Giáo án Toán 9 năm 2023 – 2024 là tài liệu cực kì hữu ích, được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học các bài soạn theo chương trình sách giáo khoa.
Bạn đang đọc: Giáo án Toán 9 (Cả năm)
Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 9 của mình. Giáo án Toán 9 giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết. Bên cạnh đó các bạn xem thêm Giáo án Địa lí 9.
Giáo án Toán 9 năm 2023 – 2024
Chương I: CĂN BẬC HAI. CĂN BẬC BA
Tiết 1: CĂN BẬC HAI
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
– Phát biểu được định nghĩa và biết ký hiệu về căn bậc hai số học của số không âm.
– Phát hiện được liên hệ giữa phép khai phương với quan hệ thứ tự và dùng liên hệ này để so sánh các số.
– Xác định được các căn bậc hai của các số không âm.
2. Về năng lực:
– Giúp học sinh phát huy năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.
3. Về phẩm chất. Tự lực, chăm chỉ, vượt khó.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Giáo viên: Thước, bút dạ, bảng phụ, bảng nhóm.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung |
Nhận biết (M1) |
Thông hiểu (M2) |
Vận dụng (M3) |
Vận dụng cao (M4) |
Căn bậc hai |
Nắm được định nghĩa căn bậc hai |
Tìm được căn bậc hai số học của số a |
So sánh được hai căn bậc hai |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
NỘI DUNG |
SẢN PHẨM |
|
1. Hoạt động 1: Mở đầu (Khởi động): |
||
GV giới thiệu sơ lược nội dung chương trình môn toán 9 và một số yêu cầu về sách vở, dụng cụ học tập,… GV giới thiệu sơ lược nội dung chương I môn đại số Hôm nay ta nghiên cứu bài học đầu tiên của chương. |
||
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: – Mục tiêu: Hs nắm được căn bậc hai và căn bậc hai số học của một số không âm – Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình, giải quyết vấn đề – Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm bàn, – Phương tiện và thiết bị dạy học: Bảng phụ – Sản phẩm: – Năng lực: Tư duy, giải quyết vấn đề. |
||
– GV nhắc lại các kiến thức về căn bậc hai đã học ở lớp 7 – Cho HS làm ?1 GV lưu ý hai cách trả lời: Cách 1: Chỉ dùng định nghĩa căn bậc hai. Cách 2: Có dùng cả nhận xét về căn bậc hai. Ví dụ: 3 là căn bậc hai của 9 vì 32 = 9. Mỗi số dương có 2 căn bậc hai là hai số đối nhau, nên –3 cũng là căn bậc hai của 9. GV: Từ lời giải ?1 GV dẫn dắt đến định nghĩa như sau: · 3 là căn bậc hai số học của 9; là căn bậc hai số học của 2; là căn bậc hai số học của a * Số 0 cũng được gọi là căn bậc hai số học của 0 – GV: Nêu ví dụ 1 như SGK. Yêu cầu HS tự nêu ví dụ? – GV: Giới thiệu chú ý ở SGK và cho HS làm ?2 – GV: Giới thiệu thuật ngữ phép khai phương, lưu ý về quan hệ giữa khái niệm căn bậc hai đã học ở lớp 7 với khái niệm căn bậc hai số học vừa giới thiệu. * GV: Yêu cầu HS làm ?3 để củng cố về quan hệ trên. – GV: Nhận xét việc hoạt động nhóm của HS. |
HS: Theo dõi phần căn bậc hai của một số a không âm trên bảng phụ đã học ở lớp 7. HS: Làm ?1 SGK. HS: Lấy được ví dụ. HS: Thực hiện ?2. HS: Làm ?3 theo nhóm. HS: Cử đại diện nhóm trình bày, các em khác theo dõi và nêu nhận xét. |
1. Căn bậc hai: a) Định nghĩa: Với a > 0, số được gọi là căn bậc hai số học của a. Số 0 được gọi là căn bậc hai số học của 0. b) Ví dụ Căn bậc hai số học của 36 là ( = 6) Căn bậc hai số học của 3 là c) Chú ý:
|
…………….
Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án Toán 9