Giáo án Ngữ văn 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án Ngữ văn 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Bạn đang đọc: Giáo án Ngữ văn 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học các bài trong cả năm học giúp thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 11 của mình. Kế hoạch bài dạy Ngữ văn lớp 11 giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 11.

Giáo án Văn 11 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024

GIỚI THIỆU TRI THỨC NGỮ VĂN VÀ NỘI DUNG BÀI HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

– Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

– Viết được một văn bản nghị luận về những đặc điểm trong cách kể của tác giả một tác phẩm truyện.

– Biết thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) về nghệ thuật kể chuyện của một tác phẩm truyện.

– Biết nhận diện và vận dụng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết.

2. Về năng lực

– Biết làm: bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi, về 1 ý kiến bàn về văn học;

– Thông thạo: các bước làm bài nghị luận

3. Về phẩm chất

Sống có khát vọng, có hoài bão và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng.

II. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

– GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm truyện ngắn trả lời.

– HS trả lời.

– GV hướng dẫn tìm hiểu khái niệm câu chuyện và truyện kể.

– HS trả lời.

– GV hướng dẫn tìm hiểu khái niệm điểm nhìn trong truyện kể.

– HS trả lời.

– GV hướng dẫn tìm hiểu khái niệm lời người kể chuyện và lời nhân vật.

– GV hướng dẫn tìm hiểu khái niệm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

1. Truyện ngắn hiện đại

Truyện ngắn hiện đại là thể loại tự sự cỡ nhỏ, ở đó, sự ngắn gọn được nhìn nhận là một đặc trưng nổi bật, phản ánh nét riêng của tư duy thể loại. Truyện ngắn thường chỉ xoay quanh một, hai tình huống diễn ra trong khoảng thời gian, không gian hạn chế. Tuy nhiên, những lát cắt đời sống này lại giàu sức khơi gợi, có thể gây ấn tượng mạnh đối với người đọc. Do dung lượng bị giới hạn, truyện ngắn đòi hỏi sự chắt lọc, dồn nén của các chi tiết và việc vận dụng bút pháp chấm phá trong trần thuật.

2. Câu chuyện và truyện kể

– Câu chuyện là nội dung của tác phẩm tự sự bao gồm nhân vật, bối cảnh và sự kiện được sắp xếp theo trật tự thời gian.

– Truyện kể gắn liền với câu chuyện nhưng không đồng nhất: nó bao gồm các sự kiện được tổ chức theo mạch kể của văn bản tự sự, gắn liền với vai trò của người kể chuyện, hệ thống điểm nhìn và lớp lời văn nghệ thuật. Chú ý đến truyện kể tức là chú ý đến cách câu chuyện được kể như thế nào.

3. Điểm nhìn trong truyện kể

– Để câu chuyện được kể ra, nhất thiết phải có người kể chuyện (tức người biết, nhìn thấy và kể lại câu chuyện ấy). Người kể chuyện bao giờ cũng kể câu chuyện từ điểm nhìn nhất định, được hiểu là vị trí để quan sát, trần thuật, đánh giá.

– Có thể phân chia điểm nhìn trong tác phẩm tự sự thành nhiều loại khác nhau như: điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật được kể; điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong; điểm nhìn không gian và điểm nhìn thời gian;…

4. Lời người kể chuyện và lời nhân vật

– Lời người kể chuyện gắn với ngôi kể, điểm nhìn, ý thức và giọng điệu của người kể chuyện.

– Lời nhân vật là ngôn ngữ độc thoại hay đối thoại gắn với ý thức, quan điểm, giọng điệu của chính nhân vật.

– Trong văn bản tự sự, đặc biệt ở các thể loại tự sự hiện đại, lời người kể chuyện và lời nhân vật có khả năng kết nối, cộng hưởng, giao thoa với nhau tạo nên một số hiện tượng đặc biệt về lời văn như lời nửa trực tiếp, lời độc thoại nội tâm, lời nhại,…

5. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

– Ngôn ngữ nói (còn gọi là khẩu ngữ) là ngôn ngữ âm thanh, được tiếp nhận bằng thính giác. Ngôn ngữ nói gắn liền với hoạt động giao tiếp của con người trong đời sống thường nhật như trò chuyện ở gia đình, nhà trường, nhà máy, công sở,…; phát biểu trong giờ học, cuộc họp, hội thảo; trao đổi khi mua bán ở chợ, siêu thị;…

– Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết, được dùng trong sách, báo, văn bản hành chính, thư từ,… Ngôn ngữ viết tồn tại trong các văn bản xuất hiện dưới nhiều hình thức vật thể khác nhau: bản viết tay, bản đánh máy, bản in, bản chữ nổi dành cho người khiếm thị,…

………………………………………………

………………………………………………

VĂN BẢN 1 – VỢ NHẶT

(Trích)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

– Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm.

– Thông hiểu: HS hiểu và lý giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.

– Vận dụng thấp: Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm.

– Vận dụng cao: Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác, rút ra thông điệp.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

b. Năng lực đặc thù

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Kim Lân

– Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945-1975.

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện.

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công nội dung, nghệ thuật truyện Vợ nhặt.

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các nhân vật trong truyện, các nhân vật có cùng đề tài với các tác giả khác.

– Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.

3. Phẩm chất

Biết nhận thức được ý nghĩa của văn xuôi hiện đại Việt Nam trong lịch sử văn học dân tộc. Biết trân quý những giá trị văn hóa truyền thống mà truyện ngắn Vợ nhặt đem lại. Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong truyện của Kim Lân.

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập

2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học

b. Nội dung thực hiện:

● GV chuẩn bị câu hỏi dẫn dắt HS tìm hiểu về tác giả.

● Học sinh trả lời câu hỏi để tìm hiểu kiến thức về tác giả.

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm cần đạt

Giao nhiệm vụ:

+ Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)

+ Chuẩn bị bảng lắp ghép

Thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhìn hình đoán tác giả Kim Lân

+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả

Báo cáo, thảo luận:

HS chia sẻ những thông tin thu thập được.

Phân tích kết luận:

GV nhận xét. Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay nên chỉ trong vài tháng đầu năm 1945, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói. Nhà văn Kim Lân đã kể với ta một câu chuyện bi hài đã diễn ra trong bối cảnh ấy bằng một truyện ngắn rất xúc động – truyện Vợ nhặt.

– Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.

– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.

– Có thái độ tích cực, hứng thú.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh nhận biết được một số yếu tố của truyện ngắn: điểm nhìn, người kể truyện, nhân vật, cốt truyện.

b. Nội dung thực hiện:

– Học sinh đọc phần “Tri thức ngữ văn” trong SGK và kết hợp đọc tài liệu bổ trợ giáo viên đưa

– Học sinh thảo luận nhóm và thực hiện phiếu học tập để tìm hiểu về các đặc trưng của truyện ngắn.

Hoạt động của GV – HS

Dự kiến sản phẩm cần đạt

– Thao tác 1: Đọc – hiểu Tiểu dẫn.

Giao nhiệm vụ:

Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc phần Tiểu dẫn Sgk, từ đó nêu những ý chính về tác giả, tác phẩm.

Thực hiện nhiệm vụ:

+ Yêu cầu giọng đọc:

– Vừa chậm rãi, hóm hỉnh, hài hước vừa đồng cảm thiết tha; chú ý những câu thoại ngắn, lửng lơ cần đọc thể hiện hàm ý.
– GV cùng 4 – 5 HS nối nhau đọc diễn cảm, kể tóm tắt toàn văn truyện. Những đoạn chữ nhỏ và một số đoạn chữ to cũng kể tóm tắt trên cơ sở HS đọc kĩ ở nhà.

Báo cáo thảo luận:

– Nhận xét kết quả đọc kể.

– Nêu những nét chính về:

+ Nhà văn Kim Lân.

+ Xuất xứ truyện ngắn Vợ nhặt.

+ Bối cảnh xã hội của truyện.

Phân tích, kết luận:

+ GV tổng kết

+ GV sưu tầm thêm một số tư liệu, tranh ảnh để giới thiệu cho HS hiểu thêm về bối cảnh xã hội Việt Nam năm 1945, nhất là nạn đói.

Thao tác 2 : Tổ chức đọc hiểu văn bản tác phẩm. Đọc và tóm tắt truyện. Dựa vào nội dung truyện, hãy giải thích nhan đề Vợ nhặt?

Giao nhiệm vụ:

Học sinh đọc phần Tiểu dẫn SGK. Học sinh đọc và tóm tắt tác phẩm.

Thực hiện nhiệm vụ:

– HS làm việc theo cặp cùng thảo luận.

– GV quan sát và hỗ trợ các HS gặp khó khăn.

Báo cáo thảo luận:

– GV gọi 2 – 3 HS trình bày.

– Các bạn còn lại nghe và nhận xét.

Phân tích kết luận:

GV tổng kết và chuyển dẫn sang nội dung tiếp theo.

I. Đọc – hiểu Tiểu dẫn.

1. Kim Lân (1920-2007).

– Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài.
– Quê: làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
– Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2001.

– Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962).

– Kim Lân là cây bút truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông thường là khung cảnh nông thôn hình tượng người nông dân. Đặc biệt ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống thôn quê. Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với “đất”với “người”với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn.

2. Tác phẩm:

a. Xuất xứ truyện.

– Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay nên tháng 3 năm 1945 nạn đói khủng khiếp đã xảy ra. Chỉ trong vòng vài tháng, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.

-Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc in trong tập truyện Con chó xấu xí (1962). TP được viết dựa trên một phần cốt truyện cũ của tiểu thuyết Xóm ngụ cư.

b. Tóm tắt cốt truyện:

– Giữa lúc nạn đói đang hoành hành, Tràng (một chàng trai nghèo đói, lại là dân ngụ cư) dẫn về một người đàn bà lạ về xóm ngụ cư khiến mọi người đều ngạc nhiên.

– Trước đó, chỉ 2 lần gặp, với mấy câu đùa vu vơ, vài bát bánh đúc, thị theo tràng về làm vợ.

– Về đến nhà, Tràng vẫn còn ngỡ ngàng; mẹ Tràng từ ngạc nhiên đến lo lắng, xót thương, rồi cũng mừng lòng đón nhận nàng con dâu.
– Sáng hôm sau, vợ và mẹ Tràng dậy sớm thu dọn nhà cửa; Trông thấy cảnh tượng ấy, Tràng thấy thương yêu và gắn bó với gia đình của mình; Trong bữa cơm ngày đói, nghe tiếng trống thúc thuế, hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc và lá cờ đỏ hiện lên trong óc Tràng.

Nội dung 2: TÌM HIỂU VĂN BẢN “VỢ NHẶT”

* Tìm hiểu khái quát

a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng tri thức ngữ văn để:

– HS trình bày được những nét khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác của tác giả Kim Lân và quá trình sáng tác truyện ngắn Vợ nhặt.

– HS tóm tắt được tác phẩm, nội dung của đoạn trích.

– Học sinh phân tích được mối liên hệ giữa nhan đề và nội dung câu chuyện

– Học sinh xác định và nêu được ý nghĩa tình huống truyện

– Học sinh xác định trình tự kể truyện và bố cục của văn bản

b. Nội dung

– HS thực hiện nhiệm vụ được giao: sưu tầm tư liệu về tác giả và tác phẩm, thuyết minh sáng tạo về tác giả, tác phẩm…

c. Sản phẩm

– Các tài liệu HS sưu tầm

– Sản phẩm giới thiệu về tác giả, tác phẩm (video, sơ đồ tư duy, power point,…)

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

2.1 Đọc văn bản và tìm hiểu chung

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

Đọc văn bản và suy ngẫm, GV phát vấn

+ Một số hiểu biết của em về tác giả?

+ Nhan đề văn bản với nội dung câu chuyện và hoàn cảnh ra đời (Gợi ý: Quan điểm của Kim Lân khi sáng tác truyện ngắn này)

+ Tình huống truyện có gì đặc sắc

+ Trình tự kể và bố cục của truyện.

Thời gian: 35ph

Chia sẻ và thảo luận: 10ph

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

– HS đọc kĩ văn bản

– HS suy ngẫm các câu hỏi

– Dựa vào gợi ý của GV – HS trả lời câu hỏi và thảo luận

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh chia sẻ

Bước 4. Kết luận, nhận định

Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Kim Lân (1920 – 2007)

– Tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài

– Quê quán: Bắc Ninh

– Là cây bút chuyên viết truyện ngắn

– Thế giới nghệ thuật của ông chủ yếu tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân. Ông am hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của những người nông dân nghèo, rất gần gũi với sinh hoạt của ông – những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng

2. Tác phẩm

a. Nhan đề và mối liên hệ với nội dung, hoàn cảnh ra đời

– Hoàn cảnh ra đời: Truyện ngắn “Vợ nhặt” có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”. Cuốn tiểu thuyết được viết ngay sau khi CMT8 thành công nhưng còn dang dở, sau đó bị lạc mất bản thảo trong kháng chiến chống Pháp. Sau khi hoà bình lập lại (1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn “Vợ nhặt”.

+ Tác phẩm được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962).

– Nội dung: Truyện viết về bối cảnh nạn đói năm 1945. Câu chuyện xoay quanh một gia đình nghèo với nhân vật anh cu Tràng, bà cụ Tứ, nhân vật “thị”. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai.

– Nhan đề:

+ “Vợ nhặt” là một nhan đề độc đáo, phù hợp với tình huống truyện. Kim Lân đã kết hợp hai khái niệm trái ngược nhau: Chuyện lấy chồng gả vợ – chuyện hệ trọng của đời người – với việc “nhặt nhạnh, lượm lặt” được một cách tình cờ, vu vơ…

+ Qua nghịch lí ấy, người đọc sẽ cảm thấy tò mò bởi nhan đề và đặc biệt còn cảm thấy xót xa cho thân phận con người, nhưng cũng từ đó xúc động vì tình người mà những người nông dân dành cho nhau trong hoàn cảnh khốn cùng; xúc động vì vẻ đẹp tâm hồn, vì khát khao yêu thương và trân trọng hạnh phúc của họ

MỐI LIÊN HỆ:

1. Nạn đói – Khổ đau tận cùng của con người, đến việc ma chay, cưới hỏi là việc quan trọng vậy mà phải dùng từ “nhặt” là việc tạm bợ, vô thức, không có giá trị trân trọng Nỗi khổ của con người trong nạn đói

2. Đồng cảm, xót xa cho số phận con người

3. Xúc động và trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, khát khao tin tưởng sống của những con người trong nạn đói

b. Tình huống truyện

– Tình huống là yếu tố làm nảy sinh ra truyện; là thành phần cốt lõi để từ đó các sự việc, chi tiết trong truyện được phát triển; bản chất của tình huống là nhằm nảy sinh những mẫu thuẫn và cách nhà văn hướng tới giải quyết tình huống chính là giải quyết những mâu thuẫn

– Tình huống trong truyện: Anh cu Tràng xấu xí, thô kệch, nghèo xơ xác, lại là dân ngụ cư không ai thèm lấy, trong thảm cảnh đói khát đang hoành hành dữ dội, bỗng nhiên “nhặt” được vợ một cách thật dễ dàng, nhanh chóng, ở giữa chợ chỉ nhờ “bốn bát bánh đúc” đã gây nên sự ngạc nhiên, thương cảm đến xót xa trong lòng người đọc

– Tình huống nhìn bề ngoài tưởng như đơn giản nhưng lại chứa đầy những mâu thuẫn,xung đột gay gắt hiếm có bên trong. Tình huống bi thảm cười ra nước mắt; vừa lạ, vừa hết sức éo le, độc đáo; vừa thấm đẫm tình người vừa hấp dẫn, lôi cuốn người đọc

– Đó là sự kết hợp nghịch lí đến mức vô lí : giữa một đám cưới//với một nạn đói khủng khiếp; một sự kiện trọng đại của đời người// với một hành động “nhặt” rất giản đơn; một niềm vui hạnh phúc lứa đôi// với một tai hoạ khủng khiếp của dân tộc. Khiến người đọc tự đặt ra câu hỏi: Liệu có hạnh phúc nào được đặt trên nền của đói khát, tai hoạ?

Ý nghĩa:

• Phản ánh số phận rẻ rúng, bọt bèo của con người trong nạn đói năm 1945

• Gián tiếp lên án tội ác của thực dân, của phát xít và tầng lớp phong kiến đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 khiến số phận con người bọt bèo như cỏ rác

• Ca ngợi sự đùm bọc, chở che, đạo lí, tình cảm yêu thương của con người với con người trong nạn đói “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Tình cảm ấy được thể hiện rõ qua thái độ của Tràng và bà cụ Tứ với cô vợ nhặt

• Thể hiện thái độ của nhà văn Kim Lân: trân trọng trước niềm khát khao sống và khát khao hạnh phúc của con người trong nạn đói. Dù trong hoàn cảnh bi thảm đến đâu, con người vẫn hướng về sự sống, hướng về ánh sáng, vẫn tin tưởng, lạc quan, hi vọng vào tương lai

c. Trật tự kể và bố cục

Trật tự kể theo trình tự thời gian, có thể chia làm hai phần để thấy được sự thay đổi của các nhân vật

1. Từ đầu đến “u thương quá…”: Tràng nhặt vợ và thị theo Tràng về nhà ra mắt

2. Còn lại: Sự thay đổi của các nhân vật vào buổi sáng ngày hôm sau.

*Khám phá văn bản

a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh vận dụng tri thức ngữ văn để:

– Học sinh phân tích sự thay đổi của các nhân vật từ khía cạnh điểm nhìn, lời kể và giọng điệu

– Học sinh nêu chủ đề và đánh giá giá trị tư tưởng cảu tác phẩm

– Học sinh viết được đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày suy nghĩ về một thông điệp ý nghĩa trong văn bản

b. Nội dung thực hiện:

GV triển khai tìm hiểu văn bản qua các hình thức: phát vấn, thực hiện phiếu học tập, thảo luận nhóm

c. Sản phẩm

– Phiếu học tập nhóm

– Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

2.2 Hình tương nhân vật qua điểm nhìn, lời kể và giọng điệu

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành các nhóm (đôi hoặc nhóm lớn) hoàn thành phiếu học tập hoặc thực hiện sơ đồ tư duy theo câu hỏi gợi dẫn để tìm hiểu nhân vật qua trật tự kể và qua lời người kể chuyện

*Qua trật tự kể: Trước và Sau khi Tràng nhặt vợ

+ Trước khi nhặt vợ Tràng là người thế nào? (Lưu ý về ngoại hình, hoàn cảnh sống). Sau khi nhặt vợ Tràng đã có những thay đổi ra sao?

+ Trước khi theo Tràng về nhà, cô vợ nhặt hiện lên với ngoại hình ra sao? Hành động có gì đáng chú ý? Sau khi theo Tràng về nhà cô vợ nhặt hiện lên là người như thế nào?

+ Trước khi Tràng đưa vợ về bà cụ Tứ là người mẹ ra sao? Sau khi con trai giới thiệu người vợ và chấp nhận có con dâu mới, bà cụ Tứ có những suy nghĩ và tâm trạng gì?

*Qua lời người kể chuyện: Lời kể, điểm nhìn và giọng điệu

+ Người kể chuyện thể hiện sự thay đổi của Tràng vào sáng hôm sau bằng lời kể thế nào? Điểm nhìn từ đâu? Giọng điệu có gì đặc biệt?

+ Người kể chuyện thể hiện sự thay đổi của cô vợ nhặt vào sáng hôm sau bằng lời kể thế nào? Điểm nhìn từ đâu? Giọng điệu có gì đặc biệt?

+ Người kể chuyện thể hiện sự thay đổi của bà cụ Tứ vào sáng hôm sau bằng lời kể thế nào? Điểm nhìn từ đâu? Giọng điệu có gì đặc biệt?

+ Qua đó, ta thấy được điều gì đáng chú ý trong cách kể chuyện của Kim Lân, cách nhìn nhận về con người trong nạn đói của tác giả có gì đặc biệt?

Thời gian: 45ph

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

– HS đọc kĩ văn bản

– HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh chia sẻ

Bước 4. Kết luận, nhận định

Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản

2.3 Chủ đề và tư tưởng

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

Đọc văn bản và suy ngẫm, GV phát vấn HS có thể làm nhóm và cùng suy ngẫm theo kĩ thuật KHĂN TRẢI BÀN: Hãy nêu chủ đề và đánh giá tư tưởng của tác phẩm.

Thời gian: 10ph

Chia sẻ: 10ph

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

– HS đọc kĩ văn bản

– HS suy ngẫm các câu hỏi

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh chia sẻ

Bước 4. Đánh giá kết quả nhận định

Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản

II. Khám phá văn bản

1. Hình tượng các nhân vật qua điểm nhìn, lời kể và giọng điệu

a. Sự thay đổi của các nhân vật theo trình tự của câu chuyện

NHÂN VẬT TRÀNG

Trước

Sau

Nghèo khổ, xấu xí, thô kệch, sống với một người mẹ già nua. Không thể lấy được vợ.

=> Tràng điển hình cho số phận bi thảm của người nông dân dưới chế độ cũ.

– Băn khoăn, lo lắng

– Tràng như đổi khác: Biết yêu thương, trọng nghĩa tình; có ý thức trách nhiệm; cảm nhận và hạnh phúc trước cuộc sống mới trong ngôi nhà của mình; khát khao hạnh phúc; có niềm tin hướng đến một tương lai tươi sáng.

NHÂN VẬT CÔ VỢ NHẶT

Trước

Sau

– Một thân phận người khổ đau, bất hạnh: Không tên tuổi, không quê quán; Xộc xệch về nhân hình, nhân tính

hề quen biết, chị ta lập tức bám theo, liều lĩnh đến mức đáng sợ.

– Một con người giàu khát vọng sống; biết đón nhận và quý trọng tình yêu thương; tìm thấy niềm vui hạnh phúc bên gia đình; đôn hậu, dịu dàng trở lại; thổi một luồng sinh khí mới vào cuộc sống gia đình và thắp sáng cho họ niềm tin, hi vọng vào một tương lai

NHÂN VẬT BÀ CỤ TỨ

Trước

Sau

– Là dân ngụ cư; gia đình nghèo khó.

– Già nua, ốm yếu nhưng vẫn nặng gánh mưu sinh.

lọng khọng đi vào ngõ, vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng”, khuôn mặt thì bủng beo u ám như vỏ quả chanh.

– Khi biết Tràng có vợ: ngạc nhiên, tâm trạng vừa đau đớn, tủi cực, xót xa xen lẫn vui mừng

– Sau khi Tràng có vợ: Khuôn mặt rạng rỡ hẳn lên, cùng con dâu dọn dẹp nhà cửa, dặn dò các con và có niềm tin vào tương lai, dự cảm đổi đời.

b. Sự thay đổi của các nhân vật qua lời kể của người kể chuyện (điểm nhìn, lời kể và giọng điệu)

* Điểm nhìn

Tràng

thị

Bà cụ Tứ

Trước

Bên ngoài (Hình dáng, tính cách, lời nói ngôn ngữ và hoàn cảnh sống)

Bên ngoài (Hình dạng, tính cách, cách nói chuyện)

Bên ngoài (lời nói) và Bên trong (suy nghĩ, cảm xúc dành cho đứa con)

Sau

Bên trong – kết hợp bên ngoài (Suy nghĩ, cảm xúc tâm trạng, lời nói với cô vợ và người mẹ, suy nghĩ và cảm xúc vào buổi sáng ngày hôm sau)

Bên ngoài kết hợp (Hành động, nét mặt, biểu hiện qua những chi tiết nhỏ trên gương mặt)

Bên ngoài (Lời nói và hành động )

Điểm nhìn toàn tri

Lời kể

Tràng

thị

Bà cụ Tứ

– Lời tái hiện ý thức và giọng điệu nhân vật (Hắn nghĩ bụng: “Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?… Ồ sao nó lại buồn thế nhỉ”)

– Lời độc thoại nội tâm (Người ta có gặp bước khó…. có vợ được)

– Lời tái hiện ý thức và giọng điệu nhân vật (Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô lên, nén một tiếng thở dài)

– Lời tái hiện ý thức và giọng điệu nhân vật (Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi)

* Giọng điệu

– Mộc mạc, giản dị. Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, nhưng có sự chắt lọc kĩ lưỡng, có sức gợi đáng kể

– Diễn tả chân thật từng ánh mắt, cử chỉ và nội tâm của nhân vật

2. Đề tài, chủ đề và tư tưởng

* Đề tài: Người nông dân

* Chủ đề

– Phản ánh thành công hình ảnh nông thôn Việt Nam trong nạn đói 1945. Không khí nạn đói như đang bao trùm khắp mọi nơi, được thể hiện qua những hình ảnh như

– Thương cảm cho số phận cảu con người bèo bọt như cỏ rác

– Anh Tràng đứng trước tình cảnh ế vợ vậy mà lại có thể nhặt được vơ một cách dễ dàng chỉ với một câu đùa vu vơ và bốn bát bánh đúc

– Thái độ xót xa của nhà văn thể hiện rõ nhất qua cách nhà văn miêu tả về hình ảnh , về số phận của người đàn bà không tên

– Số phận tiêu biểu cho biết bao số phận của con người trong nạn đói: không tên, không quê

* Tư tưởng

– Cái đói, cái chết lại càng khiến con người lao động ngời lên những phẩm chất tốt đẹp.

– Lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương vị tha, niềm khát khao sống, khát khao hạnh phúc và niềm tin mãnh liệt vào một tương lai

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu hoạt động: Dựa vào nội dung tìm hiểu về bài cáo, HS viết kết nối với đọc

b. Nội dung thực hiện

Học sinh thực hành viết kết nối với đọc theo đề bài

c. Sản phẩm

Bài làm của HS: đoạn văn 150 chữ

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

Giáo viêm giao nhiệm vụ

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày suy nghĩ của bạn về một thông điệp có ý nghĩa với bản thân được rút ra từ truyện ngắn vợ nhặt

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh thực hiện bài làm

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh trình bày phần bài làm của mình

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

GV chốt ý theo bài làm của HS

Bài làm tham khảo

Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân là một bài học về tình yêu thương giữa người với người đối với mỗi chúng ta. Tình yêu thương có vô vàn hình trạng, nó như một viên đá ngũ sắc lung linh. Tuy nó vô hình nhưng lại hữu hình, luôn xuất hiện vào cuộc sống hằng ngày. Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa được. Nó trừu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình li tán, của cải mất mát…..chúng ta cảm thấy sao xót xa, sao đau lòng quá. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt quá, nhưng trái tim con người là thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà, để những người tàn tật, những trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo có thể được chữa trị,… Dù là âm thầm giúp đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cần mọi người biết đến, không cần mọi người tuyên dương, ghi danh. Chỉ cần nơi nào có tình yêu thương, nơi ấy thật ấm áp, và hạnh phúc.

4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, LIÊN HỆ

a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh vận dụng liên hệ về tinh thần lạc quan, ý chí tin tưởng vào tương lai và vượt qua khó khăn trong cuộc sống; hoặc chủ đề về tình yêu thương con người,…

b. Nội dung thực hiện:

GV đưa vấn đề: Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói hay không? Hãy nêu và phân tích quan điểm của em về điều này? Tìm một ví dụ khác về sự lạc quan tin tưởng trong cuộc sống ngay cả trong hoàn cảnh khổ đau.

c. Sản phẩm

– Bài viết sáng tạo, trình chiếu của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

GV đưa vấn đề: Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói hay không? Hãy nêu và phân tích quan điểm của em về điều này? Tìm một ví dụ khác về sự lạc quan tin tưởng trong cuộc sống ngay cả trong hoàn cảnh khổ đau.

Thời gian: 15ph

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh suy nghĩ và trả lời

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh trình bày phần bài làm của mình

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo

GV sử dụng linh hoạt phần trả lời của HS

Có thể tham khảo gợi ý sau:

– Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói bởi:

– Câu chuyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” có motip giống với truyện cổ tích, đám cưới của Tràng với thị cũng được coi là đám cưới cổ tích.

+ Giữa cái cảnh đói kém, khi mà bản thân còn lo chưa xong nhưng vẫn ánh lên tình thương giữa người với người trong hoàn cảnh khốn cùng ấy. Tràng và bà cụ Tứ sẵn sàng đèo bồng thêm một người vợ nhặt, thị cũng sẵn sàng theo không Tràng về làm vợ. Khát vọng hạnh phúc gia đình lớn lao hơn những nhu cầu cuộc sống tầm thường.

+ Chuyện kết thúc bằng một chi tiết “sáng” mở ra một tương lai mới cho các nhân vật (hình ảnh phá kho thóc Nhật, đoàn người đi trên đê và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới).

– HS tìm thêm những tấm gương.

Củng cố

Hướng dẫn về nhà

Phụ lục 1. Phiếu học tập nhóm tìm hiểu nhân vật

Nhân vật

Trước

Sau

Tràng

Thị

Bà cụ Tứ

Phụ lục 2. II. 1. b. Sự thay đổi của các nhân vật qua lời kể của người kể chuyện (điểm nhìn, lời kể và giọng điệu)

Người kể chuyện

Nhân vật Tràng

Nhân vật thị

Nhân vật bà cụ Tứ

Điểm nhìn

*Trước khi nhặt vợ: Bên ngoài (Hình dáng, tính cách, lời nói ngôn ngữ và hoàn cảnh sống)

*Sau khi nhặt vợ: Bên trong – kết hợp bên ngoài (Suy nghĩ, cảm xúc tâm trạng, lời nói với cô vợ và người mẹ, suy nghĩ và cảm xúc vào buổi sáng ngày hôm sau)

*Trước khi theo Tràng: Bên ngoài (Hình dạng, tính cách, cách nói chuyện)

*Sau khi theo Tràng và buổi sáng ngày hôm sau: Bên ngoài (Hành động, nét mặt, biểu hiện qua những chi tiết nhỏ trên gương mặt)

*Khi Tràng vừa đi Thị về: Bên ngoài (lời nói) và Bên trong (suy nghĩ, cảm xúc dành cho đứa con)

*Sáng ngày hôm sau: Bên ngoài (Lời nói và hành động)

Lời kể

– Lời tái hiện ý thức và giọng điệu nhân vật (Hắn nghĩ bụng: “Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?… Ồ sao nó lại buồn thế nhỉ”)

– Lời độc thoại nội tâm (Người ta có gặp bước khó…. có vợ được)

– Lời nhại (có khối cơm trắng mấy giò đấy),…

– Lời tái hiện ý thức và giọng điệu nhân vật (Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô lên, nén một tiếng thở dài)

– Lời tái hiện ý thức và giọng điệu nhân vật (Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi)

Giọng điệu

– Mộc mạc, giản dị. Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, nhưng có sự chắt lọc kĩ lưỡng, có sức gợi đáng kể

– Diễn tả chân thật từng ánh mắt, cử chỉ và nội tâm của nhân vật

Phụ lục 3. Rubric thảo luận nhóm

TIÊU CHÍ

CẦN CỐ GẮNG

(0 – 4 điểm)

ĐÃ LÀM TỐT

(5 – 7 điểm)

RẤT XUẤT SẮC

(8 – 10 điểm)

Hình thức

(2 điểm)

0 điểm

Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả

Sai lỗi chính tả

1 điểm

Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu

Trình bày cẩn thận

Không có lỗi chính tả

2 điểm

Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu

Trình bày cẩn thận

Không có lỗi chính tả

Có sự sáng tạo

Nội dung

(6 điểm)

1 – 3 điểm

Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm

Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn

Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện

4 – 5 điểm

Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn

Trả lời đúng trọng tâm

Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao

6 điểm

Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn

Trả lời đúng trọng tâm

Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao

Có sự sáng tạo

Hiệu quả nhóm

(2 điểm)

0 điểm

Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ

Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động

1 điểm

Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát

Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động

2 điểm

Hoạt động gắn kết

Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo

Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động

Điểm

TỔNG

…………………………………………

Tải file tài liệu để xem thêm giáo án Văn 11 Kết nối tri thức

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *