Giáo án Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học bài 1: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực ở Đông Nam Á theo chương trình sách giáo khoa.
Bạn đang đọc: Giáo án Địa lí 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Kế hoạch bài dạy Địa lý 11 Kết nối tri thức giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án lớp 11 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình. Giáo án Địa lí 11 Kết nối tri thức giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất.
Giáo án Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 11. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội.
- Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế – xã hội.
- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: sử dụng công nghệ thông tin để tìm hiểu các thông tin về tự nhiên, dân cư và xã hội Đông Nam Á.
Năng lực địa lí:
- Sử dụng các công cụ địa lí: bản đồ.
- Khai thác Internet phục vụ môn học.
- Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái.
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án Địa lí 11.
- Tranh ảnh, video, tài liệu, bản đồ Đông Nam Á.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có)
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Địa lí 11.
- Dụng cụ học tập.
- Phiếu học tập.
- Một số hình ảnh về tự nhiên, dân cư, xã hội khu vực Đông Nam Á,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã biết (hoặc muốn biết) về địa lí khu vực Đông Nam Á.
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi về địa lí khu vực Đông Nam Á.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV tổ chức cho HS chơi Trò chơi ô chữ:
– GV nêu luật chơi: Có 8 từ hàng ngang tương ứng với 8 câu hỏi gợi ý bất kỳ. Các em dựa vào gợi ý và tìm từ hàng ngang tương ứng với số ô chữ của mỗi hàng. Sau khi lật mở hết từ hàng ngang, em hãy đọc từ hàng dọc xuất hiện trong trò chơi.
– GV lưu ý: Có thể lựa chọn thứ tự câu hỏi bất kì.
Câu 1: Có 8 ô chữ. Vùng biển nằm ở phía Đông nước ta được gọi là?
Câu 2: Có 3 ô chữ. Tên quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không giáp biển.
Câu 3: Có 7 ô chữ. Tên quốc gia có hình chữ S trong khu vực Đông Nam Á.
Câu 4: Có 9 ô chữ. Tên thủ đô của Lào.
Câu 5: Có 9 ô chữ. Đảo quốc sư tử là tên gọi của quốc gia nào?
Câu 6: Có 5 ô chữ. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được viết tắt là gì?
Câu 7: Có 7 ô chữ. Đây là quốc kì của quốc gia nào?
Câu 8: Có 7 ô chữ. Xứ sở chùa Vàng là tên gọi của quốc gia nào?
Ô chữ hàng dọc: ĐÔNG NAM Á
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tích cực tham gia trò chơi và tìm ra ô chữ hàng dọc.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV gọi lần lượt các HS tham gia trò chơi:
– Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
– GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Từ hàng dọc và các thông tin nằm ở các ô chữ hàng ngang đã được lật mở đều nhắc đến khu vực Đông Nam Á. Đông Nam Á đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư và có nền kinh tế phát triển năng động nhất trên thế giới. Để tìm hiểu các đặc điểm về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội đã có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển kinh tế của khu vực này, chúng ta cùng đến bài hôm nay – Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí
a. Mục tiêu: HS phân tích được ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực Đông Nam Á.
b. Nội dung: HS quan sát Hình 11.1, đọc thông tin mục I.1 – SGK tr.46 và tìm hiểu về phạm vi lãnh thổ, vị trí địa lí và ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.
c. Sản phẩm học tập: Nội dung trình bày của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV mời 1 bạn lên bảng chỉ vào bản đồ Hình 11.1 và thực hiện yêu cầu: + Em hãy chỉ vào bản đồ và đọc tên các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia. + Em hãy kể tên các biển thuộc khu vực Đông Nam Á. Khu vực tiếp giáp với các đại dương nào? – GV cho HS quan sát video sau: youtu.be/yAH8V_11zIk – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Sau khi xem video, em hãy đọc thông tin mục I – SGK tr.46 và trả lời câu hỏi: + Nêu đặc điểm vị trí địa lí và lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á + Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến sự phát triển kinh tế – xã hội khu vực. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS quan sát bản đồ Hình 11.1 và đọc các thông tin trên bản đồ. – HS đọc thông tin SGK tr.46 –và thực hiện nhiệm vụ. – HS thảo luận theo cặp – GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV gọi ngẫu nhiên một số cặp đôi lên trình bày về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á. – GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới. |
I. Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí 1. Vị trí địa lí: – Nằm ở phía đông nam của châu Á. – Nằm trong khoảng vĩ độ 28oB đến 10oN và trong khoảng kinh độ từ 92oĐ đến 152oĐ. – Tiếp giáp: + Phía bắc: khu vực Đông Á. + Phía tây: Nam Á và vịnh Ben-gan + Phái đông: Thái Bình Dương. + Phía nam: Ô-xtrây-li-a và Ấn Độ Dương. → Là cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a. → Là nơi tiếp giáp giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. – Có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua. 2. Phạm vi lãnh thổ – Diện tích: 4,5 triệu km2. – Gồm 11 quốc gia, chia thành 2 bộ phận: + Đông Nam Á lục địa: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma. + Đông Nam Á hải đảo: Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pin và Ti-mo Lét-xtê) 3. Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực * Thuận lợi: – Là nơi giao thoa giữa các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng lớn. → Tài nguyên thiên nhiên phong phú, phát triển kinh tế. – Eo biển Ma-lắc-ca – đầu mối hàng hải lớn. → Vận chuyển hàng hóa giữa các châu lục, các khu vực thuận lợi. – Là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn. → Có nền văn hóa đa dạng, đặc sắc. * Khó khăn: – Chịu ảnh hưởng của thiên tai: bão, động đất, núi lửa, sóng thần. Thảm họa động đất, sóng thần ở Palu (Indonesia) vào ngày 28/9/2018 – Vấn đề bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng trong khu vực là vấn đề quan trọng trong thời điểm hiện nay. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
a. Mục tiêu: HS phân tích được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á.
b. Nội dung: HS dựa vào hình 11.1 và thông tin mục II.2 – SGK tr.42-45 để tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực..
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu HS quan sát Hình 11.1 – SGK tr.43 và kể tên: Em hãy quan sát Hình 11.1 và kể tên các yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á: + Nhóm 1: Kể tên các dạng địa hình tiêu biểu của khu vực. (Đồi núi, đồng bằng, bờ biển) + Nhóm 2: Khí hậu ở Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo có khác nhau không? Khí hậu của hai khu vực như thế nào? (Khí hậu ở 2 khu vực có khác nhau: Đông Nam Á lục địa: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; Đông Nam Á hải đảo: khí hậu xích đạo) + Nhóm 3: Kể tên các con sông lớn ở khu vực Đông Nam Á. (Sông Mê Nam, sông Mê Công, sông Hồng, sông Xa-lu-en,…) + Nhóm 4: Hệ thực vật ở ở Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo là gì? (Rừng nhiệt đới) + Nhóm 5: Kể tên các khoáng sản tiêu biểu ở khu vực Đông Nam Á. (Dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, đồng, thiếc,…) + Nhóm 6: Kể tên các vùng biển trong khu vực Đông Nam Á. (Biển Đông, biển Gia-va, biển Xu-lu, biển Ban-đa, biển Ti-mo,…) – GV giữ nguyên nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu bài tập số 1: Em hãy đọc thông tin mục II – SGK tr.47-49 và tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: + Nhóm 1, 2: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của địa hình, đất đai, khí hậu. + Nhóm 3, 4: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của sông, hồ và sinh vật. + Nhóm 5, 6: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của khoáng sản, biển.
– GV cho HS xem video sau để thấy sự khác biệt giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo: youtu.be/aCxoLtTo8OA (0:04 – 3:39) Đính chính phút 3:24: + Đỉnh núi cao nhất Đông Nam Á lục địa là đỉnh Hkakabo Razi (Myanmar) cao 5.881 mét + Đỉnh cao nhất Đông Nam Á hải đảo là đỉnh Núi Puncak Jaya (Indonesia) cao: 4.884m – GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống lại kiến thức về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á (đính kèm cuối mục) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS quan sát bản đồ Hình 11.1 và đọc các thông tin trên bản đồ. – HS đọc thông tin SGK tr.42-45, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. – HS trao đổi, thảo luận cùng nhau và ghi phần trình bày của nhóm mình trên giấy A2. – GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV gọi đại diện các nhóm trình bày. – GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, góp ý, tổng kết nội dung. – GV chuyển sang HĐ mới. |
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1. Địa hình, đất * Đặc điểm: – Đông Nam Á lục địa: + Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi theo hướng tây bắc – đông nam hoặc bắc – nam. Ví dụ: dãy Trường Sơn, dãy A-ra-can,…
+ Đồng bằng châu thổ do hệ thống sông lớn bồi đắp và mở rộng về phía biển. Ví dụ: Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Mê Nam, đồng bằng sông Xa-lu-en, đồng bằng sông I-ra-oa-đi,…
+ Đất đai: đất feralit: khu vực đồi núi. đất phù sa: khu vực đồng bằng – Đông Nam Á hải đảo: + Chủ yếu là núi trẻ với nhiều núi lửa. Ví dụ: dãy Ba-ri-xan, dãy Pe-nam-pô,…
+ Các đồng bằng nhỏ hẹp, nằm ven biển. Ví dụ: đồng bằng ở đảo Ca-li-man-tan, Xu-ma-tra, Niu Ghi-nê,…
+ Đất đai khá màu mỡ. * Ảnh hưởng: – Thuận lợi: Phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây trồng đa dạng. – Khó khăn: Giao lưu kinh tế còn hạn chế. 2. Khí hậu: * Đặc điểm: – Nhiệt độ cao, trung bình năm: 21oC – 27oC. – Độ ẩm lớn: > 80% – Lượng mưa trung bình: 1 000 mm – 2 000 mm. – Đông Nam Á và phần lớn lãnh thổ Phi-lip-pin: khí hậu nhiệt đới gió mùa. – Đông Nam Á hải đảo: khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu xích đạo và cận xích đạo. – Địa hình núi cao: khí hậu phân hóa theo đai cao. Bản đồ Đông Nam Á theo phân loại khí hậu Köppen * Ảnh hưởng: – Thuận lợi: phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, du lịch và cư trú. – Khó khăn: + Thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt,… + Vấn đề biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. 3. Sông, hồ a) Sông: * Đặc điểm: – Đông Nam Á lục địa: + Mạng lưới sông ngòi dày đặc. + Nhiều sông lớn: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi,… + Chế độ nước sông theo mùa. – Đông Nam Á hải đảo: Sông ngắn và có nhiều nước.
* Ảnh hưởng: – Thuận lợi: + Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất. + Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. + Giao thông vận tải phát triển. + Tiềm năng lớn về thủy điện. – Khó khăn: Lũ lụt. b) Hồ: – Có nhiều hồ tự nhiên. + Ví dụ: hồ Tôn-lê Sáp (Cam-pu-chia), hồ In-lê (Mi-an-ma), hồ Bê-ra (Ma-lai-xi-a), hồ Tô-ba (In-đô-nê-xi-a),… – Nhiều hồ có cảnh quan đẹp.
* Ảnh hưởng: – Thuận lợi: + Điều tiết dòng chảy. + Nơi trữ nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất. + Khai thác và nuôi trồng thủy sản. + Phát triển du lịch. 4. Sinh vật * Đặc điểm: – Tài nguyên sinh học và mức độ đa dạng sinh học phong phú. – Diện tích rừng: khoảng 2 triệu km2. – Có hai hệ sinh thái chính: rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa. – Có nhiều loại gỗ quý, trữ lượng lớn: lim, nghiến, tàu,…
* Ảnh hưởng: – Thuận lợi: + Cung cấp nguyên, vật liệu cho ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ. – Khó khăn: + Tài nguyên sinh vật bị khai thác quá mức. + Nạn phá rừng lấy gỗ và đất cho canh tác nông nghiệp. 5. Khoáng sản * Đặc điểm: – Tài nguyên khoáng sản đa dạng, có trữ lượng lớn. – Tiêu biểu: thiếc, than đá, sắt, bô-xít, dầu mỏ, khí tự nhiên,…
* Ảnh hưởng: – Thuận lợi: + Cung cấp nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp: nhiệt điện, luyện kim, hóa dầu,… + Tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. 6. Biển * Đặc điểm: – Có vùng biển rộng. – Giàu hải sản, khoáng sản. – Có nhiều bài biển đẹp, nhiều vịnh biển. – Tiêu biểu: Biển Đông, biển Phi-líp-pin, biển Xu-lu, biển Ban-đa,…
* Ảnh hưởng: – Thuận lợi: Phát triển kinh tế biển |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về dân cư
a Mục tiêu: HS phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư tới phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á
b. Nội dung: HS dựa vào bảng 11.1, hình 11.4, 11.5 và thông tin mục II.1 – SGK tr.49-51 và tìm hiểu về đặc điểm dân cư và tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á
c. Sản phẩm học tập: Nội dung trình bày của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS quan sát Bảng 11.1 và gợi ý để HS khai thác thông tin: + Số dân của khu vực từ năm 2000 đến năm 2020 tăng nhanh hay chậm? Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số có xu hướng tăng hay giảm? (quy mô dân số tăng nhanh nhưng tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm) + Nhóm tuổi nào chiếm tỉ lệ cao nhất? (Dân số từ 15 đến 64 tuổi) + Nhóm tuổi nào có xu hướng tăng nhanh và nhóm tuổi nào có xu hướng giảm? (Nhóm tuổi có xu hướng tăng nhanh là từ 15 đến 64 tuổi – tăng 4.4% và nhóm tuổi dưới 15 tuổi có xu hướng giảm – giảm 6.6%) – GV tiếp tục cho HS xem Hình 11.4 và đặt câu hỏi: + Dân cư Đông Nam Á phân bố có đồng đều không? Cư dân thường tập trung đông ở khu vực có địa hình như thế nào? (không đồng đều, thường tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển) + Nước nào có mật độ dân số thấp nhất? Nước nào có mật độ dân số cao nhất? (Quốc gia có mật độ dân số thấp nhất: Lào; quốc gia có mật độ dân số cao nhất: Việt Nam, Phi-lip-pin) + Em hãy kể tên một số đô thị có quy mô từ 5 đến dưới 10 triệu người và đô thị có quy mô từ 10 triệu người trở lên. (Từ 5 – 10 triệu người: Cu-a-la Lăm-pơ, Y-an-gun, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh; từ 10 triệu người trở lên: Băng Cốc, Gia-các-ta.) – GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III.1 – SGK tr.49, 51, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi vào Phiếu bài tập số 2: Thông qua những thông tin đã khai thác ở trên, em hãy: + Nêu đặc điểm dân cư nổi bật của khu vực Đông Nam Á. + Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực.
– GV cho HS xem video sau: youtu.be/aCxoLtTo8OA (7:36 – 8:38) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS quan sát bản đồ Bảng 11.1, Hình 11.4, 11.5 và đọc các thông tin trên bản đồ. – HS đọc thông tin mục III.1 SGK tr.49-51 –và thực hiện nhiệm vụ. – HS thảo luận theo cặp – GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV gọi một số nhóm nêu đặc điểm và tác động của dân cư – GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới. |
II. Dân cư và xã hội 1. Dân cư Bảng đính kèm cuối mục. Tháp dân số của khu vực Đông Nam Á (2020) Siêu đô thị Băng Cốc (Thái Lan) Siêu đô thị Gia-các-ta (Indonesia) Siêu đô thị Ma-ni-la (Phi-lip-pin) |
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 |
|
Đặc điểm |
Ảnh hưởng |
– Dân số đông (chiếm 8% số dân thế giới). – Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng vẫn ở mức cao. |
– Thuận lợi: Thị trường tiêu thụ lớn, thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển – Khó khăn: Sức ép về nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và giải quyết việc làm. |
– Cơ cấu giới tính tương đối cân bằng. – Cơ cấu dân số trẻ. – Một số quốc gia đang trong quá trình già hóa dân số. |
– Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, dự trữ lao động lớn. – Khó khăn: các vấn đề về an sinh xã hội, chăm sóc y tế. |
– Có nhiều nhóm dân tộc khác nhau |
– Thuận lợi: tạo nên sự phong phú trong văn hóa, tập quán sản xuất. |
– Mật độ dân số trung bình: 148 người/km2. – Phân bố: chủ yếu ở đồng bằng và các vùng ven biển. |
– Thuận lợi: Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. – Khó khăn: + Không cung cấp đủ việc làm, nơi ở, các dịch vụ cơ bản. + Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng bị quá tải. |
– Tỉ lệ dân thành thị chưa cao (49% – 2020). – Có sự phân hóa giữa các quốc gia. – Các siêu đô thị: Ma-ni-la, Băng Cốc, Gia-các-ta. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu về xã hội
Mục tiêu: HS phân tích được tác động của các đặc điểm xã hội đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực Đông Nam Á.
Nội dung: HS đọc thông tin mục III.2, bảng 11.2 – SGK tr.51, 52 và tìm hiểu về đặc điểm xã hội và tác động của đặc điểm xã hội đến sự hợp tác, phát triển kinh tế – xã hội trong khu vực.
Sản phẩm học tập: Nội dung trình bày của HS.
Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS quan sát Bảng 11.2 và cho biết: + Tuổi thọ trung bình của các quốc gia Đông Nam Á từ năm 2000 đến năm 2020 có xu hướng tăng hay giảm? Quốc gia nào có tuổi thọ trung bình cao nhất? Em có lí giải được tại sao quốc gia đó lại có tuổi thọ trung bình cao nhất trong khu vực không? (có xu hướng tăng – Xin-ga-po là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất – 82,9 năm do đời sống của người dân được nâng cao và các chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện đều được đẩy mạnh). + Số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên có xu hướng tăng hay giảm? Quốc gia nào có sự tăng trưởng vượt bậc nhất? (có xu hướng tăng – Mi-an-ma là quốc gia có sự tăng trưởng cao nhất từ 3.5 lên 6.4 năm) – GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III.2, quan sát Bảng 11.2 – SGK tr.51, 52 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á và phân tích những ảnh hưởng của đặc điểm xã hội tới phát triển kinh tế, xã hội trong khu vực. – GV cho HS xem video sau: youtu.be/aCxoLtTo8OA (6:37 – 7:35) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – Các nhóm tham gia trò chơi. – HS đọc thông tin SGK tr.51, 52 và thực hiện nhiệm vụ. – GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi – GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới. |
2. Xã hội * Đặc điểm: – Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của các nước Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng. – Xuất hiện nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. – Mức sống của các nước trong khu vực và của bộ phận dân cư trong một nước có nhiều chênh lệch. Xin-ga-po có hệ thống giáo dục, y tế phát triển nhất trong khu vực. – Có tình hình chính trị, xã hội tương đối ổn định. * Ảnh hưởng: – Thuận lợi: + Các quốc gia hợp tác cùng phát triển. + Giao lưu hợp tác và phát triển kinh tế – xã hội: |