Hiện nay, để giúp cho quá trình chuẩn bị bài giảng của các thầy cô giáo trở nên dễ dành và tiết kiệm thời gian hơn, thì giáo án điện tử đã được rất nhiều quý thầy cô lựa chọn.
Bạn đang đọc: Giáo án trọn bộ lớp 10 môn Ngữ văn
Dưới đây, sẽ là Giáo án trọn bộ lớp 10 môn Ngữ văn, đây là tài liệu vô cùng hữu ích giúp cho các thầy cô có thể nhanh chóng chuẩn bị nội dung bài giảng. Sau đây, chúng tôi xin mời tất cả quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo tài liệu này.
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 cả năm
Tiết 1- 2: Đọc văn
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
– Học sinh nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam
– Nắm vững hệ thống vấn đề về: thể loại của văn học Việt Nam và tư tưởng, tình cảm con người trong văn học Việt Nam
2. Kĩ năng:
Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc
3. Thái độ:
Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc, có lòng say mê văn học
4. Năng lực hướng tới:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
– Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn – trả lời các câu hỏi ở sgk
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp: nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, bình giảng, thảo luận nhóm….
2. Kĩ thuật: động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút….
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Hoạt động khởi động
GV: Yêu cầu HS sắp xếp các tác phẩm theo bộ phận văn học thích hợp: Văn học dâm giam và văn học viết các tác phẩm sau : Truyện Kiều, Tấm Cám, Thánh Gióng, Bánh trôi nước, Tam đại con gà, Bình ngô đại cáo…
GV dẫn dắt vào bài: Đời sống tâm hồn nhân dân Việt Nam chúng ta vô cùng phong phú. Một phần lớn là do sự tác động của văn học đối với con người. Văn học là tấm gương phản ánh lịch sử xã hội. Vì thế lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu tổng quan văn học Việt Nam.
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
* Hướng dẫn HS tìm hiểu mục I SGK – HS quan sát các mục lớn trong SGK, xác định bố cục bài học, trọng tâm vấn đề … – Em hiểu thế nào là tổng quan văn học Việt Nam ? – Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận lớn? HS thực hiện GV hoàn thiện *Hoạt động nhóm: – Nhóm 1,2: Trình bày hiểu biết về văn học dân gian . – Nhóm 3,4: Trình bày hiểu biết về văn học viết. – Nhóm 5,6: Minh họa về các loại hình văn học dân gian và văn học viết . HS thực hiện Các nhóm nhận xét GV hoàn thiện * Hướng dẫn HS tìm hiểu mục II SGK *HS suy luận, thảo luận, trả lời theo nhóm: – Theo em, việc phân chia ba thời kì phát triển của văn học viết đã phù hợp chưa? Tại sao? HS thực hiện GV hoàn thiện – Thời kì VHTĐại có đặc điểm gì nổi bật? Lấy dẫn chứng minh họa cụ thể? HS thực hiện Các nhóm nhận xét GV hoàn thiện – Trình bày quá trình du nhập chữ Hán vào Việt Nam , vai trò của nó đối với văn học trung đại? – Kể tên tác giả, tác phẩm tiêu biểu? – Em có suy nghĩ gì về sự phát triển của chữ Nôm và văn thơ chữ Nôm của người Việt? HS thực hiện Các nhóm nhận xét GV hoàn thiện Tiết 2 – Tại sao VHVN từ đầu thế kỉ XX đến nay lại được gọi là văn học hiện đại? – Văn học thời kỳ này được chia làm mấy giai đoạn – Sự đổi mới ấy được biểu hiện cụ thể ra sao?Lấy d/chứng minh họa? – Tản Đà: Mười mấy năm xưa ngọn bút lông Buổi giao thời: cũ – mới tranh nhau, Á – Âu lẫn lộn: + Nào có ra gì cái chữ Nho Ông Nghè, ông Cống cũng… + Ông Nghè, ông Cống tan mây … Đứng lại nơi đây một tú tài + Bài “ Ông đồ”(VĐLiên) – Trích nhận định của Lưu Trọng Lư: “ Phương Tây bây giờ đã đi đến chỗ sâu nhất trong hồn ta…”. – Những thành tựu đạt được của văn học thời kì này? * Hướng dẫn HS tìm hiểu mục III SGK HS suy luận, thảo luận, trả lời theo nhóm: Chia 4 nhóm HS thảo luận 4 mục trong SGK dựa trên những gợi ý của GV – Văn học thể hiện mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, trước hết là thể hiện quá trình tư tưởng, tình cảm nào? Dẫn chứng minh họa. (Nhóm 1) – Tại sao chủ nghĩa yêu nước lại trở thành một trong những nội dung quan trọng và nổi bật nhất của văn học viết Việt Nam ? (Nhóm 2) – Những biểu hiện nội dung của mối quan hệ xã hội trong văn học là gì? Phân tích một vài dẫn chứng minh họa trong chương trình THCS. (Nhóm 3) – Trình bày những hiểu biết của các em về vấn đề Con người Việt Nam và ý thức về bản thân, minh họa cụ thể. (Nhóm 4) HS thực hiện. Các nhóm nhận xét. GV hoàn thiện. |
I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam. 1- Văn học dân gian: – Khái niệm: Là những sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao. Những trí thức có thể tham gia sáng tác. Song những sáng tác đó phải tuân thủ đặc trưng của văn học dân gian và trở thành tiếng nói, tình cảm chung của nhân dân. – Các thể loại của văn học dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ , câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo. – Đặc trưng: tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. 2 – Văn học viết: là sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết, là sáng tạo của cá nhân, tác phẩm văn học viết mang dấu ấn của tác giả. a – Chữ viết : Hình thức văn tự của văn học viết được ghi lại bằng ba thứ chữ: Hán, Nôm, Quốc ngữ. Một số ít bằng chữ Pháp. Chữ Hán là văn tự của người Hán. Chữ Nôm dựa vào chữ Hán mà đặt ra. Chữ quốc ngữ sử dụng chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt. Từ thế kỉ XX trở lại đây văn học Việt Nam chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ. b – Hệ thống thể loại: Phát triển theo từng thời kỳ. – Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX gồm văn xuôi (truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi…). Thơ (thơ cổ phong, Đường luật, từ khúc…), Văn biền ngẫu (phú, cáo, văn tế…). Ở văn học chữ Nôm phần lớn các thể loại là thơ (thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói) và văn biền ngẫu. – Văn học từ đầu thế kỉ XX trở lại đây ranh giới rõ ràng. Tự sự có: Truyện ngắn. tiểu thuyết, kí (Bút kí, nhật kí, tuỳ bút, phóng sự). Trữ tình có: Thơ, trường ca. Kịch có: kịch nói, kịch thơ, … II – Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam Văn học Việt Nam có ba thời kì phát triển. +Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX +Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. +Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX. 1 – Văn học trung đại (Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) Đây là nền văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. – Tồn tại: bối cảnh xã hội phong kiến -> văn học chịu ảnh hưởng của luồng tư tưởng phương Đông(đặc biệt TQuốc) – Hình thức: chữ Hán -> đạt nhiều thành tựu. chữ Nôm: thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi… – Tư tưởng: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo…(Truyện Kiều, Lục Vân Tiên – (nam nữ thụ thụ bất thân, tam tòng tứ đức, trai thời trung hiếu làm đầu, trung quân ái quốc…) – Nội dung: cảm hứng yêu nước(gắn với tư tưởng trung quân), cảm hứng nhân đạo. * Sự phát triển của thơ Nôm gắn liền với sự trưởng thành và những nét truyền thống của văn học trung đại. Đó là lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và hiện thực. Nó thể hiện tinh thần ý thức dân tộc đã phát triển cao. 2 – Văn học hiện đại (văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay) Phát triển trong thời đại mà quan hệ sản xuất chủ yếu dựa vào hiện đại hoá. Mặt khác những luồng gió mới thổi vào Việt Nam làm thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cách cảm và cả cách nói của con người Việt Nam. Nó chịu ảnh hưởng của Văn học phương Tây a – Các giai đoạn : Văn học thời kì này được chia làm 4 giai đoạn. – Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 – Từ 1930 đến 1945 – Từ 1945 đến 1975 – Từ 1975 đến hết thế kỷ XX b – Đặc điểm: – Về tác giả: đã xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ làm nghề nghiệp. – Về đời sống văn học: nhờ có báo chí và kỹ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đi vào đời sống nhanh hơn, mối quan hệ qua lại giữa độc giả và tác giả mật thiết hơn, đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn. – Về thể loại: thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói, … dần thay thế hệ thống thể loại cũ – Về thi pháp: hệ thống thi pháp mới dần thay thế hệ thống thi pháp cũ. – Thành tựu tiêu biểu: Thơ mới, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, văn học hiện thực phê phán, văn thơ cách mạng… III – Con người Việt Nam qua văn học – Nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên (thần thoại, truyền thuyết) – Thiên nhiên là người bạn thân thiết (hình ảnh núi, sông, bãi mía, nương dâu, đồng lúa, cánh cò, vầng trăng, dòng suối…). – Thiên nhiên gắn liền với lý tưởng đạo đức, thẩm mỹ của nhà nho (tùng, cúc, trúc, mai…) – Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng trong văn học. 2 – Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc – Sớm có ý thức xây dựng quốc gia dân tộc của mình. – Nhiều lần đấu tranh và chiến thắng nhiều thế lực xâm lược hung bạo để bảo vệ nền độc lập tự chủ. – Bởi vậy có một dòng văn học yêu nước nổi bật và xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam (tình yêu làng xóm quê hương, căm ghét mọi thế lực xâm lược, ý thức sâu sắc về quốc gia , dân tộc ,…). 3 – Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội: – Tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền và thể hiện sự thông cảm với những người bị áp bức đau khổ. – Mơ ước về một xã hội công bằng, tốt đẹp. – Nhận thức, phê phán, cải tạo xã hội – Chủ nghĩa nhân đạo – cảm hứng xã hội tiền đề hình thành chủ nghĩa hiện thực. – Phản ánh công cuộc xây dựng xã hội mới, cuộc sống mới sau 1954,1975. 4 – Con người Việt Nam và ý thức về bản thân – Văn học Việt Nam ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định đạo lý làm người trong sự kết hợp hài hòa giữa hai phương diện ý thức cá thân và ý thức cộng đồng (thân và tâm, phần bản năng và phần văn hoá). – Trong hoàn cảnh đấu tranh chống ngoại xâm, cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt, con người Việt Nam thường đề cao ý thức cộng đồng, nhân vật trung tâm thường nổi bật ý thức trách nhiệm xã hội, hy sinh cái tôi cá nhân (văn học chống Pháp, chống Mỹ với cảm hứng sử thi). – Trong hoàn cảnh khác, cái tôi cá nhân được đề cao (TK XVIII, giai đoạn 30- 45). Con người nghĩ đến quyền sống cá nhân , quyền hưởng tình yêu tự do, hạnh phúc … – Xu hướng chung của văn học Việt Nam là xây dựng một đạo lý làm người với những phẩm chất tốt đẹp như nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, sẵn sàng xả thân,… |
3. Hoạt động luyện tập.
– Hãy vẽ sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng( thực hiện ở nhà)
– So sánh sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại trên các phương diện: đời sống văn học, lực lượng sáng tác, lực lượng tiếp nhận, đề tài, thể loại, thi liệu, thi pháp… Cho ví dụ cụ thể?
– Chứng minh văn học chữ Nôm thể hiện lòng yêu nước và tinh thần nhân đạo?
V. Hướng dẫn HS tự học.
1. Hướng dẫn học bài cũ:
– Nắm vững hai bộ phận chính của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết.
– Nắm vững quá trình phát triển của văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam.
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
– Chuẩn bị bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
+ Đọc sgk, phân tích ví dụ, làm bài tập,
+ Phát hiện các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp.
+ Thiết lập một hoạt động giao tiếp đơn giản.
………………
Mời các bạn cùng tham khảo nội dung của chi tiết tại file dưới đây!