Giáo án Hóa học 12 năm 2023 – 2024

Giáo án Hóa học 12 năm 2023 – 2024 là tài liệu cực kì hữu ích, được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học các bài soạn theo chương trình sách giáo khoa.

Bạn đang đọc: Giáo án Hóa học 12 năm 2023 – 2024

Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 12 của mình. Giáo án Hóa học 12 giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: giáo án GDCD 12, giáo án Ngữ văn 12.

Giáo án Hóa học 12 năm 2023 – 2024

TUẦN DẠY: 1 TIẾT 1: ÔN TẬP ĐẦU NĂM

I.Mục tiêu

1. Kiến thức

– Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức các chương về hoá học hữu cơ (Đại cương về hoá học hữu cơ, hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, ancol – phenol, anđehit – xeton – axit cacboxylic)

2. Kĩ năng

– Rèn kĩ năng viết PTHH, giải được một số dạng bài tập cơ bản như xác định CTPT, CTCT của HCHC và xác định thành phần hỗn hợp của các chất trước hoặc sau phản ứng.

3. Phát triển năng lực:

– Năng lực tính toán hóa học

– Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.

II. Chuẩn bị

GV: Phiếu học tập

HS: Ôn lại kiến thức cơ bản phần HHHC, bảng phụ, lập bảng tổng kết kiến thức của từng chương theo sự hướng dẫn của GV trước khi học tiết ôn tập đầu năm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1: ôn tập cơ sở lý thuyết hoá học

GV phát phiếu học tập số 1 cho các nhóm HS:

1. ND thuyết cấu tạo hoá học

2. Thế nào là hiện tượng đồng đẳng, đồng phân? Viết CTCT của tất cả các chất có CTPT là C2H6O?

3. Phản ứng HHHC chia thành mấy loại, đó là những loại nào?

Bài 1:

– Các nhóm HS thảo luận, trả lời.

Hoạt động 2.Ôn tập về hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, ancol – phenol, anđehit – axit cacboxylic

– GV phát phiếu học tập số 2 cho các nhóm HS:

1. Hoàn thành sơ đồ dãy biến hoá sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có)

CH3COONa CH4 →C2H2 C2H4

H3COOH CH3CHO →C2H5OH C2H5Cl

2. Trong các phản ứng trên, phản ứng nào là phản ứng cộng, tách, thế?

– GV phát phiếu học tập số 3 cho các nhóm HS:

Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các chất lỏng sau: C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH, C3H5(OH)3, C6H5OH

– GV nhận xét chung

GV nhấn mạnh lại tính chất hoá học đặc trưng của các loại hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, ancol – phenol, anđehit – xeton – axit cacboxylic (mà GV đã yêu cầu HS ở trước tiết học này: cần có bảng tổng kết kiến thức của từng chương)

Bài 2:

– Các nhóm thảo luận, viết PTHH vào bảng phụ, rồi treo lên bảng.

1. CH3COONa + NaOH →CH4 + Na2CO3

2. 2CH4 →C2H2 + 3H2

3. C2H2 + H2 →C2H4

4. C2H4 + H2 →C2H6

5. C2H4 + HCl →C2H5Cl

6. C2H5Cl + NaOH →C2H5OH + NaCl

7. C2H5OH + CuO →CH3CHO + Cu + H2O

8. CH3CHO + 1/2O2 →CH3COOH

9. CH3COOH + Na →CH3COONa + 1/2H2

10. CH3COOH + C2H5OH →CH3COOC2H5 + H2O

Bài 3:

– Các nhóm thảo luận, trình bày cách nhận biết và viết PTHH.

– Đại diện của 1 nhóm trình bày bảng.

– Các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung

Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò

GV phát phiếu học tập số 4 cho các nhóm HS:

Bài 1: Trung hòa hoàn toàn 7,4g một axit cacboxylic no, đơn chức mạch hở X cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch NaOH 1M.

a. Xác định CTCT, tên gọi của X.

b. 7,4g X thực hiện phản ứng este hoá với 6,9g ancol etylic. Tính khối lượng este thu được sau phản ứng, biết rằng hiệu suất của phản ứng là 60%.

HS hoàn thành phiếu học tập số 4

3- BTVN:

1. Đốt cháy hoàn toàn 4,6g một HCHC X, sau phản ứng thu được 4,48 lít CO2(đktc) và 5,4g H2O.

2. Xác định CTPT của X biết tỉ khối hơi của X so với H2là 23.

3. Xác định CTCT của X biết: khi cho một mẩu Na vào X thấy có khí thoát ra, gọi tên X.

4. Cho 10,2g hỗn hợp anđehit axetic và anđehit propionic thực hiện phản ứng tráng gương, sau phản ứng thu được 43,2g Ag kết tủa. Tính phần trăm khối lượng của mỗi anđehit trong hỗn hợp đầu?

4. Rút kinh nghiệm

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

TUẦN DẠY: 1 TIẾT 2: ESTE

I.Mục tiêu

1. Kiến thức

HS nêu được: – Khái niệm, đặc điểm CTPT, danh pháp (gốc – chức) của este.

HS trình bày được: – Tính chất hoá học: Phản ứng thuỷ phân (xúc tác axit) và phản ứng với dung

dịch kiềm (phản ứng xà phòng hoá).

HS viết được PTPƯ – Phương pháp điều chế bằng phản ứng este hoá.

– Ứng dụng của một số este tiêu biểu.

HS nêu được:

– Este không tan trong nước và có nhiệt sôi thấp hơn axit đồng phân.

2. Kĩ năng

– Viết được CTCT của este có tối đa 4 nguyên tử C.

– Viết PTHH minh hoạ tính chất hoá học của este no, đơn chức.

– Phân biệt được este với các chất khác như ancol, axit,… bằng phương pháp hoá học.

– Tính khối lượng các chất trong phản ứng xà phòng hoá.

3. Phát triển năng lực

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.

– Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học.

– Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.

+ Có thái độ tích cực trong học tập biết ứng dụng,liên hệ thực tế cuộc sống với bài học.

+ Có ý thức bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng hợp lí các nguồn chất béo trong tự nhiên.

II. Chuẩn bị

GV: Câu hỏi , bài tập

HS: Ôn tập kiến thức về ancol, axit cacboxylic.

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm, danh pháp

– GV yêu cầu HS làm bài tập sau::

?Hoàn thành các PTHH sau:

CH3COOH + C2H5OH (1)

HCOOH + CH3OH (2)

CH2=CHCOOH + C2H5OH

– Các sản phẩm đều là este

Este được hình thành bằng cách nào? (khái niệm este)

– GV giới thiệu về sự phân loại este (tập trung nhiều vào este đơn chức)

– Từ PT (1), (2), hãy rút ra CTPT của este no, đơn, hở, từ đó rút ra mqh giữa este no, đơn chức, hở với axit cacboxylic no, đơn, hở?

– GV cung cấp cho HS cách gọi tên este đơn chức tổng quát.

Gọi tên các sản phẩm este của PT (1), (2)?

– HS đọc SGK. Khái niệm

– HS hoàn thiện các PTHH, trả lời các câu hỏi

+ CT chung của este đơn chức, hở: RCOOR’

+ CT chung của este no, đơn, hở: CnH2n+1COOCmH2m+1

(n0, m 1)

+ CTPT của este no, đơn, hở:

CnH2nO2 (n 1)

Danh pháp

Tên của RCOOR’: Tên gốc R’ + tên gốc axit RCOO

– HS gọi tên các sản phẩm este của PT (1), (2).

Hoạt động 2. : Tìm hiểu tính chất vật lí

HĐ2 – GV cho HS xem một số mẫu este, tiến hành thí nghiệm thử tính tan trong nước của các este đó, yêu cầu HS kết hợp SGK cho biết:

Nêu tính chất vật lí của este?

GV nhấn mạnh lại tính không tan trong nước của este và nhiệt độ sôi của este thấp hơn ancol và axit có M xấp xỉ nhau hoặc có cùng số nguyên tử C

– HS quan sát mẫu este, kết hợp với SGK trả lời

Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò

Bài 1: Bài 2- SGK Tr 7 (kèm theo gọi tên các este đó)

Bài 2: Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hoá học?

CH3COOH, CH3COOC2H5, C2H5OH

Bài 3: Thuỷ phân hoàn toàn 8,8g một este X có CTPT là C4H8O2 bằng dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được 4,6g ancol Y và m gam muối Z. Giá trị của m là:

A. 4,1g B. 8,2g C. 4,2g D. 3,4g

BTVN: 1,3,4,5,6 – SGK Tr 7

(C1: 1.2, 1.3, 1.5, 1.6, 1.7, 1.8 – SBT)

HS làm bài tập

………………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm Giáo án Hóa học 12

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *