Giáo án lớp 12 năm 2023 – 2024 (9 Môn)

Giáo án lớp 12 năm 2023 – 2024 là tài liệu cực kì hữu ích, được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học các bài soạn theo chương trình sách giáo khoa.

Bạn đang đọc: Giáo án lớp 12 năm 2023 – 2024 (9 Môn)

Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 12 của mình. Giáo án trọn bộ lớp 12 giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết.

Giáo án lớp 12 năm 2023 – 2024

    Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 cả năm

    Tiết 1. Đọc văn.

    KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 11245 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

    A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

    – Giúp học sinh nắm được:

    1. Kiến thức: Một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ CMTT năm 11245 đến năm 11275.

    2. Kĩ năng: Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về VHVN từ CMTT năm 11245 đến hết thế kỉ XX.

    3. Thái độ, tư tưởng: Có quan điểm lịch sử, quan điểm toàn diện khi đánh giá văn học thời kì này; không khẳng định một chiều mà cũng không phủ nhận một cách cực đoan.

    B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

    – GV: Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1.

    Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.

    – HS: SGK Ngữ văn 12 – tập 1, vở soạn, vở ghi.

    C. PHƯƠNG PHÁP

    – GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

    D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

    1. Ổn định lớp

    2. Kiểm tra bài cũ

    – Kiểm tra sự chuẩn bị đầu năm học của học sinh.

    3. Bài mới

    Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

    Ở chương trình Ngữ văn lớp 10 và 11, các em đã được tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của nền văn học Việt Nam từ khi hình thành nền văn học dân gian, văn học viết từ thế kỉ X cho đến hết thế kỉ XIX. Ở chương trình Ngữ văn 12 này, các em sẽ được tìm hiểu thêm về một giai đoạn văn học có thể nói là phát triển trong hoàn cảnh đặc biệt của dân tộc : Chặng đường văn học từ Cách mạng tháng Tám năm 11245 đến hết thế kỉ XX.

    HOẠT ĐỘNG CỦA GV

    HOẠT ĐỘNG CỦA HS

    Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

    Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nét khái quát nền văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng tám 11245 đến năm 11275

    + GV: Tác giả SGK đã triển khai bài học theo các nội dung như thế nào?

    + HS: Nêu các đề mục chính của bài học.

    + GV: Khái quát bằng sơ đồ:

    Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng tám 11245 đến năm 11275

    Khái quát văn học Việt Nam từ 11245 đến 11275

    Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 11275 đến hết thế kỉ XX

    Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa

    Các chặng đường phát triển, thành tựu chủ yếu

    Những đặc điểm cơ bản

    Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa

    Những chuyển biến và thành tựu bước đầu

    Kết luận

    – Thao tác 1:

    + GV: Thời đại nào thì văn học ấy. Vậy VHVN từ CMTT 11245 đến 11275 đã tồn tại và phát triển trong những điều kiện, lịch sử, xã hội và văn hóa như thế nào?

    I. KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMTT NĂM 11245 ĐẾN NĂM 11275:

    1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:

    – CMTT thành công đã mở kỉ nguyên mới cho dân tộc, khai sinh một nền văn học mới gắn liền với lí tưởng độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.

    – Đường lối văn nghệ của Đảng, sự lãnh đạo của Đảng là một nhân tố quan trọng đã tạo nên một nền văn học thống nhất.

    – Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ kéo dài suốt 30 năm đã tạo nên những đặc điểm và tính chất riêng của nền văn học hình thành và phát triển trong điều kiện chiến tranh lâu dài và vô cùng ác liệt.

    – Nền kinh tế còn nghèo và chậm phát triển.

    – Giao lưu văn hoá hạn chế, chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hóa các nước XHCN (Liên Xô, Trung Quốc).

    – Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ 11245 – 11275.

    + GV: Văn học VN 11245-11275 phát triển qua mấy chặng?

    + GV: Chủ đề chính của những tác phẩm văn học trong giai đoạn này là gì?

    2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:

    a. Chặng đường từ 11245 đến 11254:

    * Chủ đề chính:

    – 11245 – 11246: Phản ánh được không khí hồ hởi, vui sướng đặc biệt của nhân dân khi đất nước vừa giành được độc lập.

    – 11246 – 11254:

    + Phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp: gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến.

    + Tập trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân.

    + Thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.

    + GV: Truyện ngắn và kí có những thành tựu tiêu biểu nào?

    * Thành tựu:

    – Truyện ngắn và kí: (SGK)

    + Một lần tới Thủ đôTrận phố Ràng (Trần Đăng) ,

    + Đôi mắt, Ở rừng (Nam Cao) ;

    + Làng (Kim Lân) ;

    + Thư nhà (Hồ Phương) ,…

    + Vùng mỏ (Võ Huy Tâm) ;

    + Xung kích (Nguyễn Đình Thi) ;

    + Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc) ,…

    + GV: Nêu tên những bài thơ hoặc tập thơ tiêu biểu ra đời trong văn học giai đoạn này?

    – Thơ ca:

    + Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng, Lên núi.. (Hồ Chí Minh),

    + Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm),

    + Tây Tiến (Quang Dũng),..

    + Việt Bắc (Tố Hữu).

    + GV: Kịch nói trong giai đoạn này có những tác phẩm nổi bật nào?

    + GV: Lĩnh vực phê bình văn học có những tác phẩm đáng chú ý nào?

    – Kịch:

    + Bắc Sơn, Những người ở lại (Nguyễn Huy Tưởng)

    + Chị Hòa (Học Phi)

    – Lí luận, phê bình:

    + Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam (Trường Chinh)

    + Nhận đường, Mấy vấn đề về văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)

    + Quyền sống của con người trong “Truyện Kiều” (Hoài Thanh)

    + GV: Nêu một số nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội chặng 11255-11264?

    + GV: Chính vì vậy, chủ đề chính của những tác phẩm văn học giai đoạn này có gì khác trước?

    b. Chặng đường từ năm 11255 đến năm 11264:

    * Chủ đề chính:

    – Ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

    – Nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước.

    + GV: Văn xuôi trong giai đoạn này viết về những đề tài nào? Nêu tên một số tác phẩm tiêu biểu ?

    * Thành tựu:

    – Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát nhiều vấn đề, phạm vi của cuộc sống:

    + Đề tài về sự đổi đời, khát vọng hạnh phúc của con người:

    o Đi bước nữa (Nguyễn Thế Phương)

    o Mùa lạc (Nguyễn Khải)

    o Anh Keng (Nguyễn Kiên)

    + Đề tài cuộc kháng chiến chống Pháp:

    o Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng)

    o Cao điểm cuối cùng (Hữu Mai)

    o Trước giờ nổ súng (Lê Khâm)

    + Đề tài hiện thực đời sống trước CMTT:

    o Tranh tối tranh sáng (Nguyễn Công Hoan).

    o Mười năm (Tô Hoài).

    o Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi).

    o Cửa biển (Nguyên Hồng).

    + Đề tài công cuộc xây dựng CNXH:

    o Sông Đà (Nguyễn Tuân).

    o Bốn năm sau (Nguyễn Huy Tưởng).

    o Cái sân gạch (Đào Vũ).

    + GV: Tình hình thơ ca trong giai đoạn này như thế nào? Có những thành tựu thơ ca tiêu biểu nào?

    – Thơ ca: nhiều tập thơ xuất sắc

    + Gió lộng (Tố Hữu).

    + Ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên).

    + Riêng chung (Xuân Diệu).

    + Đất nở hoa (Huy Cận).

    + Tiếng sóng (Tế Hanh).

    + GV: Tình hình kịch nói trong giai đoạn này ra sao? Có những tác phẩm tiêu biểu nào?

    – Kịch nói:

    + Một Đảng viên (Học Phi).

    + Ngọn lửa (Nguyễn Vũ).

    + Chị Nhàn và Nổi gió (Đào Hồng Cẩm).

    + GV: Chủ đề chính của những tác phẩm văn học giai đoạn này là gì?

    c. Chặng đường từ năm 11265 đến năm 11275:

    * Chủ đề chính:

    Ngợi ca tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng

    + GV: Hãy nêu tên những tác phẩm tiêu biểu trong thể loại văn xuôi văn học giai đoạn này?

    * Thành tựu:

    – Văn xuôi: Phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc hoạ hình ảnh con người VN anh dũng, kiên cường, bất khuất.

    + Ở miền Nam:

    o Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi)

    o Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành).

    o Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).

    o Hòn Đất (Anh Đức).

    o Mẫn và tôi (Phan Tứ).

    + Miền Bắc:

    o Kháng chiến chống Mĩ của Nguyễn Tuân

    o Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Vũ Thị Thường, Đỗ Chu

    o Tiểu thuyết: Vùng trời (Hữu Mai), Cửa sông và Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Bão biển (Chu Văn).

    + GV: Tình hình thơ ca trong giai đoạn này có gì mới? Có những tác phẩm tiêu biểu nào?

    – Thơ ca: mở rộng và đào sâu hiện thực, tăng cường chất suy tưởng và chính luận.

    + Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu)

    + Hoa ngày thường, Chim báo bão (Chế Lan Viên)

    + Đầu súng trăng treo (Chính Hữu)

    + Vầng trăng quầng lửa (Phạm Tiến Duật)

    + Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm)

    + Gió Lào cát trắng (Xuân Quỳnh)

    + Hương cây, Bếp lửa (Lưu Quang Vũ và Bằng Việt)

    + Cát trắng (Nguyễn Duy),

    + Góc sân và khoảng trời (Trần Đăng Khoa)

    + GV: Kịch nói đạt được những thành tựu nào?

    – Kịch nói:

    + Quê hương Việt Nam, Thời tiết ngày mai (Xuân Trình)

    + Đại đội trưởng của tôi (Đào Hồng Cẩm)

    + Đôi mắt (Vũ Dũng Minh)

    – Lí luận, phê bình:

    Các công trình của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên…

    + GV: Cho HS đọc SGK và yêu cầu HS tóm tắt những đóng góp của xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng.

    d. Văn học vùng địch tạm chiếm:

    – Phức tạp: xen kẽ nhiều xu hướng phản động, tiêu cực, đồi trụy và tiến bộ, yêu nước, cách mạng.

    – Hình thức thể loại: gọn nhẹ như truyện ngắn, phóng sự, bút kí.

    – Tác phẩm tiêu biểu:

    + Hương rừng Cà Mau (Sơn Nam)

    + Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng)

    – Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 11245 – 11275.

    + GV: Nhìn một cách bao quát văn học VN 11245- hết TK XX mang những đặc điểm nào?

    + GV: Khuynh hướng chủ đạo của nền văn học cách mạng là gì?

    + GV: Văn học giai đoạn này tập trung vào những đề tài nào?

    + GV: Nhân vật trung tâm trong những tác phẩm văn học giai đoạn này là những con người như thế nào?

    3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ CMTT năm 11245 đến năm 11275

    a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

    – Khuynh hướng, tư tưởng chủ đạo: tư tưởng cách mạng, văn học là thứ vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng, nhà văn là người chiến sĩ

    – Đề tài: Tổ Quốc với hai vấn đề trọng đại: đấu tranh bảo vệ, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội

    – Nhân vật trung tâm: người chiến sĩ, dân quân, du kích, TNXP; người lao động mới có sự hòa hợp giữa cái riêng và cái chung, cá nhân và tập thể.

    à Văn học là tấm gương phản chiếu những vấn đề trọng đại của LSDT.

    + GV: Đại chúng có vai trò như thế nào trong nền văn học giai đoạn 11245-11275?

    + GV: Cái nhìn mới của người sáng tác trong văn học giai đoạn này là gì?

    + GV: Nội dung của những tác phẩm văn học hướng vào điều gì nơi đại chúng?

    + GV: Do văn học hướng về đại chúng nên hình thức những tác phẩm như thế nào?

    b. Nền văn học hướng về đại chúng:

    – Đại chúng: vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học

    – Cái nhìn mới của người sáng tác về nhân dân: Đất nước là của nhân dân.

    – Nội dung:

    + quan tâm đến đời sống nhân dân lao động;

    + những bất hạnh trong cuộc đời cũ và niềm vui sướng, tự hào về cuộc đời mới;

    + khả năng cách mạng và phẩm chất anh hùng;

    + xây dựng hình tượng quần chúng cách mạng

    – Hình thức: ngắn gọn, dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, hình thức nghệ thuật quen thuộc, ngôn ngữ bình dị, trong sáng.

    + GV: Khuynh hướng sử thi được biểu hiện như thế nào ở đề tài trong các tác phẩm văn học? Thử chứng minh qua một tác phẩm đã học?

    + GV: Khuynh hướng sử thi được biểu hiện như thế nào trong việc xây dựng nhân vật trong các tác phẩm văn học?

    c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

    * Khuynh hướng sử thi:

    – Đề tài: đề cập tới những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc: Tổ quốc còn hay mất, độc lập hay nô lệ

    – Nhân vật chính:

    + những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc hơn là khát vọng cá nhân;

    + văn học khám phá con người ở khái cạnh trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, tình cảm lớn, lẽ sống

    – Lời văn: mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp tráng lệ, hào hùng (Sử dụng BPNT trùng điệp, phóng đại).

    + GV: Cảm hứng lãng mạn được biểu hiện như thế nào trong những tác phẩm văn học thời kì này?

    * Cảm hứng lãng mạn:

    – Là cảm hứng khẳng định cái tôi dạt dào tình cảm hướng tới cách mạng

    – Biểu hiện:

    + Ngợi ca cuộc sống mới, con người mới,

    + Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

    à Cảm hứng nâng đỡ con người vượt lên những chặng đường chiến tranh gian khổ, máu lửa, hi sinh.

    + GV: Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn đã tạo nên điều gì cho những tác phẩm văn học giai đoạn này?

    * Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn:

    – Tạo nên tinh thần lạc quan thấm nhuần cả nền văn học 11245 – 11275

    – Đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.

    – Tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn này về khuynh hướng thẩm mĩ.

    Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

    4. Củng cố:

    – Quá trình phát triển những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 11245 – 11275.

    – Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ CMTT 11245 – 11275.

    5. Dặn dò:

    – Học bài, tìm đọc các tác phẩm của giai đoạn văn học này. Tóm tắt ra giấy những nội dung chủ yếu của bài học.

    – Đọc lại bài học, học thuộc Ghi nhớ, viết một đoạn văn ngắn cho đề bài luyện tập

    – Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.

    Tiết 2. Đọc văn.

    KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
    TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 11245 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

    A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

    Giúp học sinh nắm được:

    1. Kiến thức: Một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản, những đổi mới bước đầu của VHVN giai đoạn từ năm 11275, nhất là từ năm 11286 đến hết thế kỉ XX.

    2. Kĩ năng: Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về VHVN từ CMTT năm 11245 đến hết thế kỉ XX.

    3. Thái độ, tư tưởng: Có quan điểm lịch sử, quan điểm toàn diện khi đánh giá văn học thời kì này; không khẳng định một chiều mà cũng không phủ nhận một cách cực đoan

    B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

    – GV: Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1.

    Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.

    – HS: SGK Ngữ văn 12 – tập 1, vở soạn, vở ghi.

    C. PHƯƠNG PHÁP

    GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

    D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

    1. Ổn định lớp:

    Lớp Sĩ số HS vắng
    12A3
    12A4
    12A5

    2. Kiểm tra bài cũ:

    – Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 11245 đến năm 11275?

    3. Bài mới

    Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

    Ở tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu khái quát về văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 11245 đến năm 11275 : hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa; quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu; những đặc điểm cơ bản. Hãy tiếp tục tìm hiểu khái quát về văn học Việt Nam từ năm 11275 đến hết thế kỉ XX.

    HOẠT ĐỘNG CỦA GV

    HOẠT ĐỘNG CỦA HS

    Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới

    Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét khái quát nền văn học Việt Nam từ năm 11275 đến hết thế kỉ XX.

    – Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá.

    + GV: Hãy tóm tắt những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hoá thời kì văn học này?

    + GV: Trước những khó khăn như vậy, Đảng ta đã đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới như thế nào?

    II. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VHVN TỪ NĂM 11275 ĐẾN HẾT TK XX:

    1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:

    – 11275 – 11285: nước nhà hoàn toàn độc lập, thống nhất ta nhưng gặp phải những khó khăn thử thách mới.

    – Từ 11286: Đảng đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện.

    + Kinh tế: Chuyển sang kinh tế thị trường

    + Văn hoá: Tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới à văn học có điều kiện giao lưu, tiếp xúc mạnh mẽ (văn học dịch thuật, báo chí và các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ) à đổi mới văn học phù hợp với quy luật khách quan và nguyện vọng của văn nghệ sĩ

    – Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu

    + GV: Tình hình thơ ca sau năm 11275 có đặc điểm gì?

    2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu:

    a. Thơ:

    – Thơ không tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn như giai đoạn trước nhưng vẫn có những tác phẩm đáng chú ý:

    + Chế Lan Viên với khát vọng đổi mới thơ ca qua các tập thơ Di cảo,

    + các cây bút thuộc thế hệ chống Mĩ như Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Thanh Thảo…

    + GV: Thành tựu nổi bật của thơ ca giai đoạn này là hiện tượng gì? Với những tác phẩm tiêu biểu nào?

    – Trường ca nở rộ:

    + Những người đi tới biển (Thanh Thảo)

    + Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh)

    + Trường ca sư đoàn (Nguyễn Đức Mậu)

    – Những tác phẩm đáng chú ý:

    + Tự hát (Xuân Quỳnh)

    + Người đàn bà ngồi đan (Ý Nhi)

    + Thư mùa đông (Hữu Thỉnh)

    + Ánh trăng(Nguyễn Duy)

    + Xúc sắc mùa thu (Hoàng Nhuận Cầm)

    + Nhà thơ và hoa cỏ (Trần Nhuận Minh)

    + Gọi nhau qua vách núi (Thi Hoàng)

    + Tiếng hát tháng giêng (Y Phương)

    + Sự mất ngủ của lửa (Nguyễn Quang Thiều)

    + GV: Tình hình văn xuôi sau 11275 như thế nào? Những tác phẩm giai đoạn này có khuynh hướng gì mới?

    + GV: Kể tên những tác phẩm tiểu biểu?

    b. Văn xuôi:

    – Có nhiều khởi sắc hơn thơ ca.

    – Một số cây bút bộc lộ ý thức đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống.

    + Đất trắng ( Nguyễn Trọng Oánh)

    + Hai người trở lại trung đoàn ( Thái Bá Lộc)

    + Đứng trước biển, Cù lao Tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn)

    + Cha và con và …, Gặp gỡ cuối năm ( Nguyễn Khải)

    + Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn ( Ma Văn Kháng)

    + Thời xa vắng (Lê Lựu)

    + Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê (Nguyễn Minh Châu)

    + GV: Từ năm 11286, văn học chính thức đổi mới như thế nào? Nêu tên một vài tác phẩm theo khuynh hướng đổi mới?

    – Từ năm 11286: văn học chính thức bước vào thời kì đổi mới: gắn bó, cập nhật hơn đối với những vấn đề đời sống. Văn xuôi thực sự khởi sắc với các thể loại:

    + Tập truyện ngắn:

    o Chiến thuyền ngoài xa, Cỏ Lau (Nguyễn Minh Châu)

    o Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp)

    + Tiểu thuyết:

    o Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Tường)

    o Bến không chồng (Dương Hướng)

    o Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)

    + Bút kí: Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

    + Hồi kí: Cát bụi chân ai , Chiều chiều (Tô Hoài)

    + GV: Tình hình kịch nói sau 11275 như thế nào?

    – Kịch nói: phát triển mạnh mẽ

    + Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)

    + Mùa hè ở biển (Xuân Trình) ,…

    – Lí luận phê bình: có nhiều đổi mới, xuất hiện một số cây bút trẻ có triển vọng

    – Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số phương diện đổi mới trong văn học sau 11275.

    + GV: Hãy thử nêu các phương diện đổi mới của văn học từ 11286 trở đi ?

    + GV: Nêu những thành tựu nổi trội của văn học VN 11245-11275?

    + GV: Quá trình đổi mới cũng bộc lộ những khuynh hướng lệch lạc nào?

    2. Những dấu hiệu của sự đổi mới:

    – Vận động theo khuynh hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc.

    – Phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề; phong phú và mới mẻ về thủ pháp nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy

    – Khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, thể hiện con người ở nhiều phương diện của đời sống, kể cả đời sống tâm linh.

    à Cái mới của văn học giai đoạn này là tính chất hướng nội, đi vào hành trình tìm kiếm bên trong, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường.

    à Văn học cũng nảy sinh xu hướng: nói nhiều đến mặt trái của xã hội, có khuynh hướng bạo lực.

    Hướng dẫn học sinh tổng kết.

    + GV: Gọi 1 học sinh đọc phần Kết luận trong SGK

    III. KẾT LUẬN:

    Ghi nhớ (SGK).

    Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

    4. Củng cố:

    – Những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ 11275 đến hết thế kỉ XX.

    5. Dặn dò:

    – Đọc lại bài học, học thuộc Ghi nhớ, viết một đoạn văn ngắn cho đề bài luyện tập

    – Chuẩn bị bài mới: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ.

    Tiết 3. Làm văn. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

    A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

    Giúp học sinh :

    1. Kiến thức: Nắm được cách viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

    2. Kĩ năng: Tìm hiểu đề và lập dàn ý .

    3.Tư duy, thái độ: Có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm về tư tưởng , đạo lí

    B. PHƯƠNG TIỆN:

    – GV: Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1.

    Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.

    – HS: Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1, vở soạn, vở ghi.

    C. PHƯƠNG PHÁP:

    GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

    D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

    1. Ổn định lớp:

    2. Kiểm tra bài cũ:

    – Hãy nêu những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.

    3. Bài mới:

    Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

    Ở chương trình Ngữ văn lớp 10 và 11, chúng ta đã được học về thể văn nghị luận. Trong chương trình lớp 12, chúng ta sẽ tiếp tục hoàn thiện về thể văn này với một đề tài nghị luận khác: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

    HOẠT ĐỘNG CỦA GV

    HOẠT ĐỘNG CỦA HS

    Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

    Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Cách làm bài NLXH về một tư tưởng, đạo lí

    – Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh Tìm hiểu đề và lập dàn ý

    I. Cách làm bài NLXH về một tư tưởng, đạo lí:

    1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:

    Đề bài:

    Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:

    “ Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn? ”

    + GV: Câu thơ của Tố Hữu nêu lên vấn đề gì?

    + GV: Thế nào là “sống đẹp”?

    a. Tìm hiểu đề:

    – Vấn đề nghị luận: lối sống đẹp của mỗi người .

    – Để sống đẹp, mỗi người cần xác định:

    + Lí tưởng (mục đích sống) đúng đắn, cao cả,

    + Tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu

    + Trí tuệ (kiến thức) mỗi ngày thêm mở rộng, sáng suốt

    + Hành động tích cực, lương thiện.

    + GV: Với thanh niên, học sinh, để trở thành người “sống đẹp”, cần phải có những phẩm chất nào?

    Với thanh niên, học sinh muốn trở thành người “ sống đẹp” cần:

    + Chăm chỉ học tập, khiêm tốn học hỏi, biết nuôi dưỡng hoài bão, ước mơ

    + Thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, có tinh thần bao dung, độ lượng

    + GV: Cần vận dụng những thao tác lập nào để giải quyết vấn đề trên?

    + GV: Bài viết có thể sử dụng những tư liệu từ đâu?

    – Các thao tác lập luận cần vận dụng:

    + Giải thích (“sống đẹp”);

    + Phân tích (các khía cạnh biểu hiện của “sống đẹp”);

    + Chứng minh, bình luận (nêu những tấm gương người tốt; bàn cách thức rèn luyện để “sống đẹp”; phê phán lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí, nghị lực)

    – Dẫn chứng: chủ yếu tư liệu thực tế, có thể lấy dẫn chứng trong thơ văn nhưng không cần nhiều.

    + GV: Mở bài phải đảm bảo những yêu cầu nào?Ta có thể mở bài bằng những cách nào?

    b. Lập dàn ý:

    * Mở bài: Phải bảo đảm hai yêu cầu chính

    – Giới thiệu chung vấn đề (diễn dịch, quy nạp hay phản đề… đều phải dẫn đến vấn đề nghị luận)

    – Nêu luận đề cụ thể (dẫn nguyên văn hoặc tóm tắt đều phải xuất hiện câu/đoạn chứa luận đề)

    + GV: Phần thân bài cần sắp xếp các ý theo trình tự như thế nào?

    * Thân bài:

    – Giải thích thế nào là lối sống đẹp? (Ý 2 của Tìm hiểu đề)

    – Phân tích, chứng minh các khía cạnh biểu hiện của sống đẹp bằng 1 trong 2 cách:

    + Cách 1: Nêu ví dụ điển hình, tập trung, tiêu biểu cho các khía cạnh đã nêu (Tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh)

    + Cách 2: Mỗi khía cạnh quan trọng đưa ra dẫn chứng tiêu biểu khác nhau hoặc trong đời sống thờng ngày mà ai cũng phải thừa nhận (một gương người tốt, một việc làm đẹp)

    – Bình luận: Khẳng định lối sống đẹp:

    + Là mục đích, lựa chọn, biểu hiện của con người chân chính, xứng đáng là người

    + Có thể thấy ở những vĩ nhân nhưng cũng có ở con người bình thường; có thể là hành động cao cả, vĩ đại, nhưng cũng thấy trong hành vi, cử chỉ thường ngày

    + Chủ yếu thể hiện qua lối sống, hành động.

    – Bác bỏ và phê phán lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí, nghị lực…

    – Liên hệ bản thân.

    + GV: Phần kết bài ta có thể kết thúc vấn đề bằng những ý chính nào?

    * Kết bài:

    – Khẳng định ý nghĩa của lối sống đẹp: là chuẩn mực đạo đức, nhân cách của con người

    – Nhắc nhở mọi người coi trọng lối sống đẹp, sống cho xứng đáng; cảnh tỉnh sự mất nhân cách của thế hệ trẻ trong đời sống nhiều cám dỗ hiện nay.

    – Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách làm một bài văn về tư tưởng, đạo lý.

    + GV: Qua cách làm bài văn trên, em hiểu thế nào là nghị luận về một tư tưởng, đạo lý?

    2. Cách làm một bài văn về tư tưởng, đạo lý:

    a. Đối tượng được đưa ra nghị luận: là một tư tưởng, đạo lí (Nhận thức, Tâm hồn, tính cách , Quan hệ gia đình , Quan hệ xã hội, Cách ứng xử, hành động trong cuộc sống…)

    + GV: Nêu thứ tự các bước tiến hành khi nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?

    b. Cách thức tiến hành:

    – Thứ nhất, giới thiệu vấn đề đưa ra bàn luận.

    – Thứ hai, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (Nêu các khía cạnh biểu hiện của tư tưởng, đạo lí này)

    – Thứ ba, phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh; bác bỏ, phên phán những sai lệch liên quan.

    – Thứ tư, khẳng định chung, nêu ý nghĩa, liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hành động.

    + GV: Cách diễn đạt trong bài văn về tư tưởng đạo lý cần tuân thủ những yêu cầu nào ?

    * Diễn đạt:

    – Chuẩn xác, mạch lạc

    – Có thể sử dụng phép tu từ, biểu cảm nhưng phải ở mức độ phù hợp

    + GV: Gọi học sinh đọc phần Ghi nhớ.

    à Ghi nhớ (Sách giáo khoa trang 21)

    Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

    Hướng dẫn học sinh luyện tập.

    – Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài tập 1

    + GV: Vấn đề mà tác giả nêu ra trong bài viết là gì?

    + GV: Có thể đặt tên cho văn bản là gì?

    + GV: Tác giả sử dụng các thao tác lập luận nào?

    + GV: Nhận xét về cách diễn đạt trong văn bản?

    3. LUYỆN TẬP:

    a. Bài tập 1:

    – Vấn đề: văn hóa, sự khôn ngoan của mỗi con người …

    – Có thể đặt tên cho văn bản là : Văn hóa con người , Thế nào là người sống có văn hóa…

    – Tác giả sử dụng các thao tác : Giải thích (Đoạn 1), Phân tích (Đoạn 2), Bình luận (Đoạn 3)…

    – Cách diễn đạt trong văn bản: rất đặc sắc, khá sinh động, hấp dẫn.

    + Dùng câu nghi vấn để thu hút.

    + Đối thoại trực tiếp để tạo gần gũi và sự thẳng thắn

    + Dẫn thêm thơ để gây ấn tượng, hấp dẫn

    – Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài tập 2

    + GV: Nhắc lại hệ thao tác đã đúc gọn: Giới – Giải – Phân – Chứng – Bình – Bác – Khẳng – Nêu ; vừa phân tích thao tác vừa cho “MẪU”

    + GV: Nêu ví dụ thao tác Giới thiệu

    Người ta nói, lạc rừng cứ nhìn sao Bắc Đẩu mà đi, vì sao Bắc Đẩu chỉ cho ta đường đi đúng. Trong cuộc sống mỗi con người, lí tưởng được ví như sao Bắc Đẩu vậy. Về điều này, nhà văn L. Tôn – xtôi đã từng nói: “Lí tưởng …”

    + GV: Yêu cầu HS thực hiện các phần còn lại ở nhà.

    b. Bài tập 2:

    – Giải thích các khái niệm: “lí tưởng, cuộc sống”, ý nghĩa câu nói của nhà văn L. Tôn-xtoi .

    “lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường”: Đưa ra phương hướng cho cuộc sống của Thanh niên trong tương lai

    à thanh niên sống cần có lí tưởng , biết đề ra mục tiêu để phấn đấu vươn tới ước mơ…

    Vai trò của lý tưởng: Lí tưởng có vai trò quan trọng trong đời sống của thanh niên, là yếu tố quan trọng làm nên cuộc sống con người .

    – Cần đặt ra câu hỏi để nghị luận:

    + Tại sao cần sống có lí tưởng?

    + Làm thế nào để sống có lí tưởng?

    + Người sống không lí tưởng thì hậu quả như thế nào?

    + Lí tưởng của thanh niên, học sinh ngày nay ra sao?

    Rút ra bài học cho bản thân, hoàn thiện nhân cách để sống tốt hơn, có ích hơn cho xã hội …

    Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

    4. Củng cố:

    – Các bước tiến hành khi làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.

    5. Dặn dò:

    – Hoàn thiện bài tập 2.

    – Chuẩn bị cho bài học: “Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh.

    …………………

    Mời các bạn tải file dưới đây để xem nội dung chi tiết của tài liệu!

    Giáo án tiếng Anh lớp 12 chương trình mới

    TIẾT 01: INTRODUCTION OF ENGLISH 12

    A. Aims:

    – Help Ss to know about the English book grade 12 in general.(themes, tests, lessons etc. )

    – Introduce how to do an oral test, a fifteen – minute tests and a written test.

    – Some requires of student to study well English.

    – To help Ss have the opportunities to develop their oral fluency.

    – To introduce the theme and units.

    – By the end of the lesson, students will be able to: know the topic, the theme and units.

    B. Preparations:

    – Teacher: Handouts, textbook, boards, colored chalks and lesson plan.

    – Students: Textbook.

    C. Methods:

    – The whole lesson: Integrated, mainly communicative.

    D. Procedures:

    Activities

    Interactions

    1. Warm-up (8 minutes)

    Introduces herself to the students.

    Asks some students to introduce themselves:

    What’s your name? Do you like English?

    Do you find English easy or difficult?

    Which is the easiest, the most difficult?

    Reading, speaking, listening, or writing?

    Why do you learn English?

    How long have you learned English?

    Are you good or bad at English?

    T Ss

    Individually

    2. Presentation (30 minutes)

    1. The text- book English 12

    – The 1st term: * Unit 1- Unit 6: 8 parts for each unit: getting started, language, reading, speaking, listening, writing, communication and culture and looking back & project

    * Review 1, 2 * Test yourself 1

    * Written tests: 6: 15’(3) 45’(2) end- term (1)

    – The 2nd term: * Unit 7- Unit 12: 8 parts for each unit: getting started, language, reading, speaking, listening, writing, communication and culture and looking back & project.

    * Review 3, 4 * Test yourself 2

    * Written tests: 6: 15’(3) 45’(2) end- term (1)

    2. Teacher’s demand:

    – Read the lesson before studying in class.

    – Do all exercises at home.

    – It is good to find the meaning and the pronunciation of the new words in the dictionary at home.

    -Listen to the teacher attentively and take part in the lesson actively and creatively.

    – Take part in the activities that the teacher required such as pairs work, group work or individual

    – Each S has a notebook and book (student book and work book)

    Books * Text – book English 12 * Work – book English 12

    At home:

    * Prepare for the new lessons: content, structures, words and phrases, pronunciation

    * Revise the old lessons + do all the homework

    At class: * Participate in all activities * Keep the discipline

    T Ss

    3. Consolidation (5 minutes)

    Students’ assessment

    What do you find your English? Very good/ excellent:

    Good:……… Average:……… Bad:……….. Very bad:………

    – Give feedback.

    T Ss

    4. Homework (2 minutes)

    – Prepare Unit 1: Life stories Lesson1: Getting started

    T Ss

    TIẾT 02: UNIT 1. LIFE STORIES

    LESSON 1. GETTING STARTED

    A. Objectives:

    1. Language focus:

    – To introduce the overall topic of Unit 1: “Life Stories”, lexical items related to people’s life stories, homophones, revision of the past simple vs. the past continuous.

    – To check students’ comprehension thorough True / False

    – To provide Ss with a chance to express their opinion about their choice.

    – To help learners get started with some language items in Unit 1

    2. Skills:

    – To help learners get started with 4 skills in Unit 1.

    – Reading: Reading for specific information in an article about Life stories.

    – Speaking: Talking about a historical figures.

    – Listening: Listening for specific information.

    – Writing: Write a life stories.

    3. Attitudes:

    – To help Ss get started for Unit 1 with the topic “Life stories”

    – To provide Ss some motivation

    B. Preparations:

    – Teacher: Handouts, textbook, lesson plan, papers and cassette.

    – Students: Textbook

    C. Methods: – The whole lesson: Integrated, mainly communicative.

    D. Procedures:

    Activities

    Interactions

    1. Warm up (5 minutes)

    Answer some lead-in questions.

    1. Who is your favourite singer / footballer /…?

    2. Why do you like him / her?

    3. Look at the picture on page 6 and answer questions: Do you know who they are? What do you know about them?

    Possible answers: 1. My favourite singer/ footballer is Sơn Tùng/ David Beckham.

    2. I like Sơn Tùng most because he not only sings beautifully but he is also really handsome. I like David Beckham very much because he both plays football excellently and is manly.

    3. I have no idea about the first photo. The second is Michael Jackson, a popular American singer and dancer. The third one is a good cook / chef. And the last one is two students. May be they are talking about the three people just mentioned.

    T Ss

    2. New lesson

    Activity 1: Listen and read (15 minutes)

    – Tell Ss that they are going to listen to a conversation.

    – Play the recording

    – Ask Ss listen to the recording and read the conversation.

    + Steven Paul “Steve” Jobs (February 24, 1955 – October 5, 2011) was an American entrepreneur, marketer, and inventor, who was the co-founder, chairman, and CEO of Apple Inc.

    + Michael Joseph Jackson (August 29, 1958 – June 25, 2009) was an American singer, song writer, record producer, dancer, and actor.

    + Christine Ha (May 9, 1979) is an American chef, the first blind contestant of the TV show Master Chef and winner of its third season in 2012.

    Activity 2: Read the conversation again. Decide whether the statements are T or F. (12 minutes)

    – Ask Ss to work individually and finish the task

    – Ask them to exchange their answers with a partner.

    T (Quang says he hasn’t decided between Steve Jobs and Michael Jackson.)

    NG

    F (Hung thinks Michael Jackson was a great dancer, but not an excellent singer and his singing voice became weak and thin in his later years.)

    F (Quang says M. Jackson’s music inspired him to learn to play a musical instrument.)

    T (Quang says Christine Ha won the US Master Chef trophy in 2012. Hung says Christine is a blind chef and a gifted writer, very talented and determined, and it was absolutely amazing to watch her use all the kitchen tools and prepare the dishes.)

    T (Hung says Christine is a blind chef.)

    Activity 3: Discuss with a partner.

    If you were Quang, who would you choose to talk about, Steve Jobs or Michael Jackson? Why?

    – T has Ss read the question and discuss their answers with a partner; elicits some answers and writes the best ones on the board. – Ss discuss in pairs and answer the questions.

    Possible answers:

    1. If I were Quang, I would choose to talk about Steve Jobs because he is amazingly talented – he was an entrepreneur, marketer, and inventor, who was the co-founder, chairman, and CEO of Apple Inc.

    2. If I were Quang, I would choose to talk about Michael Jackson because he was a wonderful singer, a professional dancer, a great song writer, a leading record producer, and a popular actor.

    Activity 4: Find the words in the conversation that have

    the same sounds as the following.

    – T explains briefly to Ss that many English words (or combinations of words) may have the same pronunciation, but different spellings and different meanings. They are called homophones.

    1. too_____ 2. eye_____ 3. sea______ 4. one______ 5. no______

    Feedback: 1. two 2. I 3. see 4. won 5. know

    Activity 5: Read the conversation again and write the correct tenses of the verbs in brackets.

    This activity focuses on revision of the past simple and the past continuous.

    – T asks Ss to give the correct tenses of the verbs in brackets first, and then has Ss read the conversation to check their answers. Feedback: 1. became, wasn’t 2. felt, was creating

    T Ss

    Whole class

    Individually

    T Ss

    Pair work

    T Ss

    Individually

    T Ss

    Individually

    and pair work

    T Ss

    3. Consolidation (2 minutes)

    – Ask Ss: What have you learnt today? What can you do now?

    – Summarize the main points of the lesson.

    T Ss

    4. Homework (1 minute)

    – Ask Ss to learn by heart the words or phrases related to life stories. – Prepare for the next lesson.

    T Ss

    5. Evaluation:

    …………………

    Giáo án Lịch sử 12

    PHẦN MỘT LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1945 – 2000)

    Chương I: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 – 1949)

    Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 – 1949)

    I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

    1.Kiến thức:

    – Giúp học sinh nắm được các sự kiện lớn và quan trọng của thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai:

    + Sự hình thành trật tự thế giới mới Sau chiến tranh thế giới thứ hai. Hội nghị Ianta (2.1945), sự thành lập tổ chức Liên Hiệp quốc, mục đích và các nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên Hợp quốc.

    2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:

    -Giúp HS nhận thức những biến đổi của thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2 đồng thời biết quý trọng,giữ gìn và bảo vệ nền hòa bình TG.

    3. Kỹ năng: Rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát để đi đến nhận định, đánh giá về những sự kiện lớn của thế giới

    II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC.

    -Bản đồ thế giới và bản đồ châu Á trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai.

    -Tranh ảnh tư liệu về Hội nghị Ianta và sự thành lập tổ chức LHQ…

    III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.

    1. Củng cố cho học sinh kiến thức cũ.

    2. Bài mới: GV nhắc khái quát về giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới thứ hai, ảnh hưởng của các cường quốc chi phối chính của cuộc chiến đến trật tự thế giới mới sau chiến tranh.

    3.Tiến trình tổ chức dạy-học.

    Các hoạt động của thầy và trò

    Kiến thức cơ bản cần nắm

    Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân.

    – Giáo viên đặt câu hỏi:

    Hội nghị Ianta được triệu tập trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Nội dung chủ yếu?

    -Học sinh theo dõi SGK để trả lời câu hỏi.

    -Giáo viên dùng bản đồ và hình ảnh của ba nhân vật chính tại Hội nghị và bổ sung:

    -Đầu năm 1945 chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối, 3 cường quốc : Liên Xô, Anh, Mỹ tổ chức Hội nghị Ianta (LX) từ ngày 4 – 11/2/1945 nhằm giải quyết vấn đề thế giới sau chiến tranh, trong đó có các vấn đề quan trọng nhất là:

    1. Quyết tâm tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít, Liên xô tham chiến chống Nhật sau khi chiến tranh ở châu Au kết thúc.

    2. Thành lập tổ chức LHQ nhằm gìn giữ hoà bình và an ninh thế giới .

    3. Thỏa thuận khu vực đóng quân ở các nước phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Au, châu Á…

    Hội nghị này còn gọi là hội nghị Tam cường, vì cả Liên Xô, Mỹ, Anh điều là lực lượng quan trọng, nòng cốt trong chiến tranh.

    Cũng vì vậy Hội nghị Ianta cũng là hội nghị thực hiện mục tiêu chiến lược riêng của mỗi nước, nhằm phân chia thành quả trong cuộc chiến tranh chống phát xít, tương xứng với công lao của họ, vì vậy Hội nghị diễn ra trong tình trạng gay go và quyết liệt.

    Hoạt động2: Cả lớp và cá nhân.

    GV hướng dẫn học sinh quan sát hình 2 ( Lễ ký Hiến chương Liên Hợp Quốc tại San Phransico ) và giới thiệu bối cảnh của hội nghị:

    -Tại hội nghị Ianta 2/1945 ba nguyên thủ đứng đầu nhà nước: LX, A, M thống nhất thành lập tổ chức LHQ.

    -Từ ngày 25/4 – 26/6/1945 hội nghị quốc tế họp ở Xan Phranxico, gồm đại diện hơn 50 nước, thông qua Hiến chương thành lập tổ chức LHQ.

    -Ngày 24/10/1945 Hiến chương có hiệu lực (hàng năm 24/10 là ngày LHQ).

    Tiếp đó GV hỏi: Mục đích và nguyên tắc hoạt động của LHQ như thế nào?

    -Học sinh dùng hiểu biết và theo dõi SGK trả lời câu hỏi.

    GV nhật xét rồi chốt ý.

    + Duy trì hoà bình và an ninh thế giới, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước, trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và nguyên tắc dân tộc tự quyết.

    +Nguyên tắc hoạt động:

    -Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.

    – Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.

    – Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng hòa bình với sự nhất trí của 5 nước ( A, P, Mỹ, Liên xô, Trung Quốc).

    GV hỏi nguyên tắc hoạt động, đảm bảo nhất trí giữa 5 cường quốc có tác dụng như thế nào?

    HS suy nghĩ và trả lời, giáo viên nhận xét và chốt ý.

    Hoạt động: Cả lớp .

    GV dùng sơ đồ về cơ cấu của tổ chức của Liên Hợp Quốc rồi nêu câu hỏi:

    Các cơ quan chủ yếu ? dùng hiểu biết của mình em đánh giá vai trò của LHQ như thế nào?

    HS suy nghĩ trả lời câu hỏi, học sinh khác bổ sung ý kiến, cuối cùng GV chốt ý:

    Đại hội đồng: Hội nghị của tất cả các nước hội viên, mỗi năm họp một lần.

    -Hội đồng bảo an: Cơ quan chính trị quan trọng nhất, chịu trách nhiệm chính về hoà bình và an ninh thế giới, thông qua 5 nước lớn (Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc).

    -Ban thư ký: là cơ quan hành chính, đứng đầu là tổng thư ký do hội đồng bảo an giới thiệu.

    -Vai trò:

    -Giữ gìn hoà bình, an ninh quốc tế.

    -Thúc đẩy giải quyết tranh chấp quốc tế bằng hoà bình.

    -Phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị về kinh tế, văn hoá … với các nước thành viên.

    Liên hợp quốc có hàng trăm tổ chức chuyên môn khác, trụ sở đặt tại New York (Mỹ).

    – Các tổ chức Liên hợp quốc có ở VN: WHO (y tế) FAO (lương thực) IMF (tiền tệ) ILO (lao động) ICAO (hàng không) UNESCO (vh…)

    – 2006 LHQ có 192 quốc gia thành viên;

    1. Hội nghị Ianta (2/1945) và những thỏa thuận của 3 cường quốc

    Từ ngày 4 đến 11-2-1945, Hội nghị quốc tế họp ở Ianta (Liên Xô cũ) với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là I.Xtalin (Liên Xô), Ph.Rudơven (Mĩ), U.sớsin (Anh), hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng:

    – Nhanh chóng tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật, kết thúc chiến tranh.

    – Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.

    – Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

    => Những quyết định của hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của 3 cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới – Trật tự hai cực Ianta.

    2. Sự thành lập Liên Hợp Quốc

    Hội nghị quốc tế với sự tham gia của đại diện 50 nước họp tại Xan Phranxicô (Mĩ) họp từ ngày 25/4 – 26/6/1945 để thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức LHQ; 24/10/1945 bản Hiến chương chính thức có hiệu lực. Hiến chương nêu rõ:

    + Mục đích: Nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.

    + Nguyên tắc hoạt động:

    – Bình đẳng chủ quyền giữa các nước và quyền tự quyết của các dân tộc.

    – Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

    – Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

    – Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

    – Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn: Liên Xô (Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc.

    +Hiến chương còn còn quy định bộ máy của LHQ gồm có 6 cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Ban thư ký

    + Vai trò: Giữ gìn hoà bình, an ninh quốc tế; thúc đẩy giải quyết tranh chấp quốc tế bằng hoà bình; phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị về kinh tế, văn hoá… giữa các nước thành viên.

    – 9/1977 VN là thành viên thứ 149 của LHQ; 16/10/2007 Đại hội đồng LHQ đã bầu VN làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an nhiệm kì 2008 – 2009.

    4. Củng cố-Nội dung cơ bản của hội nghị Ianta, ảnh hưởng của nó đối với thế giới.

    – Sự ra đời và phát triển của tổ chức LHQ.

    5. Dặn dò: Hoàn thiện sơ đồ về tổ chức LHQ, và chuẩn bị bài mới.

    6. Nhận xét, rút kinh nghiệm

    …………………………………………………………..

    …………………………………………………………..

    Chương III: CÁC NƯỚC Á , PHI VÀ MỸ LA-TINH (1945 – 2000).

    Bài 3: CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á

    I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

    1.Kiến thức:

    – Giúp học sinh thấy được những biến đổi lớn lao ở khu vực Đông Bắc Á (TQ,TT…) sau chiến tranh thế giới thứ hai.

    – Sự thành lập cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa và các giai đoạn phát triển của cách mạng Trung Quốc từ 1946-2000.

    2. Về thái độ ,tình cảm ,tư tưởng:

    – Sự biến đổi của khu vực Đông Bắc Á từ sau năm 1945, hướng nhận thức đến quy luật phát triển tất yếu của lịch sử.

    – Chủ nghĩa xã hội ra đời và phát triển còn gặp nhiều khó khăn và thử thách. Trân trọng những thành tựu cải cách mở cửa cư Trung Quốc và rút ra bài học cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

    3. Kỹ năng:

    – Rèn luyện kỹ năng tổng hợp và hệ thống hoá các sự kiện lịch sử.

    – Khai thác tranh ảnh lịch sử nhằm hiểu được nội dung các sự kiện lịch sử.

    II. THIẾT BỊ ,TÀI LIỆU DẠY HỌC.

    – Lược đồ khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai.

    – Phim, ảnh tư liệu về TQ và TT..

    III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.

    1.Kiểm tra bài cũ.

    Câu hỏi:

    -Những thành tựu xd Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ 1945 – nửa đầu những năm 70 ?

    – Nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ?

    2.Bài mới: GV hệ thống lại kiến thức cũ về các nước châu Á , đặc biệt là Triều Tiên &TQ trước khi vào bài mới.

    3.Tiến trình tổ chức dạy-học.

    Các hoạt động của thầy và trò

    Kiến thức cơ bản cần nắm

    Hoạt động : Cả lớp và cá nhân

    -GV sử dụng bản đồ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai , yêu cầu học sinh xác định vị trí địa lý của cá nước ở khu vực Đông Bắc Á.

    Yêu cầu chỉ rõ: Đông Bắc Á có diện tích khoảng 10,2 trkm2 , dân số 1,47 tỷ năm 2000 , có nhiều nguồn tài nguyên… vì vậy khu vực này trở thành điểm đến của chủ nghĩa thực dân… sau đó GV nêu câu hỏi:

    Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước trong khu vực Đông Bắc Á có những chuyển biến như thế nào?

    -HS theo dõi SGK để trả lời câu hỏi , GV nhận xét rồi chốt ý.

    Yêu cầu khái quát được các ý chính sau đây:

    – Đây là khu vực rộng lớn đông dân nhất thế giới, trước Chiến tranh thế giới thứ hai đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch ( trừ Nhật Bản)

    – Sau chiến tranh khu vực có nhiều biến đổi:

    + Cách mạng TQ thành công (1/10/1949), đến 1997 TQ thu hồi Hồng Kông sau đó là Ma Cao.

    +Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt: Hàn Quốc 5/1948 và CHDCNDTT 9/1948.

    +Sau chiến tranh các nước tiến hành xây dựng và phát triển kinh tế, đạt nhiều thành tựu như: HQ, ĐL HK, Nhật Bản thứ 2 tg, TQ đạt tốc độ tăng trưởng cao.

    Hoạt động : Cả lớp và cá nhân

    GV dùng bản đồ và khái quát cục diện tình hình TQ sau chiến tranh chống Nhật kết thúc ,cuộc nội chiến Quốc – Cộng kéo dài 6 năm ,sau đó yêu cầu học sinh xem hình trong SGK rồi nêu câu hỏi:

    Sự thành lập và y nghĩa của sự ra đời của nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa?

    HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi , HS khác bổ sung , cuối cùng GV nhận xét và chốt ý.

    Sự thành lập

    – 1/10/1949 nhà nước CHNDTH ra đời do chủ tịch Mao Trạch Đông lãnh đạo.

    Ý nghĩa.

    -Cách mạng Trung Quốc thành công đánh dấu sự hoàn thành cách mạng DTDC ở Trung Quốc.

    -Tăng cường lực lượng cho CNXH.

    -Anh hưởng lớn đến pt cách mạng thế giới , đặc biệt là khu vực ĐNA.

    Hoạt động : Cả lớp và cá nhân

    GV nêu câu hỏi.

    Đường lối đổi mới từ 1978 đến nay ở Trung Quốc đã thu được những thành tựu gì? Y nghĩa như thê nào?

    HS trả lời , GV nhận xét và chốt ý.

    – Tháng 12/1978 được Đặng Tiểu Bình khởi xướng và nâng lên thành “đường lối chung”. Là xây dựng CNXH mang màu sắc TQ.

    Thành tựu:

    +Kinh tế

    + KH-KT

    +VH-GD

    + Đối ngoại

    – Thu lại Hồng Kông (1997), MaCao (1999).

    Ý nghĩa?

    HS nghe và ghi chép.

    I. Nét chung về khu vực Đông Bắc Á.

    + Là khu vực rộng lớn và đông dân nhất thế giới.

    Trước 1945, đều bị thực dân nô dịch (trừ Nhật Bản). +Sau 1945 Đông Bắc Á có nhiều biến chuyển quan trọng:

    – Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời (1/10/1949).

    – Cuối thập niên 90 (1997&1999), Hồng Kông và Ma Cao cũng trở về chủ quyền với Trung Quốc.

    – Sau năm 1945, bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 380: Đại Hàn dân quốc ở phía Nam (8/1948) và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía Bắc (9/1948).

    – Sau chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), vĩ tuyến 380 chia cắt 2 miền với hai nhà nước khác nhau. Quan hệ giữa 2 nước này đối đầu căng thẳng, từ năm 2000, đã có những cải thiện bước đầu theo chiều hướng tiếp xúc và hoà hợp dân tộc.

    + Trong nửa sau thế kỷ XX, khu vực Đông Bắc Á đạt tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt như: Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và đặc biệt những thành tựu to lớn của Nhật Bản, Trung Quốc từ cuối những năm 70.

    II. Trung Quốc

    1. Sự thành lập nước CHND Trung Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949- 1959).

    a. Sự thành lập nước CHND Trung Hoa

    – 1/10/1949 nước CHDCND Trung Hoa được thành lập do Mao Trạch Đông làm chủ tịch.

    – Đây là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn, không những với đất nước Trung Quốc mà còn đối phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

    b. Mười năm đầu xây dựng chế độ mới (1949- 1959).

    Không dạy

    2. Trung Quốc những năm không ổn định (1959 – 1978).

    Không dạy

    3. Công cuộc cải cách – mở cửa (từ năm 1978)

    – Tháng 12-1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vạch ra đường lối cải cách kinh tế – xã hội, do Đặng Tiểu Bình khởi xướng.

    – Nội dung cơ bản của đường lối cải cách: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, tiến hành bốn hiện đại hóa nhằm mục tiêu biến Trung Quốc thành nước giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

    – Sau 20 năm cải cách (1978- 1998), đất nước Trung Quốc đã diễn ra những biến đổi căn bản và đạt nhiều thành tựu to lớn đó là:

    + GDP tăng trung bình hằng năm 8%. Năm 2000, GDP đạt 1080 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt.

    + Đạt nhiều thành tựu trong khoa học – kỹ thuật; năm 1964, thử thành công bom nguyên tử; tháng 10 năm 2003 phóng thành công tàu “Thần Châu 5” vào không gian đưa nhà du hành Dương Lợi Vĩ vào không gian vũ trụ.

    Về đối ngoại: Trung Quốc mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước, hợp tác giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế. Vai trò và địa vị quốc tế của Trung Quốc không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế.

    ……………..

    Giáo án Sinh học 12

    Chương‌ ‌I‌ ‌:‌ ‌CƠ‌ ‌CHẾ‌ ‌DI‌ ‌TRUYỀN‌ ‌VÀ‌ ‌BIẾN‌ ‌DỊ‌ ‌

    Tiết‌ ‌1‌ ‌-‌ ‌Bài‌ ‌1:‌‌ ‌‌GEN,‌ ‌MÃ‌ ‌DI‌ ‌TRUYỀN‌ ‌VÀ‌ ‌QUÁ‌ ‌TRÌNH‌ ‌NHÂN‌ ‌ĐÔI‌ ‌ADN‌ ‌

    ‌I.‌ ‌MỤC‌ ‌TIÊU‌ ‌

    1.‌ ‌Về‌ ‌kiến‌ ‌thức:‌ ‌

    Sau‌ ‌khi‌ ‌học‌ ‌xong‌ ‌bài‌ ‌này‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌phải‌ ‌

    -‌ ‌Nêu‌ ‌được‌ ‌khái‌ ‌niệm,‌ ‌cấu‌ ‌trúc‌ ‌chung‌ ‌của‌ ‌gen.‌ ‌

    -‌ ‌Nêu‌ ‌được‌ ‌khái‌ ‌niệm,‌ ‌các‌ ‌đặc‌ ‌điểm‌ ‌chung‌ ‌về‌ ‌mã‌ ‌di‌ ‌truyền.‌ ‌Giải‌ ‌thích‌ ‌được‌ ‌tại‌ ‌sao‌ ‌mã‌ ‌di‌ ‌truyền‌ ‌phải‌ ‌là‌ ‌mã‌ ‌bộ‌ ‌ba.‌ ‌

    -‌ ‌Từ‌ ‌mô‌ ‌hình‌ ‌tự‌ ‌nhân‌ ‌đôi‌ ‌của‌ ‌ADN,‌ ‌mô‌ ‌tả‌ ‌được‌ ‌các‌ ‌bước‌ ‌của‌ ‌quá‌ ‌trình‌ ‌tự‌ ‌nhân‌ ‌đôi‌ ‌ADN‌ ‌làm‌ ‌cơ‌ ‌sở‌ ‌cho‌ ‌sự‌ ‌tự‌ ‌nhân‌ ‌đôi‌ ‌nhiễm‌ ‌sắc‌ ‌thể.‌ ‌

    -‌ ‌Nêu‌ ‌được‌ ‌điểm‌ ‌khác‌ ‌nhau‌ ‌giữa‌ ‌sao‌ ‌chép‌ ‌ở‌ ‌sinh‌ ‌vật‌ ‌nhân‌ ‌sơ‌ ‌và‌ ‌nhân‌ ‌chuẩn.‌ ‌

    -‌ ‌Tăng‌ ‌cường‌ ‌khả‌ ‌năng‌ ‌suy‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌thức‌ ‌thông‌ ‌qua‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ ‌về‌ ‌cách‌ ‌tổng‌ ‌hợp‌ ‌mạch‌ ‌mới‌ ‌dựa‌ ‌theo‌ ‌2‌ ‌mạch‌ ‌khuôn‌ ‌khác‌ ‌nhau.‌ ‌

    2.‌ ‌Năng‌ ‌lực‌ ‌

    a/‌ ‌Năng‌ ‌lực‌ ‌kiến‌ ‌thức:‌ ‌ ‌

    -‌ ‌HS‌ ‌xác‌ ‌định‌ ‌được‌ ‌mục‌ ‌tiêu‌ ‌học‌ ‌tập‌ ‌chủ‌ ‌đề‌ ‌là‌ ‌gì‌ ‌

    -‌ ‌Rèn‌ ‌luyện‌ ‌và‌ ‌phát‌ ‌triển‌ ‌năng‌ ‌lực‌ ‌tư‌ ‌duy‌ ‌phân‌ ‌tích,‌ ‌khái‌ ‌quát‌ ‌hoá.‌ ‌

    -‌ ‌HS‌ ‌đặt‌ ‌ra‌ ‌được‌ ‌nhiều‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌về‌ ‌chủ‌ ‌đề‌ ‌học‌ ‌tập‌ ‌

    b/‌ ‌Năng‌ ‌lực‌ ‌sống:‌ ‌ ‌

    -‌ ‌Năng‌ ‌lực‌ ‌thể‌ ‌hiện‌ ‌sự‌ ‌tự‌ ‌tin‌ ‌khi‌ ‌trình‌ ‌bày‌ ‌ý‌ ‌kiến‌ ‌trước‌ ‌nhóm,‌ ‌tổ,‌ ‌lớp.‌ ‌

    -‌Năng‌ ‌lực‌ ‌trình‌ ‌bày‌ ‌suy‌ ‌nghĩ/ý‌ ‌tưởng;‌ ‌hợp‌ ‌tác;‌ ‌quản‌ ‌lí‌ ‌thời‌ ‌gian‌ ‌và‌ ‌đảm‌ ‌nhận‌ ‌trách‌ ‌nhiệm,‌ ‌trong‌ ‌hoạt‌ ‌động‌ ‌nhóm.‌ ‌

    -‌ ‌Năng‌ ‌lực‌ ‌tìm‌ ‌kiếm‌ ‌và‌ ‌xử‌ ‌lí‌ ‌thông‌ ‌tin‌ ‌về‌ ‌khái‌ ‌niệm‌ ‌gen,‌ ‌cấu‌ ‌trúc‌ ‌chung‌ ‌của‌ ‌gen‌ ‌cấu‌ ‌trúc;‌ ‌mã‌ ‌di‌ ‌truyền‌ ‌và‌ ‌quá‌ ‌trình‌ ‌nhân‌ ‌đôi‌ ‌AND.‌ ‌

    -‌ ‌Quản‌ ‌lí‌ ‌bản‌ ‌thân:‌ ‌Nhận‌ ‌thức‌ ‌được‌ ‌các‌ ‌yếu‌ ‌tố‌ ‌tác‌ ‌động‌ ‌đến‌ ‌bản‌ ‌thân:‌ ‌tác‌ ‌động‌ ‌đến‌ ‌quá‌ ‌trình‌ ‌học‌ ‌tập‌ ‌như‌ ‌bạn‌ ‌bè‌ ‌phương‌ ‌tiện‌ ‌học‌ ‌tập,‌ ‌thầy‌ ‌cô…‌ ‌

    -‌ ‌Xác‌ ‌định‌ ‌đúng‌ ‌quyền‌ ‌và‌ ‌nghĩa‌ ‌vụ‌ ‌học‌ ‌tập‌ ‌chủ‌ ‌đề…‌ ‌

    -‌ ‌Quản‌ ‌lí‌ ‌nhóm:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe‌ ‌và‌ ‌phản‌ ‌hồi‌ ‌tích‌ ‌cực,‌ ‌tạo‌ ‌hứng‌ ‌khởi‌ ‌học‌ ‌tập…‌ ‌

    3.‌ ‌Phẩm‌ ‌chất‌ ‌

    -‌ ‌Giúp‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌rèn‌ ‌luyện‌ ‌bản‌ ‌thân‌ ‌phát‌ ‌triển‌ ‌các‌ ‌phẩm‌ ‌chất‌ ‌tốt‌ ‌đẹp:‌ ‌yêu‌ ‌nước,‌ ‌nhân‌ ‌ái,‌ ‌

    chăm‌ ‌chỉ,‌ ‌trung‌ ‌thực,‌ ‌trách‌ ‌nhiệm.‌ ‌

    II.‌ ‌THIẾT‌ ‌BỊ‌ ‌DẠY‌ ‌HỌC‌ ‌VÀ‌ ‌HỌC‌ ‌LIỆU‌ ‌

    1. Giáo viên:‌ ‌ ‌

    -‌ ‌Tranh‌ ‌phóng‌ ‌to‌ ‌hình‌ ‌1.1,‌ ‌1.2‌ ‌và‌ ‌bảng‌ ‌1‌ ‌SGK,‌ ‌bảng‌ ‌phụ.‌ ‌

    ‌-‌ ‌Phim(‌ ‌ảnh‌ ‌động)‌ ‌về‌ ‌sự‌ ‌tự‌ ‌nhân‌ ‌đôi‌ ‌của‌ ‌ADN,‌ ‌máy‌ ‌chiếu‌ ‌projector,‌ ‌máy‌ ‌tính…‌ ‌

    ‌2. Học sinh:‌ ‌

    -‌ ‌Xem‌ ‌trước‌ ‌bài‌ ‌mới.‌ ‌

    III.‌ ‌TIẾN‌ ‌TRÌNH‌ ‌BÀI‌ ‌DẠY‌ ‌ ‌

    A.‌ ‌KHỞI‌ ‌ĐỘNG‌ ‌

    a)‌ ‌Mục‌ ‌tiêu:‌ ‌ ‌

    -‌ ‌‌Kích‌ ‌thích‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌hứng‌ ‌thú‌ ‌tìm‌ ‌hiểu‌ ‌xem‌ ‌mình‌ ‌đã‌ ‌biết‌ ‌gì‌ ‌về‌ ‌di‌ ‌truyền‌ ‌

    ‌-‌ ‌Rèn‌ ‌luyện‌ ‌năng‌ ‌lực‌ ‌tư‌ ‌duy‌ ‌phê‌ ‌phán‌ ‌cho‌ ‌học‌ ‌sinh.‌ ‌

    b)‌ ‌Nội‌ ‌dung:‌‌ ‌GV‌ ‌cho‌ ‌HS‌ ‌chơi‌ ‌trò‌ ‌chơi‌ ‌dự‌ ‌đoán.‌ ‌

    c)‌ ‌Sản‌ ‌phẩm:‌‌ ‌Kết‌ ‌quả‌ ‌của‌ ‌HS‌ ‌

    d)‌ ‌Tổ‌ ‌chức‌ ‌thực‌ ‌hiện:‌ ‌

    ‌Giáo‌ ‌viên‌ ‌cho‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌xem‌ ‌ảnh‌ ‌so‌ ‌sánh‌ ‌sự‌ ‌giống‌ ‌nhau‌ ‌và‌ ‌khác‌ ‌nhau‌ ‌ở‌ ‌con‌ ‌cái‌ ‌và‌ ‌bố‌ ‌mẹ‌ ‌.‌ ‌Từ‌ ‌đó‌ ‌tạo‌ ‌tình‌ ‌huống‌ ‌trong‌ ‌sinh‌ ‌sản‌ ‌người‌ ‌ta‌ ‌bắt‌ ‌gặp‌ ‌hiện‌ ‌tượng‌ ‌con‌ ‌cái‌ ‌sinh‌ ‌ra‌ ‌giống‌ ‌bố‌ ‌mẹ‌ ‌và‌ ‌có‌ ‌những‌ ‌đặc‌ ‌điểm‌ ‌khác‌ ‌bố‌ ‌mẹ‌ ‌đó‌ ‌là‌ ‌hiện‌ ‌tượng‌ ‌di‌ ‌truyền‌ ‌và‌ ‌biến‌ ‌dị.‌ ‌

    Vậy‌ ‌cơ‌ ‌chế‌ ‌di‌ ‌truyền‌ ‌nào‌ ‌đảm‌ ‌bảo‌ ‌cho‌ ‌con‌ ‌cái‌ ‌sinh‌ ‌ra‌ ‌giống‌ ‌bố‌ ‌mẹ?‌ ‌Vì‌ ‌sao‌ ‌lại‌ ‌có‌ ‌sự‌ ‌sai‌ ‌khác‌ ‌đó‌ ‌

    ⬄‌‌ ‌SP‌ ‌cần‌ ‌đạt‌ ‌sau‌ ‌khi‌ ‌kết‌ ‌thúc‌ ‌hoạt‌ ‌động:‌ ‌

    • Học‌ ‌sinh‌ ‌tập‌ ‌trung‌ ‌chú‌ ‌ý;‌ ‌
    • Suy‌ ‌nghĩ‌ ‌về‌ ‌vấn‌ ‌đề‌ ‌được‌ ‌đặt‌ ‌ra;‌ ‌
    • Tham‌ ‌gia‌ ‌hoạt‌ ‌động‌ ‌đọc‌ ‌hiểu‌ ‌để‌ ‌tìm‌ ‌câu‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌của‌ ‌tình‌ ‌huống‌ ‌khởi‌ ‌động,‌ ‌
    • Từ‌ ‌cách‌ ‌nêu‌ ‌vấn‌ ‌đề‌ ‌gây‌ ‌thắc‌ ‌mắc‌ ‌như‌ ‌trên,‌ ‌giáo‌ ‌viên‌ ‌dẫn‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌vào‌ ‌các‌ ‌hoạt‌ ‌động‌ ‌mới:‌ ‌Hoạt‌ ‌động‌ ‌hình‌ ‌thành‌ ‌kiến‌ ‌thức.‌ ‌

    ĐVĐ:‌ ‌GV‌ ‌giới‌ ‌thiệu‌ ‌sơ‌ ‌lược‌ ‌chương‌ ‌trình‌ ‌sinh‌ ‌12.‌ ‌

    B.‌ ‌HOẠT‌ ‌ĐỘNG‌ ‌HÌNH‌ ‌THÀNH‌ ‌KIẾN‌ ‌THỨC‌ ‌

    Hoạt‌ ‌động‌ ‌1:‌ ‌Hướng‌ ‌dẫn‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌tìm‌ ‌hiểu‌ ‌khái‌ ‌niệm‌ ‌gen‌ ‌và‌ ‌cấu‌ ‌trúc‌ ‌chung‌ ‌của‌ ‌gen‌ ‌

    a)‌ ‌Mục‌ ‌tiêu:‌ ‌ ‌

    -‌ ‌Nêu‌ ‌được‌ ‌khái‌ ‌niệm,‌ ‌cấu‌ ‌trúc‌ ‌chung‌ ‌của‌ ‌gen.‌ ‌

    -‌ ‌Nêu‌ ‌được‌ ‌khái‌ ‌niệm,‌ ‌các‌ ‌đặc‌ ‌điểm‌ ‌chung‌ ‌về‌ ‌mã‌ ‌di‌ ‌truyền.‌ ‌Giải‌ ‌thích‌ ‌được‌ ‌tại‌ ‌sao‌ ‌mã‌ ‌di‌ ‌truyền‌ ‌phải‌ ‌là‌ ‌mã‌ ‌bộ‌ ‌ba.‌ ‌

    b)‌ ‌Nội‌ ‌dung:‌‌ ‌HS‌ ‌sử‌ ‌dụng‌ ‌sgk‌ ‌và‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ ‌cá‌ ‌nhân‌ ‌để‌ ‌thực‌ ‌hiện,‌ ‌trao‌ ‌đổi‌ ‌

    c)‌ ‌Sản‌ ‌phẩm:‌‌ ‌Câu‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌của‌ ‌HS.‌ ‌

    d)‌ ‌Tổ‌ ‌chức‌ ‌thực‌ ‌hiện:‌ ‌

    HOẠT‌ ‌ĐỘNG‌ ‌CỦA‌ ‌GV‌ ‌-‌ ‌HS‌

    DỰ‌ ‌KIẾN‌ ‌SẢN‌ ‌PHẨM‌

    -‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ‌

    1.‌ ‌Yêu‌ ‌cầu‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌đọc‌ ‌mục‌ ‌I‌ ‌kết‌ ‌hợp‌ ‌ quan‌ ‌sát‌ ‌hình‌ ‌1.1‌ ‌SGK‌ ‌và‌ ‌cho‌ ‌biết:‌ ‌gen‌ ‌là‌ ‌ gì?‌ ‌

    ‌Gen‌ ‌ở‌ ‌sinh‌ ‌vật‌ ‌nhân‌ ‌sơ‌ ‌và‌ ‌sinh‌ ‌vật‌ ‌nhân‌ ‌thực‌ ‌giống‌ ‌và‌ ‌khác‌ ‌nhau‌ ‌ở‌ ‌điểm‌ ‌nào?‌ ‌

    -‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ‌

    +‌ ‌Hs‌ ‌tiếp‌ ‌nhận,‌ ‌suy‌ ‌nghĩ‌ ‌và‌ ‌thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ.‌ ‌

    +‌ ‌GV‌ ‌quan‌ ‌sát,‌ ‌hướng‌ ‌dẫn,‌ ‌hỗ‌ ‌trợ‌ ‌HS‌ ‌

    -‌ ‌‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận‌

    +‌ ‌HS‌ ‌trình‌ ‌bày‌ ‌kết‌ ‌quả+‌ ‌GV‌ ‌gọi‌ ‌HS‌ ‌khác‌ ‌đứng‌ ‌dậy‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung.‌ ‌

    -‌ ‌‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định‌

    +GV‌ ‌chỉnh‌ ‌sửa‌ ‌và‌ ‌kết‌ ‌luận‌ ‌để‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌ghi‌ ‌bài.‌ ‌

    GDMT :‌ ‌có‌ ‌rất‌ ‌nhiều‌ ‌loại‌ ‌gen‌ ‌như :‌ ‌gen‌ ‌

    điều‌ ‌hoà,‌ ‌gen‌ ‌cấu‌ ‌trúc….‌ ‌Từ‌ ‌đó‌ ‌chứng‌ ‌tỏ‌ ‌

    sự‌ ‌đa‌ ‌dạng‌ ‌di‌ ‌truyền‌ ‌của‌ ‌sinh‌ ‌giới.‌ ‌

    I/‌ ‌Gen:‌ ‌(10’)‌

    1.‌ ‌Khái‌ ‌niệm:‌ ‌

    ‌Gen‌ ‌là‌ ‌một‌ ‌đoạn‌ ‌phân‌ ‌tử‌ ‌ADN‌ ‌mang‌ ‌thông‌ ‌tin‌ ‌mã‌ ‌hoá‌ ‌cho‌ ‌một‌ ‌chuỗi‌ ‌polipeptit‌ ‌hoặc‌ ‌một‌ ‌phân‌ ‌tử‌ ‌ARN.‌ ‌

    2.Cấu‌ ‌trúc‌ ‌chung‌ ‌của‌ ‌gen:‌

    ‌‌-‌ ‌Gen‌ ‌ở‌ ‌sinh‌ ‌vật‌ ‌nhân‌ ‌sơ‌ ‌và‌ ‌nhân‌ ‌thực‌ ‌đều‌ ‌có‌ ‌cấu‌ ‌trúc‌ ‌gồm‌ ‌3‌ ‌vùng :‌ ‌

    ‌+‌ ‌Vùng‌ ‌điều‌ ‌hoà :‌ ‌mang‌ ‌tín‌ ‌hiệu‌ ‌khởi‌ động‌ ‌và‌ ‌điều‌ ‌hoà‌ ‌phiên‌ ‌mã.‌ ‌

    ‌+‌ ‌Vùng‌ ‌mã‌ ‌hoá :‌ ‌Mang‌ ‌thông‌ ‌tin‌ ‌mã‌ ‌hoá‌ ‌các‌ ‌axit‌ ‌amin.‌ ‌

    ‌+‌ ‌Vùng‌ ‌kết‌ ‌thúc :‌ ‌mang‌ ‌tín‌ ‌hiệu‌ ‌kết‌ ‌thúc‌ ‌phiên‌ ‌mã.‌ ‌

    ‌Tuy‌ ‌nhiên‌ ‌ở‌ ‌sinh‌ ‌vật‌ ‌nhân‌ ‌sơ‌ ‌có‌ ‌vùng‌ ‌mã‌ ‌hoá‌ ‌liên‌ ‌tục‌ ‌còn‌ ‌ở‌ ‌sinh‌ ‌vật‌ ‌nhân‌ ‌thực‌ ‌có‌ ‌vùng‌ ‌mã‌ ‌hoá‌ ‌không‌ ‌liên‌ ‌tục.‌ ‌

    Hoạt‌ ‌động‌ ‌2:‌‌ ‌‌Giải‌ ‌thích‌ ‌về‌ ‌bằng‌ ‌chứng‌ ‌về‌ ‌mã‌ ‌bộ‌ ‌3‌ ‌và‌ ‌đặc‌ ‌điểm‌ ‌của‌ ‌mã‌ ‌di‌ ‌truyền.‌

    a)‌ ‌Mục‌ ‌tiêu:‌‌ ‌HS‌ ‌hiểu‌ ‌hơn‌ ‌về‌ ‌bằng‌ ‌chứng‌ ‌về‌ ‌mã‌ ‌bộ‌ ‌3‌ ‌và‌ ‌đặc‌ ‌điểm‌ ‌của‌ ‌mã‌ ‌di‌ ‌truyền.‌ ‌

    b)‌ ‌Nội‌ ‌dung:‌‌ ‌HS‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk,‌ ‌thực‌ ‌hiện‌ ‌hoạt‌ ‌động‌ ‌nhóm,‌ ‌cá‌ ‌nhân‌ ‌

    c)‌ ‌Sản‌ ‌phẩm:‌‌ ‌Câu‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌của‌ ‌HS‌ ‌

    d)‌ ‌Tổ‌ ‌chức‌ ‌thực‌ ‌hiện:‌

    -‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ‌

    1.‌ ‌Yêu‌ ‌cầu‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌đọc‌ ‌SGK‌ ‌mục‌ ‌II‌ ‌và‌ ‌hoàn‌ ‌thành‌ ‌những‌ ‌yêu‌ ‌cầu‌ ‌sau:‌ ‌

    -‌ ‌Nêu‌ ‌khái‌ ‌niệm‌ ‌về‌ ‌mã‌ ‌di‌ ‌truyền.‌ ‌

    -‌ ‌Chứng‌ ‌minh‌ ‌mã‌ ‌di‌ ‌truyền‌ ‌là‌ ‌mã‌ ‌bộ‌ ‌ba.‌ ‌

    -‌ ‌Nêu‌ ‌đặc‌ ‌điểm‌ ‌chung‌ ‌của‌ ‌mã‌ ‌di‌ ‌truyền‌ ‌

    -‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ‌

    +‌ ‌Hs‌ ‌tiếp‌ ‌nhận,‌ ‌suy‌ ‌nghĩ‌ ‌và‌ ‌thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ.‌ ‌

    +‌ ‌GV‌ ‌quan‌ ‌sát,‌ ‌hướng‌ ‌dẫn,‌ ‌hỗ‌ ‌trợ‌ ‌HS‌ ‌

    -‌ ‌‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận‌

    +‌ ‌HS‌ ‌trình‌ ‌bày‌ ‌kết‌ ‌quả‌ ‌

    +‌ ‌GV‌ ‌gọi‌ ‌HS‌ ‌khác‌ ‌đứng‌ ‌dậy‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌ sung.‌ ‌

    -‌ ‌‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định‌

    +‌ ‌GV‌ ‌đánh‌ ‌giá,‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌chuẩn‌ ‌kiến‌ ‌thức,‌ ‌ghi‌ ‌lên‌ ‌bảng.‌ ‌

    ‌‌II/‌ ‌Mã‌ ‌di‌ ‌truyền.‌ ‌(10’)‌

    -‌ ‌Khái‌ ‌niệm:‌ ‌Là‌ ‌trình‌ ‌tự‌ ‌các‌ ‌nu‌ ‌trong‌ ‌gen‌ ‌quy‌ ‌định‌ ‌trình‌ ‌tự‌ ‌các‌ ‌axit‌ ‌amin‌ ‌trong‌ ‌prôtêin.‌ ‌

    -‌ ‌Bằng‌ ‌chứng‌ ‌về‌ ‌mã‌ ‌bộ‌ ‌ba,‌ ‌trong‌ ‌ADN‌ ‌có‌ ‌4‌ ‌loại‌ ‌nu‌ ‌là‌ ‌(A,‌ ‌T,‌ ‌G,‌ ‌X),‌ ‌nhưng‌ ‌trong‌ ‌prôtêin‌ ‌có‌ ‌20‌ ‌loại‌ ‌aa,‌ ‌nên :‌ ‌

    ‌Nếu‌ ‌1‌ ‌nu‌ ‌xác‌ ‌định‌ ‌1‌ ‌aa‌ ‌thìo‌ ‌có‌ ‌4‌1‌ ‌=‌ ‌4‌ ‌tổ‌ ‌hợp‌ ‌(‌ ‌chưa‌ ‌đủ‌ ‌mã‌ ‌hoá‌ ‌20‌ ‌loại‌ ‌aa.‌ ‌

    ‌Nếu‌ ‌2‌ ‌nu….4‌2‌=‌ ‌16‌ ‌tổ‌ ‌hợp‌ ‌(chưa‌ ‌đủ‌ ‌mã‌ ‌hóa‌ ‌20‌ ‌loại‌ ‌aa)‌ ‌

    ‌Nếu‌ ‌3‌ ‌nu‌ ‌….4‌3‌=‌ ‌64‌ ‌tổ‌ ‌hợp(‌ ‌thừa‌ ‌đủ)‌ ‌=>‌ ‌mã‌ ‌bộ‌ ‌ba‌ ‌là‌ ‌mã‌ ‌hợp‌ ‌lí.‌ ‌

    -‌ ‌Đặc‌ ‌điểm‌ ‌chung‌ ‌của‌ ‌mã‌ ‌di‌ ‌truyền:‌ ‌ ‌

    ‌+‌ ‌Mã‌ ‌di‌ ‌truyền‌ ‌được‌ ‌đọc‌ ‌từ‌ ‌một‌ ‌điểm‌ ‌xác‌ ‌

    đinh‌ ‌theo‌ ‌từng‌ ‌bộ‌ ‌ba‌ ‌nuclêôtít‌ ‌mà‌ ‌không‌ ‌gối‌ ‌lên‌ ‌nhau.‌ ‌

    ‌+‌ ‌Mã‌ ‌di‌ ‌truyền‌ ‌mang‌ ‌tính‌ ‌phổ‌ ‌biến,‌ ‌túc‌ ‌là‌ ‌tất‌ ‌cả‌ ‌các‌ ‌loài‌ ‌đều‌ ‌dùng‌ ‌chung‌ ‌một‌ ‌bộ‌ ‌mã‌ ‌

    di‌ ‌truyền(‌ ‌trừ‌ ‌một‌ ‌vài‌ ‌ngoại‌ ‌lệ).‌ ‌ ‌+‌ ‌Mã‌ ‌di‌ ‌truyền‌ ‌mang‌ ‌tính‌ ‌đặc‌ ‌hiệu,‌ ‌tức‌ ‌là‌ ‌một‌ ‌bộ‌ ‌ba‌ ‌chỉ‌ ‌mã‌ ‌hoá‌ ‌cho‌ ‌một‌ ‌loại‌ ‌axit‌ ‌amin.‌ ‌

    ‌+‌ ‌Mã‌ ‌di‌ ‌truyền‌ ‌mang‌ ‌tính‌ ‌thoái‌ ‌hoá,‌ ‌tức‌ ‌là‌ ‌nhiều‌ ‌bộ‌ ‌ba‌ ‌khác‌ ‌nhau‌ ‌cùng‌ ‌mã‌ ‌hoá‌ cho‌ ‌một‌ ‌loại‌ ‌axit‌ ‌amin,‌ ‌trừ‌ ‌AUG‌ ‌và‌ ‌UGG.‌ ‌

    ………………

    Giáo án Hóa học 12

    TUẦN DẠY: 1 TIẾT 1: ÔN TẬP ĐẦU NĂM

    I.Mục tiêu

    1. Kiến thức

    – Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức các chương về hoá học hữu cơ (Đại cương về hoá học hữu cơ, hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, ancol – phenol, anđehit – xeton – axit cacboxylic)

    2. Kĩ năng

    – Rèn kĩ năng viết PTHH, giải được một số dạng bài tập cơ bản như xác định CTPT, CTCT của HCHC và xác định thành phần hỗn hợp của các chất trước hoặc sau phản ứng.

    3. Phát triển năng lực:

    – Năng lực tính toán hóa học

    – Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.

    II. Chuẩn bị

    GV: Phiếu học tập

    HS: Ôn lại kiến thức cơ bản phần HHHC, bảng phụ, lập bảng tổng kết kiến thức của từng chương theo sự hướng dẫn của GV trước khi học tiết ôn tập đầu năm

    III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

    Hoạt động của thầy

    Hoạt động của trò

    Hoạt động 1: ôn tập cơ sở lý thuyết hoá học

    GV phát phiếu học tập số 1 cho các nhóm HS:

    1. ND thuyết cấu tạo hoá học

    2. Thế nào là hiện tượng đồng đẳng, đồng phân? Viết CTCT của tất cả các chất có CTPT là C2H6O?

    3. Phản ứng HHHC chia thành mấy loại, đó là những loại nào?

    Bài 1:

    – Các nhóm HS thảo luận, trả lời.

    Hoạt động 2.Ôn tập về hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, ancol – phenol, anđehit – axit cacboxylic

    – GV phát phiếu học tập số 2 cho các nhóm HS:

    1. Hoàn thành sơ đồ dãy biến hoá sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có)

    CH3COONa CH4 →C2H2 C2H4

    H3COOH CH3CHO →C2H5OH C2H5Cl

    2. Trong các phản ứng trên, phản ứng nào là phản ứng cộng, tách, thế?

    – GV phát phiếu học tập số 3 cho các nhóm HS:

    Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các chất lỏng sau: C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH, C3H5(OH)3, C6H5OH

    – GV nhận xét chung

    GV nhấn mạnh lại tính chất hoá học đặc trưng của các loại hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, ancol – phenol, anđehit – xeton – axit cacboxylic (mà GV đã yêu cầu HS ở trước tiết học này: cần có bảng tổng kết kiến thức của từng chương)

    Bài 2:

    – Các nhóm thảo luận, viết PTHH vào bảng phụ, rồi treo lên bảng.

    1. CH3COONa + NaOH →CH4 + Na2CO3

    2. 2CH4 →C2H2 + 3H2

    3. C2H2 + H2 →C2H4

    4. C2H4 + H2 →C2H6

    5. C2H4 + HCl →C2H5Cl

    6. C2H5Cl + NaOH →C2H5OH + NaCl

    7. C2H5OH + CuO →CH3CHO + Cu + H2O

    8. CH3CHO + 1/2O2 →CH3COOH

    9. CH3COOH + Na →CH3COONa + 1/2H2

    10. CH3COOH + C2H5OH →CH3COOC2H5 + H2O

    Bài 3:

    – Các nhóm thảo luận, trình bày cách nhận biết và viết PTHH.

    – Đại diện của 1 nhóm trình bày bảng.

    – Các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung

    Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò

    GV phát phiếu học tập số 4 cho các nhóm HS:

    Bài 1: Trung hòa hoàn toàn 7,4g một axit cacboxylic no, đơn chức mạch hở X cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch NaOH 1M.

    a. Xác định CTCT, tên gọi của X.

    b. 7,4g X thực hiện phản ứng este hoá với 6,9g ancol etylic. Tính khối lượng este thu được sau phản ứng, biết rằng hiệu suất của phản ứng là 60%.

    HS hoàn thành phiếu học tập số 4

    3- BTVN:

    1. Đốt cháy hoàn toàn 4,6g một HCHC X, sau phản ứng thu được 4,48 lít CO2(đktc) và 5,4g H2O.

    2. Xác định CTPT của X biết tỉ khối hơi của X so với H2là 23.

    3. Xác định CTCT của X biết: khi cho một mẩu Na vào X thấy có khí thoát ra, gọi tên X.

    4. Cho 10,2g hỗn hợp anđehit axetic và anđehit propionic thực hiện phản ứng tráng gương, sau phản ứng thu được 43,2g Ag kết tủa. Tính phần trăm khối lượng của mỗi anđehit trong hỗn hợp đầu?

    4. Rút kinh nghiệm

    ……………………………………………………………………

    ……………………………………………………………………

    ……………………………………………………………………

    TUẦN DẠY: 1 TIẾT 2: ESTE

    I.Mục tiêu

    1. Kiến thức

    HS nêu được: – Khái niệm, đặc điểm CTPT, danh pháp (gốc – chức) của este.

    HS trình bày được: – Tính chất hoá học: Phản ứng thuỷ phân (xúc tác axit) và phản ứng với dung

    dịch kiềm (phản ứng xà phòng hoá).

    HS viết được PTPƯ – Phương pháp điều chế bằng phản ứng este hoá.

    – Ứng dụng của một số este tiêu biểu.

    HS nêu được:

    – Este không tan trong nước và có nhiệt sôi thấp hơn axit đồng phân.

    2. Kĩ năng

    – Viết được CTCT của este có tối đa 4 nguyên tử C.

    – Viết PTHH minh hoạ tính chất hoá học của este no, đơn chức.

    – Phân biệt được este với các chất khác như ancol, axit,… bằng phương pháp hoá học.

    – Tính khối lượng các chất trong phản ứng xà phòng hoá.

    3. Phát triển năng lực

    – Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.

    – Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học.

    – Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.

    + Có thái độ tích cực trong học tập biết ứng dụng,liên hệ thực tế cuộc sống với bài học.

    + Có ý thức bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng hợp lí các nguồn chất béo trong tự nhiên.

    II. Chuẩn bị

    GV: Câu hỏi , bài tập

    HS: Ôn tập kiến thức về ancol, axit cacboxylic.

    ………………..

    Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm giáo án lớp 12

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *