Giáo án Hóa học 10 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Giáo án Hóa học 10 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy môn Hóa lớp 10.

Bạn đang đọc: Giáo án Hóa học 10 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Kế hoạch bài dạy Hóa học 10 Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát nội dung trong sách giáo khoa lớp 10. Hi vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giáo án Hóa 10 nhanh chóng và dễ dàng hơn. Vậy sau đây là giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm giáo án chuyên đề Hóa học 10 Chân trời sáng tạo.

Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo

    Giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 1

    BÀI DẠY: NHẬP MÔN HOÁ HỌC

    Thời lượng: 2 tiết

    I. MỤC TIÊU

    1. Năng lực hoá học:

    1.1. Nhận thức hoá học

    – Nêu được đối tượng nghiên cứu của hoá học.

    – Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học.

    – Nêu được vai trò của hoá học đối với đời sống, sản xuất,…

    1.2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học

    Thông qua hoạt động khai thác vốn kiến thức, kỹ năng đã học ở môn KHTN cấp THCS, vốn kiến thức thực tế để tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu của hoá học, vai trò của hoá học trong thực tiễn.

    1.3. Vận dụng kiến thức kỹ năng đã học

    – Vận dụng được phương pháp học tập từ môn KHTN cấp THCS để tìm hiểu về phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học.

    – Vận dụng vốn tri thức đã biết về hoá học để tìm hiểu vai trò của hoá học trong thực tiễn.

    2. Năng lực chung

    Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập; đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể để, khắc phục hạn chế.

    Năng lực giao tiếp hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

    3. Phẩm chất

    Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả trong học tập.

    II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

    GV: – Hình ảnh về đối tượng nghiên cứu của hoá học, vật lý, sinh học, khoa học Trái Đất và bầu trời…; vai trò của hoá học trong thực tiễn; Phiếu học tập, máy chiếu, máy tính.

    HS: Đọc trước bài học, xem lại nội dung đã học ở môn KHTN; Báo cáo thuyết trình bằng powpoint; Nguyên liệu làm son môi.

    III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

    Hoạt động 1: Mở đầu (10 phút)

    a. Mục tiêu:

    – Gắn kết những kiến thức, kỹ năng đã học về đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực KHTN ở cấp THCS và từ những hiểu biết trong thực tế với bài học mới; Kích thích HS suy nghĩ thông qua việc nêu được vai trò, đặc điểm, đối tượng nghiên cứu của hoá học, các nhánh chính của hoá học. Từ đó, HS xác định nhiệm vụ học tập.

    – Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập; đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể để, khắc phục hạn chế.

    b. Tổ chức thực hiện

    * Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS hãy quan sát các hình ảnh sau và điền các hình ảnh thích hợp chỉ đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực KHTN vào phiếu học tập số 1:

    Đối tượng nghiên cứu

    Hình ảnh tương ứng

    1. Sinh học nghiên cứu các sinh vật và sự sống trên Trái Đất

    2. Thiên văn học nghiên cứu về vũ trụ

    3. Hoá học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chất

    4. Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất

    5. Vật lý nghiên cứu về chất, năng lượng và sự vận động của chúng

    * Thực hiện nhiệm vụ: Hs hoạt động cá nhân trả lời phiếu học tập số 1:

    Sản phẩm: Câu trả lời của HS: 1 – e; 2 – a; 3- d; 4 – b; 5 – c.

    * Báo cáo thảo luận: GV mời ngẫu nhiên HS trả lời

    * Kết luận nhận định, định hướng:

    GV nhận xét câu trả lời của HS về phiếu học tập số 1

    GV nêu ra các câu hỏi để giúp HS xác định nhiệm vụ tiếp theo của bài học:

    Câu 1: Hoá học nghiên cứu cụ thể những nội dung gì?

    Câu 2: Đặc điểm của hoá học là gì?

    Câu 3: Hoá học có mấy nhánh nghiên cứu chính? Đó là những nhánh nào?

    GV giúp HS minh hoạ bằng sơ đồ các nhánh chính của hoá học:

    Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (70 phút)

    Hoạt động 2.1. Đối tượng nghiên cứu của hoá học (20 phút)

    a. Mục tiêu: – Nêu được đối tượng nghiên cứu của hoá học.

    b. Tổ chức thực hiện

    * Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS quan sát hình ảnh dưới đây và thảo luận nhóm để trả lời 4 câu hỏi

    Câu 1: Từ hình 1.1, hãy chỉ ra các đơn chất và hợp chất. Viết công thức hoá học của chúng.

    Câu 2: Từ hình 1.2, hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần mức độ trật tự trong cấu trúc 3 thể của bromine.

    Câu 3: từ hình 1.3, hãy cho biết đâu là quá trình biến đổi vật lý, quá trình biến đổi hoá học. Giải thích.

    Câu 4: Đối tượng nghiên cứu của hoá học là gì?

    * Thực hiện nhiệm vụ:

    Học sinh quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm hoàn thành 4 câu hỏi

    Sản phẩm: Câu 1:

    – Đơn chất: nhôm (aluminium): Al , nitrogen: N2;

    – Hợp chất nước: H2O , muối ăn: NaCl.

    Câu 2: Khí

    Câu 3: a. Biến đổi vật lý; b. Biến đổi hoá học: có dấu hiệu tạo thành chất mới

    Câu 4: Đối tượng nghiên cứu của hoá học là chất và sự biến đổi của chất.

    * Báo cáo thảo luận:

    GV mời lần lượt 4 nhóm trình bày 4 câu hỏi, nhóm khác nhận xét bổ sung.

    * Kết luận nhận định, định hướng:

    GV nhận xét, kết luận nội dung về đối tượng nghiên cứu của hoá học:

    Hoạt động 2.2 Vai trò của hoá học trong thực tiễn (15 phút)

    a. Mục tiêu: Nêu được vai trò của hoá học đối với đời sống, sản xuất.

    b. Tổ chức thực hiện

    * Chuyển giao nhiệm vụ:

    GV yêu cầu HS quan sát video: https://www.youtube.com/watch?v=of01SXf1wUE

    Hãy nêu vai trò của hoá học trong đời sống và sản xuất

    * Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi

    Sản phẩm: câu trả lời của HS.

    * Báo cáo thảo luận: GV mời HS xung phong trả lời câu hỏi.

    HS khác nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung thêm một số lĩnh vực có vai trò của hoá học

    * Kết luận, nhận định, định hướng:

    – GV kết luận nội dung.

    – GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị ở nhà theo nhóm bằng powpoint cho tiết học sau để trình bày báo cáo trước lớp:

    Hãy tưởng tượng bạn được mời tham gia hội thảo bàn về “phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học”. Hãy trình bày báo cáo về nội dung sau:

    1. Làm thế nào để học tốt môn hoá học?

    2. Triển khai phương pháp nghiên cứu hoá học ở trong trường của bạn như thế nào?

    – Tổ chức cho các nhóm bốc thăm 1 trong 2 nội dung trên

    Hoạt động 2.3. Phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học (25 phút)

    a. Mục tiêu:

    – Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học.

    – Vận dụng được phương pháp học tập từ môn KHTN cấp THCS để tìm hiểu về phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học.

    – Xác định được nhiệm vụ học tập; đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể để, khắc phục hạn chế.

    – Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả trong học tập.

    – Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

    b. Tổ chức thực hiện

    * Chuyển giao nhiệm vụ:

    – GV yêu cầu đại diện các nhóm thuyết trình báo cáo: Trình bày phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học:

    Hãy tưởng tượng bạn được mời tham gia hội thảo bàn về “phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học”. Hãy trình bày báo cáo về nội dung sau:

    1. Làm thế nào để học tốt môn hoá học?

    2. Triển khai phương pháp nghiên cứu hoá học ở trong trường của bạn như thế nào?

    – GV thông báo tiêu chí đánh giá:

    1. Làm thế nào để học tốt môn hoá học?

    STT

    Yêu cầu về báo cáo thuyết trình

    Không

    1

    Ôn tập và nghiên cứu bài học trước khi đến lớp

    2

    Rèn luyện tư duy hoá học

    3

    Ghi chép

    4

    Luyện tập thường xuyên

    5

    Thực hành thí nghiệm

    6

    Sử dụng thẻ ghi nhớ

    7

    Hoạt động tham quan, trải nghiệm

    8

    Sử dụng sơ đồ tư duy

    9

    Thuyết trình rõ ràng lưu loát dễ hiểu

    10

    Hình ảnh, ví dụ rõ ràng, phù hợp

    2. Triển khai phương pháp nghiên cứu hoá học ở trong trường của bạn như thế nào?

    STT

    Yêu cầu về báo cáo thuyết trình

    Không

    1

    Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

    2

    Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

    3

    Phương pháp nghiên cứu ứng dụng

    4

    Thuyết trình rõ ràng lưu loát dễ hiểu

    5

    Hình ảnh, ví dụ rõ ràng, phù hợp

    * Thực hiện nhiệm vụ:

    Các HS trong nhóm thống nhất lại nội dung đã chuẩn bị, bổ sung nội dung cần thiết.

    * Báo cáo thảo luận:

    GV mời đại diện lần lượt các nhóm lên trình bày báo cáo của nhóm mình.

    Các nhóm khác bổ sung, phản biện, đặt câu hỏi cho việc thực hiện của nhóm trình bày.

    * Kết luận, nhận định, định hướng:

    GV kết luận, nhận xét đánh giá phần thuyết tình của các nhóm theo tiêu chí đánh giá đã công bố.

    Hoạt động 3. Luyện tập (10 phút)

    a. Mục tiêu: Luyện tập lại những nội dung đã được học

    b. Tổ chức thực hiện:

    * Chuyển giao nhiệm vụ:

    GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp để hoàn thành các câu hỏi dưới đây:

    Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của hoá học?

    a. Thành phần, cấu trúc của chất

    b. Tính chất và sự biến đổi của chất

    c. Ứng dụng của chất

    d. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

    Câu 2: Cho các bước trong phương pháp nghiên cứu hoá học như sau:

    a. Thực hiện nghiên cứu

    b. Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết nghiên cứu.

    c. Lập kế hoạch thực hiện quá trình nghiên cứu.

    d. Đề xuất vấn đề nghiên cứu.

    e. Viết, trình bày báo cáo, thảo luận, phản biện và kết luận về kết quả nghiên cứu.

    Hãy sắp xếp các bước trên vào sơ đồ dưới đây để có quy trình nghiên cứu phù hợp:

    ……………….

    Giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 2

    BÀI 2: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ

    (Thời gian thực hiện: 4 tiết)

    I. MỤC TIÊU

    1. Năng lực

    1.1. Năng lực chung:

    – Năng lực tự chủ tự học: HS nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi tìm hiểu về cấu tạo nguyên tử.

    – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Từ kiến thức đã học HS vận dụng giải quyết các nhiệm vụ học tập và câu hỏi bài tập.

    – Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động giao tiếp khi có vấn đề thắc mắc. Thông qua làm việc nhóm nâng cao khả năng trình bày ý kiến của bản thân, tự tin thuyết trình trước đám đông.

    1.2. Năng lực Hóa học:

    – Năng lực nhận thức kiến thức hóa học: Trình bày được thành phần của nguyên tử (nguyên tử vô cũng nhỏ; nguyên tử gồm 2 phần: hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử; hạt nhân tạo nên bởi các hạt proton (p), neutron (n); Lớp vở tạo nên bởi các electron (e); điện tích, khối lượng mỗi loại hạt). – Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: So sánh được khối lượng của electron với proton và notron, kích thước của hạt nhân với kích thước của nguyên tử.

    2. Phẩm chất

    – Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong kết quả làm việc nhóm.

    – Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

    II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

    1. Giáo viên: Kế hoạch dạy học và bài giảng PowerPoint

    2. Học sinh: Sách giáo khoa và đọc trước bài ở nhà.

    III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

    HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

    a. Mục tiêu: Kích thích hứng thú, tạo tư thế sẵn sàng học tập và tiếp cận nội dung bài học.

    b. Nội dung: Nêu vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học.

    c. Sản phẩm: Dự đoán vấn đề GV đặt ra.

    d. Tổ chức hoạt động học:

    ……

    Tải file tài liệu để xem Giáo án Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *