiên cứu, có thể xác định căn cứ ngay từ tên đề tài

* Mục tiêu kĩ năng

– Liên quan đến cách thức tiến hành nghiên cứu

* Mục tiêu về thái độ và giá trị

– Đó là việc đáp ứng các nhu cầu và hứng thú học tập của người học khi triển khai đề tài, vấn đề nghiên cứu tạo động lực cho quá trình nghiên cứu và góp phần vào quá trình phát triển phẩm chất, bồi dưỡng các giá trị sống cho HS

b. 2. Nội dung nghiên cứu

Dự kiến những nội dung trọng tâm nghiên cứu: Đề tài, vấn đề nghiên cứu có đặc điểm gì nổi bật? Đề tài, vấn đề nghiên cứu được thể hiện ntn? Nghệ thuật thể hiện của đề tài, vấn đề? ? Ý nghĩa của đề tài, vấn đề?

c. Lập kế hoạch nghiên cứu

– Dự kiến, hình dung, sắp xếp công việc theo trình tự thời gian hợp lý

3. Thu thập thông tin

a. Sưu tầm tài liệu từ sách, báo: trong thư viện nhà trường, địa phương, tìm đọc, sưu tầm,ghi chép những thông tin liên quan đến đề tài, vấn đề nghiên cứu

b. Khai thác thông tin trên internet

Sử dụng máy tính kết nối internet, điện thoại thông minh để tra cứu thu thập thông tin liên quan đến đề tài, vấn đề nghiên cứu

– Chú ý: Tài liệu trên internet đa dạng về nguồn gốc, độ tin cậy của thong tin, vì vậy HS cần chọ lọc, lưu giữ nguồn gốc, xuất xứ của tài liệu

4. Xử lí thông tin

a. Ghi chú bên lề tài liệu

b. Phân tích theo sơ đồ tư duy

c. Tổng hợp theo phương thức cornell – notes (phương pháp ghi chép)

d. Lập hồ sơ tài liệu

– Các tp có liên quan

– Các danh mục tài liệu tham khảo

– Các tranh ảnh, số liệu,bảng biểu

– Các nội dung ghi chép

– Các minh chứng khác

* Sắp xếp, xử lí, tổng hợp thông tin về đề tài bi kịch người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm …

– Nội dung:

+Số phận đau khổ và cái chết oan ức của Tiểu Thanh trong bài Độc Tiểu Thanh kí:

(+) Vì hoàn cảnh éo le, nàng Tiểu Thanh tài sắc phải làm lẽ một thương gia giàu có.
(+)Vợ cả ghen, nhốt nàng trong ngôi nhà trên núi Côn Sơn.
(+)Thương thân, tủi phận, Tiểu Thanh làm thơ ghi lại tâm trạng của minh. Nàng chết lúc mới mười tám tuổi.
(+) Vợ cả ghen, đem đốt tập thơ của Tiểu Thanh.
(+)Bi kịch của Tiểu Thanh là bị tước đoạt tuổi thanh xuân, tình yêu vả hạnh phúc lứa đôi.

+ Số phận cô đơn, đau khổ của người chinh phụ:

(+) Chồng ra trận, người chinh phụ sống trong tâm trạng bồn chồn, lo lẳng, chờ mong và tuyệt vọng.
(+) Nàng tự hỏi vì sao hạnh phúc lứa đôi phải chia lìa. Ẩn sau nỗi băn khoăn day đứt là thái độ oán trách, lên án chiến tranh gây ra cảnh đau lòng: Những đôi lứa đang yêu bị đẩy vào cảnh sinh li.
(+) Nỗi cô đơn bao trùm tâm trạng người chinh phụ suốt những đêm dài trằn trọc, thao thức nhớ mong và lo lắng cho chổng đang ở ngoài mặt trận. Nỗi niềm không biết san sẻ cùng ai, chi biết gửi theo ngọn gió.

+ Số phận bị lãng quên, bị tước đoạt hạnh phúc của người cung nữ:

(+)Lúc nhập cung thì xinh tươi như bông hoa mới nở.
(+) Chỉ sau một thời gian ngắn đã bị vua quên lãng.
(+) Luôn phải sống trong tâm trạng chờ đợi đến mỏi mòn, tự thấy minh giờ đây giống như bông hoa đã tàn phai.
(+) Bức bối, tủi hờn, bất binh, muốn đạp tiêu phòng mà ra, trở về với cuộc sống bình thường để được yêu, được sống.

– Nghệ thuật: Cách sử dụng thể thơ, ngôn ngữ thơ và hình ảnh thơ để thể hiện bi kịch của người phụ nữ trong các tác phẩm.

* Sắp xếp, xử lí, tổng hợp thông tin về đề tài yếu tố kì và yếu tố thực trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương tríchTruyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.

– Các chi tiết kì ảo

+ Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.

+ Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi → gặp Vũ Nương → được đưa về dương thế.

+ Vũ Nương tự tử → được tiên nữ cứu, sống dưới thủy cung.

+ Trương Sinh lập đàn giải oan → Vũ Nương hiện về nói lời tạ từ rồi biến mất.

Cách đưa các yếu tố kì ảo vào truyện

Yếu tố kì ảo xen kẽ, lồng ghép với những yếu tố có thật (về địa danh, thời điểm lịch sử, sự kiện lịch sử, về nhân vật, về tình cảnh nhà Vũ Nương) → tính chân thực, thuyết phục.

– Ý nghĩa các chi tiết kì ảo

+ Làm nên đặc trưng của thể lại truyện truyền kì

+ Hoàn thiện nét đẹp vốn có của Vũ Nương.

+ Tăng tính bi kịch của câu chuyện.

+ Tạo nên kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ của nhân dân về lẽ công bằng.

+Thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm

……………..

Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án Chuyên đề Ngữ văn 11 Cánh diều 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *