Giáo án dạy thêm Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống mang tới các bài soạn cho cả năm học, giúp thầy cô rất nhiều trong quá trình biên soạn giáo án tăng cường, giáo án dạy thêm môn Văn 6 theo chương trình mới.
Bạn đang đọc: Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)
Giáo án tăng cường Văn 6 KNTT bám sát chương trình, biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án dạy thêm môn Văn 6 Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án dạy thêm Văn 6 kì 1 sách Kết nối tri thức
Ngày soạn: …./…./2023
BUỔI 1:
Bài 1: TÔI VÀ CÁC BẠN (3 buổi)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực:
- Xác định được ngôi kể trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.
- Nhận biết được các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ của các nhân vật Dế Mèn và Dế Choắt. Từ đó hình dung ra đặc điểm của từng nhân vật.
- Phân tích được đặc điểm của nhân vật Dế Mèn.
- Rút ra bài học về cách ứng xử với bạn bè và cách đối diện với lỗi lầm của bản thân.
- Năng lực nhận diện từ đơn, từ ghép, từ láy và chỉ ra được các từ loại trong văn bản.
2. Về phẩm chất:
- Nhân ái, khoan hoà, tôn trọng sự khác biệt.
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hệ thống kiến thức và bài tập
2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại kiến thức đã học theo hướng dẫn của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ.
2. Bài mới:
TIẾT 1-2: ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN VĂN BẢN:
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN,NẾU CẬU MUỐN CÓ MỘT NGƯỜI BẠN, BẮT NẠT
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung cần đạt |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
GV hướng dẫn HS củng cố những kiến thức cơ bản về thể loại và văn bản. – Hình thức vấn đáp. – HS trả lời. – GV chốt kiến thức GV hướng dẫn HS nhắc lại kiến thức trọng tâm về văn bản. – Hình thức vấn đáp. – HS trả lời. – GV chốt kiến thức |
I. KIẾN THỨC CHUNG VỀ THỂ LOẠI 1. Truyện và truyện đồng thoại · Truyện là loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc. · Truyện đồng thoại là truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hoá. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật vừa mang đặc điểm của con người. 2. Cốt truyện · Cốt truyện là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chinh được sắp xếp theo một trật tự nhất định: có mở đầu, diễn biến và kết thúc. 3. Nhân vật · Nhân vật là đối tượng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ,… được nhà văn khắc hoạ trong tác phẩm. Nhân vật thường là con người nhưng cũng có thể là thần tiên, ma quỷ, con vật. đồ vật,… 4. Người kể chuyện Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện: + Ngôi thứ nhất; + Ngôi thứ ba. 5. Lời người kể chuyện và lời nhân vật · Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật vả miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy. Lời nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kề chuyện. II. KIẾN THỨC CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 1. Tác giả: – Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), lớn lên ở quê ngoại – làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội – Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 – Ông có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại – Các tác phẩm chính: “Võ sĩ Bọ Ngựa”, “Dê và Lợn”, “Đôi ri đá”, “Đảo hoang”… – Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật 2. Tác phẩm: a. Thể loại: Truyện đồng thoại b. Xuất xứ: – “Bài học đường đời đầu tiên”(tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí” – “Dế Mèn phiêu lưu kí” được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. c. Tóm tắt: Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt- người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. d. Giá trị nội dung: – Miêu tả vẻ đẹp của Dế Mèn cường tráng nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. – Sau khi bày trò trêu chị Cốc, gây ra cái chết cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. e. Giá trị nghệ thuật: – Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn – Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc – Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. – Miêu tả loài vật sinh động, nghệ thuật nhân hoá, ngôn ngữ miêu tả chính xác – Xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi với trẻ thơ. f. Ý nghĩa – Không quá đề cao bản thân rồi rước hoạ. – Cần biết lắng nghe, quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh. III. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 1. Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn:
2. Bài học đường đời đầu tiên a. Nhân vật Dế Choắt
b. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt – Chê bai nhà cửa và lối sống của Dế Choắt. – Từ chối lời đề nghị cần giúp đỡ của Choắt => Khinh bỉ, coi thường Dế Choắt. c. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
|
TIẾT 2: LUYỆN TẬP VỀ VĂN BẢN: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
Bài tập 1
Đọc kĩ đoạn văn, sau đó trả lời bằng cách chọn ý đúng nhất:
“…Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùnq nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào”.
(Bài học đường đời đầu tiên – Ngữ văn 6, tập 1)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả? Văn bản thuộc thể loại truyện nào?
Câu 2: Đoạn văn trên trình bày theo phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chính?
Câu 3: Đoạn văn sử dụng ngôi kể thứ mấy? Người kể là ai?
Câu 4: Nội dung của đoạn văn trên?
Câu 5: Bài học cuộc sống em rút ra từ văn bản chứa đoạn văn trên?
Hướng dẫn làm bài:
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản Bài học đường đời đầu tiên của tác giả Tô Hoài; thuộc thể loại truyện đồng thoại.
Câu 2: Đoạn văn trên trình bày theo phương thức biểu đạt tự sự xen miêu tả, trong đó miêu tả là chính.
Câu 3: Đoạn văn sử dụng ngôi kể thứ nhất. Người kể chuyện là Dế Mèn.
Câu 4: Nội dung của đoạn văn trên: cảnh kiếm mồi của các loài sinh vật trên đầm bãi trước của hang của Dế Mèn.
Câu 5: Bài học cuộc sống em rút ra từ văn bản chứa đoạn văn trên:
- Trong cuộc sống không được kiêu căng, tự phụ, coi thường người khác.
- Cần sống khiêm tốn, biết quan tâm giúp đỡ người khác.
Bài tập 2
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
«Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên».
(Ngữ văn 6, tập 1, NXBGD-2021)
Câu 1. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì?
Câu 2: Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên…
Đặt mình vào nhân vật Dế Mèn, viết tiếp những suy nghĩ của Dế (đoạn văn dài khoảng 10 dòng).
Hướng dẫn làm bài:
Câu 1. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là : Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng mang vạ vào mình.
Câu 2: Đoạn văn có sự nối tiếp tự nhiên, hợp lí mạch nghĩ của Dế Mèn xoay quanh niềm ân hận, đau khổ khôn nguôi, tự giày vò, day dứt bản thân về tội lỗi không thể tha thứ được của mình dẫn đến sự thức tỉnh, tự hứa hẹn cho cách sống tới,…những giọt nước mắt tự thanh lọc tâm hồn cũng có thể xuất hiện nơi chàng Dế cường tráng và sớm nhiễm thói ngông cuồng ấy.
Bài tập 3
Câu 1: Qua đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên’’ ta thấy Dế Mèn hiện lên là một chàng Dế như thế nào? Tìm các dẫn chứng để minh họa (chứng minh) cho điều em nhận xét?
Câu 2: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì? Em hãy kể lại nội dung của bài học đó?
Bài 3: Đoạn trích trong sách giáo khoa được đặt tên là « Bài học đường đời đầu tiên », theo em nhan đề này có thích hợp với nội dung đoạn trích khôgn ? Còn có thể đặt cho văn bản này tên nào khác ?
Hướng dẫn làm bài:
Câu 1: Qua đoạn trích “ Bài học đường đời đầu tiên’’ ta thấy Dế Mèn hiện lên là một chàng Dế có vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh, yêu đời nhưng còn xốc nổi, kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, hung hăng, hống hách, xem thường người khác, cậy sức bắt nạt kẻ yếu…
– Các dẫn chứng:
* Ngoại hình:
+ đôi càng: mẫm bóng
+ vuốt … nhọn hoắt
+ đôi cánh: dài kín xuống tận chấm đuôi…
+ người: rung rinh một màu nâu bóng mỡ
+ đầu: to, nổi từng tảng,
+ răng đen nhánh, …
+ râu: dài, uốn cong… hùng dũng
* Hành động:
+ đạp phanh phách, rũ phành phạch, nhai ngoàm ngoạm; trịnh trọng vuốt râu…
* Tính cách:
+ đi đứng oai vệ, như con nhà võ.
+ cà khịa với tất cả hàng xóm.
+ quát mấy chị Cào Cào, trêu mấy anh Gọng Vó…
+ tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ…
+ Trêu chị Cốc để gây ra cái chết thương tâm của Dế Choắt.
Câu 2:
– Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là đã gây ra cái chết thương tâm của Choắt.
– Nội dung:
+ Một chiều Mèn trêu chị Cốc xong trốn vào hang khiến chị hiểu lầm đánh Choắt trọng thương.
+ Trước khi chết Choắt khuyên Mèn bỏ thói hung hăng bậy bạ.
+ Mèn xót thương Choắt và ân hận vô cùng về bài học đường đời đầu tiên.
Câu 3: Tên văn bản cần đáp ứng ít nhất 2 yêu cầu theo dõi được nội dung của văn bản và gây sự chú ý cho người đọc. Xét tiêu chi đó tên đặt cho đoạn trích đã phù hợp. Tuy nhiên cũng có thể tìm đặt cho đoạn trích này những tên khác, ví dụ: Dế Mèn và Dế Choắt.
Bài tập 4
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi câu này:
– Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh:ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy .
Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm . Vừa thương vừa ăn năn tội mình . Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.”
(Trích Ngữ văn 6 – tập 1)
Câu 1: Cho biết đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả? Nêu nội dung đoạn trích?
Câu 2: Qua lời khuyên của Dế Choắt em hãy nêu cảm nhận mình bằng một đoạn văn (5-7 dòng) về nhân vật Dế Choắt?
Hướng dẫn làm bài:
Câu 1:
– Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên
– Tác giả: Tô Hoài
Câu 2:
* Về kĩ năng: Đảm bảo một đoạn văn (phương thức biểu đạt tự chọn) từ 5 – 7 dòng, bố cục hợp lí (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn); không lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt trôi chảy.
* Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày cảm nhận về nhân vật Dế Choắt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý sau:
– Thấy được Dế Choắt là một chú dế có lòng nhân hậu, trái tim độ lượng.
– Dế Mèn gây ra cái chết của Dế Choắt nhưng Dế Choắt không hề trách cứ hay tỏ thái độ căm giận. Ngược lại Dế Choắt còn chân thành khuyên nhủ Dế Mèn.
– Bày tỏ được tình cảm dành cho Dế Choắt…
…..
Giáo án dạy thêm Văn 6 kì 2 sách Kết nối tri thức
Bài 6: CHUYỆN KỂ VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG (4 buổi)
BUỔI 17: ÔN TẬP
VĂN BẢN 1: THÁNH GIÓNG – Truyền thuyết
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: TỪ VÀ CỤM TỪ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
– Củng cố cho HS nhận biết chủ đề của truyện Thánh Gióng.
– HS hiểu được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng thể loại của truyền thuyết tình huống điển hình của cốt truyện, các chi tiết tiêu biểu, nhân vật có tính biểu trưng cho ý chí và sức mạnh của tập thể, lời kể có nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo,…
– Hiểu được một số thủ pháp nghệ thuật nhằm tô đậm tính xác thực của câu chuyện trong lời kể truyền thuyết.
– Củng cố kiến thức Tiếng Việt: Từ và cụm từ
2. Năng lực:
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
3. Phẩm chất:
– Tự hào về lịch sử và truyền thống văn hoá của dân tộc, có khát vọng cống hiến vì những giá trị cộng đồng.
– Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hệ thống kiến thức và bài tập
2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại kiến thức đã học theo hướng dẫn của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ.
2. Bài mới:
TIẾT 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN VĂN BẢN: THÁNH GIÓNG
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung cần đạt |
GV hướng dẫn HS củng cố những kiến thức cơ bản về thể loại và văn bản. – Hình thức vấn đáp. – HS trả lời. – GV chốt kiến thức GV hướng dẫn HS nhắc lại kiến thức trọng tâm về văn bản. – Hình thức vấn đáp. – HS trả lời. – GV chốt kiến thức |
I. KIẾN THỨC CHUNG VỀ THỂ LOẠI 1. Truyền thuyết – Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các sự kiện và nhân vật ít nhiều có liên quan đến lịch sử thông qua sự tưởng tượng, hư cấu. 2. Thế giới nghệ thuật của truyền thuyết – Chủ đề: cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian. – Thời gian: theo mạch tuyến tính. Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh xuất hiện và thân thế; chiến công phi thường; kết cục. – Nhân vật chính: là những người anh hùng. – Lời kể: cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện. – Yếu tố kì ảo (lạ, không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hoá nhân vật và chiến công của họ. II. KIẾN THỨC CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM a. Thể loại: truyền thuyết về người anh hùng. b. Phương thức biểu đạt: tự sự c. Bố cục: Văn bản chia làm 4 phần + P1: Từ đầu … “nằm đấy” ⇒ Sự ra đời của Gióng. + P2: tiếp … “cứu nước”: ⇒ Gióng trưởng thành và đánh tan quân giặc. + P3: tiếp …”lên trời”: ⇒ Gióng đánh thắng giặc và bay về trời. + P4: còn lại Sự bất tử của người anh hùng Gióng. Một số dị bản: như bản kể trong sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của tác giả Nguyễn Đổng Chi, bản kê’ trong sách Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2 – Văn học dân gian (Phong Châu kể) d. Kể tóm tắt: + Vào đời vua Hùng thứ 6 ở làng Gióng, có vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn , có tiếng là phúc đức, nhưng mãi chưa có con. Bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra một chú bé khôi ngô nhưng đến 3 tuổi mà cậu bé chẳng biết nói biết cười, chẳng biết đi. + Giặc Ân xuất hiện, nghe sứ giả rao, chú bé bỗng cất tiếng nói đòi đi đánh giặc.Từ đó,chú bé lớn nhanh như thổi. Bà con phải góp gạo nuôi Thánh Gióng. + Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt xông ra diệt giặc và đánh tan được kẻ thù. + Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ. Hiện nay vẫn còn những dấu tích trận đánh của Gióng năm xưa. * Bài tham khảo: Vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng già mãi không có con. Một hôm, bà vợ ra đồng thấy dấu chân to, bà đặt chân ướm thử. Về nhà bà mang thai và 12 tháng sau sinh ra Gióng. Gióng khôi ngô, tuấn tú nhưng lên ba vẫn chưa biết nói cười. Bấy giờ giặc Ân xâm lược nước ta, thế nước nguy cấp. Khi nghe sứ giả loan tin tìm người giúp nước, Gióng cất tiếng nói đầu tiên – tiếng nói đánh giặc. Gióng yêu cầu rèn cho anh một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt, một áo giáp sắt. Sau khi gặp sứ giả, gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no. Cả làng góp gạo nuôi Gióng. Lúc thế nước rất nguy cấp cũng là lúc sứ giả mang đồ tới. Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên lưng ngựa, ngựa phun lửa. Thánh Gióng một mình một ngựa xông thẳng vào quân địch, đánh hết lớp này đến lớp khác. Roi sắt gãy, Gióng nhổ luôn bụi tre bên đường đánh giặc. Giặc tan rã, đến chân núi Sóc Sơn, Gióng lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, cả người cả ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn, phong làm Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ ở làng Gióng. e. Nghệ thuật: Chi tiết tưởng tượng kì ảo, khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường) f. Nội dung – Ý nghĩa: *Nội dung: Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng, qua đó thể hiện ý thức tự cường của dân tộc ta. *Ý nghĩa: Truyện ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng kiên cường của dân tộc ta. III. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng a. Bối cảnh của câu chuyện: + Thời gian: đời Hùng Vương thứ sáu. + Không gian: không gian hẹp là một làng quê, không gian rộng là bờ cõi chung của đất nước. + Sự việc: Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh. Đây là tình huống khá điển hình ở các tác phẩm truyền thuyết: đất nước đối diện với một mối lâm nguy, thử thách to lớn: đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Tại thời điểm này, lịch sử đòi hỏi phải có những cá nhân kiệt xuất, những người tài đánh giặc giúp dân cứu nước b. Sự ra đời của Gióng. – Các chi tiết về sự ra đời của Gióng: + Hai vợ chồng ông lão nhà nghèo, chăm làm ăn và có tiếng phúc đức, nhưng chưa có con. + Một hôm bà ra đồng, trông thấy một vết chân to hơn vết chân người thường. + Bà ướm thử vào vết chân, không ngờ về nhà đã thụ thai. + Sau mười hai tháng thai nghén, bà sinh ra một em bé mặt mũi rất khôi ngô. + Chú bé đã ba tuổi mà chẳng biết cười, biết nói gì cả, và cũng không nhích đi được bước nào, đặt đâu nằm đấy. => Ý nghĩa: Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng làm nồi bật tính chất khác thường, hé mở rằng đứa trẻ này không phải là một người bình thường. Điều này nằm trong mối liên kết xuyên suốt VB truyền thuyết kể về người anh hùng: ra đời một cách khác thường, kì lạ – lập nên những chiến công phi thường – và sau đó từ giã cuộc đời cũng theo một cách không giống người bình thường. 2. Gióng lớn lên và đi đánh giặc a. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. + Câu nói thể hiện ý thức đánh giặc cứu nước, cứu dân của Thánh Gióng. + Cậu bé làng Phù Đổng ra đời một cách khác thường (trong hoàn cảnh đất nước đang có chiến tranh) báo hiệu cậu sẽ là người thực hiện Nhiệm vụ của lịch sử. Khi thời điểm thực hiện Nhiệm vụ đến thì cậu bé sẽ cất tiếng nói đầu tiên, phải là tiếng nói nhận Nhiệm vụ: đánh giặc cứu dân, cứu nước. Đó cũng là dấu mốc quan trọng đánh dấu thời khắc một cá nhân được tham gia vào công việc, thử thách chung của cả cộng đồng. b. Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi Gióng ăn, may quần áo cho Gióng mặc. + Gióng được nuôi dưỡng từ trong ND. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của toàn dân. + ND ta rất yêu nước một lòng đoàn kết để tạo sức mạnh đánh giặc cứu nước. GV mở rộng: Ngày nay ở làng Gióng, ND vẫn tổ chức cuộc thi nấu cơm, hái cà nuôi Gióng. Đây là hình thức tái hiện qúa khứ rất giàu ý nghĩa. c. Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ khổng lồ. ” Chi tiết thể hiện suy nghĩ và ước mơ của ND về người anh hùng cứu nước: + Người anh hùng là người khổng lồ trong mọi sự việc, kể cả sự ăn uống và lớn lên. + Ước mong Gióng lớn nhanh để kịp đánh giặc cứu nước. + Đó là cái vươn vai phi thường để giúp người anh hùng đạt tới sự khổng lồ. Đó cũng là ước mong của ND ta về sức mạnh của người anh hùng đánh giặc. Hơn nữa cái vươn vai của Gióng còn là cái vươn vai của cả DT khi đứng lên chống giặc ngoại xâm. d. Ngựa sắt phun ra lửa, gươm sắt loang loáng như chớp giật và bụi tre hai bên đường đã hỗ trợ Gióng trong quá trình đánh giặc. – Việc thần kì hoá vũ khí bằng sắt của Thánh Gióng là một chi tiết có ý nghĩa biểu tượng, ca ngợi thành tựu văn minh kim loại của người Việt cổ ở thời đại Hùng Vương. – Đó cũng là đặc điểm nổi bật của thời đại truyền thuyết – thời đại anh hùng trên nhiều phương diện, trong đó có những đổi thay lớn vê’ công cụ sản xuất và vũ khí chiến đấu e. Gióng đánh giặc xong, cởi giáp bỏ nón lại và bay thẳng lên trời. – Đây là sự ra đi thật kì lạ nhưng cũng thật cao quí: + Gióng không màng danh lợi, vinh hoa, phú quí. + Nhân ta muốn giữ mãi hình ảnh cao đẹp về người anh hùng cứu nước nên đã để Gióng về với cõi vô biên, bất tử. Bay lên trời Gióng là non nước, đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang. ð Gióng đã lập nên những chiến công phi thường, có ý nghĩa với nhiều người. Đây là đặc điểm tiêu biểu của nhân vật anh hùng. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước. Thánh Gióng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước: sức mạnh vô hạn của tự nhiên đất nước; sức mạnh và ý chí của nhân dân – những người thợ thủ công anh hùng, những người nông dân anh hùng, những binh lính anh hùng,… |
TIẾT 2: LUYỆN TẬP VỀ VĂN BẢN: THÁNH GIÓNG
GV hướng dẫn HS làm bài tập liên quan đến văn bản
Bài tập 1
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy…
(SGK Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 2: Xác định từ theo cấu tạo trong câu sau: “Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức”
Câu 3: Đoạn văn trên kể về sự việc gì?
Câu 4: Tìm các từ mượn trong đoạn văn trên và cho biết nguồn gốc của các từ mượn đó.
Hướng dẫn làm bài
Câu 1:
– Đoạn văn trên trích từ văn bản Thánh Gióng
– Văn bản ấy thuộc thể loại truyện truyền thuyết
– PTBĐ chính: Tự sự
Câu 2:
“Tục truyền/ đời /Hùng Vương/ thứ sáu/, ở/ làng Gióng/ có /hai /vợ chồng/ ông lão/ chăm chỉ /làm ăn /và /có /tiếng /là /phúc đức”
Từ ghép: tục truyền, Hùng Vương, thứ sáu, làng Gióng, vợ chồng, ông lão, làm ăn, phúc đức
Từ láy: chăm chỉ
Từ đơn: đời, ở, có, hai, và, là
Câu 3:
Đoạn văn kể về sự ra đời vừa bình thường, vừa kì lạ của Thánh Gióng
Câu 4:
Từ mượn: tục truyền, Hùng Vương, phúc đức, thụ thai, khôi ngô,
Nguồn gốc: Từ mượn tiếng Hán
…
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống