Giáo án Vật lí 9 năm 2023 – 2024 là tài liệu cực kì hữu ích, được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học các bài soạn theo chương trình sách giáo khoa.
Bạn đang đọc: Giáo án môn Vật lí 9 theo Công văn 5512
Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 9 của mình. Giáo án Vật lí 9 giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: giáo án Hóa học 9, giáo án môn Toán 9.
Giáo án Vật lí 9 theo Công văn 5512
BÀI 1: SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
– Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
– Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thực nghiệm.
– Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
– Năng lực tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát kết quả thí nghiệm, để tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
– Năng lực giáo tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết các kết quả thu được để thu được giá trị hiệu điện thế và cường độ dòng điện.
2.2. Năng lực đặc thù:
– Năng lực nhận thức: Xác định được có sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. Từ đó phát biểu được cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
– Năng lực tìm hiểu: Dựa vào quan sát thí nghiệm, xác lập được mối quan hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, từ đó vẽ được đường biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Vận dụng được mối quan hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế để giải thích và dự đoán những trường hợp cụ thể.
3. Phẩm chất:
– Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
– Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
– Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
– Kế hoạch bài học.
– Một dây dẫn bằng nicrôm chiều dài 1800mm, đường kính 0,3mm, dây này được quấn sẵn trên trụ sứ (gọi là điện trở mẫu)
+ 1 ampe kế có giới hạn đo 1A. 1 vôn kế có giới hạn đo 6V, 12V.
+ 1 công tắc,1 nguồn điện một chiều 6V, các đoạn dây nối.
2. Học sinh:
– Kẻ sẵn bảng 1 trang 04 vào vở
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
b) Nội dung: Nhận biết được sự liên quan giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch điện.
c) Sản phẩm:
HS vẽ được sơ đồ mạch điện có Ampe kế và vôn kế trong mạch. Giải thích được cách mắc 2 dụng cụ đó.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ: -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: – Giáo viên yêu cầu: + Đọc phần giới thiệu nội dung chương I. + Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 1 nguồn điện, 1 bóng đèn, 1 vôn kế, 1 ampe kế, 1 công tắc K. Trong đó vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn, ampe kế đo cường độ dòng điện qua đèn. + Giải thích cách mắc vôn kế, ampe kế trong mạch điện đó. – Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: – Học sinh: Trả lời yêu cầu. – Giáo viên: Lắng nghe để tìm ra vấn đề vào bài mới. – Dự kiến sản phẩm: + Đọc toàn bộ nội dung phần mở đầu chương I và trả lời những nội dung cần nghiên cứu trong chương I như SGK. + Vôn kế mắc song song với bóng đèn, am pe kế mắc nối tiếp với bóng đèn. *Báo cáo kết quả: HS lên bảng trả lời. *Đánh giá kết quả: – Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: – Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: + GV giới thiệu một số nội dung sẽ nghiên cứu trong chương lại. + Ở lớp 7 ta đã biết khi hiệu điện thế đặt vào bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện qua bóng đèn càng lớn và đèn càng sáng. Vậy cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có tỉ lệ với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây hay không? ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Muốn trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu:
– Nêu được cách bố trí TN và tiến hành TN khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. Mắc mạch điện theo sơ đồ. Sử dụng các dụng cụ đo vôn kế, ampe kế.
– Vẽ và sử dụng đồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thực nghiệm. Nêu được kết luận sự phụ thuộc của I vào U.
b) Nội dung: Nêu được sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
c) Sản phẩm: Học sinh tiến hành được thí nghiệm, đọc được kết quả từ đó rút ra được sự phụ thuộc của I vào U và vẽ được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây. |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ + Cho HS nghiên cứu SGK. + Tìm hiểu mạch điện hình 1.1, kể tên, nêu công dụng, cách mắc các bộ phận trong sơ đồ, bổ sung chốt (+), (-) vào mạch điện. + Đọc mục 2 – Tiến hành TN, nêu các bước tiến hành TN. + Nhận dụng cụ TN, tiến hành TN theo nhóm, ghi kết quả vào bảng. + Ghi lại kết quả trả lời C1 vào bảng nhóm. – Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK, quan sát thí nghiệm và trả lời: C1. *Thực hiện nhiệm vụ – Học sinh: Đọc SGK, quan sát thí nghiệm và trả lời: C1. Ghi từng nội dung trả lời vào bảng phụ. – Giáo viên: uốn nắn sửa chữa kịp thời sai xót của HS. + Hướng dẫn cách làm thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn bằng cách thay đổi số pin dùng làm nguồn điện. + Kiểm tra các nhóm tiến hành TN, nhắc nhở cách đọc chỉ số trên dụng cụ đo, kiểm tra các điểm tiếp xúc trên mạch. – Dự kiến sản phẩm: (bên cột nội dung) *Báo cáo kết quả và thảo luận: (bên cột nội dung) *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. – Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận cả lớp đi đến kết quả chung. |
I. Thí nghiệm
1. Sơ đồ mạch điện
2. Tiến hànhTN. C1: Khi tăng (giảm) hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện cũng tăng (giảm) bấy nhiêu lần
|
Hoạt động 2.2: Vẽ và sử dụng đồ thị để rút ra kết luận |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ – Giáo viên yêu cầu: + Nghiên cứu SGK cho biết: + Đặc điểm đường biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U? ? Dựa vào đồ thị cho biết : + U = 1,5 V I = ? + U = 3V I = ? + U = 6V I = ? + Nêu kết luận về mqh giữa I và U. Hay thảo luận trả lời C2 – Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: – Học sinh: Đọc, nghe, theo dõi SGK, vận dụng kết quả thí nghiệm cá nhân để trả lời câu hỏi của GV. – Giáo viên: + Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc. + Giải thích: Kết quả đo còn sai số, do đó đường biểu diễn đi qua gần tất cả các điểm biểu diễn. – Dự kiến sản phẩm: + Đặc điểm đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U là đường thẳng đi qua gốc toạ độ. + U = 1,5 V I = 0,3A + U = 3V I = 0,6A + U = 6V I = 0,9A + Rút ra kết luận vào bảng nhóm. *Báo cáo kết quả và thảo luận: trả lời câu hỏi C2 và kết luận bên cột nội dung. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. – Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
II. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
Dạng đồ thị
C2: Đồ thị cũng là 1 đường thẳng đi qua gốc tọa độ (U=0; I=0)
Kết luận: Khi tăng (giảm) hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện cũng tăng (giảm) bấy nhiêu lần. |
3. Hoạt động 3. Luyện tập
a) Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT.
b) Nội dung: Hệ thống BT trắc nghiệm của GV trong phần Phụ lục
c) Sản phẩm: HS hoàn thiện 8 câu hỏi trắc nghiệm
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời vào phiếu học tập cho các nhóm *Thực hiện nhiệm vụ Thảo luận nhóm. Trả lời BT trắc nghiệm *Báo cáo kết quả và thảo luận – Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. – Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. |
Phụ lục (BT trắc nghiệm) Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: Câu 6: Câu 7: Câu 8:
|
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập
c)Sản phẩm: Bài làm của HS câu C3, C4
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Yêu cầu HS vận dụng để hoàn thành câu C3, C4. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Hoạt động cá nhân, hoàn thiện câu C3, C4. *Báo cáo kết quả và thảo luận Cá nhân HS trả lời câu C3, C4. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. – Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. |
III. VẬN DỤNG C3: + U= 2,5V => I = 0,5A; + U= 3,5V => I = 0,7A; + Kẻ 1 đường song song với trục hoành cắt trục tung tại điểm có cường độ I; kẻ 1 đường song song với trục tung cắt trục hoành tại điểm có hiệu điện thế làU =>điểm M(U;I) C4: U = 2,5V=> I = 0,125A U = 4V => I = 0,2A U = 5V => I = 0,5A U = 6V => I = 0,3A |
PHỤ LỤC: (BT TRẮC NGHIỆM)
Em hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất trong các câu sau
Câu 1: Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó có mối quan hệ:
A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
C. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó tăng.
D. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó giảm.
Câu 2: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ
A. luân phiên tăng giảm
B. không thay đổi
C. giảm bấy nhiêu lần
D. tăng bấy nhiêu lần
Câu 3: Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 3 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào?
A. Giảm 3 lần
B. Tăng 3 lần
C. Không thay đổi
D. Tăng 1,5 lần
Câu 4: Đồ thị a và b được hai học sinh vẽ khi làm thí nghiệm xác định liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn.
Nhận xét nào là đúng?
A. Cả hai kết quả đều đúng
B. Cả hai kết quả đều sai
C. Kết quả của b đúng
D. Kết quả của a đúng
Câu 5: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu?
A. 0,5A
B. 1,5A
C. 1A
D. 2A
Câu 6: Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì cường dộ dòng điện chạy qua nó có cường độ 6 mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4 mA thì hiệu điện thế là:
A. 4V
B. 2V
C. 8V
D. 4000V
Câu 7: Cường độ dòng điện đi qua một dây dẫn là I1, khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là U1 = 7,2V. Dòng điện đi qua dây dẫn này sẽ có cường độ I2 lớn gấp bao nhiêu lần nếu hiệu điện thế giữa hai đầu của nó tăng thêm 10,8V?
A. 1,5 lần
B. 3 lần
C. 2,5 lần
D. 2 lần
Câu 8: Khi đặt một hiệu điện thế 10V giữa hai đầu một dây dẫn thì dòng điện đi qua nó có cường độ là 1,25A. Hỏi phải giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây này đi một lượng là bao nhiêu để dòng điện đi qua dây chỉ còn là 0,75A?
A. 6V
B. 2V
C. 8V
D. 4V
…………….
BÀI 2: ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN – ĐỊNH LUẬT ÔM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
– Nêu được điện trở của một dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó.
– Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì.
– Phát biểu được định luật Ôm đối với một đoạn mạch có điện trở.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
– Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề điện trở của dây dẫn.
– Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để dựa vào biểu thức định luật Ôm phát biểu nội dung định luật Ôm.
2.2. Năng lực đặc thù:
– Năng lực nhận thức: Xác định được cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn phụ thuộc vào điện trở của dây dẫn. Từ đó Nêu được điện trở của một dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó.
– Năng lực tìm hiểu: Dựa vào thông tin đã tìm hiểu nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì?
3. Phẩm chất:
– Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.
– Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
– Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
– Kế hoạch bài học.
– Học liệu: Kẻ sẵn bảng ghi giá trị thương số U/ I theo SGK, một số điện trở mẫu.
2. Học sinh:
Mỗi nhóm: chuẩn bị tài liệu, bài tập ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a. Mục tiêu:
– Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
– Tổ chức tình huống học tập.
………………..
BÀI TẬP VỀ ĐỊNH LUẬT ÔM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
– Vận dụng được và củng cố được các kiến thức đã học để giải bài tập định tính và định lượng về mối quan hệ giữa I , U và R.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
– Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu vấn đề về mối quan hệ giữa U,I,R, định luật Ôm, ghi chép các nhân.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm hợp tác giải quyết các các bài tập được giao.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề các bài tập vận dụng định luật Ôm, tính điện trở,
2.2. Năng lực đặc thù:
– Năng lực nhận thức: Xác định được mối quan hệ giữa U,I,R. Định luật Ôm để từ đó giải quyết các dạng bài tập.
– Năng lực tìm hiểu: Dựa vào công thức định luật Ôm, công thức điện trở giải quyết các bài tập định tính và định lượng tính R, U, I.
– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được công thức ; và đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của U,I để giải quyết các dạng bài tập.
3. Phẩm chất:
– Trung thực , cẩn thận, tỉ mỉ trong học tập.
– Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
– Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
– Kế hoạch bài học.
– Phiếu học tập cho các nhóm ( Phụ lục)
– Hệ thống các dạng bài tập.
2. Học sinh:
– Chuẩn bị trước bài tập đã được giao về nhà và kiến thức cần nhớ.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Hệ thống nội dung kiến thức đã học:
a) Mục tiêu:
– Nhận biết được đơn vị điện trở và vận dụng được công thức tính điện trở.
– Phát biểu và viết được công thức định luật ôm.
Tổ chức tình huống học tập.
b) Nội dung: Tìm hiểu được mối quan hệ giữa U,I,R
c) Sản phẩm: Công thức tính điện trở và công thức định luật Ôm.
d) Tổ chức thực hiện:
………….
>>> Tải file Giáo án môn Vật lí 9 theo Công văn 5512 để tham khảo toàn bộ nội dung!