Giáo án dạy thêm Toán 8 Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án dạy thêm Toán 8 Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án dạy thêm Toán 8 Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm là tài liệu vô cùng hữu ích bao gồm những nội dung của giờ lên lớp dạy học, mục đích mà giáo viên cần hướng đến, nội dung, phương hướng, cách thức hay những hoạt động cụ thể của thầy và học sinh.

Bạn đang đọc: Giáo án dạy thêm Toán 8 Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án dạy thêm Toán 8 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung SGK, được trình bày theo thứ tự thực tế diễn ra trong buổi học. Giáo án này được thầy cô giáo biên soạn trong giai đoạn trước buổi học trên lớp thường được các thầy cô chuẩn bị vào buổi tối hôm trước. Ngoài ra quý thầy cô tham khảo thêm nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 8.

Giáo án dạy thêm Toán 8 Kết nối tri thức với cuộc sống

ÔN TẬP BÀI 1,2: ĐƠN THỨC, ĐA THỨC

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

– Học sinh nhận biết được đơn thức, đơn thức thu gọn, hệ số, phần biến và bậc của đơn thức.

– Học sinh thu gọn được được đơn thức, nhận biết được đơn thức đồng dạng và cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng.

– Nhận biết được đa thức, hạng tử của đa thức, đa thức thu gọn.

– Thu gọn được đa thức, tìm được bậc của đa thức.

– Biết tìm giá trị của đa thức khi biết giá trị của biến.

2. Về năng lực:

* Năng lực chung:

– Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

* Năng lực đặc thù:

– Năng lực giao tiếp toán học: HS phát biểu, nhận biết được đơn thức, đa thức, bậc của đơn thức, đa thức

– Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, tính toán,

3. Về phẩm chất:

– Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.

– Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân

– Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, máy chiếu.

2. Học sinh: SGK, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1) Đơn thức.

Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến hoặc có dạng tích của những số và biến

2) Đơn thức thu gọn, bậc của một đơn thức.

  • Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm một số hoặc có dạng tích của một số với những biến, mỗi biến chỉ xuất hiện một lần và đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương.
  • Tổng các số mũ của các biến trong một đơn thức thu gọn với hệ số khác gọn là bậc của đơn thức đó.
  • Trong một đơn thức thu gọn, phần số còn gọi là hệ số, phần còn lại gọi là phần biến.

3) Đơn thức đồng dạng.

  • Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác và có phần biến giống nhau.
  • Hai đơn thức đồng dạng thì có cùng bậc.
  • Để thực hiện phép cộng, trừ các đơn thức đồng dạng, ta cộng, trừ phần hệ số và giữ nguyên phần biến.

4) Đa thức.

  • Đa thức là tổng của những đơn thức, mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.
  • Mỗi đơn thức cũng được gọi là một đa thức.

5) Thu gọn đa thức.

  • Đa thức thu gọn là đa thức không có hai hạng tử nào đồng dạng.
  • Bậc của một đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.
  • Một số khác cũng được coi là một đa thức bậc
  • Số cũng là một đa thức, gọi là đa thức và không có bậc xác định.

2. BÀI TẬP

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Giao nhiệm vụ

– GV chiếu bài tập lên máy chiếu yêu cầu học sinh trả lời nhanh bài tập trắc nghiệm

– HS tìm hiểu bài toán 1

Dạng 1: Nhận biết đơn thức, đơn thức đồng dạng, đa thức, bậc và hệ số của đơn thức, đa thức

Bài 1: Bài tập trắc nghiệm

…………….

Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án dạy thêm Toán 8 Kết nối tri thức

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *