Giáo án lớp 10 bộ sách Chân trời sáng tạo

Giáo án lớp 10 bộ sách Chân trời sáng tạo

Giáo án lớp 10 sách Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích, gồm 3 môn Hóa học, Vật lí, Sinh học. Giáo án lớp 10 bao gồm những đề tài của giờ lên lớp dạy học, mục đích mà giáo viên cần hướng đến, nội dung, phương hướng, cách thức hay những hoạt động cụ thể của thầy và học sinh. Tất cả nội dung trong giáo án đều được trình bày theo thứ tự thực tế diễn ra trong buổi học.

Bạn đang đọc: Giáo án lớp 10 bộ sách Chân trời sáng tạo

Kế hoạch bài dạy lớp 10 Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 10. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Vậy sau đây là trọn bộ giáo án lớp 10 sách Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Kế hoạch bài dạy sách Chân trời sáng tạo năm 2022 – 2023

    Giáo án Vật lý 10 Chân trời sáng tạo 2022

    Ngày soạn:…/…/…

    Ngày dạy:…/…/…

    CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

    BÀI 1. KHÁI QUÁT VỀ MÔN VẬT LÍ (2 tiết)

    I. MỤC TIÊU

    1. Kiến thức:

    ● Nêu được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí.

    ● Phân tích được ảnh hưởng của vật lí đối với đời sống và đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật.

    2. Năng lực

    – Năng lực chung:

    ● Tự chủ và học tập: Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học từ trung học cơ sở để giải quyết vấn đề. Cụ thể là đi sâu vào tìm hiểu đối tượng, mục tiêu phương pháp nghiên cứu cũng như tầm ảnh hưởng của vật lí đối với thế giới tự nhiên.

    ● Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng kết hợp ngôn ngữ với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết tự giác và có tinh thần trách nhiệm hoàn thành phần việc được giao, đóng góp ý kiến điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung và thúc đẩy quá trình xây dựng kiến thức mới; tôn trọng, tiếp nhận và khiêm tốn học hỏi ý kiến các thành viên trong nhóm.

    – Năng lực môn vật lí:

    ● Năng lực nhận thức vật lí: Nhận biết và nêu được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí. Trình bày, phân tích được những ảnh hưởng của vật lí đối với đời sống cả ở khía cạnh vi mô và vĩ mô.

    ● Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình vật lí đơn giản, gần gũi trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học, các ví dụ thực tế để kiểm chứng kiến thức có trong bài.

    3. Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, chăm chỉ , tự giác chủ động nghiên cứu nội dung bài học cũng như lĩnh hội kiến thức mới.

    II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

    1. Đối với giáo viên:

    ● SGK, SGV, Giáo án.

    ● Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.

    ● Máy tính, máy chiếu (nếu có).

    2. Đối với học sinh:

    ● SGK, bút, thước, vở ghi chép

    ● Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

    III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

    A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

    a. Mục tiêu: Kích thích sự hào hứng cho HS trước khi vào bài học mới.

    b. Nội dung:

    – GV đưa ra tình huống nhằm tạo sự hứng thú và dẫn dắt HS đi vào bài học.

    – GV đặt vấn đề theo gợi ý SGK

    c. Sản phẩm học tập: HS biết vận dụng những kiến thức đã học từ cấp trung học cơ sở để trả lời câu hỏi của GV.

    d. Tổ chức thực hiện:

    Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

    – GV đưa ra câu hỏi để HS trả lời: Hãy kể tên các lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở?

    Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

    – HS nhớ lại kiến thức cấp trung học cơ sở để đưa ra câu trả lời.

    Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

    – GV mới 1 bạn đứng tại chỗ trả lời cho câu hỏi mở đầu.

    Gợi ý: Các lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở: lực, năng lượng, âm thanh, ánh sáng, điện, từ…

    – Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.

    Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

    – GV tiếp nhận câu trả lời của HS, đánh giá, nhận xét.

    – GV dẫn dắt vào bài: Ở cấp trung học cơ sở, các em đã được học rất nhiều lĩnh vực thuộc bộ môn Vật lí. Có bao giờ các em tự đặt ra câu hỏi cho chính mình rằng: Vật lí nghiên cứu về cái gì? Nghiên cứu vật lí để làm gì và nghiên cứu bằng cách nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên. Chúng ta đi vào Bài 1. Làm quen với vật lí.

    B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

    Hoạt động 1. Đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí

    a. Mục tiêu: HS nêu được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí

    b. Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi.

    c. Sản phẩm học tập:

    – HS nêu được được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí và biết lấy ví dụ chứng minh.

    – Biết làm bài tập vận dụng.

    d. Tổ chức thực hiện :

    HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS

    DỰ KIẾN SẢN PHẨM

    Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu đối tượng nghiên cứu của vật lí.

    Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

    – GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS trả lời:

    CH: Theo em đối tượng nghiên cứu là gì? Lấy ví dụ trong môn ngữ văn?

    – GV cho HS tự đọc phần đọc hiểu trong SGK và trả lời các câu hỏi:

    + Đối tượng nghiên cứu của vật lý là gì?

    + Vật lí là môn Khoa học tìm hiểu về thế giới tự nhiên. Nó được phân thành rất nhiều lĩnh vực, nhiều phân ngành. Em hãy cho biết những lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở?

    – GV chia lớp thành 4 nhóm rồi yêu cầu mỗi nhóm trả lời phần thảo luận 1.

    Thảo luận 1: Nêu đối tượng nghiên cứu tương ứng với từng phân ngành sau của vật lí: cơ, ánh sáng, điện, từ.

    GV giao nhiệm vụ:

    + Tổ 1. Trả lời đối với phân ngành cơ

    + Tổ 2. Trả lời đối với phân ngành ánh sáng

    + Tổ 3. Trả lời đối với phân ngành điện

    + Tổ 4. Trả lời đối với phân ngành từ.

    – GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 và đặt vấn đề, nêu câu hỏi.

    Giáo án lớp 10 bộ sách Chân trời sáng tạo

    + Dựa vào dữ liệu được đưa ra ở SGK về công trình nghiên cứu đã đưa ra được biểu thức mô tả mối liên hệ giữa năng lượng và khối lượng. Em hãy cho biết, đối tượng nghiên cứu của công trình này là gì?

    Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

    – HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

    – GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần.

    Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

    – HS giơ tay trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.

    – Đại diện của mỗi nhóm HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi ở phần thảo luận.

    – HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

    Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

    – GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

    Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu mục tiêu nghiên cứu của vật lí.

    Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

    – GV giới thiệu mục tiêu nghiên cứu của vật lí.

    Giáo án lớp 10 bộ sách Chân trời sáng tạo

    – GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2 và thảo luận theo cặp để nêu thế nào là cấp độ vi mô, cấp độ vĩ mô?

    – GV yêu cầu HS dựa vào SGK để nêu vai trò của vật lí: Qua những gì đọc được ở SGK, em hãy cho biết vai trò của vật lí đối với con người?

    Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

    – HS đọc thông tin SGK, vận dụng cùng những kiến thức đã được học ở cấp trung học cơ sở để trả lời câu hỏi.

    – HS trao đổi thông tin trong phần thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời hợp lí nhất.

    – GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần.

    Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

    – HS hiểu và ghi chép vào vở về mục tiêu của vật lí.

    – HS đưa ra được các câu trả lời theo yêu cầu của GV.

    Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

    – GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

    Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu của vật lí.

    Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

    – GV dẫn lời: “Phương pháp nghiên cứu của khoa học nói chung và của vật lí nói riêng được hình thành qua thời kì phát triển của nền văn minh nhân loại, bao gồm hai phương pháp chính là phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu phương pháp đầu tiên là phương pháp thực nghiệm.”

    – GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 1.3 và trả lời câu hỏi:

    Giáo án lớp 10 bộ sách Chân trời sáng tạo

    + Nêu cách mà Galilei đã làm thí nghiệm.

    + Kết quả của thí nghiệm có ý nghĩa gì?

    => Từ những kiến thức ở trên, em hãy cho biết phương pháp thực nghiệm là gì?

    – GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày một số ví dụ khác để minh họa cho phương pháp thực nghiệm trong vật lí.

    – GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi sau:

    + Lí thuyết vật lí được hình thành như thế nào?

    + Công trình dự đoán sự tồn tại của Hải Vương Tinh và Thiên Vương Tinh trong hệ mặt trời hình 1.4 có ý nghĩa như thế nào?

    – GV đưa ra khái niệm phương pháp lí thuyết.

    – GV yêu cầu HS trả lời thảo luận 4: Nêu nhận định về vai trò của thí nghiệm trong phương pháp thực nghiệm và xác định điểm cốt lõi của phương pháp lí thuyết.

    – GV đưa ra kết luận về mối liên hệ giữa phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết.

    Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí.

    – GV đưa ra nhận định: Quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học nói chung và nhà vật lí nói riêng chính là quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên.

    – GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu câu hỏi: Em hãy đọc SGK và cho biết quá trình này có tiến trình gồm những bước nào?

    – GV lập sơ đồ quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí.

    Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

    – HS đọc thông tin sgk, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.

    – GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần.

    Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

    – HS trả lời được các câu hỏi , nêu được khái niệm phương pháp thực nghiệm, phương pháp lí thuyết và lấy được ví dụ minh họa.

    – HS trình bày được các bước trong tiến trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí.

    Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

    – GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

    1. Đối tượng nghiên cứu của vật lí.

    Trả lời:

    + Theo em, đối tượng nghiên cứu là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.

    + Trong môn ngữ văn, đối tượng nghiên cứu là các tác phẩm văn học, là các cấu trúc ngữ pháp.

    Trả lời:

    Đối tượng nghiên cứu của vật lí là các dạng vận động của vật chất và năng lượng.

    Trả lời:

    Những lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở: lực, năng lượng, âm thanh, ánh sáng, điện, từ …

    Trả lời:

    – Phân ngành cơ có đối tượng nghiên cứu là: tốc độ, thời gian, quãng đường, lực, moment lực.

    – Phân ngành ánh sáng có đối tượng nghiên cứu là: hiện tượng phản xạ ánh sáng, khúc xạ ánh sáng, tán sắc ánh sáng; các loại quang cụ như gương, thấu kính, lăng kính.

    – Phân ngành điện có đối tượng nghiên cứu là: dòng điện, mạch điện.

    – Phân ngành từ có đối tượng nghiên cứu là: nam châm, từ trường Trái đất, hiện tượng cảm ứng điện từ.

    Trả lời:

    Đối tượng nghiên cứu của công trình này là mối liên hệ giữa năng lượng và khối lượng.

    2. Mục tiêu của vật lí.

    * Mục tiêu của vật lí là khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: vi mô và vĩ mô.

    Trả lời:

    – Ở cấp độ vi mô (hình a): vật lý đi nghiên cứu các hạt có kích thước rất nhỏ, bé hơn m như nguyên tử, proton, neutron, electron.

    – Ở cấp độ vĩ mô (hình b): vật lý đi nghiên cứu những vật có kích thước lớn hơn nguyên tử như con người, đồ vật, các vật có kích thước rất lớn tầm cỡ hành tinh, thiên hà, vũ trụ…

    Trả lời:

    Vai trò của vật lí đối với con người:

    + Các định luật vật lí được tìm ra không những giúp con người giải thích mà còn tiên đoán được rất nhiều hiện tượng tự nhiên.

    + Việc vận dụng các định luật này rất đa dạng, phong phú có ý nghĩa thiết thực trong đời sống và nghiên cứu khoa học.

    + Học tập môn vật lí giúp HS hiểu được các quy luật của tự nhiên, vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống. Từ đó hình thành những năng lực khoa học và công nghệ.

    3. Phương pháp nghiên cứu của vật lí.

    a. Phương pháp thực nghiệm.

    Trả lời:

    + Galilei đã làm thí nghiệm về sự rơi tự do bằng cách: Thả rơi hai vật có hình dạng khác nhau nhưng có cùng khối lượng từ đỉnh tháp nghiêng Pisa cao 57m ở nước Ý.

    + Kết quả là hai vật rơi và chạm đất cùng lúc. Kết quả này đã bác bỏ được nhận định của Aristotle cho rằng việc vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ là bản chất tự nhiên của các vật.

    => Phương pháp thực nghiệm là dùng những những thí nghiệm cụ thể để kiểm chứng về tính đúng đắn của một giả thuyết, mô hình, lí thuyết. Từ đó bổ sung, hoàn thiện hay bác bỏ giả thuyết, mô hình, lí thuyết đó.

    Trả lời:

    + Thí nghiệm sử dụng ánh sáng để đốt cháy tờ giấy: Người ta đặt một tờ giấy phía dưới một thấu kính. Ánh sáng mặt trời đi qua thấu kính trong một khoảng thời gian nhất định sẽ đốt cháy tờ giấy. Điều này chứng minh rằng ánh sáng có năng lượng.

    + Ta sẽ nghe âm thanh phát ra khi gõ vào thanh kim loại. Điều này chứng tỏ là âm thanh có thể truyền được trong chất khí.

    + Ta vẫn nghe được tiếng mọi người nói chuyện khi ngụp lặn dưới nước trong hồ bơi. Điều này chứng tỏ là âm thanh có thể truyền được trong chất lỏng.

    b. Phương pháp lí thuyết.

    Trả lời:

    + Lí thuyết được xây dựng dựa trên các quan sát ban đầu và trực giác của các nhà vật lí, trong nhiều trường hợp có tính định hướng và dẫn dắt cho thực nghiệm kiểm chứng.

    + Công trình dự đoán sự tồn tại của Hải Vương Tinh và Thiên Vương Tinh trong hệ mặt trời hình 1.4 có ý nghĩa: Thiên Vương tinh không ở đúng vị trí mà các phương trình toán học nghiên cứu chuyển động tiên đoán.

    => Phương pháp lí thuyết là phương pháp sử dụng ngôn ngữ toán học và suy luận lí thuyết để phát hiện một kết quả mới.

    Trả lời:

    + Thí nghiệm đóng vai trò trọng yếu trong phương pháp thực nghiệm, bởi kết quả thí nghiệm là cơ sở quan trọng nhất để khẳng định tính đúng đắn của một giả thuyết, mô hình, lí thuyết.

    + Điểm cốt lõi của phương pháp lí thuyết là việc xây dựng những mô hình giả thuyết bằng công cụ toán học.

    => Kết luận: Kết quả của phương pháp thực nghiệm cần được giải thích bằng lí thuyết đã biết hoặc lí thuyết mới. Kết quả của phương pháp lí thuyết cần được kiểm chứng bằng thực nghiệm. Hai phương pháp này hỗ trợ cho nhau, trong đó phương pháp thực nghiệm có tính quyết định.

    4. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí.

    Trả lời:

    Các bước của tiến trình này là:

    Bước 1: Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu.

    Bước 2: Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu.

    Bước 3: Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết.

    Bước 4: Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay bác bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu.

    Bước 5: Rút ra kết luận.

    Sơ đồ:

    Hoạt động 2. Ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật

    a. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được ảnh hưởng, tác động của vật lí đến một số lĩnh vực và đối với đời sống con người.

    b. Nội dung: GV chiếu hình ảnh, HS quan sát xem xét các tình huống, đưa ra những phân tích những ảnh hưởng, tác động của vật lí đến một số lĩnh vực và đối với đời sống con người.

    c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ thảo luận, đưa ra những phân tích để đi đến kết luận về ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật.

    d. Tổ chức thực hiện :

    HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS

    DỰ KIẾN SẢN PHẨM

    Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

    GV chiếu hình 1.5 để HS quan sát và dẫn lời:Ngày nay chúng ta không còn truyền thông tin bằng bồ câu đưa thư nữa, thay vào đó là dùng các thiết bị như máy tính, điện thoại để gửi tin. Chúng ta cũng không còn chuẩn đoán bệnh bằng cách bắt mạch mà thay vào đó là dùng các thiết bị hiện đại như máy đo huyết áp. Những ví dụ trên đã cho thấy con người ngày này đã biết áp dụng những thành tựu của các công trình nghiên cứu vật lí, khoa học.

    – GV chia lớp thành 2 nhóm

    + Tổ 1,2: Nhóm 1.

    + Tổ 3,4: Nhóm 2.

    – GV yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:

    Thảo luận 5. Quan sát hình 1.5, Phân tích ảnh hưởng của vật lí trong một số lĩnh vực. Từ đó, trình bày ưu điểm của việc ứng dụng Vật lí vào đời sống so với các phương pháp truyền thống ở các lĩnh vực trên.

    Thảo luận 6. Hãy nêu và phân tích một số ứng dụng khác của vật lí trong đời sống hàng ngày và chỉ ra các ưu điểm của nó.

    Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

    – HS theo dõi SGK, lắng nghe GV giảng bài, hợp tác trong thảo luận nhóm, tiếp nhận câu hỏi của GV và trả lời.

    – HS nghiên cứu nội dung bài học theo sự hỗ trợ, định hướng của GV.

    Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

    – HS trình bày câu trả lời, ghi chép nội dung chính.

    Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

    – GV đưa ra kết luận về ảnh hưởng của vật lí.

    – GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

    II. ẢNH HƯỞNG CỦA VẬT LÍ ĐẾN MỘT SỐ LĨNH VỰC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ KĨ THUẬT.

    Trả lời:

    Quan sát hình 1.5 để phân tích ảnh hưởng của vật lí trong một số lĩnh vực:

    – Thông tin liên lạc:

    + Dùng bồ câu đưa thư: phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu, tình trạng sức khỏe của bồ câu, khoảng cách xa gần mà thời gian nhận được tin là nhanh hay lâu. Thông tin nắm bắt có khi sẽ không được kịp thời, hơn nữa còn dễ bị thất lạc.

    + Dùng internet (máy tính, điện thoại…) để gửi tin nhắn,gửi mail, video call: nhanh, đơn giản, hiệu quả, độ chính xác gần như tuyệt đối. Thông tin năm bắt được kịp thời.

    – Chẩn đoán bệnh:

    + Bắt mạch thủ công: phụ thuộc vào trình độ của người thầy thuốc, độ chính xác không cao và mất nhiều thời gian.

    + Dùng thiết bị y tế chuyên dụng:tốn ít thời gian, độ chính xác cao, cho kết quả nhanh chóng, từ đó có phương án chữa trị kịp thời.

    – Quy trình đóng gói:

    + Dùng sức lao động thủ công của con người: mất nhiều thời gian, năng suất không cao, mẫu mã không đẹp, sản phẩm không được đồng đều.

    + Dùng quy trình sản xuất dây chuyền, tự động hóa: quy trình sản xuất nhanh gọn, năng suất cao, mẫu mã đẹp, cho ra các sản phẩm đồng đều.

    – Quan sát thiên văn:

    + Quan sát bằng mắt thường: phán đoán các hiện tượng theo cảm tính, dựa trên kinh nghiệm của người quan sát là chính, độ chính xác không cao.

    + Sử dụng các thiết bị hiện đại như vệ tinh, kính thiên văn… cho kết quả chính xác, đưa ra các dự báo về thiên nhiên có độ chính xác cao.

    Trả lời:

    + Tia laser được dùng để làm bút chiếu, làm dao mổ điều trị các tật khúc xạ của mắt, xóa vết xăm.

    Ưu điểm : Không gây đau đớn.

    + Các loại pin công nghệ mới có thể dự trữ được nhiều điện năng được sử dụng trong xe máy điện, ô tô điện.

    Ưu điểm : Giúp tiết kiệm nhiên liệu, góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, gây hiệu ứng nhà kính.

    + Chế tạo máy phát điện tạo ra dòng điện trong trường hợp mạng lưới điện bị cắt.

    Ưu điểm: Chủ động được nguồn điện trong tình trạng mạng lưới điện bị cắt

    + Các kiến thức về điện tử được sử dụng trong thiết bị không dây như điện thoại di động, cảm biến không dây.

    Ưu điểm: Thiết bị nhỏ gọn, thuận tiện trong việc di chuyển. Đồng thời việc truyền thông tin được nhanh, kịp thời.

    => Kết luận:

    – Vật lí có ảnh hưởng mạnh mẽ và có tác động làm thay đổi mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Dựa trên nền tảng của vật lí, các công nghệ mới được được sáng tạo với tốc độ vũ bão.

    – Kiến thức vật lí trong các phân ngành được áp dụng kết hợp để tạo ra kết quả tối ưu. Các kĩ năng vật lí như tính chính xác, đúng thời điểm và thời lượng, quan sát, suy luận nhạy bén đã thành kĩ năng sống cần có của con người hiện đại.

    C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

    a. Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại kiến thức đã học.

    b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời.

    c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được câu trả lời đúng.

    d. Tổ chức thực hiện :

    Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

    – GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

    Câu 1: Có ý kiến nhận định điện năng là thành tựu cốt lõi và huyết mạch của vật lí cho nền văn minh của nhân loại. Hình 1.8 cho thấy các châu lục sáng rực về đêm. Trình bày quan điểm của em về nhận định này?

    (Gợi ý: Điện năng có sự ảnh hưởng như thế nào đến các lĩnh vực? Nếu không có điện năng thì loài người có thể phát triển như hiện tại hay không?)

    …………….

    Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo

    Ngày soạn:…/…/…

    Ngày dạy:…/…/…

    PHẦN MỞ ĐẦU

    BÀI 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC

    I. MỤC TIÊU

    1. Về kiến thức

    Sau bài học này, HS sẽ:

    – Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.

    – Trình bày được mục tiêu môn Sinh học.

    – Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hàng ngày và với sự phát triển kinh tế – xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu.

    – Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai.

    – Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y – dược học, pháp y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp, … .). Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.

    – Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững.

    – Trình bày được vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống.

    – Phản tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.

    2. Năng lực

    – Năng lực sinh học:

    ● Nhận thức sinh học:

    + Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.

    + Nêu được nhiệm vụ chính của một số lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.

    + Trình bày được mục tiêu môn Sinh học.

    + Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai.

    + Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế – xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu.

    + Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y – dược học, phép y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp,…).

    + Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.

    + Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững.

    + Trình bày được vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống.

    + Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.

    ● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đề xuất được ý tưởng về ứng dụng sinh học trong tương lai để phục vụ đời sống con người.

    – Năng lực chung:

    ● Tự chủ và tự học:

    + Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập và nghiên cứu môn Sinh học.

    + Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học.

    ● Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến môn Sinh học; ý tưởng và thảo luận các vấn đề trong sinh học phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

    ● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được ý tưởng ứng dụng sinh học mới từ các nội dung đã học.

    3. Phẩm chất

    – Yêu nước: Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ.

    – Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp cũng như người đang làm các ngành nghề liên quan đến sinh học nói riêng và các ngành nghề khác nói chung.

    – Chăm chỉ: Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.

    II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

    – Dạy học theo nhóm nhỏ và theo nhóm đôi.

    – Dạy học trực quan.

    – Dạy học dự án.

    – Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.

    – Thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi – đáp.

    – Kĩ thuật: khăn trải bàn, KWL; Trò chơi: “Sự kì diệu của sinh học”.

    III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

    1. Đối với giáo viên

    – SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.

    – Hình ảnh một số vật ở môi trường xung quanh, các vấn đề xã hội hiện nay (ô nhiễm thực phẩm, bệnh tật, ô nhiễm môi trường, sự tuyệt chủng của sinh vật,…)

    – Một số tranh, ảnh, phim tư liệu về sự phát triển bền vững và đạo đức sinh học.

    – Bảng hỏi KWL.

    – Bảng phân công nhiệm vụ cho các nhóm làm dự án.

    – Máy tính, máy chiếu.

    2. Đối với học sinh

    – Giấy A4.

    – Bảng trắng, bút lông.

    – Thiết bị (máy tính, điện thoại,…) có kết nối mạng internet.

    – Bài thuyết trình.

    IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

    A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

    a. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học mới.

    b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Sự sống quanh ta”

    – GV chuẩn bị các hình ảnh về các vật dụng có ở môi trường xung quanh hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe con người để HS bước đầu xác định được những thành tựu có ứng dụng sinh học.

    – HS giải thích lựa chọn của mình. GV dẫn dắt HS vào nội dung bài học.

    c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

    d. Tổ chức thực hiện:

    Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

    – GV cho HS quan sát hình ảnh về ứng dụng công nghệ sinh học, sau đó, dựa vào hiểu biết cá nhân, kể thêm một số thành tựu khác.

    Giáo án lớp 10 bộ sách Chân trời sáng tạo

    Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

    – HS quan sát hình ảnh, dựa vào hiểu biết cá nhân để kể thêm một số ứng dụng của công nghệ sinh học.

    Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

    – HS xung phong chia sẻ thêm thông tin với lớp.

    – Các HS còn lại nêu ra ý kiến khác (nếu có).

    * Một số ứng dụng của công nghệ sinh học:

    + Tạo ra những loài thực vật biến đổi gene như dưa hấu không hạt, xoài hạt lép,…

    + Tạo ra các chế phẩm diệt côn trùng, sâu bệnh hại mà không gây ô nhiễm môi trường

    + Cấy ghép các mô, cơ quan trên cơ thể người,…

    Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

    – GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

    – GV dẫn dắt HS vào bài học: Sinh học được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Một trong những thành tựu của ngành Sinh học là tạo ra các loài sinh vật biến đổi qen (Genetically Modified 0rqganism — GMO), nhờ đó, mang lại cho con người những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thời gian bảo quản lâu hơn, giá thành rẻ hơn,… Đặc biệt, thành tựu này còn góp phân giải quyết vấn đề nạn đói trên thế giới. Ngoài việc đảm bảo nguồn thực phẩm, ngành Sinh học còn có những vái trò gì đối với đời sống con người? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học.

    B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

    I. Đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu và mục tiêu môn sinh học

    Hoạt động 1: Tìm hiểu đối tượng và lĩnh vực nghiên cứu môn Sinh học.

    a. Mục tiêu:

    – Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.

    – Nêu được nhiệm vụ chính của một số lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.

    – Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập và nghiên cứu môn Sinh học.

    – Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vốn đề liên quan đến môn Sinh học; ý tưởng và thảo luận các vốn đề trong sinh học phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

    b. Nội dung:

    – GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 1 phần I (SGK tr.5-6).

    – GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi – đáp nêu vấn đề kết hợp với

    kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.

    c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

    d. Tổ chức hoạt động:

    HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

    DỰ KIẾN SẢN PHẨM

    Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

    – GV chia lớp thành các nhóm học tập, yêu cầu các nhóm nghiên cứu thông tin và quan sát hình 1.2 (SGK tr.5-6), thực hiện các yêu cầu của GV.

    Giáo án lớp 10 bộ sách Chân trời sáng tạo

    – GV yêu cầu HS thực hiện lần lượt các nhiệm vụ sau:

    1. Đặt các câu hỏi liên quan đến hiện tượng trong Hình 1.2. (HS có thể nêu những câu hỏi khác)

    Ví dụ:

    – Bướm hút một hoa bằng cách nào?

    – Bướm và thực vật có mối quan hệ với nhau như thế nào?

    – Bộ phận nào giúp bướm di chuyển?

    – Nhờ đâu mà bướm có thể tiêu hoá được mật hoa?

    – Các yếu tố của môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sinh trưởng và phát triển của hoa và bướm?

    – Tại sao thực vật có hoa tiến hoá nhất?

    2. Sắp xếp các câu hỏi đã đặt ra vào những nội dung sau:

    a) Hình thái và cấu tạo cơ thể

    b) Hoạt động chức năng của cơ thể

    c) Mối quan hệ giữa các cá thể với nhau

    đ) Mối quan hệ giữa cá thể với môi trường

    e) Quá trình tiến hoá của sinh vật

    3. Hãy kể tên một số lĩnh vực của ngành Sinh học. Nhiệm vụ chính của mỗi lĩnh vực đó là gì?

    4. Để trả lời các câu hỏi đã đạt ra theo yêu cầu ở câu 1, ta cần tìm hiểu lĩnh vực nào của ngành sinh học.

    GV hướng dẫn các nhóm tiến hành thảo luận, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0. Mỗi thành viên sẽ ghi ý kiến của mình vào một góc, sau đó cả nhóm thống nhất, tổng hợp các ý kiến và ghi vào phần trung tâm tờ giấy.

    Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

    – HS các nhóm trao đổi với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

    Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

    – Các nhóm dán kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng

    – GV cho các nhóm nhận xét lẫn nhau.

    Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

    – GV đánh giá, nhận xét sản phẩm học tập của HS và chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

    I. Đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu và mục tiêu môn Sinh học

    1. Đối tượng và lĩnh vực nghiên cứu môn Sinh học.

    – Đối tượng nghiên cứu của sinh học là các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống, hay nói cách khác đây là ngành tập trung nghiên cứu về các cá thể sống cũng như mối quan hệ giữa các cá thể sống với nhau và với môi trường.

    – Ngành sinh học bao gồm nhiều lĩnh vực nghiên cứu như:

    + Di truyền học

    + Sinh học tế bào

    + Vi sinh vật học

    + Giải phẫu học

    + Động vật học

    + Sinh thái học và môi trường

    + Công nghệ sinh học

    Hoạt động 2: Tìm hiểu mục tiêu học tập môn Sinh học

    a. Mục tiêu:

    – Trình bày được mục tiêu môn sinh học.

    – Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến môn Sinh học; ý tưởng và thảo luận các vấn đề trong sinh học phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

    – Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ.

    b. Nội dung:

    c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

    d. Tổ chức hoạt động:

    HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

    DỰ KIẾN SẢN PHẨM

    Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

    – GV sắp xếp 2 HS ngồi cạnh nhau thành một nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 2 phần I (SGK tr.6 – 7) và hoàn thành phiếu học tập về lợi ích của việc học Sinh học. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập)

    – Sau khi các nhóm đôi hoàn thành Phiếu học tập, GV đặt câu hỏi tổng kết: Học tập môn Sinh học mang lại cho chúng ta những lợi ích gì?

    – GV cho các nhóm liệt kê lần lượt những lợi ích của việc học tập môn sinh học.

    – GV đặt câu hỏi vận dụng, yêu cầu HS liên hệ bản thân: Em sẽ thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước bằng những hành động cụ thể nào?

    + Đối với môi trường thiên nhiên

    + Đối với xã hội

    – GV hướng dẫn HS rút ra kết luận ở về đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu và mục tiêu học tập môn Sinh học (SGK tr.7)

    Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

    – HS nghiên cứu thông tin trong SGK, thảo luận và lần lượt thực hiện các nhiệm vụ.

    Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

    – GV mời đại diện nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm mình.

    – GV mời các HS còn lại nhận xét, trình bày ý kiến khác (nếu có).

    Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

    – GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

    2. Mục tiêu học tập môn Sinh học

    – Giúp chúng ta hiểu rõ được sự hình thành và phát triển của thế giới sống, các quy luật của tự nhiên để từ đó giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ;

    – Biết yêu và tự hào về thiên nhiên, quê hương, đất nước;

    – Có thái độ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên;

    – Ứng xử với thiên nhiên phù hợp với sự phát triển bền vững.

    – Giúp hình thành và phát triển năng lực sinh học, gồm các thành phần năng lực như: nhận thức sinh học; tìm hiểu thế giới sống; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.

    – Giúp rèn luyện thế giới quan khoa học, tinh thần trách nhiệm, trung thực và nhiều năng lực cần thiết.

    II. Vai trò của sinh học

    Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của sinh học

    a. Mục tiêu:

    – Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế – xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu.

    – Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập và nghiên cứu môn Sinh học.

    – Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ.

    b. Nội dung:

    – GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong mục II (SGK tr.7)

    – GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp và kĩ thuật KWL để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận theo nhóm đôi các nội dung vừa nghiên cứu.

    c. Sản phẩm học tập: Phần trình bày của HS.

    d. Tổ chức hoạt động:

    ……………..

    Giáo án Hóa học 10 sách Chân trời sáng tạo

    CHƯƠNG 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

    BÀI 2: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ

    (Thời gian thực hiện: 4 tiết)

    I. MỤC TIÊU

    1. Năng lực

    1.1. Năng lực chung:

    – Năng lực tự chủ tự học: HS nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi tìm hiểu về cấu tạo nguyên tử.

    – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Từ kiến thức đã học HS vận dụng giải quyết các nhiệm vụ học tập và câu hỏi bài tập.

    – Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động giao tiếp khi có vấn đề thắc mắc. Thông qua làm việc nhóm nâng cao khả năng trình bày ý kiến của bản thân, tự tin thuyết trình trước đám đông.

    1.2. Năng lực Hóa học:

    – Năng lực nhận thức kiến thức hóa học: Trình bày được thành phần của nguyên tử (nguyên tử vô cũng nhỏ; nguyên tử gồm 2 phần: hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử; hạt nhân tạo nên bởi các hạt proton (p), neutron (n); Lớp vở tạo nên bởi các electron (e); điện tích, khối lượng mỗi loại hạt). – Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: So sánh được khối lượng của electron với proton và notron, kích thước của hạt nhân với kích thước của nguyên tử.

    2. Phẩm chất

    – Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong kết quả làm việc nhóm.

    – Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

    II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

    1. Giáo viên: Kế hoạch dạy học và bài giảng PowerPoint

    2. Học sinh: Sách giáo khoa và đọc trước bài ở nhà.

    III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

    HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

    a. Mục tiêu: Kích thích hứng thú, tạo tư thế sẵn sàng học tập và tiếp cận nội dung bài học.

    b. Nội dung: Nêu vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học.

    c. Sản phẩm: Dự đoán vấn đề GV đặt ra.

    d. Tổ chức hoạt động học:

    ……

    Tải File tài liệu để xem thêm giáo án lớp 10 sách Chân trời sáng tạo

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *