Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 12 là tài liệu cực kì hữu ích được biên soạn theo chủ điểm của cả năm học. Qua giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp quý thầy cô có thêm nhiều gợi ý tham khảo để nhanh chóng hoàn thiện giáo án dạy học lớp 12.
Bạn đang đọc: Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 12
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm bồi dưỡng cho học sinh thêm tính tích cực, năng động, sáng tạo sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể của trường, của lớp vì lợi ích chung, vì sự trưởng thành và tiến bộ của bản thân. Vậy sau đây là trọn bộ Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 12 theo Công văn 5512, mời các bạn cùng tải tại đây nhé.
Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 12
CHỦ ĐỀ THÁNG 9:
THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
Hoạt động 1: THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN CỦA NĂM HỌC CUỐI CÙNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.
I. Mục tiêu hoạt động:
Sau hoạt động học sinh cần:
– Nắm vững kế hoạch học tập, rèn luyện của năm học cuối cấp ở trường THPT.
– Xây dựng được kế hoạch học tập và rèn luyện một cách khoa học, hợp lí phù hợp với đặc điểm của năm học cuối cấp; biết lựa chọn ngành nghề và xác định được mục tiêu phấn đấu cho tương lai.
– Tích cực, chủ động và tự giác hơn trong học tập, rèn luyện để đạt kết quả tốt trong kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi vào các trường đại học, cao đẳng, TCCN hay các trường dạy nghề.
II. Nội dung hoạt động:
Học sinh thảo luận các nội dung chính sau:
– Nhiệm vụ cụ thể của người học sinh lớp 12?
– Chỉ tiêu phấn đấu của lớp: tỉ lệ học sinh khá, giỏi, học sinh đỗ tốt nghiệp THPT
– Kế hoạch và biện pháp cụ thể.
– Vai trò của mỗi cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch chung của trường, lớp.
– Từng cá nhân tự xây dựng kế hoạch cụ thể cho bản thân.
III. Công tác chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Chuẩn bị các tài liệu có liên quan như:
– Kế hoạch cụ thể trong năm học của nhà trường: thời gian bắt đầu, kết thúc năm học, thời gian thi học kì, thi tốt nghiệp.
– Những công việc cụ thể phải làm trong năm học lớp 12: thi tốt nghiệp, lựa chọn ngành nghề, đăng kí dự thi vào các trường đại học, cao đẳng, TCCN hay dạy nghề phù hợp với khả năng của bản thân.
– Chỉ tiêu phấn đấu của trường.
– Tỉ lệ đậu tốt nghiệp, đại học, cao đẳng ở các năm học trước.
– Những chế độ, chính sách ưu tiên.
– Kinh nghiệm ôn tập, luỵên thi một số môn.
– Hướng dẫn cán sự lớp, Ban chấp hành chi Đoàn chuẩn bị các câu hỏi gợi ý.
– Duyệt kế hoạch của ban cán sự lớp và ban chấp hành chi đoàn.
– Dự thảo luận, đóng góp ý kiến và rút kinh nghiệm.
2. Học sinh:
– Cán bộ lớp nhận vấn đề thảo luận từ giáo viên chủ nhiệm.
– Cán sự lớp và ban chấp hành chi đoàn xây dựng kế hoạch thảo luận, gợi ý nội dung thảo luận cho các bạn trong lớp chuẩn bị.
– Cán sự lớp phân công các tổ chuẩn bị và triển khai từng nội dung công việc cụ thể.
– Cử người điều khiển và mời đại biểu.
– Xin ý kiến giáo viên chủ nhiệm về nội dung và kế hoạch phân công chuẩn bị thảo luận.
– Phân công học sinh trang trí lớp.
– Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
IV. Tổ chức hoạt động:
Chương trình buổi thảo luận diễn ra như sau:
– Đại diện lớp tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu người điều khiển thảo luận.
– Người điều khiển thảo luận nêu mục đích, yêu cầu và các vấn đề cần thảo luận.
– Chia nhóm thảo luận.
– Tiến hành thảo luận: các nhóm trình bày ý kiến và bổ sung cho đến khi kết thúc vấn đề cần thảo luận.
– Nếu có chỗ nào chưa rõ hoặc chưa thống nhất thì mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.
Xen kẽ giữa các phần thảo luận có các tiết mục văn nghệ phù hợp với vấn đề thảo luận.
Hoạt động 2:
DIỄN ĐÀN “VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC”
I. Mục tiêu hoạt động:
– Học sinh hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của thanh niên học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
– Thấy được vai trò quan trọng của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thấy được trách nhiệm của thanh niên, học sinh là phải tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện để có những tri thức đáp ứng được những yêu cầu của đất nước trong thời kì mới.
– Biết định hướng đúng đắn nghề nghiệp theo năng lực của bản than và những yêu cầu của xã hội sau này để đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
II. Nội dung hoạt động:
– Thanh niên là động lực nòng cốt , đóng vai trò tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
– Quyền lợi của thanh niên khi tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
– Trách nhiệm của thanh niên học sinh khi tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
– Nêu ví dụ chứng minh vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
III. Công tác chuẩn bị:
1/ Giáo viên:
– Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến nội dung hoạt động để cung cấp thông tin cho HS. Cụ thể là:
+ Định hướng chủ đề và gợi ý cho học sinh những vấn đề có lien quan đến hoạt động.
+ Hướng dẫn Ban cán sự, BCH chi đoàn chuẩn bị các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn HS khai thác các thông tin có liên quan đến nội dung hoạt động.
+ Duyệt và góp ý kiến để hoàn thiện chương trình hoạt động của diễn đàn.
+ Gợi ý phương pháp tổ chức diễn đàn ngắn gọn, súc tích, khoa học.
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2/ Học sinh:
– Cán bộ lớp nhận vấn đề thảo luận từ GVCN.
– Cán bộ lớp, Ban chấp hành chi đoàn xây dựng kế hoạch thảo luận.
– Trang trí lớp, chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ có liên quan đến chủ đề hoạt động.
– Cử người làm MC và mời đại biểu (nếu có)
– Chuẩn bị ý kiến để tham gia diễn đàn.
IV. Tổ chức hoạt động.
* Dự kiến (5 phút): MC
– Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, thư kí.
– Phân công và bố trí các nhóm để tham dự diễn đàn
– Nêu lời dẫn về “Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
– Các nhóm tham gia trình bày các vấn đề mình hiểu về chủ đề hoạt động.
3/ Hoạt động 3: Thi hùng biện ( 30 phút)
*MC nêu nội dung hung biện:
Câu 1: Thanh niên học sinh phải có hoài bão lớn.
Câu 2: Thanh niên học sinh phải có sức khỏe.
Câu 3: Thanh niên học sinh phải xây dựng cho mình lí tưởng, ý chí và tinh thần cách mạng.
Câu 4: Thanh niên học sinh phải luôn ý thức sâu sắc rằng chính họ chứ không phải ai khác là lực lượng xung kích trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
* MC nêu thể lệ cuộc thi
– Mỗi đội cử đại diện bốc thăm một câu hỏi, suy nghĩ và trả lời trong vòng 5 phút. Ngoài ra còn phải trả lời thêm một câu hỏi do các nhóm đặt ra.
– Nếu vượt quá thời gian qui định thì sẽ bị trừ điểm ( mỗi phút trừ 1 điểm). Điểm tối đa cho phần này là 10 điểm)
– Sau khi các đội trả lời xong, ban giám khảo chấm điểm và chọn ra một đội có số điểm cao nhất để phát thưởng.
* MC Mời ban giám khảo nhận xét. Sau đó phát thưởng cho đội đạt điểm cao.
4/ Hoạt động 4: Giải đáp ô chữ (15 phút)
*MC: Khi nói về vai trò của thanh niên trong xã hội, chúng ta đã nghe rất nhiều những câu nói, sau đây là một câu nói tiêu biểu:
“Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.
Bạn hãy cho biết: Câu nói trên của ai?
Ô chữ về nhân vật này gồm 9 chữ cái:
* MC: Thời gian để đoán ô chữ là 1 phút, bạn nào đưa tay trước sẽ được ưu tiên giải đáp. Mỗi người chỉ trả lời duy nhất một lần.Nếu trả lời đúng sẽ được một phần quà của ban tổ chức.
– Hết thời gian trả lời, nếu như không ai giải đáp được thì MC nêu gợi ý (Mỗi gợi ý cách nhau 30 giây).
– Gợi ý 1: Ông vừa là nhà hoạt động cách mạng vừa là nhà thơ lớn của dân tộc
– Gợi ý 2: Tên ông được đặt cho một thành phố lớn ở nước ta.
– Gợi ý 3: Là tác giả của tập thơ “Nhật kí trong tù”
* MC khẳng định lại tác giả của câu nói trên của Hồ Chí Minh, sau đó tặng quà cho cá nhân giải đáp được ô chữ.
IV.5/ Kết thúc hoạt động (5 phút)
*MC: – Nhận xét kết quả hoạt động, nêu ưu- nhược điểm để rút kinh nghiệm.
– Bắt nhịp cả lớp hát bài ca tập thể.
– Giới thiệu chủ đề hoạt động kì sau.
CHỦ ĐỀ THÁNG 10
THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu hoạt động:
– Hiểu được, biết được một số điều cơ bản của Luật Hôn nhân và Gia đình.
– Biết vận dụng những hiểu biết VỀ LUẬT Hôn nhân và Gia đình trong cuộc sống, trong việc giải quyết bình đẳng giới.
– Tích cực chấp hành và có ý thức tuyên truyền vận động mọi người cùng thức hiện tốt Luật Hôn nhân và Gia đình. Kiên quyết đấu tranh những hành vi vi phạm pháp Luật.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung: Tìm hiểu Luật Hôn Nhân Gia Đình (các điều có liên quan đến lứa tuổi học sinh) với các nội dung cơ bản sau:
a. Quá trình phát triển của Luật hôn nhân và gia đình
b. Ý nghĩa của Luật hôn nhân và gia đình
c. Gợi ý một số câu hỏi thảo luận:
*Những vấn đề chung của Luật hôn nhân và gia đình:
– Tảo hôn là gì? Tảo hôn vi phạm điều nào của Luật hôn nhân và gia đình?
– Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì đối với con cái?
– Con cái có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong gia đình?
*Vấn đề giới trong Luật hôn nhân và gia đình:
– Những điều lụât nào thể hiện sự bình đẳng nam nữ? Nêu nội dung cụ thể của điều Luật đó.
– Việc kết hôn là do nam, nữ tự nguyện. làm thế nào để biết có sự tự nguyện trong kết hôn.
*Người chưa thành niên với Luật hôn nhân và gia đình:
– Điều lụât nào qui định tuổi kết hôn? Nội dung của điều Luật đó.
– Ứng xử như thế nào khi bị cha mẹ hay người thân ép buộc phải kết hôn trước tuối?
– Con cái bất cứ tuổi nào cũng được có tài sản riêng hay phải đến tuổi qui định?
– Khi con còn ít tuổi mà có tài sản riêng thì quyền lợi về tài sản đó đựơc bảo vệ như thế nào? Nếu con có thu nhập thì có nghĩa vụ gì đối với gia đình không? Cha mẹ có quyền gì đối với tài sản của con?
– Trước pháp Luật, cha mẹ đại diện cho con chưa thành niên được hiểu như thế nào?
– Con chưa thành niên có hành vi sai trái gây thiệt hại cho người khác thì cha mẹ phải chịu trách nhiệm như thế nào?
– Thế nào là bạo hành gia đình?
2. Hình thức: Hái hoa dân chủ và Trò chơi ô chữ
III. Công tác chuẩn bị
1. Giáo viên:
– Chuẩn bị tàiliệu để giúp học sinh tìm hiểu một số nội dung cơ bản của Luật Hôn nhân và Gia đình.
– Hội ý với cán bộ lớp và BCH chi đòan để trao đổi và thống nhất với kế họach.
– Đưa ra những yêu cầu về nội dung họat động để các tổ chuẩn bị.
– Cùng cán bộ lớp, BCH chi đòan lựa chọn hình thức thi phù hợp.
– Gợi ý về cách tổ chức họat động cho BTC cuộc thi.
– Kiểm tra đôn đốc công việc của BTC.
2. Học sinh:
– Cán bộ lớp phổ biến nội dung cần chuẩn bị, kếhọach tổ chức.
– Xây dựng câu hỏi, gợi ý trả lời và tài liệu tham khảo cho các bạn.
– Giao cho các tổ (4 tổ) chuẩn bị cho mời những HS thành viên.
– Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ có nội dung liên quan đến Hôn nhân và Gia đình.
– Chuẩn bị cơ sở vật chất và trang trí lớp
– Chuẩn bị phần thưởng (nếu có).
IV. Tiến hành hoạt động:
HS hoàn toàn làm chủ bước này, các em hoàn toàn tự quản điều khiển tiết HĐ. GV là đại biểu, là cố vấn.
1. Hoạt động mở đầu (5 phút):
– Khởi động bằng một trò chơi hoặc hát một bài hát tập thể.
– Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình hoạt động.
– Giới thiệu đại biểu, ban thư ký
– Giới thiệu thành phần Ban Giám Khảo (Ban Cố Vấn).
2. Hoạt động 1: Hái hoa dân chủ (20 phút).
* Thể lệ: – BTC sẽ đưa ra 8 câu hỏi giấu ngẫu nhiên trong các bông hoa.
– Mỗi tổ cử đại diện chọn ngẫu nhiên một bông hoa xem nội dung câu hỏi. Thời gian thảo luận là 1 phút.
– Trong khi các tổ thảo luận, MC quan sát, nhắc nhở các bạn tập trung, nhắc thời gian để các tổ chủ động hoàn thành đúng tiến độ.
– Các tổ cử đại diện trình bày ý kiến của tổ mình.
– Ban giám khảo nhận xét đánh giá và cho điểm.
* Nội dung câu hỏi:
Câu 1: Luật Hôn nhân và Gia đình do Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày, tháng, năm nào?
Trả lời: 29/12/1986 gồm 10 Chương 7 điều
Câu 2: Quốc hội nước CHXHCNVN khóa 9 kỳ họp thứ VII thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình mới vào ngày tháng năm nào?
Trả lời: 09/06/2000
Câu 3: Hiện nay theo Luật Hôn nhân và Gia đình qui định độ tuổi kết hôn đối với nam và nữ là bao nhiêu?
Trả lời: Nam 20 tuổi; Nữ 18 tuổi
Câu 4: Kết hôn là gì?
Trả lời: Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo qui định của pháp Luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn
Câu 5: Thế nào là bạo hành gia đình?
Trả lời: Là cách đối xử giữa các thành viên trong gia đình trái với đạo lý và qui định của Pháp Luật.
Câu 6: Con cái có nghĩa vụ và quyền gì trong gia đình?
Trả lời: Con cái có bổn phận yếu quí, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên đúng của cha mẹ, giữ gìn danh dự truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Câu 7: Thế nào là tình yêu chân chính?
Trả lời: Là tình cảm của hai người khác phái cảm thấy có nhu cầu gắn bó với nhau để sống tự nguyện hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình. Đó là tình cảm cao nhất trong quan hệ nam nữ.
Câu 8: Ở lứa tuổi học đường có nên yêu không? Nếu có, chúng ta phải làm thế nào để có tình yêu đẹp?
Trả lời:
3. Hoạt động 2: Trò chơi ô chữ (10 phút).
– MC triển khai trò chơi và các qui định.
– Điều khiển trò chơi đúng Luật.
Hoạt động 2: TIỂU PHẨM VỀ TÌNH BẠN, TÌNH YÊU
I. Mục tiêu hoạt động:
Sau hoạt động, học sinh cần:
– Nâng cao hiểu biết về tình bạn, tình yêu, về sự bình đẳng giới; có quan niệm đúng đắn trong quan hệ tình bạn, tình yêu. Hiểu tình yêu là cơ sở quan trọng của hôn nhân và hạnh phúc gia đình.
– Biết lắng nghe ý kiến của gia đình, thầy cô và bạn bè cũng như biết cách phòng tránh những điều bất lợi cho bản thân trong quan hệ tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu. Biết phân biệt được sự khác nhau giữa tình yêu chân chính và tình yêu ngộ nhận.
– Tôn trọng, giúp đỡ nhau trong tình bạn trong sáng, lành mạnh. Có thái độ rõ ràng, dứt khoát trước những biểu hiện không lành mạnh trong các quan hệ về tình bạn, tình yêu.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
Tổ chức cho các tổ trong lớp thảo luận những vấn đề và trình bày tiểu phẩm về tình bạn, tình yêu và gia đình với các nội dung sau:
– Tâm sự, hỏi ý kiến cha, mẹ và những người lớn tuổi về:
+ Quan niệm đúng đắn về tình bạn, tình yêu.
+ Các mối quan hệ trong tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu liên quan đến bản thân.
+ Những vướng mắc phải trong quan hệ với bạn khác giới, cùng giới.
+ Những thay đổi về tâm sinh lý và lứa tuổi.
– Bình đẳng giới trong quan hệ tình bạn, tình yêu:
+ Nâng cao hiểu biết về sự bình đẳng giới, trách nhiệm của giới trong quan hệ tình bạn, tình yêu.
+ Học sinh nhận thức được bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản.
+ Cần quan tâm đến phái nữ vì phái nữ dễ bị mất bình đẳng.
+ Cần phải có sự hợp tác của nam và nữ trong các họat động tập thể.
+ Xóa bỏ mọi sự phân biết đối xử với các bạn nữ, giúp họ thực hiện quyền của mình, khuyến khích các bạn phát huy hết các khả năng của mình.
+ Loại bỏ mọi hình thức bạo lực đối với nữ.
+ Biết bảo vệ, bênh vực khi bạn nữ bị quấy nhiễu tình dục hoặc bị ép buộc phải làm những việc quá sức.
– Những điều cần tránh trong quan hệ tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu.
+ Coi thường, hạ thấp khả năng của người yêu hoặc bạn mình.
+ Tự cao, tự đại hoặc tự ti trong các mối quan hệ với bạn bè.
+ Đối xử với nhau bất bình đẳng.
+ Giả dối, lừa gạt nhau.
+ Làm mất lòng tin ở nhau.
+ Thiếu trách nhiệm với nhau.
+ Ích kỉ trong các mối quan hệ với người khác.
+ Sự gần gũi về thể xác đối với bạn khác giới.
+ Lợi dung tình bạn, tình yêu vào các mục đích xấu.
– Trách nhiệm của người chưa thành niên trong quan hệ tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu.
+ Biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập, rèn luyện.
+ Biết quan tâm, chăm sóc đến nhau.
+ Biết chia sẻ, đồng cảm với nhau.
+ Khi gặp những tình huống xảy ra vượt quá khả năng giải quyết của bản thân, phải tìm đến sự giúp đỡ của gia đình, thầy cô hoặc những người lớn tuổi.
III. Công tác chuẩn bị
1. Giáo viên:
– Chuẩn bị một số câu hỏi hoặc một số tình huống có vấn đề phù hợp với nội dung hoạt động để học sinh thảo luận xây dựng tiểu phẩm.
– Chuẩn bị tài liệu để giúp học sinh tìm hiểu một số nội dung cơ bản có liên quan đến tình bạn, tình bạn khác giới, tình yêu như:
+ Trò chuyện giới tính, tình yêu và sức khoẻ, NXB Phụ Nữ, 1997
+ Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, Bộ giáo dục đào tạo, Quỹ dân số Liên hợp quốc, 2001
– Hội ý với cán bộ lớp và BCH chi đoàn để trao đổi và thống nhất với kế họach.
– Đưa ra những yêu cầu về mục tiêu họat động .
– Nêu 4 nội dung chính để các tổ chuẩn bị..
– Gợi ý về cách tổ chức họat động cho BTC cuộc thi.
– Kiểm tra đôn đốc công việc của BTC.
2. Học sinh:
– Cán bộ lớp phổ biến nội dung cần chuẩn bị, kếhọach tổ chức.
– Giao cho các tổ (4 tổ) chuẩn bị tiểu phẩm về tình bạn, tình yêu.
– Cán bộ lớp nêu câu hỏi thảo luận và các tình huống thảo luận về tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu để cả lớp chuẩn bị.
– Chuẩn bị cơ sở vật chất và trang trí lớp
– Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ phù hợp
– Chuẩn bị phần thưởng (nếu có).
IV. Tiến hành hoạt động:
Phần 1:Trình bày tiểu phẩm.
– Người điều khiển cho các nhóm bốc thăm thứ tự trình bày tiểu phẩm.
– Các nhóm trình diễn phần tiểu phẩm của mình.
– Sau mỗi tiểu phẩm, các học sinh trong lớp nhận xét, rút ra ý nghĩa và bài học cho bản thân.
– Xen kẽ các tiết mục văn nghệ có nội dung về tình bạn, tình yêu.
Phần 2: Thảo luận những câu hỏi và tình huống về tình bạn, tình bạn khác giới, tình yêu.
– Người điều khiển thảo luận mời đại diện các nhóm bốc thăm câu hỏi và tình huống thảo luận.
– Các nhóm thảo luận và cử người trả lời.
– Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
– Người điều khiển tổng kết, thống nhất các ý kiến, đi đến kết luận chính thức, nếu còn thắc mắc hoặc chưa thống nhất được thì mời giáo viên giải đáp.
………………
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp