Giáo án Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu cực kì hữu ích, được biên soạn rất cẩn thận các bài học trong học kì 1 theo chương trình sách giáo khoa.
Bạn đang đọc: Giáo án Mĩ thuật 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 8 của mình. Giáo án Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 8.
Giáo án Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức với cuộc sống
Ngày soạn: ……/……/……./20…… (Từ tuần: – đến tuần: )
Ngày giảng:……/……/……./20……
Chủ đề 1: HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG MĨ THUẬT
Bài 1: HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG SÁNG TẠO MĨ THUẬT
(Thời lượng 2 tiết – Thực hiện tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
– Hiểu về cách thức tạo hình con người trong sáng tạo mĩ thuật.
– Biết về tạo hình con người được thể hiện trong SPMT.
2. Năng lực.
– Biết cách thể hiện tạo hình con người theo nhiều hình thức khác nhau, phù hợp tương quan tỉ lệ cơ thể người.
– Có khả năng ghi chép dáng người ở trạng thái tĩnh – động mức độ đơn giản.
3. Phẩm chất.
– Cảm nhận được vẻ đẹp và biết chia sẻ cách khai thác hình tượng con người trong SPMT.
– Biết được sự đa dạng trong sáng tạp nghệ thuật, từ đó thêm yêu thích môn học và có nhiều hơn cách tiếp cận, lựa chọn thể hiện hình tượng con người trong thực hành, sáng tạo SPMT.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với GV:
– Một số hình ảnh, Clip giới thiệu về cách thể hiện dáng người để trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát.
– Hình ảnh SPMT thể hiện hình tượng con người để làm minh họa, phân tích cách thể hiện cho HS quan sát trực tiếp.
– Một số SPMT thể hiện hình tượng con người với các chất liệu khác nhau.
– Gíáo án, SGV Mĩ thuật 8, Máy tính, trình chiếu trên PowerPoint Clip có liên quan đến chủ đề bài học.
– Kế hoạch dạy học, Giáo án, SGV Mĩ thuật 8, SHS, Hình ảnh, Clip có liên quan đến chủ đề bài học.
– Máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).
2. Đối với HS:
– SGK Mĩ thuật 8.
– Vở bài tập Mĩ thuật 8.
– Đồ dùng học tập môn học: bút chì, bút lông (Các cỡ), hộp màu, sáp màu dầu, mài acrylic (hoặc màu goat, màu bột pha sẵn), giấy vẽ, giấy màu các loại, kéo, koe dán, đất nặn, vật liệu tái sử dụng. (Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương).
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
* Phương pháp kết hợp dạy học truyền thống và phương pháp day học tích cực.
+ Nhận biết cái đẹp: Nhận biết và bày tỏ được cảm xúc sự vật, hiện tượng trong cuôc sống.
+ Phân tích đánh giá cái đẹp: HS có thể mô tả, so sánh và nhận xét được biểu hiện bên ngoài của đối tượng ở mức độ đơn giản.
+ Tạo ra cái đẹp: Mô phỏng tái hiện được vẻ đẹp quen thuộc bằng các hình thức, công cụ, phương tiện và ngôn ngữ biểu đạt khác nhau ở mức độ đơn giản, phù hợp với tâm lí lứa tuổi; có ý tưởng sử dụng kết quả học tập, sáng tạo thẩm mĩ để làm đẹp cho cuộc sống hằng ngày.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A/ QUAN SÁT.
Hoạt động giáo viên. |
Hoạt động học sinh. |
* Hoạt động khởi động. |
|
– GV cho HS sinh hoạt đầu giờ. – Tổ chức cho HS chơi trò chơi. |
– HS sinh hoạt. |
1/ Hoạt động 1. Quan sát: – Học sinh huy động kiến thức, kinh nghiệm cá nhân để tham gia hoạt động, tạo sự hứng thú và có nhận thức ban đầu về bài học mới. |
|
a) Mục tiêu. – HS biết đến một số tạo hình nhân vật được thể hiện trong TPMT. – Thông qua phân tích một số TPMT (hội họa, điêu khắc). HS biết được một số cách tạo hình nhân vật. b) Nội dung. – GV cho HS tìm hiểu một số hình tượng con người trong TPMT. – GV cho HS biết đến sự đa dạng trong cách tạo hình nhân vật. c) Sản phẩm. – Có kiến thức cơ bản, đơn giản về hình tượng con người được thể hiện trong sáng tạo mĩ thuật. d) Tổ chức thực hiện. – Tìm hiểu hình tượng con người trong tác phẩm hội họa. * Phương án 1: – GV giao mỗi nhóm HS chuẩn bị tư liệu làm bài thuyết trình trước lớp (bằng hình thức PowerPoint hoặc diễn thuyết) về hình tượng nhân vật mà nhóm yêu thích qua các gợi ý: + Tên tác giả; + Tên tác phảm; + Một số thông tin liên quan đến tạo hình nhân vật: đường nét, màu sắc, tả thực – cách điệu, trừu tượng – cụ thể; toàn thân – bán thân,… – GV đánh giá theo sự tham gia của các thành viên trong nhóm. * Phương án 2: – GV hướng dẫn HS quan sát và tìm hiểu một số tác phẩm hội họa, điêu khắc và trình bày trên cơ sở câu hỏi định hướng trong SGK Mĩ thuật 8, trang 5 – 6. – GV mở rộng thêm thông tin liên quan đến cách tạo hình nhân vật, xây dựng hình tượng con người trong TPMT qua các tranh, ảnh (nếu có),… * GV chốt. + Có nhiều cách xây dựng hình tượng con người trong sáng tạo mĩ thuật; + Mỗi cách tạo hình nhân vật có đặc điểm và thể hiện những phong cách sáng tạo riêng cho mỗi Nghệ sĩ. + Tìm hiểu hình tượng con người trong tác phẩm điêu khắc (Tham khảo cách tổ chức ở phần trên). – Vậy là chúng ta đã biết đến một số tạo hình nhân vật được thể hiện trong TPMT. Thông qua phân tích một số TPMT (hội họa, điêu khắc). HS biết được một số cách tạo hình nhân vật ở hoạt động 1. |
– HS cảm nhận, ghi nhớ. – HS tìm hiểu. – HS mỗi nhón trình bày 5 phút. – HS chú ý ghi nhận. – HS quan sát trong SGK Mĩ thuật 8, trang 5 – 6.
– HS cảm nhận.ghi nhớ.
+ HS lắng nghe, ghi nhớ.
|
B/ THỂ HIỆN:
2/ Hoạt động 2. Thể hiện: – Học sinh tìm hiểu thông tin nhằm phát triển và lĩnh hội những kiến thức, kĩ năng mới của bài học. |
|
a) Mục tiêu. – HS biết cách thể hiện dáng người bằng hình thức vẽ kí họa. – HS thực hiện được kí họa dáng người các bạn xung quanh ở mức độ đơn giản. b) Nội dung. – GV cho HS tìm hiểu về một số cách kí họa dáng người bằng chất liệu chì, màu nước. – GV cho HS kham khảo các bước gợi ý kí họa dáng người. – GV cho HS kí họa dáng người bạn bè sung quanh. c) Sản phẩm. – SPMT bài vẽ kí họa dáng người. d) Tổ chức thực hiện. – Gợi ý một số cách thể hiện dáng người. – GV cho HS tìm hiểu về một số tranh kí họa thể hiện dáng người bằng chất liệu chì, màu nước; SGK Mĩ thuật 8, trang 6 – 7. – GV lưu ý cách vẽ dáng người nên đi từ tổng thể cho đến chi tiết và bắt đầu từ những nét đơn giản, có tính khái quát. – Gợi ý các bước kí họa dáng người. – GV cho HS tìm hiểu và nêu các bước kí họa dáng người SGK Mĩ thuật 8, trang 7 – 8. – GV cho HS mô tả lại các bước kí họa dáng người cơ bản. * GV chốt. + Dùng nét thể hiện các hướng chính, những đường xung quanh của mẫu vẽ; + Từ những nét khái quát, quan sát để thể hiện hình dáng của mẫu vẽ. Bước này cần lưu ý đến tỉ lệ tương quan giữa các bộ phận trên cơ sở mẫu vẽ; + Lựa chọn và thể hiện một số đặc điểm riêng của mẫu vẽ; + Thể hiện một số sắc độ hoàn thiện mẫu vẽ. – Vậy là chúng ta đã biết cách thể hiện dáng người bằng hình thức vẽ kí họa, thực hiện được kí họa dáng người các bạn xung quanh ở mức độ đơn giản ở hoạt động 2. * Củng cố dặn dò. – Chuẩn bị tiết sau. |
– HS cảm nhận, ghi nhớ. – HS ghi nhớ và phát huy lĩnh hội. – HS thực hành.
– HS tạo SPMT cá nhân.
– HS tìm hiểu SGK Mĩ thuật 8, trang 6 – 7.
– HS ghi nhớ.
– HS tìm hiểu SGK Mĩ thuật 8, trang 7 – 8. – HS lắng nghe, ghi nhớ.
– HS ghi nhớ. |
Bổ sung: …………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Chủ đề 1: HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG MĨ THUẬT
Bài 1: HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG SÁNG TẠO MĨ THUẬT
(Thời lượng 2 tiết – Thực hiện tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
– Hiểu về cách thức tạo hình con người trong sáng tạo mĩ thuật.
– Biết về tạo hình con người được thể hiện trong SPMT.
2. Năng lực.
– Biết cách thể hiện tạo hình con người theo nhiều hình thức khác nhau, phù hợp tương quan tỉ lệ cơ thể người.
– Có khả năng ghi chép dáng người ở trạng thái tĩnh – động mức độ đơn giản.
3. Phẩm chất.
– Cảm nhận được vẻ đẹp và biết chia sẻ cách khai thác hình tượng con người trong SPMT.
– Biết được sự đa dạng trong sáng tạp nghệ thuật, từ đó thêm yêu thích môn học và có nhiều hơn cách tiếp cận, lựa chọn thể hiện hình tượng con người trong thực hành, sáng tạo SPMT.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với GV:
– Một số hình ảnh, Clip giới thiệu về cách thể hiện dáng người để trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát.
– Hình ảnh SPMT thể hiện hình tượng con người để làm minh họa, phân tích cách thể hiện cho HS quan sát trực tiếp.
– Một số SPMT thể hiện hình tượng con người với các chất liệu khác nhau.
– Giáo án, SGV Mĩ thuật 8, Máy tính, trình chiếu trên PowerPoint Clip có liên quan đến chủ đề bài học.
– Kế hoạch dạy học, Giáo án, SGV Mĩ thuật 8, SHS, Hình ảnh, Clip có liên quan đến chủ đề bài học.
– Máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).
2. Đối với HS:
– SGK Mĩ thuật 8.
– Vở bài tập Mĩ thuật 8.
– Đồ dùng học tập môn học: bút chì, bút lông (Các cỡ), hộp màu, sáp màu dầu, mài acrylic (hoặc màu goat, màu bột pha sẵn), giấy vẽ, giấy màu các loại, kéo, koe dán, đất nặn, vật liệu tái sử dụng. (Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương).
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
* Phương pháp kết hợp dạy học truyền thống và phương pháp day học tích cực.
+ Nhận biết cái đẹp: Nhận biết và bày tỏ được cảm xúc sự vật, hiện tượng trong cuôc sống.
+ Phân tích đánh giá cái đẹp: HS có thể mô tả, so sánh và nhận xét được biểu hiện bên ngoài của đối tượng ở mức độ đơn giản.
+ Tạo ra cái đẹp: Mô phỏng tái hiện được vẻ đẹp quen thuộc bằng các hình thức, công cụ, phương tiện và ngôn ngữ biểu đạt khác nhau ở mức độ đơn giản, phù hợp với tâm lí lứa tuổi; có ý tưởng sử dụng kết quả học tập, sáng tạo thẩm mĩ để làm đẹp cho cuộc sống hằng ngày.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
C/ THẢO LUẬN:
Hoạt động giáo viên. |
Hoạt động học sinh. |
* Hoạt động khởi động. |
|
– GV cho HS sinh hoạt đầu giờ. |
– HS sinh hoạt. |
3/ Hoạt động 3. Thảo luận: – Học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng được trang bị để giải quyết các vấn đề, tình huống,…nhằm khắc sâu kiến thức, cũng như các yêu cầu của bài học một các chắc chắn. |
|
a) Mục tiêu. – Củng cố kiến thức liên quan tiết học trước. – Biết cách nhận xét, đánh giá, sản phẩm của bạn, của nhóm. (Hình kí hoạ người) – Trình bày những cảm nhận thẩm mĩ trước nhóm, trước lớp (Hình dáng, đường nét, màu sắc) – Mở rộng thuyết trình phản biện (nếu có) b) Nội dung. – GV cho HS quan sát vẻ đẹp Quan sát SPMT (hình kí hoạ dáng người) của các bạn đã thể hiện. – Phân tích (Bố cục, hình vẽ, đường nét..) – Thảo luận theo gợi ý (thầy/cô và sách giáo khoa MT8 trang 8) – GV cho HS trả lời câu hỏi để có định hướng về phần thực hành SPMT. – Giáo viên nhận xét: Chốt kiến thức bài học. Cho điểm xếp loại (nếu có) c) Sản phẩm. – Có hiểu biết ban đầu về vẻ đẹp tạo hình (kí hoạ : chì, bút bi, màu nước, phấn…) có ý thức khai thác hình ảnh để thực hành sáng tạo SPMT. – GV (có thể) chuẩn bị thêm một số hình ảnh về kí hoạ để HS cảm nhận và phân tích bổ xung sản phẩm học tập tri thức. d) Tổ chức thực hiện. -3. Thảo luận nhận xét bài vẽ dáng người. – GV tổ chức cho HS quan sát hình minh họa trang 8 trong SGK Mĩ thuật 8. hoặc một số hình ảnh GV chuẩn bị thêm. – GV tổ chức cho HS thảo luận (nhóm tổ/ nhóm bàn/ nhóm 2 bạn) hình minh họa trang 8 trong SGK Mĩ thuật 8 hoặc một số hình ảnh GV chuẩn bị thêm. Để so sánh với SPMT của các bạn trong nhóm/lớp – GV có thể đặt câu hỏi khai thác sâu hơn về nội dung hoạt động: – GV tổ chức cho HS quan sát và phân tích đơn giản về SPMT bài học: + Bố cục: Cân đối, đối xứng, trọng tâm..? + Đường nét: Thanh đậm, nhẹ nhàng, linh hoạt tinh tế …? + Hình khối :…? + Màu sắc: …? – GV có thể đặt câu hỏi khác liên quan bài học mở rộng – GV nhận xét bổ sung (Bố cục, màu sắc, đường nét…) Tổ chức cho HS thảo luận trả lời câu hởi nhận ra trên. * GV gợi ý theo câu hỏi * GV chốt. VD: Vậy là chúng ta đã biết cách : Kí họa là một hình thức vẽ nhanh, nhằm mục đích ghi lại những nét chính và chủ yếu nhất. Kí hoạ dáng người là hình thức vẽ tranh với mục đích ghi lại những tư thế dáng người và đây là cách cơ bản để các hoạ sĩ xây dựng tác phẩm mĩ thuật sau này. |
– HS trao đổi thông tin cảm nhận, ghi nhớ, trình bày phản biện. – HS quan sát thực hiện thao tác. – HS trả lời cau hỏi.
– HS hiểu biết ban đầu về vẻ đẹp
– HS quan sát.
– HS trả lời câu hỏi. – HS trả lời.
– HS phản biện phân tích.
– HS chú ý xem hình minh họa.
-3. Thảo luận nhận xét bài vẽ dáng người. – HS quan sát hình trong SGK Mĩ thuật 8. – HS thảo luận nhận xét. – HS trả lời.
– HS xem hình và phát huy lĩnh hội.
– HS trả lời câu hỏi. – HS trả lời.
+ HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời.
– HS Trình bày nhận xét.
– HS lắng nghe, ghi nhớ.
|
D/ VẬN DỤNG:
4/ Hoạt động 4. Vận dụng: – Học sinh giải quyết các vấn đề của thực tế hoặc vấn đề có liên quan đến nội dung của bài học, từ đó phát huy khả năng sáng tạo, sự linh hoạt của tư duy vào cuộc sống. |
|
a) Mục tiêu. – HS sử dụng hình kí hoạ để sáng tạo một SPMT (bức tranh hoặc trang trí đồ vật với chất liệu sẵn có) – Hình thành khả năng tự học, kết nối tri thức vận dụng và sáng tạo hình thành kiến thức mới . b) Nội dung. – GV cho HS quan sát tranh có sử dụng dáng người . – HS vẽ tranh sử dụng hình ảnh dánh người làm trọng tâm. c) Sản phẩm. – GV tổ chức cho HS quan sát và vẽ tranh sử dụng hình kí hoạ để xây dựng bố cục tranh. – SPMT là bài vẽ tranh được xây dựng từ bài kí hoạ tiết trước. d) Tổ chức thực hiện. -4. Vận dụng: Vẽ sáng tạo chi tiết cho hình kí hoạ – GV tổ chức cho HS quan sát hình minh họa trang 8 trong SGK Mĩ thuật 8. hoặc một số hình ảnh GV chuẩn bị thêm. Phương thức thục hiện: cá nhân thâm chi tiết cho hình kí hoạ đã có và tô màu hoàn thiện. – GV có thể đặt câu hỏi – Hình ảnh chính là gì? – Kí hoạ đó có bối cảnh sao cho phù hợp + Dánh đi, đứng, chạy, nhảy, ngồi.. +Liên tưởng bối cảnh (cách điệu, khái quát) – GV nhận xét bổ sung * GV chốt (Kí hoạ và tranh vẽ đề tài được xây dụng từ bài vẽ kí hoạ người) * Củng cố dặn dò. – Về nhà hoàn thiện bài vẽ. – Chuẩn bị tiết sau. |
– HS cảm nhận, ghi nhớ tạo ra SPMT tiếp tục sáng tạo vận dụng kiến thức phát triển tri thức mới. – HS quan sát. – HS trả lời cau hỏi. Vận dụng kiến thức để sáng tạo học tập.
– HS hiểu và thực hiện được thao tác tạo ra SPMT trên cơ sở nội dung chủ đề. – HS được tham khảo . 4. Vận dụng: Vẽ sáng tạo chi tiết cho hình kí hoạ – HS chú ý xem hình minh họa.
– HS quan sát hình trong SGK Mĩ thuật 8. – HS trả lời câu hỏi. – HS trả lời. – HS xem hình và phát huy lĩnh hội. – HS trả lời câu hỏi.
– HS lắng nghe, ghi nhớ. – HS lắng nghe, ghi nhớ. – HS ghi nhớ. |
* . HỒ SƠ DẠY HỌC (nếu có)
………………………………………………….
………………………………………………….
Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức