Giáo án chuyên đề Tin học 10 sách Cánh diều (Cả năm)

Giáo án chuyên đề Tin học 10 sách Cánh diều (Cả năm)

Giáo án Chuyên đề Tin học 10 Cánh diều trọn bộ cả năm là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy môn Tin lớp 10.

Bạn đang đọc: Giáo án chuyên đề Tin học 10 sách Cánh diều (Cả năm)

Kế hoạch bài dạy Chuyên đề học tập Tin học 10 Cánh diều được biên soạn bám sát nội dung trong sách giáo khoa lớp 10. Hi vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giáo án Chuyên đề Tin 10 nhanh chóng và dễ dàng hơn. Vậy sau đây là giáo án Chuyên đề học tập Tin học 10 Cánh diều mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm giáo án môn Tin học 10 Cánh diều.

Giáo án chuyên đề Tin học 10 Cánh diều (Cả năm)

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHUYÊN ĐỀ 1: THỰC HÀNH LÀM VIỆC VỚI CÁC TỆP VĂN BẢN

BÀI 1: TÓM TẮT CÁC KHẢ NĂNG CỦA HỆ SOẠN THẢO VĂN BẢN (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ:

· Biết được nguyên lí hoạt động của hệ soạn thảo văn bản.

· Biết được các chức năng thường dùng của một hệ soạn thảo văn bản.

2. Năng lực

– Năng lực chung:

· Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

· Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

· Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

– Năng lực riêng:

· Biết áp dụng được, chỉnh sửa được và vận dụng thành thạo các chức năng thường dùng của một hệ soạn thảo văn bản.

· Biết tra cứu thông tin trên internet và từ các nguồn khác để tham khảo, thu thập thông tin cần thiết.

· Lên kế hoạch, phân công và làm việc nhóm hiệu quả.

3. Phẩm chất

– Chăm chỉ, năng động, chịu khó tìm tòi, sáng tạo, vận dụng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– Sách Chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 10, SGV Chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).

– Hình ảnh minh họa về tính chất chung của hệ soạn thảo văn bản và các bảng chọn chức năng của phần mềm soạn thảo.

– Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

– Sách chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 10.

– Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học Tóm tắt các khả năng của hệ soạn thảo văn bản.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, gợi mở, dẫn dắt kiến thức để HS bước vào bài học.

b. Nội dung: GV cho HS thảo luận cặp đôi, lắng nghe GV trình bày vấn đề và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Giải thích nghĩa của cụm từ WYSIWYG được sử dụng trong các chương trình ứng dụng văn phòng.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Khi nói về các chương trình ứng dụng văn phòng, có một cụm từ thường được dùng là WYSIWYG (viết tắt của What You See Is What You Get trong tiếng Anh). Em hiểu điều đó như thế nào (có thể lấy ví dụ để minh hoạ và giải thích)?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS vận dụng kiến thức hiểu biết thực tế, kết hợp tìm kiếm, sưu tầm thông tin, tài liệu để thực hiện nhiệm vụ.

– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:

+ WYSIWYG (viết tắt của What You See Is What You Get trong tiếng Anh), thường được dịch là “những gì bạn đang thấy là những gì bạn sẽ nhận được” và hiểu là “Giao diện tương tác tức thời – mắt thấy tay làm”.

+ Thường được dùng trong các chương trình ứng dụng văn phòng, các chương trình biên soạn, thiết kế web… Các công cụ dùng giao diện này cho phép ta có thể thấy ngay những thay đổi mà người viết mã, hay một thiết kế viên web vừa thực hiện, nhằm tiết kiệm thời gian chỉnh sửa các lỗi hay những điểm không ưng ý một cách dễ dàng và nhanh chóng.

– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét phần trả lời của HS.

– GV dẫn dắt HS vào bài học: Để nắm rõ hơn về nguyên lí hoạt động của hệ soạn thảo văn bản và chức năng thường dùng của một hệ soạn thảo văn bản, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Tóm tắt các khả năng của hệ soạn thảo văn bản.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất chung của hệ soạn thảo văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được một số tính chất chung của hệ soạn thảo văn bản.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK tr9, 10, kết hợp quan sát Hình 1, quan sát trên máy tính để tìm hiểu về một số tính chất chung của hệ soạn thảo văn bản.

c. Sản phẩm: HS ghi vào vở một số tính chất chung của hệ soạn thảo văn bản.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK tr9, 10, kết hợp quan sát Hình 1 và trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày một số tính chất chung của hệ thống soạn thảo văn bản.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK tr9, 10, kết hợp quan sát Hình 1 để tìm hiểu về một số tính chất chung của hệ thống soạn thảo văn bản.

GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

– GV mời đại diện một số HS trình bày về một số tính chất chung của hệ thống soạn thảo văn bản.

– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tất cả các hệ soạn thảo văn bản đều là các phần mềm có những chức năng cơ bản và nguyên tắc hoạt động như nhau. Khi sử dụng một hệ soạn thảo văn bản, người dùng quyết định nội dung của văn bản. Hệ thống phần mềm hỗ trợ hình thức trình bày theo nguyên lí bạn nhìn thấy gì thì bạn nhận được như vậy (WYSIWYG).

– GV hướng dẫn, chỉ dẫn trực tiếp trên máy tính cho HS.

– GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu tính chất chung của hệ soạn thảo văn bản

– Chia văn bản thành các trang.

– Xác định hình thức trình bày nội dung trên từng trang:

+ Kích thước trang và các lẻ của trang.

+ Nội dung tiêu đề trên và dưới (nếu cần) ở mỗi trang.

+ Đánh số thứ tự trang, cách đánh số và vị trí ghi số thứ tự trang.

+ Khoảng cách giữa các dòng và giữa các đoạn văn bản.

– Xác định hình thức trình bày nội dung của từng đoạn văn bản:

+ Kiểu chữ, cỡ chữ, màu chữ,… của đoạn văn bản hoặc từng từ, nhóm từ trong đoạn.

+ Phân loại chức năng của đoạn văn bản: tiêu đề ở các mức hay chỉ mục nội dung, cách đánh dấu phân loại tiêu đề.

+ Vẽ hình đơn giản, tạo các hộp văn bản, đưa hình ảnh vào văn bản.

+ Chỉnh sửa và gộp nhóm các đối tượng thành một đối tượng xử lí.

– Tạo mục lục theo các tiêu đề mục đã xác định trong văn bản.

– Lưu kết quả soạn thảo bằng những kiểu tệp khác nhau vào nơi cần thiết, phù hợp với mục đích sử dụng trong tương lai, trong trường hợp riêng là in văn bản.

Hoạt động 2: Tìm hiểu bảng chọn chức năng của phầm mềm soạn thảo văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các chức năng thường dùng của phầm mềm soạn thảo văn bản.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK tr9, 10, kết hợp quan sát Hình 2-4, quan sát kết hợp thao tác trực tiếp trên máy tính để tìm hiểu về các chức năng thường dùng của phầm mềm soạn thảo văn bản.

c. Sản phẩm: HS ghi vào vở các chức năng thường dùng của phầm mềm soạn thảo văn bản.

………..

Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án chuyên đề Tin học 10 Cánh diều (Cả năm)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *