Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Cánh diều

Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Cánh diều

Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH.

Bạn đang đọc: Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Cánh diều

Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 10. Hi vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.

Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Cánh diều

BÀI 1: CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CƠ BẢN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Thời lượng: 3 tiết

I. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức

Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội

b. Về phẩm chất.

Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó có những định hướng về nghề nghiệp, việc làm sau khi ra trường. Tích cực tham gia tìm hiểu các hoạt động cơ bản của nền kinh tế để từ đó có kế hoạch học tập, xây dựng mục tiêu cho bản thân sau khi ra trường

Trách nhiệm: Nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế

c. Về năng lực.

Năng lực điều chỉnh hành vi: Ủng hộ những hoạt động đúng đắn hợp pháp đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất kinh doanh

Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội. Tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi. Tích cực, tự giác và nghiêm túc thực hiện tốt chính sách phát triển của nhà nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

– Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0

– Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật tư liệu báo chí, thông tin, clip.

– Các hình ảnh, video, về các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

TIẾT 1:

1. Hoạt động: Mở đầu

a) Mục tiêu. Phát hiện được những hoạt động kinh tế đang diễn ra trong đời sống hàng ngày, từ đó nhìn nhận, đánh giá được bước đầu về vai trò của các hoạt động đó

b) Nội dung. Học sinh quan sát tranh, nói về một số hoạt động kinh tế đang diễn ra và trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát các hình ảnh sau và chỉ ra mối liên hệ giữa các hoạt động trong hình ảnh đó.

c) Sản phẩm.

Hình 1: Trồng bắp cải.

Hình 2: Rau củ (bắp cải) được bán tại quầy.

Hình 3: Món ăn được chế biến từ bắp cải.

=> Các hoạt động trong 3 hình ảnh có sự liên kết với nhau tạo thành vòng tuần hoàn sản xuất, trao đổi, tiêu dùng.

– Thấy được mối liên hệ giữa: Sản xuất ( tạo ra sản phẩm), phân phối – trao đổi ( điều tiết sản phẩm), tiêu dùng ( thỏa mãn nhu cầu của con người)

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV chiếu cho học sinh quan sát hình ảnh. Sau thời gian quan sát học sinh làm việc cá nhân, yêu cầu học sinh tìm nội dung liên quan đến câu hỏi phía trên. Ghi câu trả lời vào vở

Sau thời gian làm việc cá nhân, học sinh trao đổi cặp đôi với các bạn xung quanh để cùng nhau hoàn thiện câu trả lời

Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Học sinh cùng nhau quan sát hình ảnh.

– Học sinh làm việc cá nhân: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.

– Làm việc cặp đôi để hoàn thiện sản phẩm chuẩn bị báo cáo

– Trong quá trình hs làm việc, giáo viên theo dõi, phát hiện các hs chưa tìm được câu trả lời để kịp thời hỗ trợ học sinh tìm được các hoạt động của nền kinh tế

Báo cáo kết quả và thảo luận

– Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ suy nghĩ của mình về nội dung trên ( 2 – 3 HS)

– Gọi một số học sinh nhận xét kết quả.

– Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Nếu không có các hoạt động kinh tế đó thì xã hội sẽ như thế nào. Trong các hoạt động đó hoạt động nào là cơ bản nhất

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Giáo viên nhận xét bài trả lời của một số học sinh đã được yêu cầu trình bày

– Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm

– Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội

Gv nhấn mạnh:

Hằng ngày, chúng ta thường biết đến những vấn đề kinh tế như mua bán, giá cả, lãi suất, thu nhập,… Bài học này sẽ giúp chúng ta biết rõ hơn về các hoạt động kinh tế cơ bản và vai trò của chúng trong đời sống xã hội để chủ động, tích cực tham gia các hoạt động kinh tế, tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, gia đình và đóng góp cho sự phồn vinh của đất nước.

2. Hoạt động: Khám phá

Nội dung 1: Tìm hiểu hoạt động sản xuất và vai trò của hoạt động sản xuất

a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được khái niệm, vai trò hoạt động sản xuất

b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm, chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau

+ Nhóm 1,2: Đọc thông tin 1

+ Nhóm 3,4: Đọc thông tin 2

+ Nhóm 5,6: Đọc thông tin 3

Các nhóm cùng nghiên cứu trả lời câu hỏi

Hoạt động sản xuất được đề cập trong các thông tin trên có vai trò gì đối với đời sống của con người và xã hội?

c) Sản phẩm.

– HS chỉ ra được

a) Vai trò của hoạt động sản xuất đối với đời sống của con người và xã hội:

– Thông tin 1: sản xuất và cung cấp các sản phẩm gốm sứ với mẫu mã đa dạng, kích thước và công năng khác nhau => dùng để làm đồ mĩ nghệ, đồ thờ cúng, đồ dùng sinh hoạt,…

– Thông tin 2: tạo ra các sản phẩm âm nhạc => đóng góp tích cực cho những sản phẩm âm nhạc của công chúng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, giúp con người sống tốt hơn, nhân văn hơn và đóng góp cho xã hội nhiều hơn.

– Thông tin 3: trồng lúa tạo ra lúa gạo để phục vụ đời sống người dân và xuất khẩu => đảm bảo an ninh lương thực, khẳng định vai trò, vị thế xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới của Việt Nam.

b) Điểm giống nhau và điểm khác biệt trong hoạt động ở thông tin 1, thông tin 3 với hoạt động ở thông tin 2:

– Điểm giống nhau: đều tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần đáp ứng các nhu cầu của con người.

– Điểm khác nhau:

Thông tin 1, thông tin 3: tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống vật chất của con người.

Thông tin 2: Tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống tinh thần của con người.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– GV tổ chức chia lớp thành các nhóm, từ 6 nhóm

– Học sinh chia nhóm và làm việc theo nhóm của mình.

+ Nhóm 1,2: Đọc thông tin 1

+ Nhóm 3,4: Đọc thông tin 2

+ Nhóm 5,6: Đọc thông tin 3

Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Học sinh cùng các thành viên trong nhóm, đọc và trao đổi về tình huống của nhóm mình.

– Viết kết quả chung của nhóm mình để báo cáo

Báo cáo kết quả và thảo luận

– Giáo viên cùng học sinh giải quyết từng thông tin

Thông tin 1:

+ Gọi đại diện các nhóm trình bày nội dung làm việc và thảo luận của nhóm

+ Nhóm còn lại nhận xét bổ sung và rút ra khái niệm phân phối là gì

Thông tin 2:

+ Gọi đại diện các nhóm trình bày nội dung làm việc và thảo luận của nhóm

+ Nhóm còn lại nhận xét bổ sung và rút ra khái niệm trao đổi là gì

Thông tin 3:

+ Gọi đại diện các nhóm trình bày nội dung làm việc và thảo luận của nhóm

+ Nhóm còn lại nhận xét bổ sung và rút ra khái niệm trao đổi là gì

Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung cho các nhóm

Em hãy xác định điểm giống nhau và điểm khác biệt trong hoạt động ở thông tin 1 thông tin 3 với hoạt động ở thông tin 2

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Giáo viên nhận xét bài trả lời của từng nhóm.

– Giáo viên chốt kiến thức làm rõ từng hoạt động mà học sinh đã tìm được

– Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội

Gv nhấn mạnh:

Hoạt động sản xuất là hoạt động con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.

1. Hoạt động sản xuất và vai trò của hoạt động sản xuất

Khái niệm: Hoạt động sán xuất là hoạt dộng tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần đáp ứng các nhu cầu của con người.

Sản xuất là một hoạt động kinh té cơ bản, quyết định sự tồn tại phát triền của cá nhân và xã hội.

Sự phát triển của hoạt động sản xuất là cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của con người, làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần cùa xã hội.

TIẾT 2

Nội dung 2: Tìm hiểu hoạt động phân phối – trao đổi và vai trò của hoạt động phân phối – trao đổi

a) Mục tiêu.Học sinh hiểu được khái niệm, vai trò hoạt động phân phối và trao đổi, mối quan hệ giữa hai hoạt động này.

b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm đã phân công

+ Nhóm 1,2: Đọc và trả lời câu hỏi trong phần trường hợp 1

+ Nhóm 3,4: Đọc thông tin 1

+ Nhóm 5,6: Đọc thông tin 2

Nhóm 3,4,5,6 cùng trả lời câu hỏi ở cuối phần thông tin 1,2

c) Sản phẩm.

– HS chỉ ra được

+ Trường hợp 1:

a) Sau quá trình thực hiện dự án tại công ty, anh Nam và đồng nghiệp nhận được:

Ngoài tiền lương hằng tháng theo hợp đồng lao động, còn được hưởng thu nhập tăng thêm theo kết quả thực hiện dự án.

b) Mức thu nhập nhận được của người lao động có tác dụng khích lệ người lao động trong công ty tích cực, chủ động và sáng tạo hơn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo.

+ Thông tin 1+ 2:

a) Vai trò của hoạt động trao đổi:

– Kết nối sản xuất với tiêu dùng.

– Giúp người sản xuất bán được sản phẩm của mình.

– Giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.

– Thúc đẩy việc trao đổi, mua bán, giúp phát triển kinh tế của đất nước.

b) Ngoài hình thức kể trên, em còn có thể mua và bán băng những hình thức:

Mua bán tại cửa hàng

Mua bán thông qua các bên trung gian

Mua bán tại quầy lưu động

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– GV tổ chức chia lớp thành các nhóm, 6 nhóm

– Học sinh chia nhóm và làm việc theo nhóm của mình.

+ Nhóm 1,2: Đọc và trả lời câu hỏi trong phần trường hợp 1

+ Nhóm 3,4: Đọc thông tin 1

+ Nhóm 5,6: Đọc thông tin 2

Nhóm 3,4,5,6 cùng trả lời câu hỏi ở cuối phần thông tin 1,2

Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Học sinh cùng các thành viên trong nhóm, đọc và trao đổi về tình huống của nhóm mình.

– Viết kết quả chung của nhóm mình để báo cáo

Báo cáo kết quả và thảo luận

– Giáo viên cùng học sinh giải quyết từng thông tin

Trường hợp 1:

+ Gọi đại diện các nhóm trình bày nội dung làm việc và thảo luận của nhóm

+ Nhóm còn lại nhận xét bổ sung và rút ra khái niệm phân phối là gì

Thông tin 1+2:

+ Gọi đại diện các nhóm trình bày nội dung làm việc và thảo luận của nhóm

+ Nhóm còn lại nhận xét bổ sung và rút ra khái niệm trao đổi là gì

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Giáo viên nhận xét bài trả lời của từng nhóm.

– Giáo viên chốt kiến thức làm rõ từng hoạt động mà học sinh đã tìm được

– Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội

Gv nhấn mạnh:

Phân phối – trao đổi đóng vai trò trung gian, là cầu nối sản xuất với tiêu dùng. Phân phối thúc đẩy sản xuất phát triền nếu quan hệ phân phối phù hợp đồng thời có thề kìm hãm sàn xuất và tiêu dùng khi nó không phù hợp. Trao đồi giúp người sản xuất bán được hàng, duy trì và phát triền được hoạt động sản xuất và người tiêu dùng mua được thứ mình cần, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng

2. Hoạt động phân phối – trao đổi trao đổi và vai trò của hoạt động phân phối – trao đổi

Phân phối là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất như lao động, tiền vốn tư liệu sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất khác nhau (phân phối cho sản xuất) và phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng theo tỉ lệ đóng góp của họ cho xã hội (phân phối cho tiêu dùng)

Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm sau khi sản xuất đến với người tiêu dùng. Hoạt động trao đổi có vai trò kết nổi sản xuất với tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được sản phẩm của mình, đồng thời giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân

Nội dung 3: Tìm hiểu hoạt động tiêu dùng và vai trò của hoạt động tiêu dùng

a) Mục tiêu.Học sinh hiểu được khái niệm, vai trò của tiêu dùng

b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm đã phân chia ở trên, các nhóm cùng nhau nghiên cứu thông tin mà sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi

Em hãy cho biết các sản phẩm tiêu dùng nào được nhắc đến ở thông tin và hình ảnh trên.

Hot động tiêu dùng đó có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

Theo em hoat động tiêu dùng có vai trò gì đối với sản xuất?

Em hãy kể thêm các hoạt động tiêu dùng khác mà em biết

c) Sản phẩm.

– HS chỉ ra được

Trả lời

– Các sản phẩm tiêu dùng được nhắc đến ở thông tin và hình ảnh trên: thực phẩm, bánh kẹo, mứt tết, đồ uống

– Ý nghĩa của hoạt động tiêu dùng:

Thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi người trong ngày tết.

Thúc đẩy hoạt động mua bán ngày cuối năm trở nên sôi nổi và nhộn nhịp hơn.

b) Vai trò của hoạt động tiêu dùng đối với sản xuất:

– Thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

– Là động lực thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

c) Các hoạt động tiêu dùng khác mà em biết:

Tiêu dùng quần áo mới

Tiêu dùng thực phẩm cho sinh hoạt ăn uống hằng ngày

Tiêu dùng vật dụng gia đình

Tiêu dùng đồ dùng học tập

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– GV tổ chức cho các nhóm đã phân chia cùng làm nhiệm vụ

Nhiệm vụ các nhóm cùng nhau nghiên cứu thông tin mà sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi

Em hãy cho biết các sản phẩm tiêu dùng nào được nhắc đến ở thông tin và hình ảnh trên.

Hoạt động tiêu dùng đó có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

Theo em hoat động tiêu dùng có vai trò gì đối với sản xuất?

Em hãy kể thêm các hoạt động tiêu dùng khác mà em biết

Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Học sinh cùng các thành viên trong nhóm, đọc và trao đổi về tình huống của nhóm mình.

– Viết kết quả chung của nhóm mình để báo cáo

Báo cáo kết quả và thảo luận

– Giáo viên điều hành hoạt động thảo luận của các nhóm

+ Gọi 2 nhóm trình bày kết quả chuẩn bị của mình

+ Các nhóm còn lại sẽ nhận xét và góp ý

Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung cho các nhóm

Từ những thông tin đã nghiên cứu, các em hiểu thế nào là tiêu dùng, tiêu dùng có vai trò như thế nào

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Giáo viên nhận xét bài trả lời của từng nhóm.

– Giáo viên chốt kiến thức làm rõ từng hoạt động mà học sinh đã tìm được

– Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội

Gv nhấn mạnh:

Hoạt động tiêu dùng bao gồm tiêu dùng cho sinh hoạt và tiêu dùng cho sản xuất. Tiêu dùng là mục đích, la động lực thúc đầy sản xuất phát triển. Vì vậy. mỗi người cần tiêu dùng hợp lý. có kế hoạch đế trở thành người tiêu dùng thông minh.

3. Hoạt động tiêu dùng và vai trò của hoạt động tiêu dùng

Hoạt động tiêu dùng là việc sử dụng các sản phẩm được sản xuất ra để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con nguời.

Hoạt động tiêu dùng bao gồm tiêu dùng cho sinh hoạt và tiêu dùng cho sản xuất. Tiêu dùng là mục đích, là động lực thúc đầy sản xuất phát triển

………….

Tải file tài liệu để xem thêm Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *