Giáo án tích hợp Học thông qua chơi lớp 4 mang tới giáo án áp dụng các kĩ thuật dạy Học thông qua Chơi môn Toán, Tiếng Việt, Lịch sử – Địa lí, Khoa học, giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm soạn giáo án lớp 4 của mình.
Bạn đang đọc: Giáo án tích hợp Học thông qua Chơi lớp 4
Việc áp dụng dạy lồng ghép Học thông qua Chơi vào các môn học tạo cơ hội cho học sinh được tương tác, trải nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề trong môi trường học tập vui vẻ. Vậy mời thầy cô tham khảo bộ giáo án để có thêm kinh nghiệm, không còn lúng túng trong việc vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy HTQC.
Giáo án tích hợp Học thông qua Chơi lớp 4
Giáo án Toán 4 lồng ghép Học thông qua chơi
GIÁO ÁN ÁP DỤNG “HỌC THÔNG QUA CHƠI”
MÔN TOÁN
Người soạn:
Soạn ngày: …/…/20…
Giảng ngày: …/…/20…
Tiết 70
CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I. Yêu cầu cần đạt
– Thực hiện được phép chia một tích cho một số.
– Có kĩ năng chia một tích cho một số, rèn kĩ năng thực hành tính toán. Hoàn thành BT 1, 2. HSCNL hoàn thành BT 3.
– Vận dụng được các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong cuộc sống
– Tạo cơ hội cho học sinh hình thành và phát triển năng lực tư duy, biết tự học và giải quyết vấn đề, biết ghi nhớ nhiệm vụ. Tự giác hoàn thành nhiệm vụ, biết hỗ trợ bạn cùng học, biết quan tâm giúp đỡ bạn.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng nhóm, phong bì thư
HS: SGK, bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Khởi động * Cho HS chơi trò chơi “Truyền thư” “Cho hs chuyền phong thư đã chuẩn bị sẵn và bật nhạc. Khi dừng nhạc, bạn nào nhận được phong thư sẽ lấy một bức thư trong đó và đọc to cho cả lớp nghe và thực hiện theo bức thư”. Bức thư là câu hỏi hoặc phép tính đơn giản. – Muốn chia một số cho một tích em làm thế nào? – Em hãy lấy 1 ví dụ về một số chia cho một tích và nêu cách giải – GV nhận xét 2. Khám phá 1. So sánh giá trị của các biểu thức. * Ví dụ 1 Tính và so sánh GT của các biểu thức : (9 x 15) : 3 ; 9 x (15 : 3) ; (9 : 3) x 15 – Yêu cầu HS làm nháp, 3 HS làm bảng lớp. – Em hãy so sánh giá trị của 3 biểu thức? – Gọi HS nhận xét, bổ sung. * Vậy ta có: (9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15 * Ví dụ 2 : – GV ghi bảng: 7 x (15 : 3) ; (7 x 15) : 3 – Cho HS thảo luận cặp. – So sánh giá trị của hai biểu thức trên? * Vậy ta có: 7 x (15 : 3) = (7 x 15) : 3 – Tại sao ta không tính: (7 : 3) x 15 2. Tính chất một tích chia cho một số. – Biểu thức (9 x 15) : 3 có dạng ntn? – Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này ta làm như thế nào? – Có cách tính nào khác mà vẫn tính được giá trị của biểu thức (9 x 15) : 3 = ? – 9 và 5 là gì trong biểu thức (9 x 15) : 3 – Khi thực hiện tính một tích chia cho một số ta làm như thế nào ?
3. Thực hành: * Bài 1 (79): Tính bằng hai cách. – YCHS thảo luận theo cặp, 2HS làm bảng phụ. – Gọi HS nhận xét, đánh giá. * Bài 2 (79): Gọi HS đọc yêu cầu – Trò chơi «Rung chuông vàng» Gọi HS nhắc lại yc của bài. GV nêu cách chơi và thời gian. – Em làm thế nào để có kq như vây? – Muốn tính theo cách thuận tiện nhất, ta sử dụng tính chất gì? – Gọi HS nhận xét, đánh giá. * Bài 3 (79): Thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn – Bài toán hỏi gì? – Cho HS làm nhóm 4. – Gọi HS nhận xét, đánh giá. 4. Vận dụng: (3 phút) – Muốn chia một tích cho một số ta làm như thế nào? – Em lấy ví dụ về dạng bài toán đã học và nêu cách làm ? – Nhận xét giờ |
– HS thực hiện chơi trò chơi – Trả lời VD: 20: (2 x 5) = 20: 2: 5 = 10: 5 = 2 – HS lắng nghe.
– HS làm nháp, 3 HS làm bảng. * (9 x 15) : 3 = 135 : 3 = 45 * 9 x (15 : 3) = 9 x 5 = 45 * (9 : 3) x 15 = 3 x 15 = 45 – Giá trị của 3 biểu thức trên đều bằng nhau. – Nhận xét.
– HS làm nháp, HS làm bảng. * 7 x (15 : 3) = 7 x 5 = 35 * (7 x 15) : 3 = 105 : 3 = 35 – HS thảo luận làm bài. – GT của 2 biểu thức trên đều bằng nhau. – Vì 7 không chia hết cho 3 – Có dạng là một tích chia cho một số. – Tính tích 9 x 15 = 135 rồi lấy 135 : 3 = 45 – Lấy 15 : 3 = 5 rồi lấy 5 x 9 = 45 – Là các thừa số của tích. – Lấy một thừa số chia cho số đó (Nếu chia hết), rồi lấy kết quả tìm được nhân với thừa số kia. – 1 HS đọc yêu cầu – HS làm nháp – chia sẻ. 2 HS làm bảng phụ trình bày trước lớp. a) (8 x 23) : 4 = 8 : 4 x 23 = 2 x 23 = 46 (8 x 23) : 4 = 184 : 4 = 46 b) (15 x 24) : 6 = 15 x 24 : 6 = 15 x 4 = 60 (15 x 24) : 6 = 360 : 6 = 60 – PA2: Làm bài cá nhân. – HS nhận xét, đánh giá. – HS đọc yêu cầu. – HS thực nháp rồi viết kết quả vào bảng con. Hết thời gian giơ bảng. – HS nêu cách làm. (25 x 36) : 9 = 25 x (36 : 9) = 25 x 4 = 100 – HS nhận xét, đánh giá. – HS đọc yêu cầu. – Thực hiện làm cá nhân, làm nhóm. Bài giải. Số mét vải cửa hàng có là: 30 x 5 = 150 (m) Số mét vải cửa hàng đã bán là: 150 : 5 = 30 (m) Đáp số: 30 m – HS nhận xét, đánh giá. – HS nêu – Lấy ví dụ và nêu cách giải. |
Điều chỉnh bổ sung
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Giáo án Tiếng Việt 4 lồng ghép Học thông qua chơi
GIÁO ÁN ÁP DỤNG HỌC THÔNG QUA CHƠI
Người soạn:
Soạn ngày: …/…/20…
Giảng ngày: …/…/20…
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
– HS kể được thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người; Tìm được những từ Hán Việt nói về ý chí nghị lực, hiểu một số câu thành ngữ, tục ngữ.
– Xếp được các từ Hán Việt (có tiếng chí) theo hai nhóm nghĩa (BT1);
– HS Hiểu được nghĩa từ nghị lực (BT2); Hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học (BT4).
– Điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3); hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học (BT4).
– Vận dụng được các từ đã học trong cuộc sống.
– Góp phần hình thành và phát triển các NL và PC: NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
– GV: Bảng phụ.
– HS: vở BT, bút, …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
|||||
1.Khởi động – Cho HS chơi trò chơi “ Bắn tên” + GV hô: “Bắn tên, Bắn tên” – GV gọi tên 1 HS bất kì và yêu cầu HS tìm một “Tính từ” và đặt câu với từ vừa tìm được trong thời gian là 5 giây. – GV tiếp tục “ Bắn tên” HS để cho HS tìm một “Động từ” và đặt câu. -> GV kết luận và tuyên dương * GV giới thiệu và dẫn vào bài mới |
+ HS hô: “Tên ai, tên ai” – HS tìm và nêu – Cả lớp nhận xét câu trả lời của bạn bằng cách giơ thẻ mặt cười (đồng ý) hoặc thẻ mặt mếu (không đồng ý). |
|||||
2. Thực hành |
||||||
Bài 1:Xếp các từ có tiếng chí sau đây vào hai nhóm – Tổ chức cho HS thực hiện kĩ thuật “Khăn trải bàn”, ghi kết quả chung vào bảng nhóm. Kết luận. Tuyên dương nhóm xắp xếp đúng và nhanh nhất. – Yêu cầu 1 -2 nhóm đặt câu với 1 từ vừa xếp + Ngoài ra, em còn biết những từ có chứa tiếng “chí” nào khác? Bài 2: – Tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi tìm từ theo yêu cầu. Nêu miệng kết quả. -GV giúp HS hiểu thêm các nghĩa của câu a, c, d. + Làm việc liên tục, bền bỉ là nghĩa của từ nào? + Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ là nghĩa của từ nào? + Có tình cảm rất chân tình sâu sắc là nghĩa của từ nào? – GV yêu cầu HS đặt câu với các từ: “nghị lực, kiên trì, kiên cố, chí tình”. – GV nhận xét kết luận. Bài 3: Em chọn từ nào trong ngoặc đơn… – GV tổ chức cho HS chơi trò chơi : – Cách chơi: Mỗi tổ cử ra 6 học sinh, các em lần lượt lên mỗi em được điền 1 từ, thời gian 1 phút cho các đội. Đội nào xong trước và đúng nhiều hơn đội đó thắng cuộc. – GV treo bảng phụ ghi ND bài 3 lên bảng. – GV gọi HS nhận xét – GV kết luận và tuyến bố đội thắng cuộc – Tuyên dương đội dành chiến thắng và khích lệ những đội còn lại Bài 4:
– Yêu cầu HS làm bài cá nhân – chia sẻ trước lớp. – Gv giúp HS hiểu nghĩa đen của các câu tục ngữ. – Giáo dục HS ý chí, nghị lực vươn lên
3. Vận dụng – Yêu cầu 2 – 3 HS tìm từ thuộc chủ điểm và đặt câu với từ đó. – GV nhận xét – đánh giá tiết học. – Dặn HS chuẩn bị bài sau. |
– HS đọc yêu cầu bài tập. – Thực hiện theo yêu cầu của GV. Chia sẻ trước lớp. Đ/á:
– HS trình bày. – HS đọc yêu cầu bài tập. – Thực hiện theo yêu cầu của GV Đ/á: + Dòng b (Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn) là đúng nghĩa của từ nghị lực. + Là….kiên trì
+Là …. kiên cố.
+ Là nghĩa của từ chí tình, chí nghĩa. -HS đặt câu. – Nhận xét, bổ sung. – HS nêu yêu cầu. – HS nghe GV phổ biến cách chơi. – HS tham gia chơi trò chơi. Đ/á: + Thứ tự từ cần điền: Nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng.
– HS đọc lại nội dung bài tập 3 hoàn chỉnh
– HS đọc yêu cầu bài tập. Đ/á: a. Thử lửa vàng, gian nan thử sức. Khuyên người ta đừng sợ vất vả, gian nan. Gian nan, vất vả thử thách con người, giúp con người được vững vàng, cứng cỏi hơn. b. Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan: Khuyên người đừng sợ bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Những người từ tay trắng mà làm nên sự nghiệp càng đáng kính trọng, khâm phục. c. Có vất vả mới thanh nhàn Không dưng ai dễ cầm tàn che cho: Khuyên người ta phải vất vả mới có lúc thanh nhàn, có ngày thành đạt.
– Ghi nhớ các từ thuộc chủ điểm và đặt câu. – HS lắng nghe – ghi nhớ. |
Điều chỉnh, bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
….
>> Tải file để tham khảo các môn còn lại!