Giáo án Tin học 3 sách Cánh diều (Cả năm)

Giáo án Tin học 3 sách Cánh diều (Cả năm)

Giáo án Tin học 3 Cánh diều trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong năm học 2023 – 2024. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Tin học Cánh diều của mình.

Bạn đang đọc: Giáo án Tin học 3 sách Cánh diều (Cả năm)

Giáo án Tin học 3 Cánh diều cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo tuần. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Toán, Tiếng Việt, Đạo đức để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 3. Mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Tin học 3 Cánh diều:

Kế hoạch bài dạy môn Tin học 3 sách Cánh diều

CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ EM
CHỦ ĐỀ A1. KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
BÀI 1: CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁY TÍNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng:

  • Nhận ra và phân biệt được các thành phần cơ bản của máy tính: thân máy, bàn phím, chuột và màn hình.
  • Nêu được chức năng của bàn phím, chuột, màn hình và loa.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Phẩm chất:

  • Nhân ái: Yêu thương đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ bạn trong học tập.
  • Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình giơ tay phát biểu bài.
  • Trung thực: Sẵn sàng nói lên ý kiến của mình khi bạn học sử dụng sai mục đích của máy tính.
  • Trách nhiệm: Có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn máy tính.

b. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự học tập, nghiên cứu bài học và trả lời các yêu cầu của GV.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hợp tác, trao đổi với bạn trong học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết suy luận trả lời các câu hỏi mà thầy giao.

Năng lực riêng:

  • Qua bài này học sinh nắm được các bộ phận của máy tính và chức năng của từng bộ phận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

Kiểm tra đồ dùng học tập của HS

– Nhận xét, nhắc nhở học sinh.

– Cho HS xem hình. GV hỏi: Đố các em tại sao các bạn trong hình lại vui và hứng thú như thế?

Giáo án Tin học 3 sách Cánh diều (Cả năm)

– GV nhận xét.

– Hôm nay, chúng ta sẽ học bài mới “Các thành phần của máy tính”.

Học sinh sắp xếp đồ dùng học tập.

– HS: Vì các bạn đang chơi với máy tính.

– Lắng nghe. Ghi vở.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Máy tính sử dụng ở đâu

Giáo án Tin học 3 sách Cánh diều (Cả năm)

YC học sinh quan sát hình trong sách hình 2, 3 4 trang 5 SGK

– Hình 2, 3, 4 được sử dụng ở đâu?

– Giáo viên nhận xét.

Hoạt động 2: Các thành phần của máy tính

– Quan sát hình và cho biết thành phần, chức năng của các bộ phận của máy tính?

Giáo án Tin học 3 sách Cánh diều (Cả năm)

– Quan sát.

– Ở gia đình, văn phòng, trường học.

– Hs quan sát trả lời:

Giáo án Tin học 3 sách Cánh diều (Cả năm)

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

– YC Hs trả lời các câu hỏi sau:

Khi máy tính hoạt động:

a) Thành phần nào giúp hiện ra hình ảnh?

b) Thành phần nào giúp xử lí thông tin?

c) Thành phần nào dùng để gõ chữ và số nhập vào máy tính?

d) Thành phần nào giúp điều khiển máy tính thuận tiện?- GV chốt – nhận xét – tuyên dương.

HS trả lời:

– Màn hình

– Thân máy.

– Bàn phím.

– Chuột máy tính

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM

Trong các câu sau, câu nào đúng?

1) Loa là một thành phần cơ bản của máy tính.

2) Nhờ có màn hình, to nghe được nhạc phát ra từ máy tính.

3) Nhờ có bàn phím, ta có thể nhập các chữ, số và kí hiệu vào máy tính.

– GV nhận xét chốt.

– YC học sinh đọc phần em cần ghi nhớ.

Hs trả lời.

– Sai.

– Sai

– Đúng

– Hs đọc.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

……………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………..

BÀI 2: MÁY TÍNH THÔNG DỤNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng:

  • Biết được những máy tính thông dụng và các thành phần cơ bản của chúng.
  • Biết được sự khác nhau giữa những máy tính thông dụng.
  • Nêu được các loại máy tính thông dụng, thành phần, sự khác nhau của chúng.

2. Phầm chất, năng lực

a. Phẩm chất:

  • Nhân ái: Biết giúp đỡ bạn bè trong học tập.
  • Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập và nghiên cứu bài học.
  • Trung thực: Biết nhận lỗi, sửa lỗi khi làm sai, thấy bạn làm sai dám nhắc nhở, báo cáo thầy cô.
  • Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc bảo vệ giữ gìn vệ sinh phòng máy.

b. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự học, tự nghiên cứu sách.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi giao tiếp với bạn bè thầy cô.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết giải quyết các vấn đề mà thầy giao hoặc yêu cầu.

Năng lực riêng: Qua bài này học sinh nắm được các loại máy tính thông dụng, cấu tạo của chúng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa, hình ảnh (nếu có).

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

KTBC: Em hãy lựa chọn một số thiết bị dưới đây để ghép thành một máy tính.

Giáo án Tin học 3 sách Cánh diều (Cả năm)

– GV nhận xét. Tuyên dương.

– Hôm nay, chúng ta sẽ học bài mới “Máy tính thông dụng”.

Học sinh thảo luận trả lời.

– Thiết bị 3, 5, 6, 7

– Lắng nghe. Ghi vở.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Máy tính sử dụng ở đâu

– YC học sinh quan sát hình trong sách 4 hình trang 7 SGK và cho biết đó là những loại máy tính gì?

Giáo án Tin học 3 sách Cánh diều (Cả năm)

– Giáo viên nhận xét – tuyên dương.

Hoạt động 2: Thành phần cơ bản của các loại máy tính

– Quan sát hình và cho biết màn hình, thân máy, bàn phím, chuột của các loại máy tính bên dưới

Giáo án Tin học 3 sách Cánh diều (Cả năm)

– GV Máy tính bảng và điện thoại thông minh có chuột và bàn phím vật lý không?

– Vậy ta gõ chữ và điều khiển chúng như thế nào?

– GV nhận xét – tuyên dương

– Quan sát.

– Hs: Máy tính để bàn, laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh.

– Ở gia đình, văn phòng, trường học.

– HS quan sát thảo luận.

– HS lên bảng chỉ và trả lời.

– Hs trả lời: Không.

– Hs: thông qua màn hình cảm ứng.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

– YC Hs trả lời các câu hỏi sau:

Trong các câu sau, câu nào đúng?

1. Máy tính để bàn có 4 bộ phận cơ bản gắn liền với nhau.

2. Máy tính xách tay có bàn phím, chuột cùng gắn trên thân máy, còn màn hình đóng, mở được.

3. Máy tính bảng có 4 thành phần cơ bản rời nhau.

4. Điện thoại thông minh giống máy tính bảng nhưng kích thước lớn hơn.

– GV nhận xét – tuyên dương.

HS thảo luận trả lời:

– Đúng

– Đúng.

– Sai.

– Sai

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM

Hình 5 dưới đây là một chiếc máy tính để bàn. Em thấy nó có những điểm gì khác so với những máy tính để bàn thông thường?

Giáo án Tin học 3 sách Cánh diều (Cả năm)

– GV nhận xét chốt.

– YC học sinh đọc phần em cần ghi nhớ.

Hs trả lời: không có thân máy.

– Hs đọc.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

……………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………..

>> Tải file để tham khảo Giáo án Tin học 3 Cánh diều (Cả năm)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *