Giáo án Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo là tài liệu cực kì hữu ích, được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học các bài soạn theo chương trình sách giáo khoa.
Bạn đang đọc: Giáo án Giáo dục công dân 8 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)
Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 8 của mình. Giáo án GDCD 8 Chân trời sáng tạo giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 8.
Giáo án Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo
Giáo án GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 1
BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Yêu cầu cần đạt
Sau bài học này, HS sẽ:
– Nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam.
– Nhận biết được giá trị các truyền thống của dân tộc Việt Nam.
– Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
– Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
– Thực hiện được những làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
– Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.
b. Năng lực đặc thù
– Năng lực điều chỉnh hành vi: thực hiện và đánh giá được những hành vị, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
– Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Nhận biết được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam, các giá trị của truyền thống dân tộc và kể tên được những biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
3. Phẩm chất
Có phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, thể hiện qua niềm tự hào về truyền thống và những giá trị quý báu của truyền thống dân tộc Việt Nam, sống có trách nhiệm, phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
– SHS, SGV, KHBD Giáo dục công dân 8.
– Thiết bị dạy học:
+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.
+ Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung thể hiện nội dung về tự hào truyền thống dân tộc như các nhân vật lịch sử, sự tương thân tương ái, các phong tục tập quán,…
2. Đối với học sinh
– SHS, SBT Giáo dục công dân 8.
– Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS xác định được nội dung bài học về các truyền thống của dân tộc Việt Nam.
b. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy, trò |
Yêu cầu cần đạt |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV tổ chức cho HS tham gia cá nhân, quan sát tranh SHS tr.5 và thực hiện yêu cầu: Em hãy ghép các chữ cái cùng nhóm màu thành những từ có ý nghĩa về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. – GV gia hạn thời gian hoàn thành nhiệm vụ là 2-3 phút. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – GV cho HS thời gian quan sát tranh và hoàn thành nhiệm vụ. – GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV yêu cầu HS nêu câu trả lời những từ mà HS ghép được. Ví dụ: + Nhóm chữ cái màu vàng: HIẾU HỌC. + Nhóm chữ cái màu tím: HIẾU THẢO. + Nhóm chữ cái màu hồng: YÊU NƯỚC. – Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá và công bố HS nào ghép được nhiều từ đúng và nhanh nhất chiến thắng. – GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là tài sản vô cùng quý báu được tổ tiên, ông cha tạo dựng, lưu truyền từ ngàn xưa cho đến ngày nay. Là người con đất Việt, chúng ta luôn tự hào, quyết tâm giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc để xứng danh là con cháu Lạc Hồng. Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bà1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam. |
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Nhiệm vụ 1: Đọc bài đồng dao, quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu
Mục tiêu: HS nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Tổ chức thực hiện
Hoạt động của thầy, trò |
Yêu cầu cần đạt |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu học sinh chia nhóm (nhóm đôi) – GV yêu cầu HS đọc bài đồng dao, quan sát hình ảnh trong SHS tr.6 và thực hiện yêu cầu: Em hãy chỉ ra những truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong bài đồng dao và các hình ảnh trên. Hãy nêu giá trị của những truyền thống đó. – GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Hãy nêu những truyền thống khác của dân tộc Việt Nam mà em biết. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc bài đồng dao, quan sát hình ảnh SHS tr.6 và trả lời câu hỏi. – HS rút ra kết luận về những truyền thống của dân tộc Việt Nam theo hướng dẫn của GV. – GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: Những truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong bài đồng dao và hình ảnh: Uống nước nhớ nguồn, Đánh giặc, Hiếu học, Nhân nghĩa, Thương người, Yêu thương đùm bọc. – GV tổng hợp ý kiến lên bảng. – GV rút ra kết luận về một số truyền thống dân tộc Việt Nam. – GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá – GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Một số truyền thống của dân tộc: yêu nước, hiếu học, đoàn kết, nhân nghĩa, cần lù lao động, tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn,…. 2. Giá trị của các truyền thống: + Những truyền thống tốt đẹp có giá trị to lớn về văn hóa, lịch sử, xã hội, kinh tế + Là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. |
* Nhiệm vụ 2: Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu
Mục tiêu: HS kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam; đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Tổ chức thực hiện
Hoạt động của thầy, trò |
Yêu cầu cần đạt |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu học sinh chia nhóm thành 3 nhóm – GV yêu cầu HS đọc các trường hợp 1, 2, 3 trong SHS tr.7 và trả lời câu hỏi: + Nhóm 1: Trường hợp 1 + Nhóm 2: Trường hợp 2 + Nhóm 3: Trường hợp 3 Em hãy cho biết những biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc qua việc làm của các nhân vật trong các trường hợp trên. – GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hãy kể những việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân Việt Nam. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc các trường hợp SHS tr.7 và trả lời câu hỏi. – HS rút ra kết luận về những biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam theo hướng dẫn của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời đại diện nhóm trả lời câu hỏi – GV tổng hợp ý kiến lên bảng – GV rút ra kết luận về một số truyền thống dân tộc Việt Nam. – GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá – GV chuyển sang nội dung mới. |
3. Những biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam: + Trân trọng, hãnh diện và giữ gìn, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống. + HS cần phải tìm hiểu, tôn trọng, giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Đồng thời, phê phán, lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến |
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học.
Tổ chức thực hiện
Hoạt động của thầy, trò |
Yêu cầu cần đạt |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS đọc làm bài tập 1,2,3,4,5 trong SHS tr.8,9 và trả lời câu hỏi theo yêu cầu: * Bài tập 1: Chia lớp làm 2 đội (chọn ra 5 bạn) chơi trò chơi tiếp sức đồng đội thời gian 5 phút * Bài tập 2,3,4: Hoạt động cá nhân * Bài tập 5: Hoạt động dự án yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập nộp lại vào tiết học sau. 1. Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống của dân tộc Việt Nam và giải thích ý nghĩa. 2. – Em hãy trình bày giá trị của các truyền thống dân tộc Việt Nam được thể hiện trong đại dịch Covid – 19. – Em hãy nêu những việc làm cần thiết để giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. 3. – Theo em, vì sao tiếng Việt là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam? – Em có suy nghĩ gì về một số bạn trẻ hiện nay thích dùng ngôn ngữ “chat”, viết tắt tuỳ ý, biến âm một cách cảm tính, sai chính tả,…? – Bản thân em đã giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt như thế nào? 4. Em hãy cho biết việc làm nào sau đây thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống của dân tộc. Vì sao? a) Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. b) Bắt chước theo thần tượng trong phim ảnh, mạng xã hội,… thiếu sự chọn lọc. c) Chê bai những người mặc trang phục truyền thống là không phù hợp. d) Tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè quốc tế về các trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống, văn hoá ẩm thực của dân tộc Việt Nam. e) Tam gia chương trình văn nghệ về chủ đề quê hương, đất nước, con người Việt Nam. 5. Em hãy viết đoạn văn bày tỏ lòng tự hào của bản thân đối với một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và đề xuất những việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống đó trong thời kì hội nhập, phát triển. – GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS làm bài tập 1,2,3,4 SHS tr.8,9 và trả lời câu hỏi. – Đối với hoạt động dự án yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập nộp lại vào tiết học sau. – HS rút ra kết luận về những biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam theo hướng dẫn của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời đại diện nhóm, cá nhân báo cáo kết quả – GV tổng hợp ý kiến lên bảng – GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá – GV chuyển sang nội dung mới. |
1. – Câu ca dao: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. => Ý nghĩa: phản ánh về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Câu ca dao muốn khuyên chúng ta: cần trân trọng, biết ơn thế hệ đi trước – những người đã lao động vất vả, tạo ra thành quả để chúng ta được thụ hưởng. – Câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” => Ý nghĩa: đề cao vai trò của sự đoàn kết trong cuộc sống. – Câu ca dao: “Dạy con, con nhớ lấy lời/ Trọng cha, kính mẹ, suốt đời chớ quên” => Ý nghĩa: khuyên con người cần trân trọng, biết ơn công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ; luôn hiếu thảo và kính trọng cha mẹ. – Câu tục ngữ: “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy” => Ý nghĩa: khuyên con người cần kính trọng, biết ơn công lao dạy dỗ của thầy cô – Câu tục ngữ: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” => Ý nghĩa: Ca ngợi tinh thần yêu nước, bất khuất đấu tranh chống giặc ngoại xâm. 2. * Giá trị của các truyền thống dân tộc Việt Nam được thể hiện trong đại dịch Covid – 19. – Trong đại dịch Covid-19, nhân dân Việt Nam đã phát huy nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như: yêu nước, dũng cảm, đoàn kết, tương thân tương ái,.. – Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã: + Ngày càng lan tỏa, chuyển hoá thành sức mạnh, tạo thành động lực để chúng ta vượt qua khó khăn, thực hiện “mục tiêu kép” vừa đẩy lùi được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. + Góp phần tôi luyện thêm những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. + Là nguồn sức mạnh nội sinh để các người Việt Nam xây dựng và phát triển bền vững đất nước. * Để giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, mỗi chúng ta cần: + Tích cực tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. + Tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các vùng miền, dân tộc. + Tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước,… về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. + Bài trừ, phê phán những hủ tục, phong tục lạc hậu. + Hăng hái tham gia các hoạt động thiện nguyện, hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng,… do nhà trường, địa phương tổ chức. + Phê phán việc làm, hành động thiếu ý thức trách nhiệm, đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị của cộng đồng…. 3. Tiếng Việt là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, vì: – Tiếng Việt là thành quả của sự sáng tạo của cha ông ta; – Tiếng Việt được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc Việt Nam, được người Việt gìn giữ và trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. * Bản thân em đã giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt như – Suy nghĩ: việc một số bạn trẻ hiện nay thích dùng ngôn ngữ “chat”, viết tắt tuỳ ý, biến âm một cách cảm tính, sai chính tả,… sẽ làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Em không đồng tình với hành động này. – Những việc bản thân em đã làm để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: + Nói và viết đúng chuẩn mực về phát âm, chính tả chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ. + Phê phán những hành vi: “pha tiếng” nước ngoài khi giao tiếp; lạm dụng “tiếng lóng”, ngôn ngữ “chat” trong giao tiếp,… 4. Những việc làm thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống của dân tộc là: + Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. + Tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè quốc tế về các trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống, văn hóa ẩm thực của dân tộc Việt Nam. + Tham gia chương trình văn nghệ về chủ đề quê hương, đất nước, con người Việt Nam. – Vì: những việc làm này xuất phát từ sự trân trọng, hãnh diện về những giá trị truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ người Việt Nam đã sáng tạo, tích lũy và trao truyền lại. |
4. Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng
Mục tiêu:
– HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
– Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy, trò |
Yêu cầu cần đạt |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: – GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút Em hãy làm việc nhóm để xây dựng kế hoạch và thực hiện hành động cụ thể nhằm giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam (truyền thống hiếu học, yêu nước, hiếu thảo,…). + Hoạt động dự án (theo nhóm): Em hãy tuyên truyền, quảng bá về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam bằng những sản phẩm như: báo tường, đoạn phim ngắn, âm nhạc, ca dao, tục ngữ,… Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập – HS làm việc theo nhóm. – Với hoạt động dự án: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – Đại diện nhóm báo cáo. – Đối với hoạt động dự án học sinh trình bày trong tiết sau – Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Yc hs nhận xét câu trả lời. -Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. |
* Những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống hiếu thảo: – Luôn kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ. – Yêu thương và giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của bản thân, ví dụ: dọn dẹp nhà cửa; giặt quần áo, rửa bát, nấu bữa cơm đơn giản, chăm sóc em,.. – Thường xuyên hỏi thăm, quan tâm đến sức khỏe của ông bà, cha mẹ – Cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động. – Tôn trọng, lắng nghe những lời khuyên, sự định hướng của ông bà, cha mẹ. – Thường xuyên tâm sự, chia sẻ những khó khăn với ông bà, cha mẹ… |
Giáo án GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 2
Xem thêm trong file tải
Giáo án GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 3
Xem thêm trong file tải
Giáo án GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 4
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: BẢO VỆ LẼ PHẢI
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải.
- Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
- Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải; phê phán những thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.
Năng lực giáo dục công dân:
- Điều chỉnh hành vi đúng cách và phù hợp
3. Phẩm chất:
- Trung thực
- Trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 8.
- Thiết bị dạy học: bảng, phấn, giấy A0.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có)
- Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung về việc bảo vệ lẽ phải.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Giáo dục công dân 8.
- Dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Đối mặt
a. Mục tiêu:
– Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
b. Nội dung:
– HS tham gia chơi trò chơi Đối mặt: kể tên những hành vi bảo vệ lẽ phải và không bảo vệ lẽ phải.
– HS đọc câu chuyện trong SGK tr.23 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về tên những hành vi bảo vệ lẽ phải và không bảo vệ lẽ phải.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia lớp thành 2 đội và phổ biến luật chơi: Hai đội sẽ kể tên xem kẽ những hành vi bảo vệ lẽ phải và không bảo vệ lẽ phải. Trong vòng 3 phút, đội nào kể được nhiều hơn sẽ dành chiến thắng.
+ Đội 1: Kể tên những hành vi bảo vệ lẽ phải.
+ Đội 2: Kể tên những hành vi không bảo vệ lẽ phải.
– GV yêu cầu HS quan sát Hình – SGK tr.22 và trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh trong SGK tr.22 và nhận xét về hành động của hai bạn học sinh.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV triển khai cho HS tham gia trò chơi.
– GV cho HS thời gian quan sát hình ảnh và suy nghĩ câu trả lời.
– GV quan sát và hỗ trợ HS trong quá trình chơi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS tích cực tham gia trò chơi.
– GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Hành động của hai bạn nhỏ là đúng đắn và bảo vệ lẽ phải vì có người rải đinh xuống đường sẽ gây hỏng hóc cho các phương tiện tham gia giao thông, thậm chí là gây ra tai nạn giao thông.
– Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, công bố kết quả đội thắng cuộc.
– GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn hướng đến những điều tốt đẹp. Bảo vệ lẽ phải giúp cho xã hội ổn định và phát triển hơn. Vậy để tìm hiểu về sự cần thiết của việc bảo vệ lẽ phải và những hành động bảo vệ lẽ phải, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Bài 4. Bảo vệ lẽ phải.
2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu: HS giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải.
b. Nội dung: Em hãy đọc câu chuyện trong SGK tr.23 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về câu chuyện.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện Bài học về nhân cách của Thái phó Tô Hiến Thành. – GV gọi 1 – 2 HS đọc lại câu chuyện to, rõ ràng để cả lớp cùng nghe. – GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Em có nhận xét gì về việc làm của Thái phó Tô Hiến Thành trong câu chuyện trên? + Theo em, vì sao cần phải bảo vệ lẽ phải? + Em hãy lấy một số ví dụ về bảo vệ lẽ phải mà em biết. – GV đặt câu hỏi: Theo em, bảo vệ lẽ phải là gì? Bảo vệ lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc câu chuyện – SGK tr.23 và trả lời câu hỏi. – GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời 2 – 3 HS trả lời – GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá và chuyển sang HĐ mới. |
1. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi – Nhận xét về việc làm của Thái phó Tô Hiến Thành: Việc làm của Tô Hiến Thành rất cương trực, ngay thẳng, cứng rắn, kiên quyết mặc dù bà Thái hậu đã sai người đút lót, thuyết phục 2 lần những ông đều không bị cám dỗ, lung lay. – Phải bảo vệ lẽ phải để: + Giúp cho mọi người có cách ứng xử đúng đắn. + Hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. + Mang lại những giá trị tốt đẹp cho xã hội. + Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. – Ví dụ: + Trung thực trong thi cử và học tập. + Không chia sẻ những thông tin sai sự thật trên mạng xã hội. – Kết luận: + Khái niệm: Bảo vệ lẽ phải là tôn trọng, giữ gìn, tuân thủ những điều đúng đắn, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, nội quy, quy định của các cơ quan, tổ chức và dũng cảm đấu tranh chống lại cái sai, cái xấu, cái ác. + Ý nghĩa: Bảo vệ lẽ phải: Giúp con người có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, công bằng, phát triển. |
Hoạt động 2: Quan sát các hình ảnh và thực hiện yêu cầu
a. Mục tiêu: HS thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
b. Nội dung: Em hãy quan sát các hình ảnh trong SGK tr.23, 24 và thực hiện yêu cầu.
c, Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh – SGK tr.23, 24 và thực hiện yêu cầu: + Em hãy chỉ ra lời nói, việc làm để bảo vệ lẽ phải của nhân vật trong các hình ảnh. + Em hãy kể thêm những việc làm để bảo vệ lẽ phải mà em biết. – GV nêu tiếp câu hỏi: Em hãy tìm thêm một số câu ca dao, tục ngữ về bảo vệ lẽ phải. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc thông tin mục 2, quan sát Hình – SGK tr.23, 24 và trả lời câu hỏi. – Xem video tình huống và nhận xét. – GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời 2 – 3 bạn HS xung phong phát biểu câu trả lời. – GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét và đưa ra câu trả lời phù hợp. – GV chuyển sang HĐ tiếp theo. |
2. Quan sát các hình ảnh và thực hiện yêu cầu – Tranh 1: + Lời nói: Đâu phải tiền của mình mà bạn làm như vậy? + Việc làm: Thấy bạn nam nhặt được ví tiền và không có ý định trả cho người mất, bạn nữ đã ngăn cản luôn. – Tranh 2: + Lời nói: Các bạn không được bắt nạt cậu ấy. + Việc làm: Thấy bạn mình bị bắt nạt, bạn nam đã bảo vệ và ngăn cản các bạn khác. – Tranh 3: + Lời nói: Bạn xem bài của người khác là phạm quy đó. + Việc làm: Nhắc nhở bạn không được nhìn bài người khác. – Tranh 4: + Lời nói: Không được đâu, vượt đèn đỏ là vi phạm pháp luật đấy. + Việc làm: Tuân thủ luật giao thông. – Một số việc làm để bảo vệ lẽ phải mà em biết: + Giúp đỡ chú chó nhỏ đang bị bắt nạt. + Nhắc nhở bạn không quay cóp, gian lận trong thi cử. + Không vu oan cho người khác, không chia sẻ thông tin sai sự thật về người khác. – Ca dao, tục ngữ về bảo vệ lẽ phải: + Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn. + Lời hay lẽ phải. + Cây ngay không sợ chết đứng. |
Hoạt động 3: Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu: HS biết khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải; phê phán những thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải.
b. Nội dung: Em hãy đọc các trường hợp trong SGK tr.24 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS đọc các trường hợp – SGK tr.24: – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: + Nhóm chẵn: Trả lời câu hỏi trường hợp 1: Em có suy nghĩ gì về hành động của bạn Dũng? Chúng ta có nên học tập bạn Dũng không? Vì sao? Theo em, làm thế nào để khích lệ, động viên bạn bè bảo vệ lẽ phải? + Nhóm lẻ: Trả lời câu hỏi trường hợp 2: Theo em, hành vi của bạn P có phù hợp không? Vì sao? Khi gặp những thái độ, việc làm sai trái của người khác, em thường làm gì? – GV đặt câu hỏi liên hệ: Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em cần có những lời nói, hành động gì để bảo vệ lẽ phải? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc các tình huống trong mục 3, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. – GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời 2 – 3 bạn HS xung phong phát biểu câu trả lời. – GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá câu trả lời phù hợp. – GV tổng kết lại nội dung. – GV chuyển sang HĐ tiếp theo. |
2. Quan sát các hình ảnh và thực hiện yêu cầu – Trường hợp 1: + Hành động của bạn Dũng là rất đúng đắn và tốt đẹp. + Chúng ta nên học tập bạn Dũng vì hành động của bạn Dũng đang bảo vệ lẽ phải và giữ gìn cơ sở vật chất, vẻ đẹp cho trường học. + Theo em, để khích lệ, động viên bạn bè bảo vệ lẽ phải trước hết bản thân mình phải là người có ý thức tốt, luôn làm những việc đúng đắn, thật thà, cương trực. Sau đó, chúng ta sẽ chia sẻ, làm gương cho bạn be. – Trường hợp 2: + Theo em, hành vi của bạn P không phù hợp vì bạn có hành vi lấy tiền thừa đi chơi điện tử mà không trả lại cho người bán hàng. Thậm chí, bạn P cũng không có ý định trả lại cho có bạn hàng mặc dù bạn K đã khuyên bảo. + Khi gặp những thái độ, việc làm sai trái của người khác em nên can ngăn, không ủng hộ và khuyên nhủ để người khác nhận ra hành vi sai của mình. – Kết luận: Học sinh cần có những lời nói, hành động cụ thể để bảo vệ lẽ phải thông qua các việc làm như: + Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điều đúng đắn. + Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực. + Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải. + Lên án, phê phán những hành vi sai trái, không phù hợp lẽ phải. |
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS biết khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải, phê phán những thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận
c. Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm và trả lời câu hỏi phần Luyện tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1. Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và lợi ích chung của xã hội được gọi là ?
A. Trung thực
B. Thật thà
C. Liêm khiết
D. Lẽ phải
Câu 2. Bảo vệ lẽ phải được hiểu là:
A. Tôn trọng, giữ gìn, tuân thủ những điều đúng đắn.
B. Bảo vệ cái ác.
C. Không quan tâm đến người xấu.
D. Đấu tranh bảo vệ cho cái sai.
Câu 3. Bảo vệ lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?
A. Giúp con người có cách ứng xử đúng đắn.
B. Hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
C. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, phát triển
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4. Đâu là việc làm bảo vệ lẽ phải?
A. Thấy bạn bên cạnh quay cóp bài trong giờ kiểm tra nhưng em lờ đi..
B. Thấy bạn bị bắt nạt ở trường nhưng em không quan tâm.
C. Thấy bạn có ý định vượt đèn đỏ, em đã can ngăn và nhắc nhở bạn phải tuân thủ luật giao thông đường bộ.
D. Thấy bạn nhặt được tiền rơi thì rủ bạn đi uống trà sữa.
Câu 5. Nam và Lan đang đi trên đường thì thấy hai bạn nam đang bắt nạt một chú chó con. Theo em, hai bạn nên làm gì để bảo vệ lẽ phải?
A. Phớt lờ đi, không quan tâm.
B. Chạy đến bắt nạt cùng.
C. Gọi các bạn đến đánh hai bạn nam kia.
D. Chạy đến bảo vệ chú chó và khuyên ngăn hai bạn nam.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời đại diện HS trả lời:
Câu 1. Đáp án D.
Câu 2. Đáp án A.
Câu 3. Đáp án D.
Câu 4. Đáp án C.
Câu 5. Đáp án D.
– GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập – SGK tr.25, 26
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS đọc các tình huống trong SGK tr.26, thảo luận nhóm, sắm vai và trả lời câu hỏi:
Bài tập 1. Em hãy bày tỏ quan điểm đối với những ý kiến sau:
a) Bảo vệ lẽ phải là lối sống văn minh, tiến bộ và phù hợp với đạo lí làm người.
b) Bảo vệ lẽ phải là nhắc nhở, phản đối khi thấy người khác làm sai.
c) Người biết bảo vệ lẽ phải thường dễ bị thiệt thòi.
d) Lời nói, hành động bảo vệ lẽ phải cần phù hợp với lứa tuổi.
Bài tập 2. Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:
+ Nhóm 1: Xử lí tình huống 1:
Em có đồng tình với cách ứng xử của bạn V không? Vì sao?
Nếu là bạn K, em sẽ nói gì với bạn V?
+ Nhóm 2: Xử lí tình huống 2:
Em có đồng tình với hành động của bạn T không? Vì sao?
Nếu là bạn T, em sẽ làm gì?
Bài tập 3. Em hãy sắm vai để giải quyết các tình huống sau:
+ Nhóm 1: Xử lí tình huống 1: Nếu là bạn N, em sẽ khuyên bạn M và bạn K như thế nào?
+ Nhóm 2: Xử lí tình huống 2: Nếu là bạn M, em sẽ ứng xử tình huống trên như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV cho HS thảo luận nhóm, sắm vai giải quyết các tình huống và trả lời câu hỏi.
– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời hai nhóm HS lên sắm vai giải quyết tình huống và trả lời câu hỏi.
Bài tập 1. Em hãy bày tỏ quan điểm đối với những ý kiến sau:
a) Em đồng ý với ý kiến này vì bảo vệ lẽ phải là tôn trọng, giữ gìn và tuân thủ các điều đúng đắn, chuẩn mực đạo đức của xã hội.
b) Em đồng ý với ý kiến này vì khi thấy người khác làm sai mình nên nhắc nhở, khuyên ngăn nhưng với thái độ mềm mỏng, thấu hiểu để người khác có thể nhận ra được cái sai của mình.
c) Em không đồng ý với ý kiến này vì khi bảo vệ lẽ phải mình không nên so sánh thiệt hơn mà là đang góp phần giúp cho người khác hướng tới điều tốt đẹp, xã hội công bằng hơn.
d) Em đồng ý với ý kiến này vì bảo vệ lẽ phải cũng phải phù hợp với lứa tuổi và tình huống của từng người để tránh dẫn đến xô xát, bạo lực.
Bài tập 2. Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:
+ Nhóm 1: Xử lí tình huống 1:
Em đồng tình với cách ứng xử của bạn V vì không thể vì mình không thích mà vẫn vu oan cho người khác được.
Nếu là bạn K, em sẽ nói cảm ơn với bạn V.
+ Nhóm 2: Xử lí tình huống 2:
Em không đồng tình với hành động của bạn T vì hành động có bạn T có thể đang tiếp tay cho nhóm của bạn K bắt nạt thêm nhiều bạn khác nữa, thậm chí xấu hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Nếu là bạn T, em sẵn sàng đứng ra làm chứng tổ cáo nhóm của bạn K bắt nạt bạn M.
Bài tập 3.
+ Tình huống 1: Nếu là bạn N, em sẽ khuyên bạn M và bạn K rằng: Thư viện là nơi để mọi người đọc sách và học tập, hai bạn ồn ào sẽ ảnh hưởng đến mọi người xung quanh không thể tập trung được và vi phạm nội quy của thư viện.
+ Tình huống 2: Nếu là bạn M, em sẽ gặp bạn C và trao đổi rằng: Mình chia sẻ các thông tin lên mạng là muốn lan tỏa những điều tốt đẹp và tích cực đến mọi người chứ không phải khoe khoang, thể hiện. Việc bạn có những bình luận tiêu cực trên trang mạng hội của mình đã khiến mình rất buồn và điều này có thể gây ra tiếng xấu cho mình nếu như có ai không biết vào đọc. Bạn nên dừng lại hành động này.
– GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV đánh giá, nhận xét và rút ra những giải quyết tình huống phù hợp.
4 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
b. Nội dung:
– Sưu tầm những câu chuyện về các tấm gương, nhân vật bảo vệ lẽ phải. Từ đó, rút ra bài học và xây dựng kế hoạch rèn luyện cho bản thân.
– Viết bản cam kết về sự trung thực trong học tập và thực hiện suốt năm học.
c, Sản phẩm học tập: HS thực hiện nhiệm vụ trong SGK tr.26.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV nêu yêu cầu: Hãy thực hiện các bài tập sau:
Bài tập 1. Em hãy sưu tầm những câu chuyện về các tấm gương, nhân vật bảo vệ lẽ phải. Từ đó rút ra bài học và xây dựng kết hoạch rèn luyện cho bản thân.
Bài tập 2. Em hãy viết một bản cam kết về sự trung thực trong học tập và thực hiện trong suốt năm học.
– GV gợi ý:
Bài tập 1: Những câu chuyện về các tấm gương, nhân vật bảo vệ lẽ phải:
– Bác Hồ.
– Thái phó Tô Hiến Thành.
– Những chú công an ở địa phương em,…
Bài tập 2: Viết một bản cam kết về sự trung thực trong học tập và thực hiện trong suốt năm học
Gợi ý: Bản cam kết cần thể hiện các nội dung:
+ Sự quyết tâm sẽ trung thực.
+ Những việc làm cụ thể biểu hiện sự trung thực.
+ Những biện pháp xử lí nếu vi phạm
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà với sự gợi ý của GV.
– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS nộp bài vào đầu tiết học sau.
– GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
VI. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập 1, 2 – phần Vận dụng – SGK. 26