Giáo án trọn bộ lớp 7 môn Vật lý là tài liệu tham khảo dành cho các thầy cô giáo để chuẩn bị cho các tiết dạy trên lớp.
Bạn đang đọc: Giáo án trọn bộ lớp 7 môn Vật lý
Hi vọng, tài liệu giúp các thầy cô có thêm những ý tưởng hay góp phần làm tăng hứng thú trong các giờ học đối với học sinh lớp 7, ngoài ra có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Chúc quý thầy cô và các em học sinh những có tiết học hay!
Giáo án trọn bộ lớp 7 môn Vật lý
CHƯƠNG TRÌNH MÔN VẬT LÝ LỚP 7 | |||||
Tiết | Bài | Tên bài | Tiết | Bài | Tên bài |
1 | 1 | Nhận biết ánh sáng- Nguồn sáng và vật sáng. | 19 | 17 | Sự nhiễm điện do cọ sát. |
2 | 2 | Sự truyền ánh sáng. | 20 | 18 | Hai loại điện tích. |
3 | 3 | Ứng dung định luật truyền thẳng của ánh sáng. | 21 | 19 | Dòng điện- Nguồn điện. |
4 | 4 | Định luật phản xạ ánh sáng. | 22 | 20 | Chất dẫn điện và chất cách điện- Dòng điện trong kim loại. |
5 | 5 | Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. | 23 | 21 | Sơ đồ mạch điện- Chiều dòng điện. |
6 | 6 | THvà KTTH: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. | 24 | 22 | Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện. |
7 | 7 | Gương cầu lồi. | 25 | 23 | Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện. |
8 | 8 | Gương cầu lõm. | 26 | ÔN tập. | |
9 | 9 | Tổng kết chương 1: Quang học. | 27 | Kiểm tra. | |
10 | Kiểm tra. | 28 | 24 | Cường độ dòng điện. | |
11 | 10 | Ng uồn âm. | 29 | 25 | Hiệu điện thế. |
12 | 11 | Độ cao của âm. | 30 | 26 | Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện. |
13 | 12 | Độ to của âm | 31 | 27 | TH và KTTH: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song. |
14 | 13 | Môi trường truyền âm. | 32 | 28 | TH: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song. |
15 | 14 | Phản xạ âm- Tiếng vang. | 33 | 29 | An toàn khi sử dụng điện. |
16 | 15 | Chống ô nhiễm tiếng ồn. | 34 | Kiểm tra học kỳ 2. | |
17 | 16 | Tổng kết chương 2: Âm thanh. | 35 | 30 | Tổng kết chương 3: Điện học. |
18 | Kiểm tra học kỳ 1. |
CHƯƠNG I: QUANG HỌC.
1. NÊU ĐƯỢC MỘT SỐ THÍ DỤ VỀ NGUỒN SÁNG. .
– Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng.
– Nhận biết được các loại chùm sáng: Hội tụ, phân kỳ, song song.
– Vận dụng được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng để giải thích một số hiện tượng đơn giản
( ngắm đường thẳng, sự tạo thành bóng tối, bóng nửa tối, nhật thực, nguyệt thực,. . . )
2. PHÁT BIỂU ĐƯỢC ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG. .
– Nêu được các đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng .
– Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng để giải thích một số hiện tượng quang học đơn giản liên quan đến sự phản xạ ánh sáng và vẽ ảnh tạo bởi gương phẳng.
3. Biết sơ bộ về đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi và gương cầu lõm.
– Nêu được một số thí dụ về việc sử dụng gương cầu lồi và gương cầu lõm trong đời sống hàng ngày.
NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG- NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: – Bằng TN, HS nhận thấy: Muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
– Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng. Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng.
2. Kỹ năng: Làm và quan sát các TN để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng.
3. Thái độ: Biết nghiêm túc quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy vật mà không cầm được.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
Mỗi nhóm: Hộp kín bên trong có bóng đèn và pin.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
Quan sát, thí nghiệm, lập luận lôgic đi đến khẳng định.
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
*ỔN ĐỊNH: ( 1 phút. )
*HOẠT ĐỘNG 1: ( 3 phút) TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP.
*GV nêu câu hỏi: – Một người mắt không bị tật, bệnh, có khi nào mở mắt mà không nhìn thấy vật để trước mắt không? Khi nào ta mới nhìn thấy một vật? – Các em hãy nhìn ảnh chụp ở đầu chương và trả lời xem trên miếng bìa viết chữ gì? – Ảnh ta quan sát được trong gương phẳng có tính chất gì? *GV tóm lại: Những hiện tượng trên đều có liên quan đến ánh sáng và ảnh của các vật quan sát được trong các loại gương mà ta sẽ xét ở chương này. *GV nhấn mạnh đó cũng là 6 câu hỏi chính mà ta phải trả lời được sau khi học chương này. |
– HS: – HS: Quan sát thực trên gương. – HS đọc 6 câu hỏi nêu ở đầu chương. |
*HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU KHI NÀO TA NHẬN BIẾT ĐƯỢC ÁNH SÁNG. (10 phút)
– GV đưa cái đèn pin ra, bật đèn và chiếu về phía HS. – GV để đèn pin ngang trước mặt và nêu câu hỏi như trong SGK (GV phải che không cho HS nhìn thấy vệt sáng của đèn chiếu lên tường hay các đồ vật xung quanh) – GV: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Yêu cầu HS nghiên cứu hai trường hợp 2,3 để trả lời C1. |
I. NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG. – HS thấy đèn có thể bật sáng hay tắt đi. – TN chứng tỏ rằng, kể cả khi đèn pin đã bật sáng mà ta cũng không nhìn thấy được ánh sáng từ đèn pin phát ra- Trái với suy nghĩ thông thường. – HS tự đọc SGK mục quan sát và TN, thảo luận nhóm trả lời C1. C1: Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng, có điều kiện giống nhau là có ánh sáng truyền vào mắt. Kết luận: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có (ánh sáng) truyền vào mắt ta. |
*HOẠT ĐỘNG 3: NGHIÊN CỨU TRONG ĐIỀU KIỆN NÀO TA NHÌN THẤY MỘT VẬT.
– GV:Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. Vậy, nhìn thấy vật cần có ánh sáng từ vật đến mắt không? Nếu có thì ánh sáng phải đi từ đâu? – Yêu cầu HS đọc câu C2 và làm theo lệnh C2. – Yêu cầu HS lắp TN như SGK, hướng dẫn để HS đặt mắt gần ống. – Nêu nguyên nhân nhìn tờ giấy trắng trong hộp kín. – Nhớ lại: Ánh sáng không đến mắt Có nhìn thấy ánh sáng không? |
II. NHÌN THẤY MỘT VẬT. – HS đọc câu C2 trong SGK. – HS thảo luận và làm TN C2 theo nhóm. a. Đèn sáng: Có nhìn thấy. b. Đèn tắt: Không nhìn thấy. – Có đèn để tạo ra ánh sáng nhìn thấy vật, chứng tỏ: Ánh sáng chiếu đến tờ giấy trắng Ánh sáng từ giấy trắng đến mắt thì mắt nhìn thấy giấy trắng. *Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. |
………………
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết