Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm, mang tới đầy đủ các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để xây dựng kế hoạch bài dạy lớp 3 theo chương trình mới.

Bạn đang đọc: Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

Giáo án điện tử lớp 3 Kết nối tri thức gồm 11 môn: Tiếng Anh, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Tiếng Việt, Toán, Mĩ thuật, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, Công nghệ, Tự nhiên và xã hội, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình soạn giáo án. Vậy mời thầy cô cùng tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn:

Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống các môn

    Giáo án Toán lớp 3 sách Kết nối tri thức

    TOÁN
    CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
    Bài 01: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1000 (T1) – Trang 6

    I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

    1. Năng lực đặc thù:

    • Đọc, viết, xếp được thứ tự các số đến 1 000 (ôn tập).
    • Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có ba chữ số, viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị (ôn tập).
    • Nhận biết được ba số tự nhiên liên tiếp (bổ sung)
    • Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

    2. Năng lực chung.

    • Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
    • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
    • Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

    3. Phẩm chất.

    • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
    • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
    • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

    II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

    • Kế hoạch bài dạy, bài giảng Powerpoint.
    • SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

    III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

    Hoạt động của giáo viên

    Hoạt động của học sinh

    1. Khởi động:

    – Mục tiêu:

    + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

    + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

    – Cách tiến hành:

    – GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

    + Câu 1:

    + Câu 2:

    – GV Nhận xét, tuyên dương.

    – GV dẫn dắt vào bài mới

    – HS tham gia trò chơi

    + Trả lời:

    + Trả lời

    – HS lắng nghe.

    2. Luyện tập:

    Mục tiêu:

    + Ôn tập, củng cố về kiến thức đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số đến 1 000.

    + Ôn tập, củng cố về kiến thức về cấu tạo phân tích số có ba chữ số, viết số có ba chữ số các trăm, chục, đơn vị (và ngược lại).

    + Bổ sung kiến thức mới về ba số liên tiếp (dựa vào số liên trước, số liền sau trên tia số đã học).

    Cách tiến hành:

    Bài 1. (Làm việc cá nhân) Nêu số và cách đọc số.

    GV hướng dẫn cho HS nhận biết câu 1.

    – Câu 2, 3, 4 học sinh làm bảng con.

    Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

    GV nhận xét, tuyên dương.

    Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Số?

    – GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

    – Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

    Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

    – GV Nhận xét, tuyên dương.

    Bài 3a: (Làm việc cá nhân) Số?

    – GV cho HS làm bài tập vào vở.

    – Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

    – GV nhận xét, tuyên dương.

    Bài 3b. (Làm việc cá nhân) Viết các số 385, 538, 444, 307, 640 thành tổng các trăm, chục và đơn vị.

    – GV làm VD: 385 = 300 + 80 + 5

    – Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

    Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

    – GV nhận xét tuyên dương.

    Bài 4. (Làm việc nhóm 4) Số?

    – GV cho HS nêu giá trị các số liền trước, liền sau

    – GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

    – Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

    Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

    – GV Nhận xét, tuyên dương.

    Bài 5a. (Làm việc cá nhân) Số?

    – GV cho HS đọc tia số.

    Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

    – GV giải thích: số liền trước 15 là 14, số liền sau của 15 là 16. Ta có 14, 15, 16 là ba số liên tiếp. 16, 15, 14 là ba số liên tiếp.

    – Yêu cầu HS nêu:

    + Số liền trước của 19 là?

    + Số liền sau của 19 là?

    + 18, 19, ? là 3 số liên tiếp.

    + 20, 19, ? là 3 số liên tiếp.

    Bài 5b. (Làm việc cá nhân) Tìm số ở ô có dấu “?” để được ba số liên tiếp.

    – GV cho HS nêu.

    210

    211

    ?

    210

    ?

    208

    – GV nhận xét tuyên dương.

    – 1 HS nêu cách viết số (134) đọc số (Một trăm ba mươi tư).

    – HS lần lượt làm bảng con viết số, đọc số:

    + Viết số: 245; Đọc số: Hai trăm bốn mươi lăm.

    + Viết số: 307; Đọc số: Ba trăm linh bảy.

    + Hàng trăm: 2, hàng chục: 7, hàng đơn vị: 1; Viết số: 271; Đọc số: Hai trăm bảy mươi mốt.

    – HS làm việc theo nhóm.

    + Con thỏ số 1: 750.

    + Con thỏ số 2: 999.

    + Con thỏ số 4: 504.

    – HS làm vào vở.

    + 222: 2 trăm, 2 chục, 2 đơn vị.

    + 305: 3 trăm, 0 chục, 5 đơn vị.

    + 598: 5 trăm, 9 chục, 8 đơn vị.

    + 620: 6 trăm, 2 chục, 0 đơn vị.

    + 700: 7 trăm, 0 chục, 0 đơn vị.

    – HS làm vào vở.

    + 538 = 500 + 30 + 8

    + 444 = 400 + 40 + 4

    + 307 = 300 + 0 + 7 (300 + 7)

    + 640 = 600 + 40 + 0 (600 + 40)

    – 1 HS nêu: Giá trị các số liền trước, liền sau hơn, kém nhau 1 đơn vị.

    – HS làm việc theo nhóm.

    Số liền trước

    Số đã cho

    Số liền sau

    425

    426

    427

    879

    880

    881

    998

    999

    1 000

    35

    36

    37

    324

    325

    326

    – HS đọc tia số.

    – HS quan sát.

    – HS nêu:

    + Số liền trước của 19 là 18

    + Số liền sau của 19 là 20

    + 18, 19, 20 là 3 số liên tiếp.

    + 20, 19, 18 là 3 số liên tiếp.

    – HS nêu kết quả:

    210

    211

    212

    210

    209

    208

    – HS nhận xét lẫn nhau.

    3. Vận dụng.

    – Mục tiêu:

    + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

    + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

    + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

    – Cách tiến hành:

    GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,…sau bài học để học sinh nhận biết số liền trước, số liền sau, đọc số, viết số…

    + Bài toán:….

    – Nhận xét, tuyên dương

    – HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

    + HS trả lời:…..

    4. Điều chỉnh sau bài dạy:

    ………………………………………………………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………………………………………

    Giáo án Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức

    Ngày soạn:…/…/…

    Ngày dạy:…/…/…

    TUẦN 1

    Tiếng Việt

    CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ

    Bài 01: NGÀY GẶP LẠI (Tiết 1)

    I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

    1. Kiến thức:

    – Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngày gặp lại”.

    – Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

    – Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm.

    – Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật.

    2. Năng lực:

    – Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe.

    – Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

    3. Phẩm chất:

    – Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.

    – PC nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.

    – Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài.

    – Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

    II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

    – GV: Máy tính, ti vi, máy chiếu, Kế hoạch bài dạy, các slide minh họa, SGK.

    – HS: SGK, vở ghi.

    III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

    TIẾT 1

    Hoạt động của giáo viên

    Hoạt động của học sinh

    1. MỞ ĐẦU:

    – GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

    + Câu 1: Xem tranh trả lời các bạn nhỏ đang làm gì?

    + Câu 2: các bạn nhỏ đang làm gì?

    – GV Nhận xét, tuyên dương.

    – GV dẫn dắt vào bài mới

    2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

    2.1. Đọc văn bản.

    a) GV đọc mẫu toàn bài: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.

    – GV HD HS chia đoạn:

    – GV chia đoạn: (4 đoạn)

    + Đoạn 1: Từ đầu đến cho cậu này.

    + Đoạn 2: Tiếp theo cho đến bầu trời xanh.

    + Đoạn 3: Tiếp theo cho đến ừ nhỉ.

    + Đoạn 4: Còn lại.

    – GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

    b) Hướng dẫn đọc đoạn

    * Đoạn 1:

    – Câu 1: cửa sổ, tia nắng – GV đọc C1

    – Câu 5: giơ, diều, rối rít – GV đọc C5

    => Đoạn 1: đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ sau dấu chấm, dấu phẩy. GV đọc

    * Đoạn 2:

    – Câu 1: mừng rỡ – GV đọc C1

    – Luyện đọc câu dài: Sơn về quê từ đầu hè,/ giờ gặp lại,/ hai bạn/ có bao nhiêu chuyện.

    – Câu 5: nằm lăn, bãi cỏ– GV đọc C5

    – Câu 6: ngủ thiếp đi– GV đọc C6

    ? Em hiểu như thế nào là ngủ thiếp đi?

    => Đoạn 2: Đọc to, chú ý ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và những chỗ cô đã hướng dẫn. GV đọc

    * Đoạn 3:

    – Câu 1: đen nhẻm, lấp lánh – GV đọc C1

    ? Em hiểu như thế nào là đen nhẻm?

    => Đoạn 3: Đọc to, rõ ràng, chú ý ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu. Chú ý đọc đúng câu hội thoại. GV đọc

    * Đoạn 4:

    – GV giải nghĩa từ: bon bon

    – Luyện đọc câu dài: Ngày mai đi học rồi,/ nhưng mùa hè/ chắc sẽ theo các bạn vào lớp học.

    => Đoạn 4: Đọc đúng ngắt nghỉ câu, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

    * Gọi đọc nối tiếp đoạn lần 2

    Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

    – GV nghe và chỉnh sửa cách phát âm, cách ngắt nghỉ hơi cho HS, nhận xét các nhóm.

    c. HD đọc cả bài: Đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng lời nhân vật.

    – Gọi HS đọc toàn bài.

    – GV nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

    4. Vận dụng:

    + Học sinh đọc lại bài

    + Cho HS quan sát video cảnh một số bạn nhỏ thả diều trên đồng quê.

    + GV nêu câu hỏi bạn nhỏ trong video nghỉ hè làm gi?

    + Việc làm đó có vui không? Có an toàn không?

    – Nhắc nhở các em tham khi nghỉ hè cần đảm bảo vui, đáng nhớ nhưng phải an toàn như phòng tránh điện, phòng tránh đuối nước,…

    – Nhận xét, tuyên dương

    – HS tham gia trò chơi

    + Trả lời: các bạn nhỏ đang thả diều.

    + Trả lời: các bạn nhỏ đang câu cá.

    – HS lắng nghe.

    – HS nhắc lại tên bài, ghi vở

    – Hs lắng nghe.

    – HS đọc thầm, xác định đoạn

    – HS đánh dấu vào SGK.

    – HS đọc nối tiếp đoạn.

    – 1 dãy HS đọc – Nhận xét

    – 1 dãy HS đọc – Nhận xét

    – 2- 3 HS đọc – Nhận xét

    – 1 dãy HS đọc – Nhận xét

    – 2-3 HS đọc câu dài.

    – 1 dãy HS đọc – Nhận xét

    – HS nêu theo ý hiểu.

    – 2-3 HS đọc – Nhận xét

    – 1 dãy HS đọc – Nhận xét

    – HS nêu theo ý hiểu.

    – 2-3 HS đọc – Nhận xét

    – HS lắng nghe

    – 2-3 HS đọc câu dài.

    – 2-3 HS đọc – Nhận xét

    – HS luyện đọc theo nhóm 4.

    – 1-2 lượt đọc.

    – HS nhận xét

    – HS quan sát video.

    + Trả lời các câu hỏi.

    – Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

    ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

    ……………………………………………………………………………………………………….

    ……………………………………………………………………………………………………….

    Giáo án Đạo đức lớp 3 sách Kết nối tri thức

    TUẦN 1

    ĐẠO ĐỨC

    CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM

    Bài 01: Chào cờ và hát Quốc Ca (T1)

    I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

    1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:

    • Nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
    • Thực hiện được nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca.
    • Thực hiện được hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam; yêu quý, bảo vệ thiên nhiên; trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.
    • Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.
    • Hình thành và phát triển lòng yêu nước.

    2. Năng lực chung.

    • Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
    • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
    • Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

    3. Phẩm chất.

    • Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam; yêu quý, bảo vệ thiên nhiên; trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.
    • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
    • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
    • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

    II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

    • Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
    • SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

    III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

    Hoạt động của giáo viên

    Hoạt động của học sinh

    1. Khởi động:

    – Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

    – Cách tiến hành:

    – GV mở bài hát: “Lá cờ Việt Nam” (sáng tác Lý Trọng (Đỗ Mạnh Thường) để khởi động bài học.

    + GV nêu câu hỏi về lá cờ Việt Nam có trong bài hát.

    – GV Nhận xét, tuyên dương.

    – GV dẫn dắt vào bài mới.

    – HS lắng nghe bài hát.

    + HS trả lời theo hiểu biết của bản thân

    – HS lắng nghe.

    2. Khám phá:

    Hoạt động 1: Tìm hiểu Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam. (Làm việc cá nhân)

    Mục tiêu:

    + Nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.

    Cách tiến hành:

    – GV yêu cầu 1HS đọc đoạn hội thoại trong SGK.

    + Quốc hiệu của nước ta là gì?

    + Hãy mô tả Quốc kì Việt Nam.

    + Nêu tên bài hát và tác giả Quốc ca Việt Nam.

    + Vì sao phải nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca?

    – GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có)

    – 1 HS đọc đoạn hội thoại.

    + Quốc hiệu là tên một nước. Quốc hiệu của nước ta là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    + Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng.

    + Quốc ca Việt Nam là bài hát “Tiến quân ca” do cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác.

    + Nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca là thể hiện tình yêu Tổ quốc và niềm tự hào dân tộc.

    + HS lắng nghe, rút kinh nghiêm.

    Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm khi chào cờ và hát Quốc ca. (Hoạt động nhóm)

    – Mục tiêu:

    + Học sinh biết những việc cần làm khi chào cờ và hát Quốc ca.

    – Cách tiến hành:

    – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

    + Khi chuẩn bị chào cờ, em cần phải làm gì?

    + Khi chào cờ, em cần giữ tư thế như thế nào?

    + Khi chào cờ, em cần hát quốc ca như thế nào?

    – GV mời các nhóm nhận xét.

    – GV chốt nội dung, tuyên dương các nhóm.

    – HS làm việc nhóm 2, cùng nhau thảo luận các câu hỏi và trả lời:

    + Khi chuẩn bị chào cờ, em cần chỉnh sửa trang phục, bỏ mũ, nón.

    + Khi chào cờ, em cần giữ tư thế nghiêm trang, dáng đứng thẳng, mắt nhìn cờ Tổ quốc.

    + Khi chào cờ, em cần hát Quốc ca to, rõ ràng, trôi chảy, diễn cảm.

    – Các nhóm nhận xét nhóm bạn.

    3. Vận dụng.

    – Mục tiêu:

    + Củng cố kiến thức về cách chào cờ và hát Quốc ca.

    + Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt lễ chào cờ và hát Quốc ca.

    – Cách tiến hành:

    GV tổ chức vận dụng bằng hình thức thi đua chào cờ đúng nhất. Lớp trưởng điều hành lễ chào cờ.

    + GV yêu cầu học sinh chia ra thành các nhóm (3-4 nhóm). Mỗi nhóm thực hành làm lễ chào cờ và hát Quốc ca 1 lượt.

    + Mời các thành viên trong lớp nhận xét trao giải cho nhóm chào cờ tốt nhất, hát Quốc ca đúng và hay nhất.

    – Nhận xét, tuyên dương

    – HS chia nhóm và tham gia thực hành chào cờ.

    + Lần lượt các nhóm thực hành theo yêu cầu giáo viên.

    + Các nhóm nhận xét bình chọn

    – HS lắng nghe,rút kinh nghiệm

    4. Điều chỉnh sau bài dạy:

    ………………………………………………………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………………………………………

    Giáo án Mĩ thuật lớp 3 sách Kết nối tri thức

    Tuần 1

    Ngày soạn:

    Ngày dạy:

    Lớp:

    MĨ THUẬT

    CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU MĨ THUẬT

    I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

    1. Kiến thức:

    • HS biết về một số hoạt động thực hành, sáng tạo mĩ thuật trong và ngoài nhà trường.
    • HS biết đến một số sản phẩm MT được thực hành trong môn học.

    2. Năng lực:

    • HS biết được về một số dạng sản phẩm MT tạo hình và sản phẩm MT ứng dụng được thực hành, sáng tạo trong nhà trường.
    • HS phân biệt được sản phẩm MT 2D và 3D.

    3. Phẩm chất:

    • HS biết đến những hoạt động liên quan đến môn Mĩ thuật để quan tâm đến môn học hơn.
    • HS biết được vẻ đẹp của sản phẩm MT, từ đó thêm yêu thích môn học.

    II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC VÀ HỌC LIỆU:

    1. Giáo viên:

    • Một số sản phẩm MT 2D, 3D và sản phẩm MT tạo hình, ứng dụng để phân tích trực tiếp cho HS theo dõi, phân biệt.
    • Một số video, clip giới thiệu về hoạt động liên quan đến môn Mĩ thuật như: Thực hành ngoài trời, tham quan bảo tang…để chiếu cho HS quan sát.

    2. Học sinh:

    • SGK mĩ thuật 3.
    • Vở bài tập mĩ thuật 3.
    • Bút chì, bút lông, hộp màu, sáp màu, giấy vẽ, giấy màu các loại, kéo, keo dán, đất nặn, vật liệu tái sử dụng. (Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương).

    II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

    Hoạt động của GV

    Hoạt động của HS

    1. HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG

    – GV cho HS xem video về các hoạt động vẽ tranh, các sản phẩm mĩ thuật đẹp.

    – GV hỏi HS có yêu thích mĩ thuật không?

    – Nhận xét, khen ngợi HS.

    – Giới thiệu chủ đề bài học.

    2. HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

    2.1. Hoạt động mĩ thuật.

    * Tiến trình của hoạt động:

    – GV mời một số HS nói những hiểu biết của mình về một số hoạt động đặc thù của môn mĩ thuật mà các em đã tham gia ở trong và ngoài trường học.

    – GV gợi ý:

    + Ở lớp, em đã tham gia những hoạt động nào liên quan đến môn mĩ thuật?

    + Ở trường em đã tham gia những hoạt động nào liên quan đến môn mĩ thuật?

    + Ngoài giờ học như cuối tuần, ngày nghỉ, ngày lễ hay vào dịp hè, em có tham gia các hoạt động nào liên quan đến môn mĩ thuật không?

    + Trong các hoạt động đó em yêu thích hoạt động nào nhất?

    – Căn cứ vào điều kiện tổ chức dạy học ở trường mình, GV cho HS xem thêm video clip giới thiệu về những hoạt động trải nghiệm liên quan đến mĩ thuật như: Thực hành pha hai màu cơ bản để có được màu thứ ba, thực hành, sáng tạo SPMT từ vật liệu có sẵn, trải nghiệm mĩ thuật ở ngoài sân trường, khu vực vườn của trường, tham quan bảo tàng mĩ thuật, tham quan các di tích lịch sử – văn hóa, trong đó giới thiệu những phù điêu, tượng ở đây…

    2.2. Sản phẩm mĩ thuật.

    * Tiến trình của hoạt động:

    – GV mời một số HS nói về những SPMT đã thực hiện trong năm học trước và gọi tên những SPMT này theo cách hiểu của mình.

    – GV gợi ý:

    + Ở lớp 2 em đã vẽ, nặn được bao nhiêu SPMT ?

    + Ngoài vẽ, nặn em còn sử dụng cách nào để tạo nên SPMT ?

    + Sản phẩm MT 2D là gì ?

    + Sản phẩm MT 3D là gì ?

    + SPMT như thế nào thì gọi là SPMT tạo hình/ứng dụng ?

    – Căn cứ vào SPMT tạo hình/ứng dụng, 2D, 3D đã chuẩn bị, GV phân tích trên SPMT cụ thể để giúp HS có ý thức rõ ràng về từng loại sản phẩm, giúp hệ thống và củng cố kiến thức về các dạng SPMT mà HS sẽ được thực hành, sáng tạo trong năm học lớp 3, cũng như các năm học tiếp theo.

    3. HOẠT ĐỘNG: LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH.

    – GV cho HS viết những SPMT muốn thể hiện vào Vở bài tập MT3 hoặc vào giấy nhằm giúp HS có ý thức ban đầu về nhiệm vụ học tập sẽ thực hiện trong năm học này.

    – GV khen ngợi động viên HS.

    *Củng cố:

    – Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học.

    – Khen ngợi, động viên HS.

    – Liên hệ bài học vào thực tế cuộc sống.

    – Đánh giá chung tiết học.

    *Dặn dò:

    – Xem trước chủ đề: HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC.

    – Chuẩn bị đầy đủ: Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo, bút chì, kéo… cho bài sau.

    – HS xem

    – HS nêu

    – Mở bài học, ghi tên bài vào vở MT.

    – HS nói những hiểu biết của mình về một số hoạt động đặc thù của môn mĩ thuật mà các em đã tham gia ở trong và ngoài trường học.

    – Vẽ, xé dán, nặn, đắp nổi, làm sản phẩm MT từ vật liệu có sẵn, tái sử dụng, trưng bày sản phẩm MT…

    – Thực hành mĩ thuật ngoài sân trường, tham gia triển lãm mĩ thuật toàn trường nhân dịp 20-11, trang trí bảng tin…

    – Xem phòng tranh, khu trưng bày hiện vật ở bảo tàng, tham gia câu lạc bộ…

    – HS nêu

    – HS xem thêm video clip giới thiệu về những hoạt động trải nghiệm liên quan đến mĩ thuật như: Thực hành pha hai màu cơ bản để có được màu thứ ba, thực hành, sáng tạo SPMT từ vật liệu có sẵn, trải nghiệm mĩ thuật ở ngoài sân trường, khu vực vườn của trường, tham quan bảo tàng mĩ thuật, tham quan các di tích lịch sử – văn hóa, trong đó giới thiệu những phù điêu, tượng…

    – HS nói về những SPMT đã thực hiện trong năm học trước và gọi tên những SPMT này theo cách hiểu của mình.

    – 1, 2 HS nêu

    – HS nêu

    – 1 HS trả lời

    – 1 HS nêu

    – HS nêu

    – Lắng nghe để có ý thức rõ ràng về từng loại sản phẩm, giúp hệ thống và củng cố kiến thức về các dạng SPMT mà HS sẽ được thực hành, sáng tạo trong năm học lớp 3, cũng như các năm học tiếp theo.

    – HS viết những SPMT muốn thể hiện vào Vở bài tập MT3 hoặc vào giấy nhằm giúp HS có ý thức ban đầu về nhiệm vụ học tập sẽ thực hiện trong năm học này.

    – Thực hiện

    – 1, 2 HS nêu

    – Phát huy

    – Mở rộng kiến thực thực tế

    – Trật tự

    – Thực hiện ở nhà

    – Chuẩn bị ở nhà

    IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC (Nếu có)

    ……………………………………………………………………………

    ……………………………………………………………………………

    Tuần 2

    Ngày soạn:

    Ngày dạy:

    Lớp:

    MĨ THUẬT

    CHỦ ĐỀ 2: HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC (Tiết 1)

    I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

    1. Kiến thức:

    • HS biết về một số hoa văn được tạo nên từ nét.
    • HS hiểu về việc kết hợp của hoa văn trong trang trí đồ vật.

    2. Năng lực:

    • HS có khả năng sử dụng các nét đã biết để chép một mẫu hoa văn trên trang phục mình yêu thích.
    • HS sử dụng được mẫu hoa văn yêu thích trang trí một đồ vật bằng hình thức vẽ, nặn, đắp nổi.
    • HS sử dụng hoa văn yêu thích trang trí một vật em yêu thích.

    3. Phẩm chất:

    • HS có ý thức gắn kết kiến thức môn học với việc trang trí, làm đẹp đồ vật trong cuộc sống.
    • HS biết về vẻ đẹp trên trang phục của một số dân tộc, từ đó có thêm tình cảm với đồng bào ở các vùng miền của đất nước.

    II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC VÀ HỌC LIỆU:

    1. Giáo viên:

    • Một số hình ảnh, video clip giới thiệu về hoa văn trên trang phục của một số dân tộc tại địa phương để trình chiếu trên Powpoint cho HS quan sát.
    • Hình ảnh SPMT được trang trí từ một số hoa văn để làm minh họa, phân tích về cách sử dụng hoa văn trong trang trí đồ vật để HS quan sát trực tiếp.

    2. Học sinh:

    • SGK mĩ thuật 3.
    • Vở bài tập mĩ thuật 3.
    • Giấy vẽ, giấy màu, bút chì, màu vẽ các loại, kéo, keo dán, đất nặn, vật liệu tái sử dụng. (Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để cho các em chuẩn bị).

    II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌCCHỦ YẾU:

    Hoạt động của GV

    Hoạt động của HS

    1. HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG

    – GV cho HS xem video về các Lễ hội, trang phục có hoa văn đặc sắc của một số dân tộc.

    – Hỏi HS thấy hình ảnh gì trong video?

    – Khen ngợi HS.

    – GV giới thiệu chủ đề.

    2. HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

    2.1. QUAN SÁT

    a. Mục tiêu:

    – HS biết đến hoa văn trên trang phục của một số dân tộc được tạo nên từ nét đơn giản.

    – Thông qua quan sát, HS biết được hoa văn của một số dân tộc được kết hợp từ những nét đã biết.

    b. Nội dung:

    – HS quan sát một số hoa văn trên trang phục đã được đồ lại bằng nét.

    – HS biết và gọi được tên một số nét trên hoa văn.

    c. Sản phẩm:

    – Có kiến thức cơ bản về hoa văn và yếu tố nét trong hoa văn.

    d.Tổ chức thực hiện:

    *Hoa văn trên trang phục của đồng bào dân tộc Mông.

    – GV cho HS quan sát một số trang phục có hoa văn như: mũ, váy, áo…

    – GV cho HS quan sát một số hoa văn trên trang phục có tạo hình đơn giản trong SGK MT3, trang 8 và hỏi:

    + Hoa văn này có hình gì?

    + Hoa văn này được tạo nên từ những nét nào?

    – GV mở rộng: Trang phục không chỉ là quần, áo, váy…để mặc mà còn là để đội như mũ, nón, khăn…Ngoài ra, trang phục còn có thể thêm thắt lưng, găng tay…Mỗi dân tộc có những bộ trang phục truyền thống, sử dụng những hoa văn trang trí tạo nên sự đa dạng, mang bản sắc riêng.

    *Hoa văn trên trang phục của đồng bào Ê-Đê.

    – GV hướng dẫn HS quan sát một số hoa văn trên trang phục trong SGK MT3, trang 9 và hỏi:

    + Hoa văn này được kết hợp từ những hình nào?

    + Các hình trong hoa văn được kết hợp như thế nào?

    – GV cũng có thể sử dụng hình thức phân tích trực quan cho HS thuận tiện hình dung về cách sắp xếp hình trong hoa văn theo một số nguyên lí tạo hình cụ thể.

    – GV mở rộng: Hoa văn trên trang phục của đồng bào dân tộc rất phong phú, mô phỏng hình hoa, lá, con vật…trong cuộc sống. Những hoa văn này được cách điệu từ các hình vuông, hình tam giác, đường thẳng, đường dích dắc…

    *Hoa văn trên trang phục của đồng bào dân tộc Chăm.

    – GV hướng dẫn HS quan sát một số hoa văn trên trang phục trong SGK MT3, trang 10 và hỏi:

    + Hoa văn này được kết hợp từ những hình ảnh nào?

    + Màu sắc trong những hoa văn này được thể hiện như thế nào?

    – Kết thúc phần này, GV cho HS trả lời câu hỏi trong SGK MT3, trang 10 và ghi tóm tắt một số ý kiến lên bảng (Không nhận xét).

    2.2. THỂ HIỆN

    a. Mục tiêu:

    – HS chép được một mẫu hoa văn mình yêu thích.

    – Sử dụng mẫu hoa văn yêu thích trang trí một đồ vật bằng hình thức yêu thích.

    b. Nội dung:

    – HS thực hành việc sử dụng hoa văn để trang trí SPMT yêu thích.

    c. Sản phẩm:

    – SPMT có tạo hình hoa văn trang trí.

    d. Tổ chức thực hiện:

    – GV cho HS thực hành chép một mẫu hoa văn theo gợi ý:

    + Hình dạng của hoa văn: Hoa văn có hình gì? Hoa văn gồm một hình hay là sự kết hợp của nhiều hình?

    + Chi tiết của hoa văn: Hoa văn được tạo nên từ những nét nào?

    – Khi gợi ý, GV chỉ dẫn trên một hoa văn cụ thể hướng HS vẽ từ hình hoa văn rồi vẽ chi tiết. Nếu hoa văn được kết hợp từ nhiều hình thì vẽ từng hình theo chiều từ trái sang phải.

    – GV cho HS thực hành sử dụng mẫu hoa văn trang trí đồ vật theo gợi ý:

    + Đồ vật em định trang trí là gì?

    + Em sử dụng cách nào để trang trí?

    + Hình thức trang trí đồ vật là gì?

    *Lưu ý: GV phân tích trên một SPMT có hoa văn trang trí để HS thuận tiện trong hình dung các hình thức sử dụng hoa văn trong trang trí đồ vật.

    2.3. THẢO LUẬN

    a. Mục tiêu:

    – Biết cách nhận xét, đánh giá SPMT của bạn, nhóm bạn theo những kiến thức đã học về nét tạo nên hoa văn và sử dụng hoa văn trong trang trí SPMT.

    – Trình bày những cảm nhận trước nhóm, lớp.

    b. Nội dung:

    – GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của bạn, nhóm đã thực hiện.

    – HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK MT3, trang 12.

    c. Sản phẩm:

    – Hiểu biết về hoa văn và sử dụng hoa văn trong SPMT.

    d. Tổ chức thực hiện:

    – Thông qua SPMT của cá nhân/nhóm ở hoạt động Thể hiện, GV cho HS thực hiện thảo luận theo câu hỏi trong SGK MT3, trang 12:

    + Hoa văn trong trang trí sản phẩm gồm các yếu tố tạo hình nào?

    + Các hình thức sắp xếp hoa văn trong sản phẩm như thế nào?

    – Trong quá trình thảo luận, GV có thể đưa thêm các gợi ý dựa theo SPMT thực tế để HS nhận biết rõ hơn về yếu tố nét trong hoa văn, cũng như sử dụng hoa văn trang trí theo những hình thức khác nhau (nhắc lại, xen kẽ, đối xứng).

    – Căn cứ những SPMT đã thực hiện của HS, GV chốt ý nhấn mạnh đến yếu tố nét trong tạo hình hoa văn và sử dụng hoa văn trong trang trí đồ vật tạo nên những vẻ đẹp khác nhau.

    *Củng cố:

    – Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học.

    – Khen ngợi HS học tốt.

    – Liên hệ thực tế cuộc sống.

    – Đánh giá chung tiết học.

    *Dặn dò:

    – Bảo quản sản phẩm của Tiết 1.

    – Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ, tranh ảnh, vật liệu sẵn có, tái chế…cho tiết học sau.

    – HS xem video

    – Lễ hội và trang phục người dân tộc

    – Mở bài học, ghi tên bài vào vở MT

    – HS biết đến hoa văn trên trang phục của một số dân tộc được tạo nên từ nét đơn giản.

    – HS biết được hoa văn của một số dân tộc được kết hợp từ những nét đã biết.

    – HS quan sát một số hoa văn trên trang phục đã được đồ lại bằng nét.

    – HS biết và gọi được tên một số nét trên hoa văn.

    – HS có kiến thức cơ bản về hoa văn và yếu tố nét trong hoa văn.

    – Quan sát, tiếp thu

    – Quan sát, trả lời

    – Hình chữ nhật, hình quả trám…

    – Nét thẳng, nét cong, nét dích dắc…

    – Lắng nghe, ghi nhớ: Trang phục không chỉ là quần, áo, váy…để mặc mà còn là để đội như mũ, nón, khăn…Ngoài ra, trang phục còn có thể thêm thắt lưng, găng tay…Mỗi dân tộc có những bộ trang phục truyền thống, sử dụng những hoa văn trang trí tạo nên sự đa dạng, mang bản sắc riêng.

    – Quan sát, trả lời câu hỏi

    – Hình tam giác, hình chữ nhật, hình thoi…

    – Đối xứng, lặp lại, xen kẽ…

    – Lắng nghe, tiếp thu kiến thức, hình dung về cách sắp xếp hình trong hoa văn theo một số nguyên lí tạo hình cụ thể.

    – Ghi nhớ: Hoa văn trên trang phục của đồng bào dân tộc rất phong phú, mô phỏng hình hoa, lá, con vật…trong cuộc sống. Những hoa văn này được cách điệu từ các hình vuông, hình tam giác, đường thẳng, đường dích dắc…

    – Quan sát và trả lời câu hỏi

    – Hình tam giác, hình chữ nhật, hình thoi…

    – Một màu, nhiều màu…

    – HS trả lời câu hỏi trong SGK MT3, trang 10.

    – HS chép được một mẫu hoa văn mình yêu thích.

    – Sử dụng mẫu hoa văn yêu thích trang trí một đồ vật bằng hình thức yêu thích.

    – HS thực hành việc sử dụng hoa văn để trang trí SPMT yêu thích.

    – HS hoàn thiện được sản phẩm

    – Thực hiện

    – HS trả lời theo ý hiểu của mình

    – 1, 2 HS nêu

    – Quan sát, tiếp thu kiến thức: Vẽ từ hình hoa văn rồi vẽ chi tiết. Nếu hoa văn được kết hợp từ nhiều hình thì vẽ từng hình theo chiều từ trái sang phải.

    – Thực hiện

    – Đồ vật cũ, vẽ một đồ vật ra giấy…

    – Vẽ, đắp nổi, ghép vật liệu…

    – Theo một diện, theo hàng lối…

    – Tiếp thu kiến thức: Hình dung các hình thức sử dụng hoa văn trong trang trí đồ vật.

    – HS biết cách nhận xét, đánh giá SPMT của bạn, nhóm bạn theo những kiến thức đã học về nét tạo nên hoa văn và sử dụng hoa văn trong trang trí SPMT.

    – HS biết trình bày những cảm nhậncủa mình trước nhóm, lớp.

    – HS quan sát SPMT của bạn, nhóm đã thực hiện.

    – HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK MT3, trang 12.

    – HS hiểu biết về hoa văn và sử dụng hoa văn trong SPMT.

    – HS thực hiện thảo luận theo câu hỏi trong SGK MT3, trang 12 và trả lời:

    – 1, 2 HS nêu

    – HS nêu theo ý hiểu của mình

    – HS nhận biết rõ hơn về yếu tố nét trong hoa văn, cũng như sử dụng hoa văn trang trí theo những hình thức khác nhau (nhắc lại, xen kẽ, đối xứng).

    – Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức: Yếu tố nét trong tạo hình hoa văn và sử dụng hoa văn trong trang trí đồ vật tạo nên những vẻ đẹp khác nhau.

    – 1, 2 HS nêu

    – Phát huy

    – Mở rộng kiến thức từ bài học vào cuộc sống hàng ngày.

    – Thực hiện ở nhà

    – Chuẩn bị đầy đủ

    IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC (Nếu có)

    ………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………

    Tuần 3

    Ngày soạn:

    Ngày dạy:

    Lớp:

    MĨ THUẬT

    CHỦ ĐỀ 2: HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC (Tiết 2)

    I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

    1. Kiến thức:

    • HS biết về một số hoa văn được tạo nên từ nét.
    • HS hiểu về việc kết hợp của hoa văn trong trang trí đồ vật.

    2. Năng lực:

    • HS có khả năng sử dụng các nét đã biết để chép một mẫu hoa văn trên trang phục mình yêu thích.
    • HS sử dụng được mẫu hoa văn yêu thích trang trí một đồ vật bằng hình thức vẽ, nặn, đắp nổi.
    • HS sử dụng hoa văn yêu thích trang trí một vật em yêu thích.

    3. Phẩm chất:

    • HS có ý thức gắn kết kiến thức môn học với việc trang trí, làm đẹp đồ vật trong cuộc sống.
    • HS biết về vẻ đẹp trên trang phục của một số dân tộc, từ đó có thêm tình cảm với đồng bào ở các vùng miền của đất nước.

    II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC VÀ HỌC LIỆU:

    1. Giáo viên:

    • Một số hình ảnh, video clip giới thiệu về hoa văn trên trang phục của một số dân tộc tại địa phương để trình chiếu trên Powpoint cho HS quan sát.
    • Hình ảnh SPMT được trang trí từ một số hoa văn để làm minh họa, phân tích về cách sử dụng hoa văn trong trang trí đồ vật để HS quan sát trực tiếp.

    2. Học sinh:

    • SGK mĩ thuật 3, sản phẩm của Tiết 1.
    • Vở bài tập mĩ thuật 3.
    • Giấy vẽ, giấy màu, bút chì, màu vẽ các loại, kéo, keo dán, đất nặn, vật liệu tái sử dụng. (Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để cho các em chuẩn bị).

    II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌCCHỦ YẾU:

    Hoạt động của GV

    Hoạt động của HS

    1. HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG

    – GV kiểm tra sản phẩm của HS trong Tiết 1.

    – Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng HT của HS.

    – Khen ngợi HS.

    – GV giới thiệu chủ đề.

    2. HOẠT ĐỘNG: LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH.

    a. Mục tiêu:

    – Sử dụng hoa văn để trang trí một chậu cây.

    – Hình thành khả năng kết nối kiến thức đã học để tạo SPMT gắn với cuộc sống.

    b. Nội dung:

    – Sử dụng hoa văn yêu thích trang trí một chậu cảnh.

    c. Sản phẩm:

    – Chậu cây được trang trí bởi hoa văn.

    d.Tổ chức thực hiện:

    – GV cho HS quan sát các bước trang trí chậu cây theo gợi ý:

    + Sử dụng vật liệu sẵn có/tái sử dụng như: bìa, vỏ chai…

    + Sử dụng cách tạo hoa văn theo hình thức nhắc lại, xen kẽ, lặp lại, đối xứng (các chấm tròn, hình vuông, hình chữ nhật…).

    + Kết hợp màu trong tạo hoa văn (ba màu: xanh lá cây, đỏ, vàng).

    + Sử dụng kĩ thuật in đơn giản là bôi màu lên vật cần in và đặt giấy lên để in.

    + Hoàn thiện sản phẩm.

    – GV mời HS nhắc lại và lưu ý về các bước thực hiện.

    – Căn cứ vào vật liệu chuẩn bị, HS thực hiện SPMT của mình.

    – GV gợi ý cách thực hiện đối với phần chuẩn bị của mỗi HS và cho HS chủ động trong phần thực hành của mình.

    *TRƯNG BÀY, NHẬN XÉT CUỐI CHỦ ĐỀ.

    – GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT cá nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân và giới thiệu theo một số gợi ý sau:

    + Hoa văn trang trí trên chậu cây của bạn được kết hợp từ những nét, hình, màu nào?

    + Phần trang trí trên chậu cây của bạn theo hình thức nào (nhắc lại, xen kẽ, lặp lại, đối xứng…)?

    + Cách tạo hoa văn của bạn là gì?

    – GV cùng HS nhận xét, đánh giá SPMT trên cơ sở động viên, khích lệ HS là chính.

    *Củng cố:

    – Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học.

    – Khen ngợi HS học tốt.

    – Liên hệ thực tế cuộc sống.

    – Đánh giá chung tiết học.

    *Dặn dò:

    – Xem trước chủ đề: MÀU SẮC EM YÊU.

    – Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ, tranh ảnh, vật liệu sẵn có, tái chế…cho tiết học sau.

    – HS trình bày sản phẩm của Tiết 1

    – Trình bày đồ dùng HT

    – Mở bài học, ghi tên bài vào vở MT

    – HS biết sử dụng hoa văn để trang trí một chậu cây theo ý thích.

    – HS tạo được SPMT gắn với cuộc sống.

    – HS sử dụng hoa văn yêu thích trang trí được một chậu cảnh yêu thích.

    – Hoàn thiện được sản phẩm

    – Quan sát, tiếp thu

    – Chọn vật liệu theo khả năng của mình

    – Nắm được cách tạo hoa văn theo hình thức nhắc lại, xen kẽ, lặp lại, đối xứng…

    – Biết kết hợp màu trong tạo hoa văn (ba màu: xanh lá cây, đỏ, vàng).

    – Biết bôi màu lên vật cần in và đặt giấy lên để in.

    – Hoàn thành bài tập

    – HS nhắc lại

    – Thực hiện sản phẩm theo các vật liệu mình đã chuẩn bị.

    – Thực hành làm sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm trên lớp.

    – HS trưng bày SPMT cá nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân và giới thiệu về sản phẩm.

    – HS nêu

    – HS trả lời

    – HS nêu theo cảm nhận

    – Nhận xét, tự đánh giá sản phẩm của mình, của bạn.

    – 1, 2 HS nêu

    – Phát huy

    – Mở rộng kiến thức từ bài học vào cuộc sống hàng ngày.

    – Thực hiện ở nhà

    – Chuẩn bị đầy đủ

    II. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC (Nếu có)

    ……………………………………………………………………

    ……………………………………………………………………

    ……………………………………………………………………

    Giáo án Tin học lớp 3 sách Kết nối tri thức

    Bài 1

    THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH (2 tiết)

    I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

    1. Kiến thức, kĩ năng

    • Trong bài học này học sinh được học về thông tin và quyết định, ba dạng thông tin cơ bản: chữ, hình ảnh, âm thanh.

    2. Phát triển năng lực, phẩm chất

    2.1. Năng lực chung

    • Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm.
    • Hình thành năng lực giải quyết vấn đề thông qua tình huống thực tiễn

    2.2. Năng lực đặc thù

    • Nêu được ví dụ đơn giản minh họa cho vai trò quan trọng của thông tin thu nhận hằng ngày đối với việc đưa ra quyết định của con người.
    • Nhận biết được thông tin và quyết định trong ví dụ cụ thể.
    • Nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp là chữ, âm thanh, hình ảnh.

    2.3. Phẩm chất

    • HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên thông tin, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.

    II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

    Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử,…

    Học sinh: SGK, SBT, đồ dùng học tập.

    III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

    1. Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG

    Mục tiêu:

    • Yêu cầu cần đạt: Đặt HS vào ngữ cảnh nhận biết được thông tin trong hoạt động quen thuộc hàng ngày
    • Năng lực
    • Phẩm chất

    GV tổ chức hoạt động

    Hoạt động của học sinh

    Kết quả/sản phẩm
    học tập

    – GV đưa ra nội dung khi có tiếng chuông đồng hồ thì Minh sẽ quyết định thế nào?

    – Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá.

    – GV chốt dẫn vào bài

    – Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

    – Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

    – Khi tiếng chuông đồng hồ reo lên, Minh sẽ quyết định thức dậy, rời khỏi giường để đi vệ sinh cá nhân, ăn sáng và đi học.

    2. Hoạt động 2: THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH

    Mục tiêu:

    – Yêu cầu cần đạt.

    • Học sinh nhận biết được thông tin trong hoạt động quen thuộc hàng ngày, qua đó đưa ra quyết định hợp lý.

    – Năng lực

    • Nhận biết được thông tin và quyết định trong ví dụ cụ thể.

    – Phẩm chất

    • HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên thông tin, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.

    GV tổ chức hoạt động

    Hoạt động của học sinh

    Kết quả/sản phẩm
    học tập

    – GV đưa ra nội dung khi có tiếng chuông đồng hồ thì Minh sẽ quyết định thế nào?

    – GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận,

    – GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

    – Câu hỏi củng cố:

    – HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

    – Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

    – HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

    – Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

    – HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

    Tiếng chuông báo thức mỗi sáng nhắc bạn Minh sắp đến giờ đi học. Đó là thông tin giúp bạn Minh đưa ra các quyết định thức dậy, rời khỏi giường, vệ sinh cá nhân, ăn sáng và đi học.

    · Trả lời câu hỏi SGK (trang 6)

    1. A. Minh thấy An cởi mở, dễ nói chuyện. => Thông tin

    B. Minh muốn kết bạn với An => Quyết định

    2. Điều Khoa biết như “mẹ chuẩn bị đi làm”, “trời đang mưa” là thông tin. Khoa “đưa áo mưa cho mẹ” là một quyết định dựa trên thông tin có được.

    3. Hoạt động 3: VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN TRONG QUYẾT ĐỊNH

    Mục tiêu:

    – Yêu cầu cần đạt.

    • Học sinh nhận biết được thông tin trong hoạt động quen thuộc hàng ngày có vai trò như thế nào, qua đó đưa ra quyết định hợp lý.

    – Năng lực

    • Nêu được ví dụ đơn giản minh họa cho vai trò quan trọng của thông tin thu nhận hằng ngày đối với việc đưa ra quyết định của con người.

    – Phẩm chất

    • HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên thông tin, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.

    GV tổ chức hoạt động

    Hoạt động của học sinh

    Kết quả/sản phẩm
    học tập

    – GV đưa ra nội dung khi tiết giáo dục thể chất thì Minh sẽ quyết định thế nào?

    – GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận,

    – GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

    – GV nêu câu hỏi củng cố, chỉ định HS trả lời và tổ chức đánh giá.

    – HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

    – Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

    – HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

    – Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

    – HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

    – HS trình bày câu trả lời.

    – Thông tin “hôm nay có tiết Giáo dục thể chất” đã đưa tới quyết định của Minh “đi học bằng đôi giày thể thao”. Thông tin giúp Minh ra quyết định.

    – Trả lời câu hỏi SGK (trang 7)

    Minh có hai quyết định dựa trên hai nguồn thông tin.

    Ban đầu, Minh ra quyết định “mở truyện ra đọc”. Sau khi nghe mẹ nhắc nhở, Minh có quyết định thứ hai: “Minh nằm và nhắm mắt lại”.

    Quyết định đầu tiên dựa trên thông tin về sự xuất hiện cuốn truyện mà Minh yêu thích. Quyết định thứ hai có được nhờ lời nhắc nhở của mẹ: “Hãy ngủ đi một lát…”.

    Quyết định thứ hai đúng hơn vì có thông tin bổ sung. Đó là thông tin tốt vì đó là lời nhắc nhở của mẹ, một người đáng tin cậy

    2. Em hãy nêu một ví dụ về quyết định của mình. Thông tin nào giúp em có quyết định đó?

    – Trời hôm nay có mưa => Mang áo mưa

    4. Hoạt động 4: BA DẠNG THÔNG TIN THƯỜNG GẶP

    Mục tiêu:

    – Yêu cầu cần đạt.

    • Học sinh nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp là chữ, âm thanh, hình ảnh trong ngữ cảnh cụ thể.

    – Năng lực

    • Nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp là chữ, âm thanh, hình ảnh.

    – Phẩm chất

    • HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên thông tin, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.

    GV tổ chức hoạt động

    Hoạt động của học sinh

    Kết quả/sản phẩm học tập

    – GV đưa ra nội dung An và Minh trên đường đi đến trường có thể nhìn thấy, nghe thấy những gì?

    – GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận,

    – GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

    – Câu hỏi củng cố:

    – HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

    – Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

    – HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

    – Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác.

    – HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

    · Hai bạn học sinh nhìn thấy tên trường (thông tin dạng chữ), bức tranh về an toàn giao thông (thông tin dạng hình ảnh) và nghe thấy tiếng chim hót (thông tin dạng âm thanh).

    Trả lời câu hỏi củng cố trong SGK (trang 8)

    · Thông tin em nhận được từ tấm biển là một lời khuyên, lời nhắc nhở em chủ động trong học tập.

    · Đó là thông tin dạng chữ.

    5. Hoạt động 5: LUYỆN TẬP

    Mục tiêu:

    – Yêu cầu cần đạt.

    • Khái quát lại các kiến thức đã học thông qua các bài luyện tập, qua đó vận dụng vào thực tiễn.

    – Năng lực

    – Phẩm chất

    • HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên ba dạng thông tin thường gặp, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.

    GV tổ chức hoạt động

    Hoạt động của học sinh

    Kết quả/sản phẩm
    học tập

    – GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.

    – GV thu phiếu 1 số nhóm, chiếu lên máy chiếu vật thể

    – Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá

    – GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

    – HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

    – Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

    – HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

    – Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

    – HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

    1. Đi học về, An xem trước bài hôm sau để đến lớp hiểu bài tốt hơn. Câu nào sau đây là thông tin, câu nào là quyết định?

    A. Xem trước bài cho ngày hôm sau sẽ giúp em hiểu bài tốt hơn.=> Thông tin

    B. An xem trước bài hôm sau khi đi học về.=> Quyết định

    2. Ba thùng rác với ba màu sắc khác nhau, được ghi chữ và vẽ hình trên đó khác nhau thể hiện loại rác của mỗi thùng.

    a) Ba loại thùng rác với chữ và hình trên thùng cho em biết mỗi loại rác nên được bỏ vào thùng nào.

    b) Thông tin trên thùng thuộc dạng chữ và dạng hình ảnh.

    6. Hoạt động 6: VẬN DỤNG

    Mục tiêu

    – Phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn

    – Yêu cầu:

    Hãy nghĩ về thời gian sau khi tan học của ngày mai, khi đó em dự kiến làm việc gì? Hãy mô tả việc em định làm và cho biết thông tin nào giúp em đưa ra quyết định đó.

    Sản phẩm

    Bản mô tả của HS về việc em định làm và cho biết thông tin nào giúp em đưa ra quyết định đó.

    Tổ chức hoạt động

    – Giao nhiệm vụ: Học sinh thực hiện hoạt động vào ngoài giờ lên lớp: Hãy nghĩ về thời gian sau khi tan học của ngày mai, khi đó em dự kiến làm việc gì? Hãy mô tả việc em định làm và cho biết thông tin nào giúp em đưa ra quyết định đó.

    IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

    Những điều GV đã thực hiện chưa thành công:

    ……………………………………………………………………………………..

    ……………………………………………………………………………………..

    Những điều GV muốn thay đổi:

    ……………………………………………………………………………………..

    ……………………………………………………………………………………..

    BÀI 2: XỬ LÝ THÔNG TIN (2 tiết)

    I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

    1. Kiến thức, kĩ năng

    • Trong bài học này học sinh được học về việc quá trình con người và máy móc xử lí thông tin như thế nào?

    2. Phát triển năng lực, phẩm chất

    2.1. Năng lực chung

    • Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm.
    • Hình thành năng lực giải quyết vấn đề thông qua tình huống thực tiễn.

    2.2. Năng lực đặc thù

    • Nhận biết được thông tin thu nhận và được xử lí, kết quả của sử lí là hành động hay ý nghĩa gì?
    • Nêu được ví dụ minh họa cho thấy bộ não của con người là bộ phận xử lí thông tin.
    • Nêu được ví dụ cho thấy máy móc cũng tiếp nhận thông tin và quyết định hành động.
    • Nhận biết được máy móc đã xử lý thông tin gì và kết quả xử lý ra sao.

    2.3. Phẩm chất

    • Bài học góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất sau:
    • Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập.
    • Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm.

    II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

    1. Giáo viên:Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử,…

    2. Học sinh:SGK, SBT, đồ dùng học tập.

    III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

    Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG

    Mục tiêu:

    – Yêu cầu cần đạt.

    • Nhận biết được thông tin thu nhận và được xử lí, kết quả của sử lí là hành động hay ý nghĩa gì?

    – Năng lực

    – Phẩm chất

    GV tổ chức hoạt động

    Hoạt động của học sinh

    Kết quả/sản phẩm
    học tập

    – GV đưa ra yêu cầu: Con hãy hình dung một người hát theo video

    1. Tai và mắt của người đó làm nhiệm vụ gì trong lúc hát?

    2. Bộ não của người đó làm nhiệm vụ gì trong lúc hát

    – Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá.

    – GV chốt dẫn vào bài

    – Học sinh lắng nghe, quan sát.

    – Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

    – Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

    – HS sẽ hình dung ra được tai, mắt, bộ não của người đó có nhiệm vụ gì khi hát theo video.

    Hoạt động 2: CON NGƯỜI XỬ LÍ THÔNG TIN

    Mục tiêu:

    – Yêu cầu cần đạt.

    • Học sinh biết được bộ não của con người xử lý thông tin như thế nào.

    – Năng lực

    • Nhận biết được thông tin thu nhận và được xử lí, kết quả của sử lí là hành động hay ý nghĩa gì?
    • Nêu được ví dụ minh họa cho thấy bộ não của con người là bộ phận xử lí thông tin.

    – Phẩm chất

    • Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân và của nhóm khi tham gia hoạt động học.
    • Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm.

    GV tổ chức hoạt động

    Hoạt động của học sinh

    Kết quả/sản phẩm
    học tập

    – GV đưa ra nội dung khi tiếp nhận thông tin thì bộ não xử lý như thế nào. Thông qua việc quan sát hình 4 SGK Tr 9+10.

    – GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận,

    – GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

    – Câu hỏi củng cố:

    – Đọc yêu cầu

    – Các nhóm nhận nhiệm vụ

    – HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

    – Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

    – HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

    – Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

    – HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

    – Bộ não là nơi xử lí thông tin, tạo ra quyết định, điều khiển các suy nghĩ và hành động của con người.

    – HS làm bài tập củng cố SGK Tr10.

    1. Bộ phận nào của con người làm nhiệm vụ xử lý thông tin?

    2. Quan sát một người đang thả diều. Người đó đang cố gắng làm cho cánh diều bay cao.

    Hoạt động 3: MÁY XỬ LÍ THÔNG TIN

    Mục tiêu:

    – Yêu cầu cần đạt.

    • Học sinh biết được máy xử lí thông tin như thế nào?

    – Năng lực

    • Nêu được ví dụ cho thấy máy móc cũng tiếp nhận thông tin và quyết định hành động.
    • Nhận biết được máy móc đã xử lý thông tin gì và kết quả xử lý ra sao.

    – Phẩm chất

    • Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân và của nhóm khi tham gia hoạt động học.
    • Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm.

    GV tổ chức hoạt động

    Hoạt động của học sinh

    Kết quả/sản phẩm
    học tập

    – GV đưa ra nội dung kể tên một số thiết bị điện trong gia đình có thể điều khiển được và thiết bị đó được điều khiển như thế nào. Thông qua việc quan sát hình 5 SGK Tr 11.

    – GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận,

    – GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

    – Câu hỏi củng cố:

    – Đọc yêu cầu

    – Các nhóm nhận nhiệm vụ

    – HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

    – Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

    – HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

    – Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

    – HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

    – Có nhiều thiết bị điện điều khiển được như ti vi, máy giặt, điều hoà nhiệt độ,… Con người điều khiển một thiết bị bằng cách cung cấp thông tin cho nó. Từ thông tin nhận được thiết bị sẽ xử và thực hiện yêu cầu của người điều khiển.

    – Có nhiều thiết bị tiếp nhận thông tin để quyết định hành động.

    Hoạt động 4: LUYỆN TẬP

    Mục tiêu:

    – Yêu cầu cần đạt.

    • Khái quát lại các kiến thức đã học thông qua các bài luyện tập, qua đó vận dụng vào thực tiễn.

    – Năng lực

    – Phẩm chất

    • Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân .
    • Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm.

    GV tổ chức hoạt động

    Hoạt động của học sinh

    Kết quả/sản phẩm
    học tập

    – GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.

    – Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá

    – GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

    – HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

    – Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

    – HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

    – Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

    – HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

    1. Bố vừa kể cho Minh nghe một câu chuyện hay. Mình nghĩ là sẽ kể lại cho An và Khoa. Em hãy ghép mỗi mục ở cột A với một mục thích hợp ở cột B.

    2. Khi nhấn vào nút dấu cộng (+) của bếp từ, bếp đã tiếp nhận được thông tin gì và đã quyết định hành động như thế nào?

    Hoạt động 6: VẬN DỤNG

    Mục tiêu

    • Học sinh được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
    • Yêu cầu: HS lấy được ví dụ một việc hàng ngày và thi nhận thông tin là gì?
    • Câu trả lời được ghi trên phiếu học tập.

    c. Tổ chức hoạt động

    • Giao nhiệm vụ: Học sinh thực hiện hoạt động vào ngoài giờ lên lớp: Em hãy lấy ví dụ một việc làm hằng ngày của em và cho biết thông tin được thu nhận là gì? Kết quả của việc xử lí là gì?

    IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

    ……………………………………………………………………………………..

    ……………………………………………………………………………………..

    Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm lớp 3 sách Kết nối tri thức

    TUẦN 1

    HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
    CHỦ ĐỀ: TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH
    Sinh hoạt theo chủ đề: CHÂN DUNG EM

    I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

    1. Năng lực đặc thù:

    • Học sinh nhận ra được những đặc điểm đáng nhớ về hình dáng bên ngoài của mình.
    • Tự tin về cơ thể của mình.

    2. Năng lực chung.

    • Năng lực tự chủ, tự học: bản thân tự tin về hình dáng của bản thân trước tập thể.
    • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xây dựng cho mình hình ảnh đẹp trước bạn bè (sạch sẽ, gọn gàng, mặc lịch sự,…).
    • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về chăm sóc bản thân để có hình ảnh đẹp.

    3. Phẩm chất.

    • Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh của bạn..
    • Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựng hình ảnh bản thân trước tập thể.
    • Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.

    II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

    • Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
    • SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

    III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

    Hoạt động của giáo viên

    Hoạt động của học sinh

    1. Khởi động:

    – Mục tiêu:

    + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

    + Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.

    – Cách tiến hành:

    – GV tổ chức trò chơi “Đây là ai” để khởi động bài học.

    + GV giới thiệu 3 bức tranh: nàng tiên cá, ông bụt, chú bé người gỗ. Yêu cầu HS quan sát để nhận ra nét riêng của mỗi nhân vật trong tranh: nụ cười, khuôn mặt, đối mắt, hàm răng, mái tóc, màu da, mũi,…

    + Lớp chia thành 3 nhóm và bốc thăm chọn nhân vật, thảo luận và miêu tả nhân vật của mình.

    Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

    + Mời đại diện các nhóm trình bày.

    – GV Nhận xét, tuyên dương.

    – GV dẫn dắt vào bài mới

    – HS lắng nghe.

    – HS chia nhóm và bốc thăm nhân vật, thảo luận để miêu tả nhân vật theo các gợi ý.

    – Đại diện nhóm trình bày.

    – HS lắng nghe.

    2. Khám phá:

    Mục tiêu: Nhận ra được nét độc đáo của mình trên gương mặt và cảm thấy tự hào, thú vị về điều đó.

    Cách tiến hành:

    * Hoạt động 1: Tạo hình gương mặt vui nhộn của em. (làm việc cá nhân)

    GV Yêu cầu học sinh soi gương và tìm ra nét riêng của mình.

    – Chia sẻ những nét riêng của mình trước lớp.

    – GV mời các HS khác nhận xét.

    – GV nhận xét chung, tuyên dương.

    – GV chốt ý và mời HS đọc lại.

    Mỗi người đều có một nét riêng của mình. Ai cũng có nét đáng yêu, đáng nhớ,…

    – Học sinh đọc yêu cầu bài và quan sát bản thân trong gương để tìm ra những nét riêng của mình.

    – Một số HS chia sẻ trước lớp.

    – HS nhận xét ý kiến của bạn.

    – Lắng nghe rút kinh nghiệm.

    – 1 HS nêu lại nội dung

    3. Luyện tập:

    Mục tiêu:

    + Tạo và giới thiệu được với bạn nét riêng của mình qua sản phẩm tạo hình.

    Cách tiến hành:

    Hoạt động 2. Tạo hình gương mặt vui nhộn của em. (Làm việc nhóm 2)

    – GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2:

    + Tao hình gương mặt em bằng những nguyên liệu em có: lá cây, viên sỏi, cúc áo, sợi len,…

    + Chú ý nhấn mạnh nét đặc biệt của em trên gương mặt.

    + Giới thiệu với bạn nét riêng của em qua sản phẩm.

    Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

    – GV mời các nhóm khác nhận xét.

    – GV nhận xét chung, tuyên dương.

    – Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

    – Đại diện các nhóm giới thiệu về nét riêng của nhóm qua sản phẩm.

    – Các nhóm nhận xét.

    – Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

    4. Vận dụng.

    – Mục tiêu:

    + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

    + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

    + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

    – Cách tiến hành:

    – GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:

    + Soi gương và nhận xét em giống ai.

    + Xác định những nét riêng của mỗi người và nét chung của cả nhà.

    Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

    – Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

    – Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

    – HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

    IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

    ………………………………………………………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………………………………………

    Kế hoạch bài dạy Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức

    TUẦN 1

    CÔNG NGHỆ
    CHỦ ĐỀ 1: TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ
    Bài 01: TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ (T1)

    I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

    1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

    • Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ.
    • Nêu được tác dụng một số sản phẩm công nghệ trong gia đình.
    • Phát triển năng lực công nghệ: Nêu được vai trò của các sản phẩm công nghệ trong đời sống gia đình.

    2. Năng lực chung.

    • Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.
    • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. Biết thu thập thông tin từ tình huống.
    • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

    3. Phẩm chất.

    • Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
    • Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.

    II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

    • Kế hoạch bài dạy, bài giảng PowerPoint.
    • SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

    III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

    Hoạt động của giáo viên

    Hoạt động của học sinh

    1. Khởi động:

    – Mục tiêu:

    + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

    + Bước đầu giúp học sinh có cảm nhận khác nhau giữa đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ.

    – Cách tiến hành:

    – GV mở bài hát “Em yêu thiên nhiên” để khởi động bài học.

    + GV nêu câu hỏi: Trong bài hát bạn nhỏ yêu những gì?

    + Vậy thiên nhiên có những gì mà bạn nhỏ yêu nhỉ?

    – GV Nhận xét, tuyên dương.

    – GV dẫn dắt vào bài mới

    – HS lắng nghe bài hát.

    + Trả lời: Trong bài hát bạn nhỏ yêu thiên nhiên, yêu mẹ cha, yêu Bác Hồ..

    + HS trả lời theo hiểu biết của mình.

    – HS lắng nghe.

    2. Khám phá:

    Mục tiêu: Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ.

    Cách tiến hành:

    Hoạt động 1. Tìm hiểu về thiên nhiên và sản phẩm công nghệ. (làm việc cá nhân)

    GV chia sẻ các bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.

    + Em hãy quan sát và gọi tên những đối tượng có trong hình 1.

    + Trong những đối tượng đó, đối tượng nào do con người làm ra, đối tượng nào không phải do con người làm ra?

    Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

    – GV mời các HS khác nhận xét.

    – GV nhận xét chung, tuyên dương.

    – GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.

    Sản phẩm công nghệ là sản phẩm do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống. Đối tượng tự nhiên không phải do con người tạo ra mà có sẵn trong tự nhiên như: động vật, thực vật, đất, nước,…

    – Học sinh đọc yêu cầu bài và trình bày:

    + a. cây xanh; b. nón lá; c. núi đá trên biển; d. đèn đọc sách; e. quạt; g. Tivi.

    + Những đối tượng do con người làm ra: b. nón lá; d. đèn đọc sách; e. quạt; g. Tivi.

    + Những đối tượng không phải do con người làm ra: a. cây xanh; c. núi đá trên biển;

    – HS nhận xét ý kiến của bạn.

    – Lắng nghe rút kinh nghiệm.

    – 1 HS nêu lại nội dung HĐ1

    Hoạt động 2. Tác dụng của một số sản phẩm công nghệ trong gia đình. (làm việc nhóm 2)

    – GV chia sẻ một số bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả.

    + Quan sát tranh, dựa vào các từ gợi ý: giải trí, làm mát, chiếu sáng, bảo quản thực phẩm Em hãy nêu tác dụng của các sản phẩm công nghệ có tên trong hình.

    Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

    – GV mời các nhóm khác nhận xét.

    – GV nhận xét chung, tuyên dương.

    – GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại:

    Các sản phẩm công nghệ có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Càng ngày những sản phẩm công nghệ càng hiện đại giúp cho con người có cuộc sống tốt đẹp hơn.

    – Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

    – Đại diện các nhóm trình bày:

    + Tivi, máy thu thanh: có tác dụng giải trí.

    + Quạt điện: có tác dụng làm mát.

    + Tủ lạnh: có tác dụng bảo quản thực phẩm.

    Bóng đèn điện: có tác dụng chiếu sáng.

    – Đại diện các nhóm nhận xét.

    – Lắng nghe rút kinh nghiệm.

    – 1 HS nêu lại nội dung HĐ2

    3. Luyện tập:

    Mục tiêu:

    + Xác định và nêu được một số sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên.

    Cách tiến hành:

    Hoạt động 3. Thực hành quan sát và nêu một số sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên. (Làm việc nhóm 2)

    – GV mời các nhóm quan sát trong lớp học, ngoài sân trường và nêu một số sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên.

    – Mời đại diện các nhóm trình bày

    Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

    – GV mời các nhóm khác nhận xét.

    – GV nhận xét chung, tuyên dương.

    Hoạt động 4. Thực hành quan sát và nêu một số sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên. (Làm việc nhóm 4)

    – GV yêu cầu các nhóm thảo luận và kể tên các sản phẩm công nghệ mà em biết có tác dụng như mô tả dưới đây:

    – GV mời các nhóm khác nhận xét.

    – GV nhận xét chung, tuyên dương.

    – Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

    – Đại diện các nhóm trình bày những sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên mà nhóm vừa quan sát được.

    – Các nhóm nhận xét.

    – Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

    – Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

    – Đại diện các nhóm trình bày

    + Làm mát căn phòng: quạt, máy điều hoà,…

    + Chiếu sáng căn phòng: Bóng đèn điện,…

    + Cất giữ bảo quản thức ăn: tủ lạnh,…

    + Chiếu những bộ phim hay: Tivi,…

    + Làm nóng thức ăn: bếp điện, bếp ga,…

    – Các nhóm nhận xét.

    – Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

    4. Vận dụng.

    – Mục tiêu:

    + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

    + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

    + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

    – Cách tiến hành:

    – GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”.

    – Chia lớp thành 2 đội (hoặc 4 đội chơi, tuỳ vào thực tế), viết những sản phẩm công nghệ mà em biết.

    – Cách chơi:

    + Thời gian: 2-4 phút

    + Mỗi đội xếp thành 1 hàng, chơi nối tiếp.

    + Khi có hiệu lệnh của GV các đội lên viết tên những sản phẩm công nghệ mà em biết.

    + Hết thời gian, đội nào viết được nhiều sản phẩm, đội đó thắng.

    – GV đánh giá, nhận xét trò chơi.

    – Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

    – Lớp chia thành các đội theo yêu cầu GV.

    – HS lắng nghe luật chơi.

    – Học sinh tham gia chơi:

    – HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

    IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

    ………………………………………………………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………………………………………

    Kế hoạch bài dạy Tự nhiên xã hội lớp 3 sách Kết nối tri thức

    TUẦN 1

    TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
    CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
    Bài 01: HỌ HÀNG VÀ NHỮNG NGÀY KỈ NIỆM CỦA GIA ĐÌNH (T1)

    I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

    1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

    • Nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại.
    • Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.

    2. Năng lực chung.

    Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

    Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

    Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

    3. Phẩm chất.

    • Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.
    • Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
    • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

    II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

    • Kế hoạch bài dạy, bài giảng Powerpoint.
    • SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

    III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

    Hoạt động của giáo viên

    Hoạt động của học sinh

    1. Khởi động:

    – Mục tiêu:

    + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

    + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

    – Cách tiến hành:

    – GV mở bài hát “Ba ngọn nến lung linh” để khởi động bài học.

    + GV nêu câu hỏi: trong bài hát nói về những ai?

    + Tác giả bài hát đã ví ba là gì, mẹ là gì và con là gì?

    – GV Nhận xét, tuyên dương.

    – GV dẫn dắt vào bài mới

    – HS lắng nghe bài hát.

    + Trả lời: Bài hát nói về ba, mẹ và con.

    + Trả lời: Tác giả bài hát ví ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng.

    – HS lắng nghe.

    2. Khám phá:

    Mục tiêu:

    + Nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại.

    + Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.

    Cách tiến hành:

    Hoạt động 1. Tìm hiểu về họ hàng bên nội, bên ngoại. (làm việc cá nhân)

    GV chia sẻ 4 bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.

    + Những người nào là họ hàng bên nội?

    + Những người nào là họ hàng bên ngoại?

    Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

    – GV mời các HS khác nhận xét.

    – GV nhận xét chung, tuyên dương.

    – GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.

    Họ hàng là người có mối quan hệ dựa trên huyết thống. Những người có mối quan hệ huyết thống với bố là họ hàng bên nội, với mẹ là họ hàng bên ngoại. Những người trong gia đình của người có mối quan hệ huyết thống với bố là thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội. Những người trong gia đình của người có mối quan hệ huyết thống với mẹ là thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên ngoại.

    – Học sinh đọc yêu cầu bài và tiến trình bày:

    + Họ hàng bên nội của Hoa: Ông bà nội của Hoa, gia đình anh trai của bố Hoa.

    + Họ hàng bên ngoại của Hoa: Ông bà ngoại của Hoa, gia đình em gái của mẹ Hoa.

    – HS nhận xét ý kiến của bạn.

    – Lắng nghe rút kinh nghiệm.

    – 1 HS nêu lại nội dung HĐ1

    Hoạt động 2. Tìm hiểu cách xưng hô bên nội, bên ngoại. (làm việc nhóm 2)

    – GV chia sẻ 2 bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả.

    + Quan sát tranh, đọc thông tin và cho biết Hoa xưng hô như thế nào với những người trong gia đình thuộc họ hàng bên nội và bên ngoại?

    Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

    – GV mời các nhóm khác nhận xét.

    – GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung thêm:

    + Các thành viên trong gia đình họ hàng bên nội, bên ngoại bao gồm: ông bà nội; anh, chị em của bố và gia đình (chồng/vợ và con) của họ.

    + Các thành viên gia đình họ hàng bên ngoại bao gồm: ông bà ngoại; anh, chị em của mẹ và gia đình (chồng/vợ và con) của họ.

    + Cách xưng hô thì tuỳ vào địa phương, ví dụ em gái của bố ở miền Bắc gọi là cô, còn miền trung gọi à “o”,…

    – GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại:

    Họ hàng bên nội hoặc bên ngoại bao gồm ông, bà, anh chị em ruột của bố hoặc mẹ và con ruột của họ. Ở mỗi vùng miền có cách xưng hô khác nhau đối với những thành viên trong họ hàng.

    – Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

    – Đại diện các nhóm trình bày:

    + Hoa gọi anh trai của bố là bác trai; Vợ của bác trai là bác gái; con trai và con gái của các bác gọi là anh họ, chị họ.

    + Hoa gọi em gái của mẹ là dì; chồng của dì là chú (theo cách gọi của người miền Bắc); con gái của dì và chú là em họ.

    – Đại diện các nhóm nhận xét.

    – Lắng nghe rút kinh nghiệm.

    – 1 HS nêu lại nội dung HĐ2

    3. Luyện tập:

    Mục tiêu:

    + Biết cách xưng hô và nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại qua sơ đồ.

    Cách tiến hành:

    Hoạt động 3. Thực hành nói, điền thông tin còn thiếu cách Hoa xưng hô với các thành viên trong gia đình bên nội, bên ngoại. (Làm việc nhóm 4)

    – GV chia sẻ sơ đồ và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả.

    + Em hãy nói cách Hoa xưng hô với các thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội, bên ngoại trong sơ đồ dưới đây.

    Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

    – GV mời các nhóm khác nhận xét.

    – GV nhận xét chung, tuyên dương.

    – Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

    – Đại diện các nhóm trình bày:

    Thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội của Hoa: Ông nội – bà nội (bố mẹ của bố Hoa); bác trai-bác gái (anh trai và vợ của anh trai của bố); anh, chị họ (con của bác trai, bác gái).

    Thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên ngoại của Hoa: Ông ngoại – bà ngoại (bố mẹ của mẹ Hoa); dì-chú (em gái và chồng của em gái của mẹ); em họ (con của gì và chú).
    – Các nhóm nhận xét.

    – Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

    4. Vận dụng.

    – Mục tiêu:

    + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

    + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

    + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

    – Cách tiến hành:

    – GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”: Gv mô tả về một số người thân trong gia đình họ hàng, yêu cầu học sinh chỉ ra người đó là ai?

    + Người phụ nữ sinh ra mẹ mình là ai?

    + Người đàn ông được bà nội sinh ra sau bố mình là ai?

    + Người phụ nữ được bà ngoại sinh ra sau mẹ mình là ai?

    + Người con trai của bác trai và bác gái thì ta gọi là gì?

    – GV đánh giá, nhận xét trò chơi.

    – Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

    – HS lắng nghe luật chơi.

    – Học sinh tham gia chơi:

    + Đó là bà ngoại.

    + Đó là chú.

    + Đó là dì.

    +Đó là anh họ.

    IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

    ………………………………………………………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………………………………………

    Giáo án Tiếng Anh lớp 3 sách Kết nối tri thức

    STARTER
    A. Numbers

    A. OBJECTIVES:

    By the end of the lesson, Ss will be able to:

    1. Knowledge:

    • identify the numbers 1 to 10 through listening, speaking, reading and writing activities
    • listen and identify numbers by ticking the correct boxes.
    • read and match the relevant words with numbers.
    • Vocabulary: one, two, three, four, five, six, seven, eight, nine, ten.
    • Skills: speaking and listening

    2. Competences:

    • Oral communication: Say the numbers.
    • Co-operation: ready to help friends in pair work/ group work.
    • Sociability: Talk to each other, say good words to others.

    3. Attitude/ Qualities:

    • Kindness: Help partners to complete learning tasks.
    • Honesty: tell the truth about feelings and emotions

    B. TEACHING AIDS:

    • Teacher: Teacher’s guide Pages 13-14, audio Tracks 2,3, website sachmem.vn, posters, laptop, pictures, textbook, lesson plan, TV or projector.
    • Students: Pupil’s book Page 7, notebooks, workbooks, school things.

    C. PROCEDURES:

    Stages/Time

    Teacher’s activities

    Students’ activities

    1.Warm- up:

    (3’)

    2. Presentation

    (15’)

    3.Practice: (15’)

    4. Homework. (2’)

    Sing a song: Hello song

    *Aims: to create a friendly and active atmosphere in the class to beginning the lesson.

    *Procedure:

    – Show the song on the screen.

    – Ask pupils to listen, sing and dance the song.

    – Say “Open your book page 7” and look at “Starter, Numbers”.

    Activity 1. Vocabulary

    *Aims: Ss will be able to know and identify the numbers from 1 to 10

    *Procedure:

    -T uses body language and pictures to introduce the new words

    + one: số 1

    + two: số 2

    + three: số 3

    + four: số 4

    + five: số 5

    + six: số 6

    + seven; số 7

    + eight: số 8

    + nine: số 9

    + ten: số 10

    – T models (3 times).

    – T writes the words on the board.

    Checking: What and where

    Activity 2. 1. Listen, point and repeat:

    *Aims: Ss will be able to listen, point and repeat the number correctly.

    *Procedure:

    – Draw pupils’ attention to the numbers.

    – Tell them to listen, point at the numbers and repeat.

    – Play the recording for pupils to listen to the numbers, and familiarise themselves with their stress and intonation.

    – Play the recording again for pupils to listen and repeat.

    – Remind them to point at the numbers while listening.

    – Do this several times until they feel confident.

    – Correct their pronunciation where necessary.

    – Put pupils into pairs to practise listening, pointing at and repeating the numbers 1 − 10.

    – Go around the classroom to offer support.

    Activity 3 2. Listen and tick:

    *Aims: Ss will be able to listen and identify numbers by ticking the correct boxes.

    *Procedure:

    – Draw pupils’ attention to the numbers.

    – Tell them to listen and tick the correct box under each number while listening.

    – Show an example with number three.

    – Play the recording and tick the box under the correct number.

    – Play the recording all the way through for pupils to do the task.

    – Play the recording again for them to check their answers.

    – Tell pupils to swap their books with their partners, then check answers together as a class.

    – Write the correct answers on the board for pupils to correct their answers.

    – Play the recording again for pupils to double-check their answers.

    – Have Ss to listen and repeat in chorus. Correct their pronunciation where necessary.

    Key: 3, 5, 8, 10

    Activity 4. Read and match.

    *Aims: Ss will be able to read and match the relevant words with numbers.

    *Procedure:

    – Draw two columns on the board like the input.

    – Tell pupils to read the words for numbers and draw lines to match with the target numbers.

    – Model: Have pupils read the word in chorus and draw a line to match with number 1.

    – Give pupils time to do the task individually or in pairs. Go around the classroom to offer support where necessary.

    – Check the answers as a class.

    – Invite a pupil to come to the front and draw a line on the board to match the words with the relevant numbers.

    – Give feedbacks

    Key: 2. e 3. b 4. a 5. D

    *Consolidation

    *Aims: Ss will be able consolidate and wrap up the content of the lesson.

    *Procedure:

    – T asks ss to answer the following questions:

    + What have you learnt from the lesson today?

    – T review the number

    Learn the number by heart

    – Sing and dance the song in chorus.

    – Ss listen and open their books.

    – Ss listen

    – – Ss listen and repeat

    + Choral repetition (3 times).

    + Individual repetition (3 ss)

    – Ss take note

    – Ss look, remember and say

    -Look at the board and listen.

    -Ss listen, point and repeat.

    -Ss listen and repeat.

    -Ss listen again and repeat.

    -Ss point at the numbers while listening

    -Ss continue do the task

    -Ss works in pairs to practice

    -Look at the screen and listen.

    -Ss listen

    – Ss look and listen

    -Ss listen to the tape and tick

    -Ss listen and do the task

    -Ss listen again and check their answers.

    – Ss swap their books with their partners and check answers.

    -Ss correct their answers

    -Ss listen again and check again.

    – Ss listen and repeat in chorus

    -Ss look and listen.

    1.one

    a. 8

    2.five

    b. 3

    3.three

    c. 1

    4.eight

    d. 10

    5.ten

    e. 5

    -Ss listen.

    -Ss read the word in chorus

    -Ss do the task

    -Ss check the answers

    – Ss go to the board anf match

    -Ss answer the questions

    – Ss listen

    -Ss listen

    D. ADJUSTMENTS (if necessary):

    ………………………………………………………………………………………….……………………

    ………………………………………………………………………………………….……………………

    ………………………………………………………………………………………….……………………

    Giáo án Giáo dục thể chất lớp 3 sách Kết nối tri thức

    CHỦ ĐỀ 1: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ

    Bài 1: Biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành hai, ba hàng dọc và ngược lại
    (tiết 1)

    I. Yêu cầu cần đạt

    1. Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

    • Đoàn kết, nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
    • Tích cực tham gia các trò chơi vận động, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi và hình thành thói quen tập luyện TDTT.

    2. Về năng lực:

    2.1. Năng lực chung:

    • Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành hai , ba hàng dọc và ngược lại trong sách giáo khoa.
    • Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.

    2.2. Năng lực đặc thù:

    • NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.
    • NL vận động cơ bản: Thực hiện được cách biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành hai , ba hàng dọc và ngược lại.
    • Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được cách biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành hai , ba hàng dọc và ngược lại

    II. Địa điểm – phương tiện

    – Địa điểm: Sân trường

    – Phương tiện:

    • Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.
    • Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.

    III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

    • Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.
    • Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm

    IV. Tiến trình dạy học

    Nội dung Lượng VĐ Phương pháp, tổ chức và yêu cầu
    T. gian S. lần Hoạt động GV Hoạt động HS

    I. Phần mở đầu

    Nhận lớp

    Khởi động

    – Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,…

    – Trò chơi “Làm theo lệnh”

    Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

    II. Phần cơ bản:

    – Kiến thức.

    – Biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành hai hàng dọc và ngược lại.

    Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

    Luyện tập

    Tập đồng loạt

    Tập theo tổ nhóm

    Thi đua giữa các tổ

    – Trò chơi “Đi qua suối”.

    Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

    – Bài tập PT thể lực:

    – Vận dụng:

    III. Kết thúc

    – Thả lỏng cơ toàn thân.

    – Nhận xét, đánh giá chung của buổi học.

    Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà

    – Xuống lớp

    5 – 7’

    2-3’

    16-18’

    3-5’

    4- 5’

    2x8N

    2 lần

    3 lần

    1 lần

    2 lần

    Gv nhận lớp, thăm

    hỏi sức khỏe học sinh

    phổ biến nội dung,

    yêu cầu giờ học

    – GV HD học sinh

    khởi động.

    – GV hướng dẫn chơi

    Cho HS quan sát tranh

    GV làm mẫu động tác kết hợp phân tích kĩ thuật động tác.

    Hô khẩu lệnh và thực hiện động tác mẫu

    Cho 1 tổ lên thực hiện cách biến đổi đội hình.

    GV cùng HS nhận xét, đánh giá tuyên dương

    – GV hô – HS tập theo GV.

    – Gv quan sát, sửa sai cho HS.

    – Y,c Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.

    – Tiếp tục quan sát, nhắc nhở và sửa sai cho HS

    – GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.

    – GV và HS nhận xét đánh giá tuyên

    dương.

    – GV nêu tên trò

    chơi, hướng dẫn cách chơi, tổ chức chơi trò chơi cho HS.

    – Nhận xét tuyên dương và xử phạt người phạm luật

    – Cho HS chạy XP cao 15m

    – Yêu cầu HS quan sát tranh trong sách trả lời câu hỏi BT.

    – GV hướng dẫn

    – Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của hs.

    – VN ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

    Đội hình nhận lớp

    Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

    – HS khởi động theo GV.

    – HS Chơi trò chơi.

    Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

    – Đội hình HS quan sát tranh

    Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

    HS quan sát GV làm mẫu

    HS tiếp tục quan sát

    – Đội hình tập luyện đồng loạt.

    Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

    ĐH tập luyện theo tổ

    Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

    – Từng tổ lên thi đua

    – trình diễn

    – Chơi theo hướng dẫn

    Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

    HS chạy kết hợp đi lại hít thở

    – HS trả lời

    – HS thực hiện thả lỏng

    – ĐH kết thúc

    Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc lớp 3 sách Kết nối tri thức

    CHỦ ĐỀ 1: LỄ HỘI ÂM THANH (4 tiết)

    * NỘI DUNG.

    • Hát: Múa lân
    • Thường thức âm nhạc: Giới thiệu dàn trống dân tộc
    • Đọc nhạc: Bài số 1
    • Vận dụng sáng tạo: Biểu diễn bài hát, vận động cơ thể theo nhịp điệu và đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.

    I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

    * Năng lực âm nhạc:

    • HS nêu được tên bài hát và tác giả, hát đúng giai điệu và lời ca, cảm nhận được tính chất vui tươi, rộn ràng của giai điệu và khung cảnh vui chơi trong đêm trung thu của các bạn thiếu nhi qua bài hát Múa lân.
    • Biết hát kết hợp với vận động cơ thể hoặc gõ đệm cho bài hát.
    • Nhận biết được dàn trống dân tộc và âm thanh của trống, biết thể hiện biểu cảm khi nghe/ xem biểu diễn trống.
    • Nhớ tên nốt, đọc đúng cao độ, trường độ bài đọc nhạc kết hợp với nhạc đệm.
    • Biết biểu diễn bài hát Múa lân theo các hình thức khác nhau. Biết vận động cơ thể theo nhịp điệu bài Chiếc đèn ông sao. Biết kết hợp giữa đọc tên nốt theo kí hiệu bàn tay và hình tiết tấu.
    • Có ý tưởng sáng tạo khi kết hợp cùng bạn/ nhóm bạn biểu diễn bài hát, thể hiện bài đọc nhạc và tham gia các hoạt động học tập.

    * Năng lực chung:

    • Tự tin, tích cực phát biểu và phối hợp với các bạn trong các hoạt động nhóm, tập thể, cặp đôi, cá nhân.

    * Phẩm chất:

    • Biết thể hiện tình cảm nhân ái với bạn bè, có ý thức trách nhiệm trong học tập và cuộc sống.

    II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

    1. Giáo viên:

    • Sách giáo viên.
    • Đàn phím điện tử nhạc cụ theo điều kiện của địa phương; bài giảng điện tử, loa Bluetooth (nếu cần), các file học liệu mp3, mp4 đi kèm nội dung của chủ đề.
    • Chuẩn bị một số tranh ảnh, clip về đêm rằm trung thu

    2. Học sinh:

    • SGK Âm nhạc 3 và Vở bài tập âm nhạc 3
    • Nhạc cụ gõ (hoặc nhạc cụ gõ tự tạo).

    III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

    TIẾT 1: HÁT MÚA LÂN

    * Yêu cầu cần đạt:

    • HS nêu được tên bài hát và tác giả, bước đầu hát đúng lời ca, giai điệu và thể hiện sắc thái của bài hát Múa lân.
    • Biết hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
    • Biết lắng nghe và kết hợp cùng nhóm, tập thể trong khi học và thể hiện bài hát.
    Tiến trình bài dạy Hoạt động của GV và HS

    1. Hoạt động mở đầu

    * Cùng đọc và vỗ tay theo tiết tấu

    – GV và HS cùng đọc lời ca và vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca tạo không khí vui tươi, phấn khởi để dẫn dắt vào bài hát Múa lân trong chủ đề Lễ hội âm thanh

    – HS được rèn phản xạ với tiết tấu âm nhạc chủ đạo của bài hát Múa lân của tác giả Y Vân – Phùng Sửu.

    Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

    – GV đàm thoại với HS trong tiết học đầu tiên của môn học và dẫn dắt vào hoạt động khởi động.

    – HS trả lời câu hỏi và tương tác với GV.

    – HS quan sát hình tiết tấu, lắng nghe GV hướng dẫn và cùng tương tác.

    – HS thực hiện theo hình thức tập thể và nhóm/ cá nhân.

    – GV khích lệ HS tự tin để cùng phối hợp thể hiện.

    GV có thể gợi mở để một vài HS chia sẻ cảm nhận của mình khi được tham gia lễ hội trăng rằm linh hoạt tùy theo thực tế).

    2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

    Học bài hát Múa lân

    Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

    Nghe hát mẫu

    Tìm hiểu về bài hát:

    – Đọc lời ca và chia câu hát

    Phần mở đầu: bùng bùng… bùng.

    + Câu hát 1: Còn vui rằm tháng tám.

    + Câu hát 2: Còn hay … múa lân.

    + Câu hát 3: Em đánh phèng … đánh trống.

    + Câu hát 4: Em ông Địa … múa lân.

    + Câu hát 5: Em rước đèn … múa rối.

    + Câu hát 6: Vui lên nào… sáng trăng.

    – Tập hát:

    -GV nêu câu hỏi và đàm thoại với HS:

    + Các em đã tham gia rước đèn trong đêm rằm trung thu chưa? Quang cảnh đêm trung thu như thế nào? Trường, lớp đã tổ chức những hoạt động gì trong ngày trung thu cho các em?… sau đó GV dẫn dắt vào hoạt động nghe bài hát.

    – GV hát hoặc mở file mp3 cho HS nghe để cảm nhận. (HS quan sát SGK hoặc PowerPoint)

    – GV có thể chia câu hát hoặc hướng dẫn HS (theo khả năng) chia bài hát thành 6 câu hát; GV đánh dấu những chỗ lấy hơi ở cuối mỗi câu hát.

    -GV hát mẫu/ HS nghe file tư liệu

    – GV hướng dẫn HS tập hát từng câu.

    GV đưa câu hỏi cho HS nhận xét về các hát 3, 4, 5, 6 có tiết tấu giống nhau như thế nào? (câu 3 giống câu 5; câu 4 giống câu 6).

    – GV nhắc nhở HS hát đúng giai điệu và lời ca khi kết nối các câu, thực hiện đúng các kí hiệu âm nhạc theo hướng dẫn của GV như: dấu quay lại, khung thay đổi, những chỗ ngắt, nghỉ,…

    3. Hoạt động luyện tập, thực hành

    -Hát với nhạc đệm kết hợp vỗ tay theo nhịp.

    Giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tất cả các môn

    – GV đệm đàn/ sử dụng file học liệu hướng dẫn HS hát cả bài=> yêu cầu: HS hát nhấn vào phách mạnh.

    – GV nhắc HS lấy hơi đúng cách, không hát quá to, phát âm và điều chỉnh hơi thở để thể hiện được sắc thái to – nhỏ trong khi hát.

    – GV chỉ định các nhóm HS hát kết hợp vỗ tay theo nhịp/ phách; các nhóm/ cá nhân nhận xét cho nhau.

    -GV quan sát và sửa sai cho HS.

    -GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp với các hình thức tập thể, nhóm, đôi bạn.

    – GV điều khiển HS luyện tập theo các nhóm đồng đẳng và phân hóa.

    – HS nhận xét, GV nhận xét và sửa sai sau mỗi lần HS hát (nếu có).

    – GV đặt câu hỏi giúp HS cảm thụ bài hát một cách đầy đủ hơn, qua đó từng bước nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc, VD: Nhịp điệu bài hát “Múa lân” nhanh hay chậm, vui tươi sôi nổi hay êm dịu, nhẹ nhàng? Nội dung bài hát nói về điều gì?

    GV gợi mở: Bài hát giúp chúng ta Tuy nhớ lại những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ cùng không khí rộn ràng, trải dài khắp các miền quê với điệu múa lân, sư tử,… Đặc biệt là tiếng trống “Tùng rinh rinh cắc tùng rinh rinh” để diễn tả niềm hân hoan, vui sướng của trẻ thơ trong đêm hội trăng rằm. GV lồng ghép giáo dục HS về lòng nhân ái, tình yêu thương, sự tự tin và tinh thần trách nhiệm trong khi tham gia các hoạt động học tập, vui chơi,…

    -GV mời một hai nhóm/ cá nhân thể hiện lại bài hát.

    -GV khen ngợi, động viên và nhắc nhở HS ( nếu cần).

    *Tổng kết tiết học:

    GV cùng HS chốt lại nội dung:

    Học bài hát Múa lân.

    – GV yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá đã thuộc lời ca của bài hát và hát đúng theo giai điệu hay chưa?

    – GV nhận xét HS trả lời, nhắc nhở và động viên HS luyện tập thêm.

    -GV dặn dò HS về nhà chia sẻ cảm nhận về giờ học nhạc đầu tiên của lớp 3 và hát bài Múa lân cho người thân cùng nghe.

    – Khuyến khích HS đọc sách giáo khoa hoặc trên hanhtrangso.nxbgd.vn tìm hiểu về bài đọc nhạc số 1.

    ….

    >> Tải file để tham khảo toàn bộ giáo án lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *