Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
Bạn đang đọc: Giáo án Hóa học 11 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)
Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học các bài trong học kì 1 giúp thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 11 của mình. Kế hoạch bài dạy Hóa học lớp 11 giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 11.
Kế hoạch bài dạy Hóa học 11 Chân trời sáng tạo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 1. CÂN BẰNG HÓA HỌC
BÀI 1: KHÁI NIỆM VỀ CÂN BẰNG HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được khái niệm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của một phản ứng thuận nghịch
- Viết được biểu thức hằng số cân bằng (KC) của một phản ứng thuận nghịch
- Thực hiện được thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới chuyển dịch cân bằng:
(1) Phản ứng: 2NO2, N2O4
(2) Phản ứng thủy phân sodium acetate
- Vận dụng được nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier để giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ, áp suất đến cân bằng hóa học.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu được khái niệm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của một phản ứng thuận nghịch
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả các khái niệm, hiện tượng. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của một phản ứng thuận nghịch.
- Tìm hiểu tự nhiên: Thông qua các hoạt động thảo luận, thực hiện thí nghiệm, quan sát các hiện tượng thí nghiệm rút ra được nhận xét về phản ứng thuận nghịch và cân bằng hóa học, dự đoán được chiều chuyển dịch cân bằng hóa học trong những điều kiện cụ thể.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học, đề xuất cách tăng hiệu suất phản ứng trong trường hợp cụ thể.
3. Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT.
- Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học (nếu cần).
- Dụng cụ hóa chất để thực hiện các thí nghiệm trong SGK.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV đặt vấn đề:
Trong các phản ứng hóa học, có một loại phản ứng trong đó các chất sản phẩm có khả năng phản ứng để tạo thành các chất đầu. Do vậy, phản ứng xảy ra không hoàn toàn và thường có hiệu suất không cao. Phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen thuộc loại phản ứng này. Các phản ứng này được gọi là phản ứng gì? Để tăng hiệu suất của chúng, cần điều chỉnh những điều kiện phản ứng như nhiệt độ, áp suất, nồng độ,… như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS đưa ra những nhận định ban đầu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
– GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Có nhiều phản ứng mà dù tiến hành bao lâu, các chất cũng không chuyển hóa hết thành sản phẩm, phản ứng xảy ra không hoàn toàn, sau phản ứng vẫn có mặt chất sản phẩm chưa phản ứng hết, phản ứng có hiệu suất không cao. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp ta hiểu rõ tại sao lại như vậy và cách để làm tăng hiệu suất của các phản ứng loại này, chúng ta cùng đi vào bài học– Bài 1: Khái niệm về cân bằng hóa học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch và cân bằng hóa học
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được khái niệm phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát Hình 1.1, 1.2; thảo luận và trả lời CH thảo luận 1 – 4 SGK trang 5, 6.
c. Sản phẩm học tập: HS phân biệt được phản ứng một chiều và phản ứng thuận nghịch, nêu được khái niệm trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch, câu trả lời cho CH thảo luận 1 – 4 SGK trang 5, 6.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ * Tìm hiểu khái niệm phản ứng một chiều – GV giới thiệu phản ứng điều chế khí oxygen trong phòng thí nghiệm bằng cách đun nóng tinh thể KMnO4 (thuốc tím) tạo thành K2MnO4, MnO2, O2: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 (1) – GV yêu cầu HS thảo luận trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 5: 1. Dựa vào phương trình hóa học của phản ứng điều chế khí oxygen từ KMnO4, em hãy cho biết phản ứng có xảy ra theo chiều ngược lại không? – GV nêu đặc điểm của phản ứng (1): + Các chất sản phẩm (K2MnO4, MnO2 và O2) không phản ứng được với nhau để tạo thành các chất đầu (KMnO4). + Phản ứng có đặc điểm như vậy được gọi là phản ứng một chiều. – GV dẫn dắt HS đến khái niệm phản ứng một chiều và kí hiệu chiều phản ứng; yêu cầu HS lấy ví dụ – GV đặt câu hỏi: Vậy có phản ứng nào mà các chất sản phẩm lại phản ứng được với nhau để tạo thành chất đầu không ? * Tìm hiểu khái niệm phản ứng thuận nghịch – GV viết phản ứng: Cl2(g) + H2O(l) HCl(aq) + HClO(aq) (2) – GV yêu cầu HS quan sát phản ứng trên và trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 6: 2. Phản ứng Cl2 tác dụng với H2O có đặc điểm gì khác với phản ứng nhiệt phân thuốc tím? – GV nêu đặc điểm của phản ứng (2): + Các chất sản phẩm (HCl và HClO) phản ứng được với nhau để tạo thành các chất đầu (Cl2 và H2O). + Phản ứng có đặc điểm như vậy được gọi là phản ứng thuận nghịch + Phản ứng thuận: Cl2 + H2O HCl + HClO + Phản ứng nghịch: HCl + HClO Cl2 + H2O – GV dẫn dắt HS đến khái niệm phản ứng thuận nghịch và kí hiệu chiều phản ứng, chiều thuận, chiều nghịch; yêu cầu HS lấy ví dụ. * Tìm hiểu khái niệm trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch – GV yêu cầu HS thảo luận nghiên cứu trạng thái cân bằng hóa học thông qua phản ứng và trả lời CH thảo luận 3, 4 SGK trang 6: N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g) 3. Quan sát Hình 1.1, nhận xét sự biến thiên nồng độ của các chất trong hệ phản ứng theo thời gian (với điều kiện nhiệt độ không đổi). 4. Quan sát Hình 1.2, nhận xét về tốc độ của phản ứng thuận và tốc độ của phản ứng nghịch theo thời gian trong điều kiện nhiệt độ không đổi. Nồng độ các chất trong phản ứng thay đổi như thế? – GV dẫn dắt HS nhận xét: Trong phản ứng trên, lúc đầu phản ứng thuận có tốc độ lớn hơn phản ứng nghịch và ưu tiên tạo ra ammonia. Theo thời gian, tốc độ phản ứng thuận giảm dần, tốc độ phản ứng nghịch tăng dần đến khi tốc độ hai phản ứng bằng nhau. Tại thời điểm này, số mol của các chất hydrogen, nitrogen, ammonia không thay đổi nữa. Đây là thời điểm phản ứng thuận nghịch đạt tới trạng thái cân bằng. – GV đưa ra khái niệm trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch. – GV nhấn mạnh với HS đặc điểm của cân bằng hóa học: Cân bằng hóa học là một cân bằng động, vì tại trạng thái cân bằng, phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra, nhưng với tốc độ bằng nhau nên không nhận thấy sự thay đổi thành phần của hệ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 1 – 4 SGK trang 5, 6 – GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Đại diện HS trả lời câu hỏi CH thảo luận 1 – 4 SGK trang 5, 6 – GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết các đặc điểm của phản ứng một chiều và phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch. |
1. Phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch và cân bằng hóa học * Phản ứng một chiều Trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 5: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 Phản ứng không xảy ra theo chiều ngược lại Kết luận: – Phản ứng một chiều là phản ứng chỉ xảy ra theo chiều từ chất tham gia tạo thành sản phẩm mà sản phẩm không thể tác dụng lại với nhau để tạo thành chất ban đầu. – Kí hiệu chiều phản ứng: Ví dụ : NaOH + HCl NaCl + H2O
* Phản ứng thuận nghịch Trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 6: Cl2(g) + H2O(l) HCl(aq) + HClO(aq) Phản ứng trên xảy ra theo hai chiều, các chất sản phẩm tác dụng được với nhau tạo lại Cl2 và H2O Kết luận: – Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều xác định. – Kí hiệu chiều phản ứng: . Chiều từ trái sang phải là chiều thuận, chiều từ phải sang trái là chiều nghịch. * Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch Trả lời CH thảo luận 3, 4 SGK trang 6: 3. Theo thời gian, số mol N2 và H2 giảm dần và đến một thời điểm, số mol của N2 và H2 không thay đổi nữa. Theo thời gian, số mol NH3 tăng dần và đến cùng một thời điểm, số mol NH3 cũng không thay đổi nữa. 4. Biểu thức định luật tác dụng khối lượng đối với phản ứng thuận: vt = kt[N2].[H2]3 Biểu thức định luật tác dụng khối lượng đối với phản ứng nghịch: vn = kn[NH3]2 Từ hai biểu thức cho thấy: – Theo thời gian, số mol N2 và H2 giảm dần nên [N2] và [H2] giảm, tốc độ phản ứng thuận giảm. – Theo thời gian, số mol NH3 tăng dần nên [NH3] tăng dần, tốc độ phản ứng nghịch tăng. Kết luận: – Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là trạng thái tại đó tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. – Cân bằng hóa học là một cân bằng động, vì trạng thái cân bằng, phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra, nhưng với tốc độ bằng nhau nên không nhận thấy sự thay đổi thành phần của hệ. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết được biểu thức hằng số cân bằng (KC) của một phản ứng thuận nghịch
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời CH thảo luận 5, 6 SGK trang 7
c. Sản phẩm học tập: HS viết biểu thức hằng số cân bằng, câu trả lời CH thảo luận 5, 6 SGK trang 7
d.Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS thảo luận tìm hiểu hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch qua hệ cân bằng dưới đây và trả lời CH thảo luận 5, 6 SGK trang 7: 2NO2(g) N2O2(g) (nâu đỏ) (không màu) 5. Sử dụng dữ liệu Bảng 1.1, hãy tính giá trị biểu thức trong 5 thí nghiệm. Nhận xét giá trị thu được từ các thí nghiệm khác nhau. 6. Viết các biểu thức tính tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch của phản ứng thuận nghịch sau, biết phản ứng thuận và phản ứng nghịch đều là phản ứng đơn giản aA + bB cC + Dd Lập tỉ lệ giữa hằng số tốc độ phản ứng thuận và hằng số tốc độ phản ứng nghịch ở trạng thái cân bằng. – GV giới thiệu biểu thức tính tính hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch tổng quát. Aa + Bb Cc + dD – GV lưu ý HS: + Hằng số cân bằng KC của một phản ứng thuận nghịch, chỉ phụ thuộc nhiệt độ và bản chất của phản ứng, không phụ thuộc nồng độ ban đầu của các chất. + Nồng độ của chất rắn được coi bằng 1 và không có mặt trong biểu thức tính hằng số cân bằng. – GV lấy ví dụ về phản ứng thuận nghịch có mặt của chất rắn và hướng dẫn HS viết biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng: C(s) + CO2(g) 2CO(g) – GV mở rộng: Trong phản ứng thuận nghịch thì hằng số cân bằng KC là một đại lượng có ý nghĩa quan trọng, nó cho biết mức độ xảy ra của một phản ứng Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận theo cặp đôi, đọc SGK và trả lời lời CH thảo luận 5, 6 SGK trang 7 – GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Đại diện HS trả lời câu hỏi lời CH thảo luận 5, 6 SGK trang 7 – GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch, chuyển sang nội dung mới. |
2. Hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch Trả lời CH thảo luận 5, 6 SGK trang 7 5.
Nhận xét: giá trị biểu thức thay đổi không đáng kể mặc dù nồng độ ban đầu và nồng độ các chất tại thời điểm cân bằng khác nhau. 6. Biểu thức định luật tác dụng khối lượng đối với phản ứng thuận: vt = kt.[B]b Biểu thức định luật tác dụng khối lượng đối với phản ứng nghịch: vn = kn[C]c.[D]d Ở trạng thái cân bằng: kt.[B]b = kn[C]c.[D]d Kết luận Tổng quát, nếu có phản ứng thuận nghịch sau: aA + bB cC + dD Khi phản ứng ở trạng thái cân bằng, ta có: Trong đó: [A], [B], [C], [D] là nồng độ mol của các chất A, B, C, D ở trạng thái cân bằng; a, b, c, d là hệ số tỉ lượng của các chất trong phương trình hóa học của phản ứng. Trong phản ứng thuận nghịch, hằng số cân bằng KC của phản ứng xác định chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự chuyển dịch cân bằng hóa học
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện được thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới chuyển dịch cân bằng, từ đó rút ra kết luận về sự chuyển dịch cân bằng hóa học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thực hiện thí nghiệm, trả lời CH thảo luận 7 – 9 SGK trang 7, 8
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện được thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới chuyển dịch cân bằng, câu trả lời CH thảo luận 7 – 9 SGK trang 7, 8
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chia lớp thành các nhóm, thực hiện thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới chuyển dịch cân bằng thông qua các phản ứng: Thí nghiệm 1: 2NO2(g) N2O4(g) (nâu đỏ) (không màu) – GV phát cho các nhóm dụng cụ và hóa chất: bình cầu, cốc thủy tinh, ba bình chứa khí NO2 có màu giống nhau, nước nóng (khoảng 60 oC – 80 oC), nước đá – GV hướng dẫn HS cách tiến hành: Bình 1 để đối chứng; Bình 2 ngâm vào cốc nước đá; Bình 3 ngâm vào cốc nước nóng – GV lưu ý HS: NO2 là khí độc, chú ý nút kín bình chứa – GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm rồi thảo luận trả lời CH thảo luận 7 SGK trang 7: 7. Nêu hiện tượng xảy ra trong Thí nghiệm 1, từ đó cho biết chiều chuyển dịch cân bằng của phản ứng trong bình 2 và bình 3 Thí nghiệm 2: CH3COONa(aq) + H2O(l) CH3COOH(aq) + NaOH(aq) > 0 – GV phát cho các nhóm dụng cụ và hóa chất: bình tam giác, cốc thủy tinh 100 mL, đũa thủy tinh, đèn cồn, lưới và kiềng đun, sodium acetate (CH3COONa) rắn, dung dịch phenolphthalein, nước cất. – GV hướng dẫn HS các bước tiến hành: + Bước 1: Cho khoảng 10 gam CH3COONa và 50 mL nước cất vào cốc thủy tinh 100 mL. Dùng đũa thủy tinh khuấy đều. Nhỏ vài giọt phenolphalein vào, lắc đều. Chia dung dịch vào 2 bình tam giác. + Bước 2: Đun nhẹ (1) trong vài phút (Hình 1.3), bình (2) dùng để so sánh – GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm rồi thảo luận trả lời CH thảo luận 8, 9 SGK trang 8: 8. Nhận xét hiện tượng xảy ra trong Thí nghiệm 2. 9. Khi đun nóng, phản ứng trong bình (1) chuyển dịch theo chiều nào? – GV dẫn dắt HS đến kết luận về sự chuyển dịch cân bằng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS đọc SGK và thực hiện thí nghiệm, trả lời CH thảo luận 7 – 9 SGK trang 7, 8 – GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Đại diện HS báo cáo kết quả thực hiện thí nghiệm, CH thảo luận 7 – 9 SGK trang 7, 8 – GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về sự chuyển dịch cân bằng hóa học. |
3. Sự chuyển dịch cân bằng hóa học * Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới chuyển dịch cân bằng hóa học. Thí nghiệm 1: Trả lời CH thảo luận 7 SGK trang 7: 2NO2(g) N2O4(g) (nâu đỏ) (không màu)
Thí nghiệm 2: CH3COONa(aq) + H2O(l) CH3COOH(aq) + NaOH(aq) Trả lời CH thảo luận 8, 9 SGK trang 8: 8.
9.
Kết luận: Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự dịch chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác.
|
…………..
Tải file tài liệu để xem thêm giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo