Giáo án Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều

Giáo án Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều

Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều là tài liệu cực kì hữu ích, được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học các bài soạn theo chương trình sách giáo khoa.

Bạn đang đọc: Giáo án Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều

Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 8 của mình. Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 8.

Giáo án KHTN 8 Cánh diều năm 2023 – 2024

    Giáo án Hóa học 8 Cánh diều

    BÀI MỞ ĐẦU: LÀM QUEN VỚI BỘ DỤNG CỤ, THIẾT BỊ THỰC HÀNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8

    I. MỤC TIÊU

    1. Năng lực

    a. Năng lực khoa học tự nhiên

    – Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8.

    – Nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn (chủ yếu là những hoá chất được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8).

    – Nhận biết được các thiết bị trong môn Khoa học tự nhiên 8 và trình bày được cách sử dụng điện an toàn.

    b. Năng lực chung

    + Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức.

    + Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

    + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

    2. Phẩm chất

    – Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.

    – Trung thực, cẩn thận trong học tập.

    – Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ tài sản chung.

    II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

    1. Giáo viên

    – Một số dụng cụ thí nghiệm: ống đong, ống nghiệm, kẹp gỗ, lọ đựng hoá chất….

    – Một số thiết bị điện cơ bản: điện trở, biến trở, điốt, oát kế, ampe kế …

    – Một số hình ảnh minh hoạ về dụng cụ thí nghiệm và thiết bị điện.

    – Phiếu học tập, slide…

    – Máy tính, máy chiếu…

    2. Học sinh

    – Sách giáo khoa, vở ghi …

    III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

    A. KHỞI ĐỘNG

    Hoạt động 1: Mở đầu

    a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.

    b. Nội dung:

    GV tổ chức trò chơi khởi động: “Đại đoàn kết”

    GV chia lớp thành 5 nhóm, các nhóm tự đặt tên nhóm của mình.

    Trong vòng 1 phút, nhóm nào liệt kê được nhiều dụng cụ thí nghiệm nhất nhóm đó giành chiến thắng.

    GV dựa trên kết quả trò chơi của HS dẫn vào bài mới.

    c. Sản phẩm:

    Câu trả lời của HS: ống nghiệm, đèn cồn, đũa thuỷ tinh, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, lưới amiang …

    d. Tổ chức thực hiện:

    Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

    – GV chia lớp thành 5 nhóm, phát giấy A3, yêu cầu các nhóm đặt tên cho nhóm mình, cử đại diện, thư kí nhóm và nêu quy tắc chơi.

    – GV nêu yêu cầu, trong vòng 1 phút các nhóm hãy liệt kê tên các dụng cụ thí nghiệm mà em biết vào giấy A3, kết thúc thời gian, nhóm nào liệt kê nhiều nhất sẽ giành chiến thắng.

    – HS nhận nhiệm vụ.

    Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

    – HS làm việc theo nhóm, cử đại diện liệt kê vào giấy A3.

    – GV quan sát, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.

    Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

    – Các nhóm treo sản phẩm của mình lên trên bảng.

    Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

    – GV tổng kết và chọn ra nhóm giành giải nhất.

    GV dẫn dắt vào bài: Vừa rồi cô đã cùng các em liệt kê 1 số dụng cụ có trong PTN, trong tiết học này cô sẽ cùng các em tìm hiểu kĩ hơn cách sử dụng một số dụng cụ, thiết bị này cũng như một số quy tắc an toàn trong PTN, thông qua bài mở đầu: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn Khoa học tự nhiên 8.

    B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

    Hoạt động 2: Tìm hiểu một số dụng cụ thí nghiệm

    a) Mục tiêu: Nhận biết được một số dụng cụ sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8.

    b) Nội dung:

    – HS làm việc theo cặp đôi, hoàn thành phiếu học tập số 1, từ đó lĩnh hội kiến thức:

    PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

    Câu 1: Tìm dụng cụ cần thiết trong cột B phù hợp với mục đích sử dụng trong cột A.

    Giáo án Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều

    Câu 2: Vì sao không nên kẹp ống nghiệm quá cao hoặc quá thấp?

    c) Sản phẩm:

    Câu trả lời của học sinh. Dự kiến:

    Câu 1:

    a) ghép với 2.

    b) ghép với 4.

    c) ghép với 6.

    d) ghép với 1.

    e) ghép với 3.

    g) ghép với 5.

    Câu 2:

    Khi kẹp ống nghiệm, cần kẹp ở vị trí 1/3 ống nghiệm, tính từ miệng ống nghiệm xuống.

    Không nên kẹp ống nghiệm quá cao để dễ dàng thao tác thí nghiệm; không nên kẹp ống nghiệm quá thấp tránh để tuột, rơi ống nghiệm, đặc biệt là ống nghiệm đã chứa hoá chất, gây nguy hiểm.

    d) Tổ chức thực hiện:

    HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

    NỘI DUNG

    Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

    – GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 1.

    – HS nhận nhiệm vụ.

    Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

    – HS làm việc theo cặp đôi, hoàn thành phiếu học tập số 1.

    – GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.

    Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

    – 2 HS đại diện 2 nhóm lần lượt báo cáo kết quả từng câu.

    – Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý (nếu có).

    Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

    – GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức.

    – GV hướng dẫn học sinh sử dụng 1 số dụng cụ thí nghiệm như cốc đong … trực quan bằng dụng cụ đã chuẩn bị.

    I. Một số dụng cụ và hoá chất trong môn Khoa học tự nhiên 8

    1. Một số dụng cụ thí nghiệm

    a) Dụng cụ đo thể tích

    Ví dụ: cốc đong, cốc chia vạch …

    Công dụng: Dùng để đo thể tích chất lỏng.

    b) Dụng cụ đựng hoá chất

    Ví dụ: lọ đựng hoá chất, ống nghiệm, mặt kính đồng hồ …

    Công dụng: Để đựng hoá chất dạng lỏng, rắn.

    c) Dụng cụ đun nóng

    Ví dụ: đèn cồn, bát sứ, lưới thép, kiềng đun …

    Công dụng:

    – Đèn cồn: dùng để đun nóng.

    – Bát sứ: dùng để đựng khi trộn các hoá chất rắn với nhau, nung các chất ở nhiệt độ cao,…

    – Lưới thép: dùng để lót dưới đáy cốc khi đun nóng dung dịch dưới ngọn lửa đèn cồn, giúp nhiệt toả đều và không làm nứt cốc khi lửa tụ nhiệt tại một điểm.

    – Kiềng đun: dùng để đặt cố định dụng cụ như cốc, bình tam giác … có chứa hoá chất cần đun nóng.

    d) Dụng cụ lấy hoá chất, khuấy và trộn hoá chất

    Thìa thuỷ tinh: dùng để lấy từng lượng nhỏ hoá chất rắn cho vào dụng cụ thí nghiệm.

    Đũa thuỷ tinh: dùng để khuấy khi hoàn tan chất rắn hoặc pha trộn các dung dịch với nhau.

    e) Dụng cụ giữ cố định và để ống nghiệm

    – Bộ giá thí nghiệm: dùng để cố định các loại ống nghiệm.

    – Giá để ống nghiệm: dùng để đặt các ống nghiệm.

    Hoạt động 3: Tìm hiểu một số hoá chất thí nghiệm

    a) Mục tiêu:

    – Nhận biết được một số hoá chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8.

    – Nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn (chủ yếu là những hoá chất được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8).

    b) Nội dung:

    – HS làm việc theo nhóm, hoàn thiện phiếu học tập số 2, từ đó lĩnh hội kiến thức.

    PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

    Câu 1: Liệt kê 5 hoá chất rắn và 5 hoá chất lỏng mà em biết?

    Câu 2: Trình bày thao tác lấy hoá chất rắn và hoá chất lỏng?

    Câu 3: Vì sao khi đun hoá chất cần phải hơ nóng đều ống nghiệm?

    c) Sản phẩm:

    – Câu trả lời của học sinh. Dự kiến:

    Câu 1:

    – 5 hoá chất rắn: zinc (Zn); copper (Cu); sulfur (S); calcium carbonate (CaCO3); sodium chloride (NaCl).

    – 5 hoá chất lỏng: dung dịch muối ăn (NaCl); nước oxi già (H2O2); dung dịch barium chloride (BaCl2); dung dịch copper(II) sulfate (CuSO4); hydrochloric acid (HCl) …

    Câu 2: Thao tác lấy hoá chất:

    – Chất rắn dạng bột: dùng thìa xúc hoá chất để lấy hoá chất rắn, dạng bột.

    – Chất rắn dạng miếng: dùng kẹp gắp hoá chất cho trượt nhẹ nhàng theo thành ống nghiệm.

    – Khi cho hoá chất lỏng vào ống nghiệm: dùng ống hút nhỏ giọt.

    Câu 3:

    Khi đun hoá chất cần phải hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất. Việc hơ nóng đều ống nghiệm giúp nhiệt toả đều, tránh làm nứt, vỡ ống nghiệm khi lửa tụ nhiệt tại một điểm.

    d) Tổ chức thực hiện:

    HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

    NỘI DUNG

    Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

    – GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm (cùng bàn) hoàn thành phiếu học tập số 2.

    – HS nhận nhiệm vụ.

    Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

    – HS làm việc theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 2.

    – GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.

    Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

    – 3 HS đại diện 3 nhóm lần lượt báo cáo kết quả từng câu.

    – Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý (nếu có).

    Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

    – GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức.

    – GV biểu diễn trực quan thao tác lấy hoá chất lỏng và đun hoá chất trong ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho HS quan sát.

    2. Một số hoá chất thí nghiệm

    a) Một số hoá chất thường dùng

    – Hoá chất rắn: một số kim loại như zinc (Zn); copper (Cu), … một số phi kim như sulfur (S), carbon (C), … một số muối như calcium carbonate (CaCO3), sodium chloride (NaCl) …

    – Hoá chất lỏng: dung dịch muối ăn (NaCl); nước oxi già (H2O2); dung dịch barium chloride (BaCl2); dung dịch copper(II) sulfate (CuSO4) …

    – Hoá chất nguy hiểm: hydrochloric acid (HCl); sulfuric acid (H2SO4), …

    – Hoá chất dễ cháy nổ: cồn (C2H5OH), hydrogen (H2), …

    b) Thao tác lấy hoá chất

    – Chất rắn dạng bột: dùng thìa xúc hoá chất để lấy hoá chất rắn, dạng bột.

    – Chất rắn dạng miếng: dùng kẹp gắp hoá chất cho trượt nhẹ nhàng theo thành ống nghiệm.

    – Khi cho hoá chất lỏng vào ống nghiệm: dùng ống hút nhỏ giọt.

    – Khi đun hoá chất cần phải hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất.

    Hoạt động 4: Quy tắc sử dụng hoá chất an toàn

    a) Mục tiêu:

    – Nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn (chủ yếu là những hoá chất được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8).

    b) Nội dung:

    HS làm việc theo cặp đôi, hoàn thành phiếu học tập số 3, từ đó lĩnh hội kiến thức.

    PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

    Cho những việc làm sau:

    1/ Đọc kĩ nhãn mác, không sử dụng hoá chất nếu không có nhãn mác, hoặc nhãn mác bị mờ.

    2/ Ngửi, nếm các hoá chất.

    3/ Tuân thủ theo đúng quy định và hướng dẫn của thầy, cô giáo khi sử dụng hoá chất để tiến hành thí nghiệm.

    4/ Tự tiện sử dụng hoá chất.

    5/ Cần lưu ý khi sử dụng hoá chất nguy hiểm như sulfuric acid đặc, … và hoá chất dễ cháy như cồn, …

    6/ Tự ý mang hoá chất ra khỏi vị trí làm thí nghiệm.

    7/ Sau khi lấy hoá chất xong cần phải đựng kín các lọ đựng hoá chất.

    8/ Ăn uống trong phòng thực hành.

    9/ Trong khi làm thí nghiệm, cần thông báo ngay cho thầy, cô giáo nếu gặp sự cố cháy, nổ, đổ hoá chất, vỡ dụng cụ thí nghiệm, …

    10/ Chạy, nhảy, làm mất trật tự.

    11/ Nghiêng hai đèn cồn vào nhau để lấy lửa.

    12/ Đổ hoá chất trực tiếp vào cống thoát nước hoặc đổ ra môi trường.

    13/ Sử dụng tay tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.

    Hãy sắp xếp các việc làm trên vào hai nhóm: những việc cần làm và những việc không được làm.

    c) Sản phẩm:

    Câu trả lời của HS, dự kiến:

    Những việc cần làm

    Những việc không được làm

    1/ Đọc kĩ nhãn mác, không sử dụng hoá chất nếu không có nhãn mác, hoặc nhãn mác bị mờ.

    3/ Tuân thủ theo đúng quy định và hướng dẫn của thầy, cô giáo khi sử dụng hoá chất để tiến hành thí nghiệm.

    5/ Cần lưu ý khi sử dụng hoá chất nguy hiểm như sulfuric acid đặc, … và hoá chất dễ cháy như cồn, …

    7/ Sau khi lấy hoá chất xong cần phải đựng kín các lọ đựng hoá chất.

    9/ Trong khi làm thí nghiệm, cần thông báo ngay cho thầy, cô giáo nếu gặp sự cố cháy, nổ, đổ hoá chất, vỡ dụng cụ thí nghiệm, …

    2/ Ngửi, nếm các hoá chất.

    4/ Tự tiện sử dụng hoá chất.

    6/ Tự ý mang hoá chất ra khỏi vị trí làm thí nghiệm.

    8/ Ăn uống trong phòng thực hành.

    10/ Chạy, nhảy, làm mất trật tự.

    11/ Nghiêng hai đèn cồn vào nhau để lấy lửa.

    12/ Đổ hoá chất trực tiếp vào cống thoát nước hoặc đổ ra môi trường.

    13/ Sử dụng tay tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.

    d) Tổ chức thực hiện:

    Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

    – GV yêu cầu HS không sử dụng SGK, thảo luận theo cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 3.

    – HS nhận nhiệm vụ.

    Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

    – HS làm việc theo cặp đôi, hoàn thành phiếu học tập số 3.

    – GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.

    Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

    – 2 HS đại diện 2 nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận.

    – Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý (nếu có).

    Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

    – GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức.

    Hoạt động 5: Tìm hiểu một số thiết bị cơ bản trong môn Khoa học tự nhiên 8

    a) Mục tiêu:

    – Nhận biết được các thiết bị điện trong môn Khoa học tự nhiên 8.

    b) Nội dung:

    – Học sinh hoạt động theo nhóm, nghiên cứu SGK hoàn thiện phiếu học tập số 4, từ đó lĩnh hội kiến thức.

    Giáo án Sinh học 8 Cánh diều

    CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI

    Bài 29: DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HÓA Ở NGƯỜI

    Thời gian thực hiện: 4 tiết

    I. Mục tiêu

    1. Kiến thức:

    – Nêu được khái niệm dinh dưỡng, chất dinh dưỡng, mối quan hệ giữa dinh dưỡng và tiêu hóa.

    – Đọc và hiểu được ý nghĩa của các thông tin ghi trên nhãn hiệu bao bì thực phẩm và biết cách sử dụng thực phẩm đó một cách phù hợp.

    – Phân tích được các nguyên tắc lập khẩu phần, xây dựng được chế độ dinh dưỡng cho bản thân và những người trong gia đình.

    – Kể tên và nêu được chức năng của từng cơ quan trong hệ tiêu hóa phân tích được sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tiêu hóa.

    – Nêu được một số bệnh về đường tiêu hóa và biện pháp để phòng chống các bệnh về tiêu hóa

    trình bày được một số vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm.

    – Đề xuất được các biện pháp lựa chọn bảo quản chế biến; chế độ ăn uống an toàn.

    – Thực hiện được một dự án liên quan đến tiêu hóa và dinh dưỡng.

    2. Năng lực:

    2.1. Năng lực chung

    – Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về dinh dưỡng, chất dinh dưỡng, mối quan hệ giữa dinh dưỡng và tiêu hóa; các nguyên tắc lập khẩu phần, chức năng của từng cơ quan trong hệ tiêu hóa; một số bệnh về đường tiêu hóa và biện pháp để phòng chống các bệnh về tiêu hóa.

    – Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để phát biểu khái niệm dinh dưỡng, chất dinh dưỡng, Phân tích mối quan hệ giữa dinh dưỡng và tiêu hóa; các nguyên tắc lập khẩu phần, nêu chức năng của từng cơ quan trong hệ tiêu hóa; nêu một số bệnh về đường tiêu hóa và biện pháp để phòng chống các bệnh về tiêu hóa. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.

    – Giải quyết vấn để và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn để trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập: xây dựng được chế độ dinh dưỡng cho bản thân và những người trong gia đình; Đề xuất được các biện pháp đề phòng chống các bệnh về tiêu hóa, các biện pháp lựa chọn bảo quản chế biến; chế độ ăn uống an toàn; Thực hiện được một dự án liên quan đến tiêu hóa và dinh dưỡng.

    2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

    – Nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm dinh dưỡng, chất dinh dưỡng; Nêu được mối quan hệ giữa dinh dưỡng và tiêu hóa, các nguyên tắc lập khẩu phần, chức năng của từng cơ quan trong hệ tiêu hóa; một số bệnh về đường tiêu hóa và biện pháp để phòng chống các bệnh về tiêu hóa..

    – Tìm hiểu tự nhiên: Đọc tài liệu, quan sát, phân tích hình ảnh, video tìm hiểu về khái niệm dinh dưỡng, chất dinh dưỡng, mối quan hệ giữa dinh dưỡng và tiêu hóa; chức năng của từng cơ quan trong hệ tiêu hóa và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tiêu hóa; một số bệnh về đường tiêu hóa và biện pháp để phòng chống các bệnh về tiêu hóa; các biện pháp lựa chọn bảo quản chế biến; chế độ ăn uống an toàn.

    – Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: xây dựng được chế độ dinh dưỡng cho bản thân và những người trong gia đình; Đề xuất được các biện pháp đề phòng chống các bệnh về tiêu hóa, các biện pháp lựa chọn bảo quản chế biến; chế độ ăn uống an toàn; Thực hiện được một dự án liên quan đến tiêu hóa và dinh dưỡng.

    3. Phẩm chất:

    – Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ quan sát và hình thành các kiến thức về dinh dưỡng và tiêu hóa ở người.

    – Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

    – Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá về dinh dưỡng và tiêu hóa ở người.

    – Tích cực tuyên truyền phòng chống các bệnh về tiêu hóa, các biện pháp lựa chọn bảo quản chế biến; chế độ ăn uống an toàn.

    – Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu dinh dưỡng và tiêu hóa ở người.

    – Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hiện các nhiệm vụ, dự án …

    II. Thiết bị dạy học và học liệu

    – Tranh (hoặc vỏ) bao bì thực phẩm: Mì tôm, sữa chua, bánh mì…

    – Links video https://vtv.vn/xa-hoi/thoi-quen-an-uong-gay-hai-cho-suc-khoe-who-khuyen-cao-nhieu-nguoi-viet-tho-o-20200722164414928.htm

    – Links vi deo quá trình tiêu hóa thức ăn ở người

    (https://video.vnexpress.net/embed/v_130668)

    – Các hình ảnh theo sách giáo khoa;

    – Máy chiếu, bảng nhóm;

    – Phiếu học tập.

    III. Tiến trình dạy học

    1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập

    a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

    b) Nội dung: HS xem video, trả lời câu hỏi: Trong các loại thức ăn em thích, thức ăn nào nên ăn thường xuyên, thức ăn nào em nên hạn chế ăn? Vì sao?

    c) Sản phẩm:

    Dự kiến phương án trả lời của HS

    – Một số loại thức ăn em yêu thích như: gà rán, khoai tây chiên, mì cay, bánh kem, bim bim, hoa quả, rau xanh,…

    – Nên ăn hoa quả và rau xanh thường xuyên vì chúng là các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin, chất xơ,…; giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh như bệnh tim, huyết áp cao, đường ruột, ung thư,…; giúp kiểm soát cân nặng và cung cấp năng lượng cho cơ thể;…

    – Nên hạn chế sử dụng thực phẩm chiên xào và đồ ngọt vì nếu ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tim mạch,…

    d)Tổ chức thực hiện:

    – Giao nhiệm vụ học tập:

    + GV: Yêu cầu học sinh theo dõi video “Thói quen ăn uống gây hại cho sức khỏe_ WHO khuyến cáo, nhiều người Việt thờ ơ”_ VTV.VN – Google Chrome 2023-06-24 15-42-12.

    + Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Trong các loại thức ăn em thích, thức ăn nào nên ăn thường xuyên, thức ăn nào em nên hạn chế ăn? Vì sao?

    – Thực hiện nhiệm vụ học tập:

    + Học sinh theo dõi video thảo luận nhóm trả lời câu hỏi

    – Báo cáo, thảo luận:

    + GV gọi đại diện nhóm trình bày nội dung thảo luận.

    + GV gọi chỉ định ngẫu nhiên HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

    – Kết luận:

    + GV: Nhận xét, khen ngợi dẫn dắt vào bài.

    + Ăn uống khoa học sẽ cung cấp được các nguyên liệu, năng lượng cho cơ thể duy trì sự sống và khỏe mạnh. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về sự thu nhận, quá trình biến đổi và sử dụng dinh dưỡng thể nào để đảm bảo sức khỏe cho con người trong bài học 29…

    Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

    1. Dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡng

    Hoạt động 2.1.1 Tìm hiểu về Dinh dưỡng

    a) Mục tiêu:

    – Nêu được khái niệm dinh dưỡng, chất dinh dưỡng, mối quan hệ giữa dinh dưỡng và tiêu hóa.

    – Đọc và hiểu được ý nghĩa của các thông tin ghi trên nhãn hiệu bao bì thực phẩm và biết cách sử dụng thực phẩm đó một cách phù hợp.

    b) Nội dung:

    b1) HS quan sát từ thực tế và hình ảnh 29.1 trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1

    ……………..

    Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *