Giáo án dạy thêm Toán 6 sách Chân trời sáng tạo (Học kì 1)

Giáo án dạy thêm Toán 6 sách Chân trời sáng tạo (Học kì 1)

Giáo án dạy thêm Toán 6 sách Chân trời sáng tạo (Học kì 1), với 56 trang, được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học, giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án dạy thêm môn Toán 6 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình.

Bạn đang đọc: Giáo án dạy thêm Toán 6 sách Chân trời sáng tạo (Học kì 1)

Đồng thời, cũng giúp các em ôn lại toàn bộ kiến thức trọng tâm môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo để nắm vững thật chắc kiến thức, đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm giáo án dạy thêm môn Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo. Mời thầy cô cùng tải miễn phí:

Giáo án dạy thêm môn Toán 6 Chân trời sáng tạo

Chương 1: Số tự nhiên

Bài 1: Tập hợp – Phần tử của tập hợp

KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Tập hợp:

Người ta thường dùng các chữ cái in hoa: A, B, C, … để kí hiệu tập hợp.

Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, cách nhau bởi dấu chấm phẩy “;”. Mỗi phần tử liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

Phần tử x thuộc tập hợp A được kí hiệu: x ∈ A (đọc là x thuộc A)

Phần tử y không thuộc tập hợp A ta được ký hiệu: y ∉ A (đọc là y không thuộc A)

Ví dụ:

+ Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 5. Ta có: A = {0; 1; 2; 3; 4}

Ta viết: 0 ∈ A ; 1 ∈ A ; …; 4 ∈ A ; 5 ∉ A

+ Gọi B là tập hợp các chữ cái tiếng việt trong từ “toán học” B = {t; o; a; n; h; c}

Ta viết: t ∈ B; o ∈ B ; e ∉ B

2. Cách cho tập hợp:

– Có ba cách cho tập hợp:

  • Cách 1: Liệt kê các phần tử.
  • Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử.
  • Cách 3: Sơ đồ Venn (ít sử dụng)

VD: Viết tập hợp A gồm các số nhỏ hơn 6.

Cách 1: Liệt kê:  A = {0;1;2;3;4;5}

Cách 2: Nêu tính chất đặc trưng: A = {x / x là số tự nhiên và x

Cách 3: Minh họa tập hợp bằng 1 vòng kín, mỗi phần tử được biểu diễn bởi một dấu chấm bên trong vòng kín đó.

BÀI TẬP MẪU

DẠNG 1: VIẾT TẬP HỢP

Câu 1: Gọi M là tập hợp các chữ cái Tiếng Việt có mặt trong từ “gia đình”. Hãy viết tập hợp M bằng cách liệt kê các phần tử.

Câu 2: Cho tập hợp E = {0; 2; 4; 6; 8}. Hãy chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp E và viết tập hợp E theo cách này.

Câu 3: Cho tập hợp P = {x|x là số tự nhiên và 10

Câu 4: Cho tập hợp A gồm các số tự nhiên vừa lớn hơn 7 vừa nhỏ hơn 15. Hãy viết tập hợp A theo cách liệt kê các phần tử.

Câu 5: Gọi B là tập hợp các số chẵn thuộc tập hợp A. Hãy viết tập hợp B theo hai cách.

Câu 6: Hoàn thành bảng dưới đây vào vở (theo mẫu)

Tập hợp cho bởi cách liệt kê các phân tử

Tập hợp cho bởi tính chất đặc trưng

H = {2; 4; 6; 8; 10}

H là tập hợp các số tự nhiên chẵn khác 0 và nhỏ hơn 11.

M là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 15.

P = {11; 13; 15; 17; 19; 21}

X là tập hợp các nước ở khu vực Đông Nam Á.

Câu 1: Viết tập hợp T gồm tên các tháng dương lịch trong quý IV (ba tháng cuối năm). Trong tập hợp T, những phần tử nào có số ngày là 31?

DẠNG 2: XÁC ĐỊNH PHẦN TỬ THUỘC/KHÔNG THUỘC TẬP HỢP

Câu 1: Gọi D là tập hợp các chữ cái Tiếng Việt có mặt trong từ “SỐ HỌC”.

a) Hãy viết tập hợp D bằng cách liệt kê các phần tử.

b) Các khẳng định sau đúng hay sai? S ∈ D, Ô ∈ D, B ∉ D, M ∈ D.

Câu 2: Cho tập hợp A gồm các số tự nhiên vừa lớn hơn 5 vừa nhỏ hơn 10.

a) Hãy viết tập hợp A theo cách liệt kê các phần tử.

b) Kiểm tra xem trong những số 5; 6; 10; 12, số nào là phần tử thuộc tập hợp A, số nào không thuộc tập hợp A.

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án dạy thêm Toán 6 CTST

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *