Giáo án Giáo dục thể chất 10 Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học bám sát theo chương trình sách giáo khoa mới. Qua đó giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án dạy môn Giáo dục thể chất lớp 10 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình.
Bạn đang đọc: Giáo án Giáo dục thể chất 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)
Giáo án Giáo dục thể chất 10 Kết nối tri thức giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết.
Kế hoạch bài dạy Giáo dục thể chất 10 Kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 1: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN-
MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT CƠ BẢN VỀ SÂN TẬP,DỤNG CỤ VÀ THI ĐẤU BÓNG CHUYỀN
TIẾT 1-2:
Bài 1. Sơ lược lịch sử phát triển môn Bóng chuyền trên thế giới và Việt Nam
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
– Mục tiêu:
+ Học sinh nắm được Sơ lược lịch sử phát triển môn Bóng chuyền trên thế giới
+ Học sinh nắm được Sơ lược lịch sử phát triển môn Bóng chuyền Việt nam
– Yêu cầu:
+ Đảm bảo an toàn trong khi tập luyện và chú ý lắng nghe.
+ Rèn luyện ý thức tự giác, hoạt động tập thể trong khi học.
2. Năng lực:
– Năng lực chung:
+Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh thực hiện việc sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học theo yêu cầu của giáo viên.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thuật ngữ, kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin về động tác; biết hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập của bài học.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua các hoạt động luyện tập, vận dụng linh hoạt các phương pháp, phân tích được động tác trong luyện tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề để giải quyết phù hợp nhất.
– Năng lực đặc thù
+ Năng lực sử dụng kiến thức về môn Bóng chuyền
+ Năng lực hình thành thói quen tập luyện thường xuyên để phát triển nhân cách: đức trí, thể mỹ…
+ Năng lực vận dụng để tập luyện môn Bóng chuyền thường xuyên, hàng ngày
+ Năng lực hợp tác là biết phối hợp với đồng đội trong quá trình tập luyện và thi đấu Bóng chuyền.
+ Năng lực tính toán biết xác định được LVĐ phù hợp với sức khỏe của cá nhân.
3. Phẩm chất:
– Có ý thức tự giác, tích cực và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng bản thân.
– Thể hiện tinh thần tập thể, đoàn kết, giúp đỡ bạn trong tập luyện.
– Có ý trí vượt qua khó khăn, nỗ lực phấn đấu vươn lên để đạt kết quả tốt trong luyện tập
– Thể hiện sự yêu thích môn học trong học tập và rèn luyện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Địa điểm: Sân bóng Chuyền nhà trường.
2. Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án, trang phục thể thao, tranh ảnh, còi.
3. Chuẩn bị của học sinh:
– Trang phục đúng qui định của trường, vệ sinh sân tập và chuẩn bị dụng cụ tập luyện theo yêu cầu của giáo viên.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS bước vào tiết học mới
b. Nội dung: Nhận lớp, khởi động.
c. Sản phẩm: HS nắm được sơ lược lịch sử bóng chuyền TG, VN
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh |
Định lượng |
Sản phẩm dự kiến |
– GV làm thủ tục nhận lớp: Đội hình nhận lớp:
GV + Cán sự lớp báo cáo sĩ số và tình hình lớp. Đội hình khởi động
– Cự ly giãn cách 1 sải tay GV – GV kết hợp với cán sự lớp hướng dẫn HS K/ |
18-20P |
1. Nhận lớp: – Cán sự lớp báo cáo sĩ số. – Giáo viên nhận lớp với đội hình 3 hàng ngang.
2. Khởi động: – Khởi động chung: + Chạy chậm theo vòng tròn + Xoay các khớp cổ tay, vai, lưng bụng, hông, gối, ép dọc ngang … – Khởi động chuyên môn : + Ép dẻo các khớp. + Di chuyển 9 – 3 – 6 – 3 – 9 |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu: Học sinh nắm được Sơ lược lịch sử phát triển môn Bóng chuyền trên thế giới. Sơ lược lịch sử phát triển môn Bóng chuyền Việt nam
b. Nội dung:
+ Sơ lược lịch sử phát triển môn Bóng chuyền trên thế giới
+ Sơ lược lịch sử phát triển môn Bóng chuyền Việt nam
c. Sản phẩm: HS nắm được sử phát triển môn Bóng chuyền trên thế giới, Việt Nam
d. Tổ chức thực hiện:
……………….
Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án Giáo dục thể chất 10